Những Thành Quả Đạt Được Của Hoạt Động Bán Hàng Đa Cấp Trên Thế Giới

và những cuốn sách cẩm nang có ích cho các công ty và nhà phân phối độc lập.

Mục đích duy nhất của DSA và MLMIA là để hỗ trợ cho ngành MLM, các công ty và nhà phân phối của ngành.

1.3. Những thành quả đạt được của hoạt động bán hàng đa cấp trên thế giới

Cho đến nay hoạt động MLM đã đạt được những thành tựu đáng kể thể hiện qua những con số thống kê sau đây:

- Năm 1998 thế giới có khoảng 30.000 công ty MLM doanh số đạt hơn 400 tỷ đô.

- Tốc độ tăng trưởng hàng năm của MLM là 20% - 30 %

- Tại nước Mỹ - cái nôi của MLM có 2000 công ty MLM đang hoạt động, cứ 10 gia đình thì có 1 người làm MLM chiếm tới 15% dân số. Hơn

500.000 người trở thành triệu phú nhờ MLM

- Nhật Bản, cường quốc lớn thứ hai trên thế giới, có tới 90% hàng hoá, dịch vụ được phân phối theo hình thức MLM. Gần 2,5 triệu nhà phân phố đạt mức doanh thu 30 tỷ USD.

- Australia: Doanh thu từ MLM đạt 1,5 tỷ USD

- Đức, Pháp, Italia: mỗi nước đạt trên 2 tỷ USD.

- Anh: Doanh thu đạt trên 1 tỷ USD.

- Nga: Có trên 100 công ty MLM với hơn 2 triệu nhà phân phối

- Đài Loan cứ 12 người thì lại có 1 người theo MLM

- Malaysia có hơn 1 triệu nhà phân phối đạt doanh thu 1tỷ USD.

Mỗi ngày trung bình trên thế giới có thêm hơn 60.000 người tham gia MLM.

Cứ 100 người là triệu phú trên thế giới thì có 40 người xuất phát từ ngành MLM.

Thế kỷ XXI ước tính sẽ có 70% hàng hoá và dịch vụ phát triển theo

hình thức này.

2. Tình hình phát triển của hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam

2.1 Quy mô hoạt động tổ chức bán hàng đa cấp

Đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, hình thức MLM bắt đầu phát triển mạnh ở khu vực Châu Á, đặc biệt là tại một số nước như Trung Quốc, Thái lan, Singapore, Malaysia, Indonesia … Ở Việt Nam MLM xuất hiện lần đầu tiên tại TP.Hồ Chí Minh năm 1998, do một nhóm người từ Đài Loan sang liên doanh với Công ty Incomex. Sản phẩm của họ là chiếc nệm mút với giá là 12 triệu/tấm. Do không phù hợp với nhu cầu thị trường nên sản phẩm này không được chấp nhận. Chỉ đến tháng 12/2000 công ty Sinh Lợi ra đời với những mặt hàng điện tử đa dạng hơn như máy ozon, nồi áp suất, bếp điện từ, máy mát xa...thì MLM mới dần gây được sự chú ý của dư luận. Tiếp theo một số công ty khác cũng thử sức với lĩnh vực kinh doanh rất mới mẻ này như: Lô Hội, NONI, Vision, Tân Hy Vọng, Tân Thành Phát, Thường Xuân, Lợi ích, Phan Hưng Long, Toplife, Khang Hồng Thịnh, Vivalife, Harvet, AMWAY, Khải Việt, Trùng Thảo Vương, Thế giới Hoàn Mỹ, Sáng Thế Kỷ Mới, Questnet... Tính đến nay đã có trên 20 doanh nghiệp MLM đang hoạt động với các mặt hàng kinh doanh chủ yếu liên quan đến sức khỏe con người như thực phẩm, đồ uống dinh dưỡng, mỹ phẩm, máy ozone, và các đồ dùng trong gia đình như máy massage, nồi cơm điện … Sự xuất hiện và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã trở thành một hiện tượng ở nhiều thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà nẵng…

Bảng danh sách các doanh nghiệp tổ chức bán hàng đa cấp tính đến ngày 31/01/2007 được trình bày ở phụ lục 1.

2.2 Các sơ đồ trả thưởng thường được áp dụng tại Việt Nam

2.2.1 Sơ đồ kinh doanh của công ty Phan Hưng Long

Công ty Phan Hưng Long có trụ sở tại Hà Nội. Sản phẩm chủ đạo của

công ty là thực phẩm bổ dưỡng. Hiện nay, công ty này đang áp dụng sơ đồ kinh doanh mang tính chất đối xứng

Sơ đồ 7: Kế hoạch trả thưởng dạng đối xứng


Nguồn: Công ty Phan Hưng Long, tài liệu lưu hành nội bộ, trang 12.

Theo mô hình này, phân phối viên (PPV) sau khi tham gia giới thiệu được hai người tầng dưới trực tiếp là 1 và 2 đương nhiên sẽ được hưởng thù lao trực tiếp của hai người này. Nhưng nếu muốn được hưởng thù lao gián tiếp từ người mới phát sinh trong mạng lưới của người tuyến dưới trực tiếp thứ nhất 1’ bắt buộc trong mạng lưới của người tuyến dưới trực tiếp thứ hai cũng phải phát sinh một tuyến dưới nữa là 2’ cho tương xứng với tuyến dưới 1’ của người thứ nhất. Tương tự như vậy, phân phối viên khi giới thiệu ra một tuyến dưới trực tiếp thứ 3 nếu muốn được hưởng thù lao bắt buộc phải tiếp tục giới thiệu ra một tuyến dưới thứ 4 nữa. Như vậy, mạng lưới của phân phối viên phải phát triển đối xứng một cách đồng đều thì phân phối viên đó mới có thu nhập. Lúc đầu phân phối viên sẽ có thể nhận được mức thù lao rất cao do làm việc có động lực nhưng càng về sau, phân phối viên càng khó duy trì được mức thù lao cao và ổn định lâu dài cho mình.

2.2.2 Sơ đồ kinh doanh của công ty Mỹ phẩm Thường Xuân

Công ty TNHH Mỹ phẩm Thường Xuân kinh doanh mỹ phẩm và dụng cụ trang điểm mang nhãn hiệu Oriflame. Theo sơ đồ trả thưởng của Thường Xuân, Tư vấn viên (TVV) sẽ được hưởng hai khoản thù lao tương đương với hai loại giá trị: Khối lượng kinh doanh (BV - Business Value) và điểm doanh số kinh doanh (BP - Business Point). Có nghĩa là TVV vừa được hưởng 30% thù lao trực tiếp tính trên doanh số mua hàng của mỗi cá nhân khi mua hàng với giá dành cho TVV và bán cho khách hàng theo giá trên catalogue vừa được hưởng chiết khấu cho hoạt động kinh doanh hàng tháng tính trên doanh số bán hàng của các TVV tầng thứ nhất do chính họ tuyển dụng cũng như của các TVV do TVV tầng thứ nhất bảo trợ. TVV cũng được hưởng BP trên doanh số bán hàng của cá nhân mình.

Bảng 5: Bảng tỷ lệ % tương ứng với điểm BP của nhóm


Điểm BP của nhóm

Tỷ lệ %

Từ 10.000 trở lên

21

6600 – 9999

18

4000 – 6599

15

2400 – 3999

12

1200 – 2399

9

6600 – 1199

6

200 – 599

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Tác động của hoạt động bán hàng đa cấp đối với chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam - 8

Nguồn: Công ty TNHH Mỹ phẩm Thường Xuân, tài liệu nội bộ, xây dựng việc kinh doanh của bạn qua kế hoạch thành công Oriflame, Trang 18.

Ví dụ:Một TVV tuyển dụng được 6 TVV tầng 1. Mỗi TVV tầng 1 lại tuyển dụng được 2 TVV khác. Mỗi người trong số họ đều có doanh số bán hàng trong tháng là 2.145.000 VNĐ tương đương với việc tạo ra 1.500.000 BV và 250 BP. Lúc này điểm BP của TVV đầu tiên đạt ở mức 15%( 250*[1+6+12]=4.750 BP) và của mỗi TVV tầng 1 là 6%(250*[1+2]=750 BP)

- Lợi nhuận từ doanh số cá nhân là: 30%*2.145.000 = 643.500 VNĐ

- Chiết khấu cho hoạt động kinh doanh từ doanh số của nhóm là: [(15% - 6%)*6*(1+2)]*1.500.000 = 2.460.000 VNĐ

- Chiết khấu cho hoạt động từ doanh số cá nhân là: 15%*1.500.000 = 225.000 VNĐ

Tổng thu nhập trong tháng là:

643.500 + 2.460.000 + 225.000 = 3.328.500 VNĐ

2.2.3. Sơ đồ kinh doanh của công ty Thiên Ngọc Minh Uy

 Điều kiện lên cấp và quyền lợi được hưởng của các chuyên viên kinh doanh ( CVKD )

Nhằm đảm bảo giá bán của công ty luôn đồng nhất với giá cả thị trường thế giới nên công ty đã lâp ra một chỉ tiêu hạch toán nội bộ riêng gọi là giá trị PV (PV: Personal Value nghĩa là vốn tích luỹ cá nhân) và dùng giá trị này để tính thù lao các cấp của CVKD. Chỉ tiêu giá trị PV sẽ cố định trong trong một khoảng thời gian nhất định song có thể biến đổi dựa trên những biến động của giá cả nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển, giá trị hối suất hàng hoá nhập khẩu và các khoản chi phí khác.

Sơ đồ 8: Sơ đồ bậc thang trong hệ thống phân phối của công ty Thiên Ngọc Minh Uy


Nguồn: Công ty Thiên Ngọc Minh Uy, Sổ tay sự nghiệp, Hướng dẫn về chế độ thù lao, Trang 23)

Các khoản thù lao, hoa hồng:

- Sáu khoản thù lao tổng cộng: 55,25%

+ Thù lao trực tiếp: 20%-40%

+ Thù lao gián tiếp: 1% - 20%

+ Thù lao vinh dự: 1%( 9 tầng)

+ Thù lao lợi nhuận: 4,25%

+ Thù lao quản lý mạng lưới: 1%

+ Thù lao huấn luyện mạng lưới: 1% Ba khoản tiền thưởng tổng cộng: 3%

+ Tiền thưởng “Golden Hawk” 1.5%

+ Tiền thưởng “Diamond” 1%

+ Tiền thưởng “Winner” 0,5%

- Chuyên viên kinh doanh (CVKD)

Đạt mức tích luỹ từ 1PV đến dưới 500.000 PV được hưởng 2% thù lao trực tiếp do tiếp thị bán lẻ

Đạt mức tích luỹ từ 500.000PV đến dưới 2triệu PV được hưởng 5% thù lao trực tiếp

- Chuyên viên kinh doanh cấp cao (CCKDCC)

Đạt mức tích luỹ cá nhân 2.000.000 PV trở lên được hưởng 20% thù lao trực tiếp

- Tổ trưởng kinh doanh (TTKD)

Đào tạo được 3 CVKDCC với tổng thành tích mạng lưới là 8.000.000 PV hoặc đào tạo được 2 CVKDCC đồng cấp với tổng thành tích mạng lưới là

16.000.000 PV

Được hưởng: + 24% - 26% thù lao trực tiếp

+ 1% - 6% thù lao gián tiếp

- Chủ nhiệm kinh doanh (CNKD)

Đào tạo được 3 TTKD với tổng thành tích mạng lưới đạt 26.000.000

PV hoặc 2TTKD với tổng thành tích mạng lưới đạt 52.000.000 PV Được hưởng: +28% - 30% thù lao trực tiếp

+ 1% -10% thù lao gián tiếp

+ 1% thù lao vinh dự

- Phó phòng kinh doanh (PPKD)

Đào tạo được 3 tuyến CNKD với tổng thành tích mạng lưới là 200.000.000 PV hoặc 2 tuyến CNKD với tổng thành tích mạng lưới là 300.000.000 PV

Được hưởng: + 36% - 38% thù lao trực tiếp

+ 1% - 18% thù lao gián tiếp

+ 1% thù lao vinh dự

- Trưởng phòng kinh doanh (TPKD)

Đào tạo được 3 tuyến PPKD với tổng thành tích mạng lưới là 720.000.000 PV hoặc 2 tuyến PPKD với tổng thành tích mạng lưới là 1.400.000.000 PV

Được hưởng: +40% thù lao trực tiếp

+ 1% - 20 % thù lao gián tiếp

+ 1% thù lao vinh dự

+ 1% thù lao lợi nhuận

+ 1% thù lao quản lý mạng lưới

- Trưởng phòng Cristal (Tp Cristal) Đào tạo được 2 tuyến TPKD

Được hưởng tất cả các khoản thù lao của TPKD + 1% thù lao lợi nhuận Cristal

- Trưởng phòng Rubi (Tp Rubi) Đào tạo được 3 tuyến TPKD

Được hưởng tất cả các khoản thù lao của TP Cristal + 1,5% tiền thưởng Rubi 0,75% thù lao lợi nhuận Rubi

- Trưởng phòng Diamond (Tp Diamond) Đào tạo được 3 TP Cristal

Được hưởng tất cả các khoản thù lao của TP Rubi + 1% tiền thưởng Diamond + 0,5% thù lao lợi nhuận Diamond

- Đổng Sự

Đào tạo được 3 TP Rubi

Được hưởng tất cả các khoản thù lao của TP Diamond + 0,5% tiền thưởng Winner

 Ý nghĩa của các khoản thù lao:

Thù lao trực tiếp: Là khoản thù lao đầu tiên CVKD được nhận do anh ta đã có công giới thiệu cho công ty một khách hàng và bán ra được một sản phẩm bất kỳ. Khoản thù lao này lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào cấp bậc mà CVKD đang đứng. Ví dụ: 1CVKDCC giới thiệu được 1 thành tích trực tiếp thù lao anh ta được hưởng là 2.000.000*20%*1=400.000 VNĐ

Tương tự đối với 1TPKD:

Thù lao trực tiếp=2.000.000*40%*1=800.000 VNĐ

Thù lao gián tiếp: Là khoản thù lao được chi trả cho TTKD trở lên khi CVKD cấp dưới giới thiệu được thành tích trực tiếp. Mức thù lao này đại diện cho công quản lý do người TTKD đã phải bỏ công sức để đào tạo CVKD cấp dưới cách thức làm việc. Công thức tính:

Thù lao gián tiếp = TLTT của cấp trên – TLTT của cấp dưới

Ví dụ: Thù lao gián tiếp của TTKD khi CVKD cấp dưới phát sinh 1 thành tích là 2.000.000*(24% - 20%)*1=80.000 VNĐ

Thù lao gián tiếp là tinh hoa của ngành nghề bán hàng đa cấp vì nó chứng tỏ rằng CVKD không cần phải trực tiếp bán được hàng nhưng vẫn có khả năng kiếm thêm nhu nhập. Chỉ cần quản lý hệ thống tốt anh ta có thể nghỉ ngơi mà không phải lo lắng gì về vấn đề tài chính.

Tuy nhiên một trường hợp xảy ra khi người tuyến trên có tuyến dưới

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 10/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí