Thực Trạng Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Việt Nam

thành tốt công việc. Và mọi việc sẽ chấm dứt. Chỉ khi thủ lĩnh dạy cho A cách đào tạo như thế nào thì công việc đào tạo của thủ lĩnh mới thức sự bắt đầu.

Tuy nhiên nếu A không học được cách để dạy B cách đào tạo C thì công việc cũng không hoàn thành. Như vậy thủ lĩnh phải dạy cho A cách để A dạy cho B cách đào tạo C thì khi đó A mới có khả năng hoạt động độc lập không cần tới sự dẫn dắt của thủ lĩnh nữa.

Công việc của một thủ lĩnh khác hẳn với công việc của một người bán hàng chuyên nghiệp. Một người bán hàng khi tiếp xúc với môi trường tiếp thị anh ta sẽ rất thích thú và nhanh chóng nắm bắt cơ hội. Sau khi tìm hiểu về sản phẩm anh ta bắt đầu đi tìm kiếm thị trường cho mình. Không khó khăn gì trong vấn đề giao tiếp anh ta dễ dàng thuyết phục được những người khác mua sản phẩm và tham gia vào hệ thống kinh doanh của mình. Vấn đề bắt đầu nảy sinh khi anh ta liên tục bán hàng đồng thời tuyển dụng thêm những người mới mà không quan tâm đến việc đào tạo họ để họ cũng có khả năng làm việc giống anh ta. Ngược lại, các thủ lĩnh không coi trọng việc bán được bao nhiêu hàng mà công việc của họ là đào tạo ra một lớp thủ lĩnh kế nghiệp. Họ dành 85% thời gian để động viên, khích lệ và bồi dưỡng nghiệp vụ cho những ngứòi cộng sự và khi những người cộng sự đó trưởng thành cũng chính là lúc họ gặt hái được những thành quả của mình.

Tóm lại, đào tạo đem lại nguồn thu nhập vô cùng lớn cho các phân phối viên. Nó quyết định sự thành công của các thủ lĩnh trong hệ thống phân phối. Để làm tốt công việc này đòi hỏi các nhà phân phối phải không ngừng học hỏi nâng cao nghiệp vụ bán hàng đồng thời với việc phát triển kỹ năng quản trị nhân sự. MLM là xây dựng, thiết lập và phát triển hệ thống phân phối chứ không đơn thuần chỉ là giới thiệu sản phẩm, tiếp thị và bán hàng. Tận dụng đặc điểm này để đa dạng hoá hoạt động đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một biện pháp hữu hiệu cần được xem xét.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP TẠI VIỆT NAM‌‌


I. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM

1.Các nhân tố tác động đến chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam

Chất lượng nguồn nhân lực được quyết định rất nhiều bởi trình độ phát triển kinh tế, chế độ chính trị, tôn giáo, truyền thống văn hóa, ngôn ngữ…Sau đây là một số phân tích về những nhân tố tác động đến chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam:

- Kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam hiện còn yếu kém, đang trong giai đoạn chuyển đổi từ kinh tế nông nghiệp sang CNH, HĐH. Quan hệ kinh tế thị trường chưa hoàn thiện. Chính sự manh mún, sự lạc hậu của quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa đã hình thành tác phong làm việc thiếu khoa học, quan hệ hợp tác yếu, tầm nhìn hạn hẹp, tư duy bản vị, cục bộ ở nhiều người lao động.

- Chính trị

Nền chính trị của nước ta đã chuyển sang thể chế dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng. Quyền tự do của con người được đảm bảo bởi hiến pháp và pháp luật. Tuy nhiên, do sự phát triển bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, ý thức và tư duy con người Việt Nam về quyền lực, về chính trị vẫn còn nhiều dấu ấn phong kiến. Hệ thống quản lý hành chính quan liêu trong nhiều năm chiến tranh còn tác động rất nặng nề trong cách làm ăn kinh tế và quản lý xã hội. Mỗi cá nhân còn chưa ý thức hết được quyền và nghĩa vụ của mình trong chế độ xã hội dân chủ. Trong Điều tra Giá trị thế giới 2001, người lao động khi được hỏi về xu hướng thiên về tuân thủ theo mệnh lệnh hay muốn làm rõ lý lẽ trướckhi thực thi, có tới 46,2% có xu hướng làm theo mệnh lệnh, 40% cho biết muốn thông tỏ trước khi chấp hành và 13,8% tuỳ thuộc tình hình.

- Tôn giáo - tín ngưỡng

Niềm tin vào lực lượng siêu nhân cùng với những giáo lễ, quy tắc có tác động lớn đến lối tư duy, cách sống và làm việc của con người. Tín ngưỡng tác động đến việc tạo lập niềm tin, các chuẩn mực đạo đức (tốt hay xấu), ý nghĩa của cuộc sống, thậm chí cách thức ăn, mặc, làm việc và quan hệ với người khác. Kết quả điều tra giá trị thế giới cho thấy 15% số người được hỏi theo đạo Phật, 30% thờ cúng tổ tiên, 46% số người cho biết không theo tôn giáo nào. Mặc dù không tham gia giáo lễ, đại bộ phận người Việt Nam trực tiếp hay gián tiếp chịu tác động của giáo lý đạo Phật. Họ lấy lòng vị tha, từ bi bác ái, tin vào điều thiện để giáo dục con người. Đây là điểm tốt giúp cho xã hội ôn hoà, quan hệ con người thân thiện, nhưng chính triết lý tình thương này làm cho con người ứng xử thiên về tình cảm, thiếu nguyên tắc, coi nhẹ quy định pháp luật trong công việc và cuộc sống.

- Quy mô gia đình

Gia đình có vai trò rất khác nhau trong các nền văn hoá. Gia đình có thể có quy mô nhỏ chỉ bao gồm cha mẹ và con cái hoặc gia đình lớn bao gồm nhiều thế hệ sống chung trong một mái nhà. Trong các gia đình nhỏ, trách nhiệm và quyền lợi của cá nhân được đề cao, còn ở các gia đình lớn các thành viên phải hy sinh quyền lợi, mong muốn và nguyện vọng của cá nhân cho lợi ích chung. Quy mô gia đình chịu sự phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế. Tại các nền văn hoá có kinh tế kém phát triển, các thành viên thường phải lấy gia đình làm nơi nương tựa. Vai trò của gia đình ở Việt Nam được đánh giá cao. Kết quả điều tra giá trị thế giới 2001 cho thấy 82,4% số người trả lời cho rằng gia đình rất quan trọng, chỉ có 0,6% cho rằng gia đình không quan trọng, số còn lại cho rằng gia đình khá quan trọng.

Trong xã hội Việt Nam, các thành viên trong gia đình, dòng họ phụ thuộc vào nhau. Quan hệ thân tộc, gia đình vì thế rất chặt chẽ. Sự chia sẻ, chở che giữa các thành viên trong gia đình đã tác động đến cách ứng xử trong

công việc xã hội. Tác phong gia đình chủ nghĩa đã tác động không nhỏ tới hiệu quả công tác và tính nguyên tắc trong thực thi pháp luật. Sự cam kết mạnh mẽ với gia đình, dòng họ và người thân quen nhiều khi vô hiệu hoá hoặc cản trở cam kết với tổ chức. Người lao động, do đó, chỉ coi tổ chức là phương tiện để đạt mục đích của gia đình, dòng họ hay người thân quen. Điều này làm suy yếu chính sách nguồn nhân lực liên quan đến tuyển chọn, bổ nhiệm và đãi ngộ người lao động.

- Văn hoá giáo dục

Giáo dục tác động lớn đến hình thành nhân cách học sinh và người lao động tương lai. Một nền giáo dục yêu cầu tuyệt đối tôn trọng và nghe theo người thầy thì sản phẩm của các nền giáo dục đó là những con người thụ động, thiếu kỹ năng giao tiếp và khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập. Ngược lại, một nền văn hoá khuyến khích sự tham gia, tồn tại quan hệ bình đẳng giữa thầy và trò sẽ khuyến khích người học rèn luyện kỹ năng sống độc lập, có tính tự chủ và khả năng sáng tạo.

Nước ta chịu tác động của nền giáo dục Nho giáo và các giá trị văn hoá Phương Đông nên các phẩm chất chuyên cần, vâng lời, có trách nhiệm với tập thể, lòng khoan dung độ lượng được đánh giá cao, trong khi việc giáo dục trí tưởng tượng, tính độc lập, tính cá nhân được đánh giá thấp hơn. Điều này phản ánh trong Kết quả điều tra giá trị thế giới: 75,5% số người được hỏi cho rằng cần giáo dục tính chuyên cần ở trẻ em, 70,8% giáo dục tinh thần trách nhiệm, 67,9% giáo dục lòng khoan dung và tôn trọng người khác, trong khi đó chỉ 56,4% số người trả lời cho rằng cần giáo dục trẻ em tính độc lập và 20,2% cần giáo dục trí tưởng tượng.

Ngôn ngữ cũng chứa đựng trong mình những đặc trưng văn hoá. Phong cách ngôn ngữ trực tiếp hay gián tiếp thể hiện văn hoá mở hay đóng. Cách xưng hô, cách diễn đạt thể hiện tính đẳng cấp trong giao tiếp. Ví dụ, đại từ nhân xưng ngôi thứ hai trong tiếng Anh chỉ dùng một từ (you), trong khi tiếng

Việt có tới hàng chục từ (anh chị, ông bà, chú bác…), phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, vị thế, quan hệ trong xã hội. Do vậy, những người sử dụng tiếng Anh có cơ hội được bình đẳng hơn những người dùng tiếng Việt.

- Lịch sử và điều kiện tự nhiên

Tính cách dân tộc phụ thuộc vào vị thế chính trị, kinh tế, văn hoá của dân tộc đó trong lịch sử. Sống trên dải đất hẹp, thiên nhiên khắc nghiệt, nhân dân ta thường xuyên phải chống chọi với sự khắc nghiệt của tự nhiên như giông bão, lũ lụt và khắc phục hậu quả của chúng để tồn tại. Hơn thế nữa, dân tộc ta đời nào cũng phải đương đầu với sự xâm lược của ngoại bang bằng sức mạnh. Nổi bật trong tính cách người Việt là lòng gan dạ, ý chí kiên cường bất khuất trong chiến tranh, nhưng cũng rất yêu chuộng hoà bình. Tuy nhiên mặt trái của nét tính cách này là phong cách ứng xử dĩ hoà vi quý. Những biểu hiện tiêu cực do chiến tranh để lại có thể thấy ở thói quen làm ăn tạm bợ, coi nhẹ việc tuân theo quy trình kỹ thuật chặt chẽ, tư tưởng cục bộ địa phương…

Có thể nói bức tranh về thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam được hình thành từ rất lâu đời. Để cải thiện được tình hình phải xuất phát từ những nguyên nhân sâu xa, bản chất nhất.

2. Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam

2.1 Quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực

2.1.1 Quy mô nguồn nhân lực

Quy mô nguồn nhân lực phụ thuộc chủ yếu vào quy mô dân số và tốc độ tăng dân số. Quy mô dân số là cơ sở hình thành nguồn nhân lực. Sau đây là kết quả điều tra dân số trung bình theo giới tính và theo thành thị, nông thôn của tổng cục thống kê năm 2006.



Bảng 2: Dân số trung bình phân theo giới tính và theo thành thị, nông thôn


Đơn vị: Nghìn người


Năm

Tổng số

Phân theo giới tính

Phân theo thành thị, nông thôn


Nam

Nữ

Thành thị

Nông thôn

2000

77635.4

38166.4

39469.0

18771.9

58863.5

2001

78685.8

38684.2

40001.6

19469.3

59216.5

2002

79727.4

39197.4

40530.0

20022.1

59705.3

2003

80902.4

39755.4

41147.0

20869.5

60032.9

2004

82031.7

40310.5

41721.2

21737.2

60294.5

2005

83106.3

40846.2

42260.1

22336.8

60769.5

2006

84155.8

41354.7

42801.1

22823.6

61332.2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Tác động của hoạt động bán hàng đa cấp đối với chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam - 6

Nguồn: Kết quả điều tra biến động dân số 1/4/2006

Như vậy tính đến thời điểm năm 2006 dân số nước ta đã vượt qua con số 84.155,8 nghìn người trong đó nam là 41.354,7 nghìn chiếm 49,14% và nữ là 42.801,1 nghìn người chiếm 50,86%; thành thị là 22.823,6 nghìn người chiếm 27,12% và nông thôn là 61.332,2 nghìn người chiếm 72,88%. Quy mô dân số ngày càng tăng với tốc độ là 1,26%/năm trong đó nam là 1,24% và nữ là 1,28%; thành thị là 2,18% và nông thôn là 0,93%. Tốc độ tăng dân số ở nữ vẫn cao hơn nam. Tỉ lệ dân cư thành thị đang có xu hướng tăng nhanh hơn so với nông thôn tuy nhiên vẫn chưa rút ngắn được khoảng cách giữa hai khu vực thành thị và nông thôn.



thôn

Bảng 3 Tốc độ tăng và cơ cấu dân số theo giới tính và theo thành thị, nông


Đơn vị: %


Năm


Tổng số

Phân theo giới tính

Phân theo

thành thị, nông thôn

Nam

Nữ

Thành thị

Nông thôn

Tốc độ tăng dân số



2000


1.36


1.34


1.37


3.82


0.60

2001

1.35

1.36

1.35

3.72

0.60

2002

1.32

1.33

1.32

2.84

0.83

2003

1.47

1.42

1.52

4.23

0.55

2004

1.40

1.40

1.40

4.16

0.44

2005

1.31

1.33

1.29

2.76

0.79

2006

1.26

1.24

1.28

2.18

0.93

Cơ cấu dân số

2000

100.00

49.16

50.84

24.18

75.82

2001

100.00

49.16

50.84

24.74

75.26

2002

100.00

49.16

50.84

25.11

74.89

2003

100.00

49.14

50.86

25.80

74.20

2004

100.00

49.14

50.86

26.50

73.50

2005

100.00

49.15

50.85

26.88

73.12

2006

100.00

49.14

50.86

27.12

72.88

Nguồn: Kết quả điều tra biến động dân số 1/4/2006

Theo điều 6 Bộ luật lao động năm 1992 những người từ 15 tuổi trở lên đủ tư cách tham gia vào lực lượng lao động xã hội. Kết quả điều tra lao động

– việc làm 1/7/2005 cho thấy lực lượng lao động chiếm hơn 50% dân số cả nước với 44.385 nghìn người. Nước ta có cơ cấu dân số trẻ nên quy mô và tốc độ tăng lực lượng lao động sẽ còn tiếp tục được duy trì trong một thời gian dài. Dự báo đến năm 2010 quy mô lực lượng lao động sẽ vào khoảng 55 triệu người và đến năm 2020 là 65 triệu người. Xét về lượng đây là một lợi thế song nền kinh tế cần có khả năng thu hút và sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả, đảm bảo cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và hài hoà các vấn đề xã hội trong mỗi thời kỳ.

2.1.2. Cơ cấu nguồn nhân lực theo thành phần kinh tế và các ngành kinh tế

Vào thời điểm 1/7/2006 lực lượng lao động cả nước là 43.347,2 nghìn người. Trong đó nhiều nhất là hoạt động trong thành phần kinh tế ngoài nhà nước với 38.639 nghìn người và ngành kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và lâm nghiệp với 22.567 nghìn lao động. Cơ cấu nguồn nhân lực theo thành phần kinh tế và các ngành kinh tế được thể hiện như sau:


Bảng 4: Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế và theo ngành kinh tế

Đơn vị: %


2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

TỔNG SỐ

100

100

100

100

100

100

100

Phân theo thành phần kinh tế








Kinh tế Nhà nước

9.3

9.3

9.5

9.9

9.9

9.5

9.2

Kinh tế ngoài Nhà nước

90.1

89.7

89.4

88.8

88.6

88.9

89.2

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

0.6

0.9

1.1

1.3

1.5

1.6

1.6

Phân theo ngành kinh tế








Nông nghiệp và lâm nghiệp

62.5

60.6

58.7

57.0

55.4

53.8

52.1

Thuỷ sản

2.6

2.8

3.2

3.3

3.4

3.5

3.6

Công nghiệp

10.3

11.0

11.5

12.3

12.7

13.5

14.3

Xây dựng

2.8

3.3

3.9

4.2

4.6

4.7

4.6

Thương nghiệp

10.4

10.5

10.8

11.2

11.5

11.6

11.7

Khách sạn, nhà hàng

1.8

1.8

1.8

1.8

1.8

1.8

1.8

Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc

3.1

3.1

3.0

2.9

2.9

2.7

2.6

Văn hoá, y tế, giáo dục

3.6

3.7

3.8

3.9

4.0

4.1

4.2

Các ngành dịch vụ khác

2.9

3.1

3.3

3.5

3.7

4.4

5.2

Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra lao động - việc làm các năm 2000 - 2006

Giai đoạn gần đây những năm 2005, 2006 cơ cấu lao động nước ta có sự chuyển dịch từ thành phần kinh tế nhà nước sang thành phần kinh tế ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư người ngoài. Điều này được lý giải bởi xu thế hội nhập và hợp tác kinh tế đối ngoại.

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, lực lượng lao động nước ta cũng đã có những chuyển biến đáng kể. Vào những năm 2000, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông - lâm - thuỷ sản chiếm 65,1% lực lượng lao động cả

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 10/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí