Thực Trạng Thực Thi Quy Định Pháp Luật Và Những Khó Khăn Trong Việc Quản Lý Hoạt Động Bán Hàng Đa Cấp Tại Việt Nam

hướng tới ngoài hàng hoá mà họ mua được thì lợi ích chủ yếu chính là tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế mà họ nhận được từ việc tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức được doanh nghiệp BHĐC chấp thuận. Như vậy, dưới góc độ lợi ích của người tham gia, đối tượng của hợp đồng tham gia BHĐC lại là một công việc - BHĐC. Tiếp cận đối tượng của hợp đồng tham gia BHĐC dưới góc độ của người tham gia như vậy cho thấy hợp đồng tham gia BHĐC là một dạng hợp đồng trung gian tiêu thụ hàng hoá. Tuy nhiên, dạng hợp đồng này có những đặc điểm khác biệt với hợp đồng đại lí bán hàng (cũng là dạng hợp đồng trung gian tiêu thụ) theo quy định của Luật thương mại năm 2005 về tư cách của người bán hàng, về quyền sở hữu hàng hoá, về địa điểm bán hàng và cách tính thù lao.

(d) Nội dung cơ bản của hợp đồng tham gia BHĐC

Nội dung của hợp đồng tham gia BHĐC là các điều khoản mà các bên đã thoả thuận với nhau, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ BHĐC. Do tính chất phức tạp và đặc thù của phương thức BHĐC nên pháp luật đã dự liệu đưa ra các nội dung cơ bản của 01 Hợp đồng tham gia BHĐC [10, Điều 24]. Cụ thể:

Thứ nhất, thông tin về chủ thể của hợp đồng bao gồm: Tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, người đại diện theo pháp luật; Họ và tên, hộ khẩu thường trú (hoặc đăng ký lưu trú đối với người nước ngoài), nơi đăng ký tạm trú, số chứng minh nhân dân (hoặc số hộ chiếu đối với người nước ngoài) của người tham gia BHĐC; số giấy phép lao động trong trường hợp người tham gia BHĐC là người nước ngoài. Thứ hai, thông tin về sản phẩm: Tên, công dụng, cách thức sử dụng, giá bán,

các điều kiện và phạm vi bảo hành (nếu có), chính sách mua lại hàng hóa. Thông thường, các sản phẩm BHĐC sẽ có 2 tính chất là tính lạ và tính mới. Thực tiễn, các sản phẩm mà các doanh nghiệp BHĐC ở Việt Nam phân phối chủ yếu là các sản phẩm có xuất xứ từ các nước như Hoa Kì, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan… Những sản phẩm này NTD Việt Nam hầu như chưa từng biết đến. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp BHĐC đã lợi dụng việc thiếu thông tin về sản phẩm để quảng cáo sai sự thật về tính năng, công dụng, chất lượng… của sản phẩm. Chẳng hạn có doanh nghiệp đã quảng cáo TPCN thành dược phẩm, thậm chí là thần dược để bán

sản phẩm với giá cao hơn rất nhiều so với giá trị thực tế của sản phẩm. Để phòng ngừa và ngăn chặn hiện tượng này, hợp đồng tham gia BHĐC phải có điều khoản quy định rõ về tên, công dụng, cách thức sử dụng, giá bán. Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định những hàng hóa không được kinh doanh theo phương thức BHĐC và những điều kiện đối với hàng hóa được kinh doanh theo phương thức BHĐC, theo đó các hàng hóa phải đáp ứng các quy định pháp luật có liên quan và những hàng hóa sau không được kinh doanh theo phương thức BHĐC: Hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, Danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hóa đang bị áp dụng biện pháp khẩn cấp buộc phải thu hồi, cấm lưu thông hoặc tạm ngừng lưu thông theo quy định của pháp luật; Hàng hóa là thuốc; trang thiết bị y tế; các loại thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy sản), thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; các loại hóa chất nguy hiểm và sản phẩm có hóa chất nguy hiểm theo quy định của pháp luật [10, Điều 4.2]. Quy định của luật về danh mục hàng hóa có điểm chưa hợp lý. Nghị định 59/2006/NĐ-CP và Nghị định 43/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 59/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện sử dụng thuật ngữ “cấm kinh doanh” chứ không phải là “cấm lưu thông” (thuật ngữ “cấm lưu thông” sử dụng trong hai Nghị định đã được thay thế là Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03/3/1999 và Nghị định số 73/2002/NĐ-CP ngày 20/8/2002). Hàng hóa là thuốc, trang thiết bị y tế… đã được quy định cụ thể tại Nghị định 59/2006/NĐ-CP (trong nhóm cấm kinh doanh/ kinh doanh có điều kiện), nếu không cấm kinh doanh thì cũng không nên cấm kinh doanh theo phương thức BHĐC.

Thứ ba, cách thức tính tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế mà người tham gia nhận được từ việc tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức được doanh nghiệp BHĐC chấp thuận; Đây là nội dung rất quan trọng trong hợp đồng tham gia BHĐC. Bởi lẽ, thông qua nội dung này có thể nhận diện được đâu là doanh nghiệp BHĐC chân chính, bất chính. Thực tiễn cho thấy chính sách trả tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích

kinh tế cho người tham gia của các doanh nghiệp BHĐC bất chính thường có những đặc điểm sau: Tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế mà người tham gia nhận được chỉ từ hoặc chủ yếu từ việc giới thiệu, dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới BHĐC (người vào sau), chứ không dựa trên kết quả bán hàng hoá trên thị trường. Muốn tham gia vào mạng lưới BHĐC, người tham gia phải có một khoản tiền đầu tư nhất định, doanh nghiệp BHĐC đã lấy khoản tiền đầu tư này để trả tiền hoa hồng, tiền thưởng cho người vào trước. Để được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng, người tham gia BHĐC (người vào trước) không phải làm gì ngoại trừ việc lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia. Điều này khiến người vào trước chỉ quan tâm đến việc mở rộng mạng lưới bán hàng của mình mà không quan tâm đến việc bán sản phẩm. Người vào trước luôn được hưởng lợi (dù là bất chính) nhưng đại đa số người vào sau có nguy cơ phải đối mặt với rủi ro mất một khoản đầu tư mà họ đã bỏ ra để tham gia vào mạng lưới BHĐC. Người vào sau phải cố gắng lôi kéo người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng để họ nhanh chóng trở thành cấp trên và để thu hồi số tiền đầu tư đồng thời được hưởng lợi do doanh nghiệp trả tiền hoa hồng, tiền thưởng. Ngay cả khi người vào sau nhận thức được đây là phương thức BHĐC bất chính, họ vẫn phải cố gắng lôi kéo người mới tham gia vào mạng lưới BHĐC để sớm thu hồi được khoản tiền đã đầu tư trước đó. Để nhận diện và ngăn cấm phương thức BHĐC bất chính, Điều 48 Luật cạnh tranh 2004 quy định cấm doanh nghiệp BHĐC thực hiện một số hành vi cụ thể như bắt đặt cọc, không cam kết mua lại, cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia…

Thứ tư, trách nhiệm của doanh nghiệp BHĐC đối với hoạt động BHĐC của người tham gia BHĐC trong việc bồi thường thiệt hại cho NTD hoặc người tham gia BHĐC. Trước đây, điều khoản tương tự trong Thông tư 19 quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của các các bên trong quan hệ pháp luật BHĐC. Tuy nhiên, đến quy định tại Nghị định 42, quy định này không còn nữa. Lí giải cho sự điều chỉnh này, chúng ta quay lại với phương pháp điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động BHĐC, các bên tự thỏa thuận về quyền lợi và nghĩa vụ. Nhà nước can thiệp vào nếu thấy sự xuất hiện sự xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Thứ năm, các trường hợp chấm dứt, gia hạn và thanh lý hợp đồng tham gia BHĐC. Pháp luật về BHĐC cũng quy định về thời hạn báo trước khi chấm dứt hợp đồng tham gia BHĐC. Quy định này phảng phất nội dung quy định trong bộ luật lao động. Tuy nhiên, điều đặc biệt là pháp luật quy định về khoảng thời gian hai bên thực hiện nghĩa vụ sau khi chấm dứt hợp đồng. Cụ thể, hợp đồng chính thức chấm dứt sau thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng. Trong khoảng thời gian này doanh nghiệp BHĐC có trách nhiệm thanh toán cho người tham gia BHĐC tiền hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia BHĐC có quyền nhận trong quá trình tham gia vào mạng lưới BHĐC.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Thứ sáu, cơ chế giải quyết tranh chấp hợp đồng. Đây là điều khoản không thể thiếu trong các loại hợp đồng nói chung, hợp đồng tham gia BHĐC không phải là ngoại lệ. Các bên tự do trong việc thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp. Trong xã hội hiện đại, xu hướng đưa tranh chấp giữa các bên ra trọng tài giải quyết ngày càng được các bên áp dụng.

Những nội dung cơ bản của hợp đồng tham gia BHĐC mẫu nói trên là những nội dung bắt buộc các bên phải thoả thuận được với nhau trong quá trình giao kết hợp đồng. Tất nhiên, trong quá trình giao kết hợp đồng, các bên không bị giới hạn bởi các nội dung cơ bản của hợp đồng tham gia BHĐC mẫu đó. Trên thực tế, nội dung của hợp đồng tham gia BHĐC càng chi tiết bao nhiêu thì việc thực hiện hợp đồng càng dễ dàng và thuận lợi bấy nhiêu.

Hoàn thiện pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới - 8

Qua việc nghiên cứu bản chất pháp lí của hợp đồng tham gia BHĐC cho thấy, bên cạnh những đặc điểm chung của hợp đồng trong thương mại, hợp đồng này còn có những đặc điểm đặc thù về chủ thể, hình thức, nội dung, đối tượng. Việc xác định đúng bản chất pháp lí của hợp đồng tham gia BHĐC sẽ góp phần vào việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật điều chỉnh hoạt động BHĐC ở Việt Nam. Hành lang pháp lí về BHĐC mà rõ ràng và hoàn thiện thì các doanh nghiệp BHĐC bất chính khó có cơ hội hoạt động, qua đó khuyến khích và cổ vũ cho các doanh nghiệp BHĐC lành mạnh phát triển ổn định, bền vững mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp BHĐC, người tham gia, nền kinh tế và môi trường kinh doanh [19, tr.51-57].

2.2.5. Kiểm soát hoạt động bán hàng đa cấp

Hành vi vi phạm pháp luật về BHĐC của Doanh nghiệp và người tham gia tùy tính chất, mức độ có thể bị xử lý dưới các hình thức như: bồi thường thiệt hại; xử lý vi phạm hành chính theo các quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012

[31] và chi tiết tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi NTD (Nghị định 185) [9]; Xử lý vi phạm về hành vi cạnh tranh tranh theo Luật Cạnh tranh năm 2004 và Nghị định số 120/2005/NĐ-CP (Nghị định 120) [8] (được thay thế bởi Nghị định số 71/2014/NĐ- CP ngày 21/7/2014 của Chính phủ hướng dẫn Luật Cạnh tranh 2004 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh (Nghị định 71) [11]; xử lý hình sự nếu cấu thành tội phạm.

Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự (bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng). Việc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 117 Luật Cạnh tranh 2004 và không được hướng dẫn cụ thể hơn mà chỉ có quy định mang tính dẫn chiếu luật Dân sự tại Điều 6 Nghị định 71. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xây dựng trên nguyên tắc người gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường. Khi một người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự gây thiệt hại tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản… của cá nhân hoặc pháp nhân thì phải có trách nhiệm bồi thường. Việc bồi thường trong pháp luật BHĐC căn cứ vào lỗi cố ý hoặc vô ý của doanh nghiệp, người tham gia, tổ chức cá nhân có liên quan gây ra. Yếu tổ tiếp theo là thiệt hại, đó có thể là thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần hoặc cả hai. Thiệt hại này do hành vi trái pháp luật của các chủ thể gây ra. Một yếu tố không thể thiếu để làm căn cứ xác định nghĩa vụ bồi thường là có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Nguyên tắc bồi thường là toàn bộ, kịp thời có căn cứ vào mức độ lỗi và tình trạng thực tế của việc bồi thường.

- Xử lý vi phạm hành chính về thương mại

Các hình thức xử lý vi phạm hành chính đối với vi phạm pháp luật về BHĐC bao gồm. Thứ nhất, hình phạt chính: Phạt cảnh cáo, phạt tiền. Phạt tiền, mức phạt dao động từ 300.000 đồng đến 50.000.000 đồng tùy thuộc vào từng hành vi và đối tượng thực hiện hành vi. Thứ hai, hình phạt bổ sung: Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm pháp luật quy định về hàng hóa được phép kinh doanh theo phương thức BHĐC, tước quyền sử dụng GĐK từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định từ khoản 5 đến khoản 7 Điều 92 Nghị định 185. Thứ ba, biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c khoản 4 Điều 92 Nghị định 185, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều 92 Nghị định 185.

- Xử lý vi phạm do hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Các hình thức xử lý vi phạm hành chính đối với vi phạm pháp luật về BHĐC bao gồm. Thứ nhất, hình phạt chính: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng căn cứ vào từng dạng hành vi. Ngoài ra, mức phạt còn căn cứ theo phạm vi của hành vi vi phạm. Thứ hai, các hình thức xử phạt bổ sung bao gồm: Thu hồi GĐK đối với hành vi quy định tại Điểm d, đ Khoản 1 và hành vi quy định tại Khoản 3 Điều 36 Nghị định 71 trừ trường hợp kinh doanh theo phương thức BHĐC mà không đăng ký hoạt động BHĐC với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Thứ ba, biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính công khai.

- Xử lý về hình sự

Trong trường hợp hành vi của doanh nghiệp, người tham gia BHĐC, các chủ thể có liên quan đủ cấu thành tội phạm thì bị xử lý hình sự. Các loại tội danh được áp dụng có thể là: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156), tội kinh doanh trái phép (Điều 159), tội trốn thuế (Điều 161), tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 226b)…

2.3. Thực trạng thực thi quy định pháp luật và những khó khăn trong việc quản lý hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam

2.3.1. Vi phạm pháp luật về bán hàng đa cấp

Hành vi vi phạm pháp luật về BHĐC hiện nay có thể được phân chia thành hai loại bao gồm hành vi vi phạm của doanh nghiệp BHĐC và hành vi vi phạm của người tham gia BHĐC. Cụ thể:

Hành vi BHĐC vi phạm từ phía doanh nghiệp BHĐC

Các hành vi vi phạm phổ biến từ phía doanh nghiệp BHĐC bao gồm:

Đưa ra những khoản trả thưởng hấp dẫn để lôi kéo thêm nhiều NPP mới vào mạng lưới

Đây là vi phạm rất phổ biến của các doanh nghiệp BHĐC tại Việt Nam. Kế hoạch bán hàng và trả thưởng là phương tiện để đánh giá xem doanh nghiệp BHĐC đó là bất chính hay chân chính, doanh nghiệp BHĐC thường tô vẽ ra những bức tranh rất sáng về khả năng làm giàu nhanh khi tham gia vào mạng lưới của họ để lôi kéo người tham gia. Hành vi vi phạm tiêu biểu có thể kể đến là vi phạm của Nino Vina - một công ty phân phối sản phẩm nước trái nhàu ở Việt Nam. Theo quy định của công ty: Để có thể trở thành thành viên cấp I của mạng lưới phân phối, các phân phối viên phải mua 1 thùng 4 chai nước Tahitian Noni Juice với giá gốc là 2,7 triệu đồng, giá phân phối là 3,2 triệu đồng. Nếu thành viên cấp I giới thiệu thêm được 3 người khác tham gia vào mạng lưới (mỗi người lại đóng 2,7 triệu đồng) thì sẽ được hoa hồng 20% tổng số tiền những người này mua sản phẩm. 3 người sau này được coi là thành viên cấp II. Nếu các thành viên cấp II này giới thiệu thêm được 3 người khác tham gia vào mạng lưới thì thành viên cấp I sẽ tự động được hưởng thêm 5% tổng số tiền mà 3 thành viên cấp III nộp để mua sản phẩm. Theo tính toán, khi mạng lưới phát triển đến tầng thứ 8 thì số tiền hoa hồng được chuyển về tài khoản của người lôi kéo ban đầu là 56,2 triệu đồng mặc dù người này không phải làm gì ngoài việc rủ rê được 3 người mới tham gia vào mạng lưới phân phối. Như vậy theo mô hình trả hoa hồng này, thu nhập thu được không phải xuất phát việc bán sản phẩm mà là do chiếm dụng tiền của các thành viên tiếp theo trong mạng lưới [76]

Ép người mới tham gia phải đặt cọc một khoản tiền hay phải mua một số lượng hàng hóa ban đầu để được quyền trở thành NPP

Đây là hành vi mà rất nhiều doanh nghiệp BHĐC áp dụng. Luật cấm việc doanh nghiệp ép người tham gia phải mua một số lượng sản phẩm nhất định để có thể trở thành thành viên tham gia vào hệ thống. Tuy nhiên, các doanh nghiệp BHĐC bất chính ép người tham gia phải mua sản phẩm. Ví dụ: Theo như chia sẻ của một số thành viên của Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy, họ bị bắt mua một số lượng sản phẩm trị giá 03 triệu đồng để có thể trở thành NPP của công ty [75]. Nạn nhân rất nhiều là sinh viên bị bạn bè lôi kéo, người nghèo ở nông thôn với nhận thức hạn chế về hình thức kinh doanh này. Do đó, hậu quả xã hội của hành vi vi phạm lại càng trở nên thêm trầm trọng.

Thổi phồng sự thật về chất lượng, tính năng hay giá cả của hàng hóa

Đây là loại vi phạm xuất hiện đầu tiên và phổ biến nhất từ phía các doanh nghiệp BHĐC. Những sản phẩm được thổi phồng về chất lượng, tính năng, nguồn gốc thường là những sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, sức khỏe, đồ gia dụng có thể sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Đánh vào tâm lý chuộng hàng hiệu, hàng chất lượng cao hay hàng ngoại, các doanh nghiệp này thật sự đã thành công khi thu hút được sự quan tâm từ phía NTD với những loại sản phẩm ưu việt của mình.

Khởi thủy năm 1998, sản phẩm BHĐC đầu tiên đơn giản chỉ là chiếc nệm mút bình thường, nhưng qua các buổi tập huấn bán hàng nó trở thành một sản phẩm thần kỳ, có tác dụng chữa bách bệnh. Vì thế, giá của nó được đẩy lên đến vài chục triệu đồng/tấm mà vẫn nhiều người đặt mua [33].

Tháng 12/2000, Công ty Sinh Lợi giới thiệu tới NTD những dòng sản phẩm đa dạng hơn, thực dụng hơn như hàng điện tử gia dụng. Tuy nhiên, những sản phẩm này chỉ do các tổ hợp nhỏ ở TP. Hồ Chí Minh sản xuất, nhưng lại được thổi phồng bởi nhãn mác ngoại mang tên chẳng ai biết tới chẳng hạn như Peehuang rồi bán với giá ngất trời: giá mua vào 2 triệu đồng, bán ra 4,5 triệu đồng (tổng cộng, Sinh Lợi đã bán được 957 cái, thu về hơn 4 tỉ đồng) [6].

Một ví dụ khác, bộ sản phẩm gồm đồng hồ, nhẫn bạc gắn đá được Công ty

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 12/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí