Thực Trạng Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Việt Nam 37879

nước, chỉ có 13,1% lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng còn lại là dịch vụ với 21,8%. Đến năm 2006, tỷ lệ này đã cân đối hơn với 55,7% lao động nông - lâm - ngư nghiệp, 17,9% lao động công nghiệp - xây dựng và 26,4% lao động dịch vụ. Điều đó phản ánh kết quả của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong những năm qua.

2.2 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam

Một trong số những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực đó là chỉ số phát triển con người (HDI). Chỉ số HDI do các chuyên gia của chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP) đưa ra để đo sự tiến bộ trung bình của một nước về phát triển con người. HDI được đánh giá dựa theo các tiêu chuẩn cơ bản như tuổi thọ bình quân, GDP bình quân đầu người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục (tiểu học, trung học, đại học).

Theo Báo cáo phát triển con người năm 2007/2008 của LHQ, Việt Nam hiện có chỉ số phát triển con người HDI ở hạng trung bình với chỉ số là 1.733. So với năm trước Việt Nam đã tăng 4 bậc từ vị trí 109 lên vị trí 105 trong tổng số 177 nước được xếp hạng.

Chỉ số HDI tăng lên là một dấu hiệu tốt cho thấy sự tiến bộ về phát triển con người ở Việt Nam. Tuy nhiên theo đánh giá của Dự án “Hỗ trợ kỹ thuật kế hoạch hoá tổng thể phát triển giáo dục bậc trung học” với thang điểm 10 thì chỉ số tổng hợp về chất lượng lao động của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm, trong khi Hàn Quốc là 6,91 điểm, Trung Quốc là 5,73 điểm, Malaysia là 5,59 điểm. Như vậy, nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam vẫn chưa được đánh giá cao trong khu vực và trên thế giới. Nguyên nhân có thể do tình trạng sức khoẻ, trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật của người lao động Việt Nam vẫn còn ở mức thấp.

2.2.1 Tình trạng sức khoẻ

Thể lực người Việt Nam cho đến nay vẫn còn là một vấn đề rất đáng ngại do yếu kém về lượng và không đồng đều giữa các khu vực. Hội thảo

triển khai Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển, tổ chức tại Hà Nội chiều 25/9/2007, cho biết chiều cao trung bình của nam thanh niên thành thị độ tuổi từ 25 đến 34 tuổi đạt 164 cm, cao hơn so với chiều cao trung bình của nam thanh niên nông thôn 1,6 cm. Chỉ số này ở nữ thanh niên thành thị cùng lứa tuổi là 153,6m, cao hơn chiều cao trung bình của nữ thanh niên nông thôn 1,3 cm. Theo Viện Dinh dưỡng Trung ương trong những thập kỷ gần đây, chiều cao của người Việt Nam đã được cải thiện, trung bình tăng thêm từ 1 đến 2 cm sau mỗi thập kỷ. Tuy nhiên, chiều cao trung bình của người Việt Nam trưởng thành hiện vẫn thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực. Nửa thế kỷ trước, chiều cao của người dân Nhật Bản cũng chỉ ngang bằng người Việt Nam. Vậy mà năm 1999, chiều cao trung bình của thanh niên Nhật (ở lứa tuổi

18) đã là 171cm với nam, 159cm với nữ. Một nghiên cứu gần đây của Viện Khoa học thể dục thể thao cho biết đến thời điểm hiện nay chiều cao trung bình của thế hệ trẻ Việt Nam là thấp hơn khoảng 2-6cm so với một số nước lân cận như Singapore, Thái Lan.

Nguyên nhân chính của tình trạng này là do chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ không đảm bảo ngay từ các giai đoạn trước khi trưởng thành.Theo TS Jennifer Bryce, ĐH John Hopkin Blooberg: “Tỷ lệ suy dinh dưỡng và thiếu vi chất ở trẻ em Việt Nam xếp vào loại cao nhất thế giới. 90% trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi trên thế giới tập trung ở 36 nước nghèo trong đó có Việt Nam”(3)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Hậu quả của việc suy dinh dưỡng ở trẻ không chỉ có hạn chế thể lực người trưởng thành mà còn tác động đến trình độ nhận thức, tư duy, khả năng có thu nhập cao sau này…Không đảm bảo về dinh dưỡng, điều kiện sống sẽ tác động đến chất lượng nguồn nhân lực cả ở hiện tại và tương lai.

Ngoài ra, do những đặc thù về điều kiện địa lý, khí hậu, kinh tế – xã hội, Việt Nam đang tồn tại đồng thời mô hình bệnh tật của một nước đang

Tác động của hoạt động bán hàng đa cấp đối với chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam - 7

phát triển và hậu quả“của mức sống cao” như:

- Bệnh nhiễm trùng và truyền nhiễm là hai nguyên nhân hàng đầu ở Việt Nam do tác động trực tiếp của việc thiếu nguồn nước sạch, ô nhiễm không khí, điều kiện vệ sinh, nhà ở khó khăn, đặc biệt là ở các khu đô thị nghèo, vùng nông thôn, miền núi.

- Tai nạn, chấn thương, ngộ độc thuộc nhóm nguyên nhân chính gây tử vong tại các bệnh viện. Số liệu điều tra cho thấy tình hình tai nạn chấn thương tăng rất nhiều so với 20 năm trước đây. Nhiều trường hợp là do tai nạn giao thông.

- Kinh tế phát triển cùng những sự thay đổi trong lối sống, áp lực công việc dẫn đến việc tăng tỉ lệ mắc các bệnh tai biến tim mạch, cao huyết áp và suy tim. Những người mắc các bệnh này thường tập trung ở các khu vực đô thị như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và thuộc nhóm dân cư khá giả.

Sức khỏe luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Nhìn vào thực tế phát triển ở Việt Nam ta thấy rõ bên cạnh những thành tựu đạt được từ quá trình đổi mới như nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống người dân vẫn còn một bộ phận dân cư chưa thoát khỏi tình trạng đói nghèo. Mặt bằng chung về điều kiện thể lực, sức khoẻ người Việt Nam vẫn còn thua kém nhiều so với thế giới. Cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng và điều kiện sinh hoạt để nhanh chóng khắc phục tình trạng này.

2.2.2. Trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật

Trình độ văn hoá người Việt Nam chủ yếu được đánh giá qua việc hoàn thành các chương trình giáo dục đào tạo. Theo số liệu thống kê năm 2006 của Tổng cục thống kê số lượng sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học của Việt Nam là 230 nghìn sinh viên trong đó công lập là 214 nghìn, ngoài công lập là 16 nghìn. Con số này so với năm 2005 đã tăng 9%, tương ứng với số tuyệt đối là 19,1 nghìn sinh viên. Ngược lại, số lượng học sinh tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp lại giảm đáng kể, năm 2005 có 180,4 nghìn học sinh

tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp sang năm 2006 chỉ còn 149,3 nghìn học sinh. Như vậy là giảm mất 16,2%. Đây là một dấu hiệu đáng lo ngại đối với tỉ lệ lao động có qua đào tạo. Lực lượng này giảm sút báo hiệu nguy cơ thừa thầy thiếu thợ. Người sử dụng lao động gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tuyển dụng lao động phổ thông có tay nghề.

Cũng theo số liệu của Tổng cục thống kê về chất lượng giáo dục đào tạo của Việt Nam tỉ lệ tốt nghiệp phổ thông trên số người dự thi có sự chênh lệch giữa các vùng. Giai đoạn 2004-2005 cả nước có 93,7% học sinh tốt nghiệp phổ thông trên tổng số học sinh dự thi trong đó cao nhất là khu vực đồng bằng sông Hồng với 98,83%, thấp nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long với 85,6%. Điều này cho thấy có sự khác biệt tương đối về chất lượng giáo dục giữa các vùng, từ đó tác động tới trình độ văn hoá của dân cư sống trong khu vực đó.

Theo điều tra của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2005: Nguồn nhân lực Việt Nam về chất lượng được xếp hạng 53 trên 59 quốc gia được khảo sát, song mất cân đối nghiêm trọng:

- Ở Việt Nam cứ 1 cán bộ tốt nghiệp đại học có 1,16 cán bộ tốt nghiệp trung cấp và 0,92 công nhân kỹ thuật, trong khi đó tỷ lệ này của thế giới là 4 và 10;

- Ở Việt Nam cứ 1 vạn dân có 181 sinh viên đại học, trong khi đó của thế giới là 100, của Trung Quốc là 140 mặc dù mức thu nhập quốc dân tính theo đầu người của TQ khoảng gấp đôi của nước ta.

Từ đó dẫn đến một thực trạng đáng buồn là cả nước có tới 63% số sinh viên ra trường không có việc làm, 37% số còn lại có việc làm thì hầu hết phải đào tạo lại và có nhiều người không làm đúng nghề mình đã học. Khoảng 2/3 số người có học vị tiến sỹ trong cả nước không làm khoa học mà đang tham gia công tác quản lý; số bài báo khoa học được công bố hàng năm chỉ bằng khoảng 25% của Thái Lan và bằng 0,00043% của thế giới, mặc dù số tiến sỹ

của ta hàng năm nhận bằng thưỏng nhiều hơn của Thái Lan, có năm cao gần gấp đôi…

Việt Nam đang đứng trước khan hiếm nguồn nhân lực cấp cao không những thế qua phỏng vấn các chủ doanh nghiệp Việt Nam đều cho rằng:

- Họ phải đào tạo lại hầu hết mọi người ở mọi cấp bậc - học nghề, đại học, sau đại học - mà họ nhận vào doanh nghiệp của mình.

- Họ không tin tưởng vào hệ thống đại học và các viện nghiên cứu của trong nước, vì chất lượng giảng dạy thấp; nội dung yếu và lạc hậu; khả năng nghiên cứu thấp; sách vở và thiết bị đều thiếu, không đồng bộ, cũ kỹ, rất yếu về ngoại ngữ, năng lực tổ chức và quản lý thấp…

( Theo Báo cáo khảo sát “200 doanh nghiệp top của Việt Nam” của UNDP - Hà Nội xuất bản tháng 9-2007)

Tóm lại: Thể lực, điều kiện sức khoẻ, trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực Việt Nam cho đến nay đã phần nào được cải thiện song vẫn còn là chậm so với yêu cầu phát triển kinh tế. Lao động nước ta không những tầm vóc thấp bé mà còn hay đau ốm, thường xuyên mắc bệnh mãn tính, bệnh nghề nghiệp, sức khoẻ giảm sút trong quá trình làm việc dẫn tới mất sức lao động khi tuổi chưa cao. Sự mất cân đối về trình độ văn hoá dân cư giữa các vùng-miền, lực lượng lao động đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật thiếu kiến thức thực tế đã gây khó khăn cho người sử dụng lao động. Nhìn chung lao động nước ta còn thiếu một số kỹ năng quan trọng như tác phong công nghiệp, khả năng làm việc nhóm, tính tự chủ, khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường làm việc. Để khắc phục những hạn chế này cần rất nhiều sự cố gắng của bản thân người lao động cũng như sự quan tâm của các đơn vị sử dụng lao động, của hệ thống giáo dục đào tạo.‌

II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

1.Giới thiệu về hoạt động bán hàng đa cấp trên thế giới

1.1 Các hiệp hội bán hàng đa cấp trên thế giới

Có hai hiệp hội lớn trong MLM là hiệp hội bán hàng trực tiếp (DSA) tại Washington, D.C và hiệp hội MLM quốc tế (MLMIA) tại Newport Beach, Califonia. Sau đây là vài nét sơ lược về hai hiệp hội này

1.1.1 Hiệp hội bán hàng đa cấp quốc tế (Multilevel Marketing International Association – MLMIA)

MLMIA được thành lập vào năm 1985,đã có những cộng sự ở khắp nơi trên thế giới từ Nam Thái Bình Dương cho đến Luân Đôn. Nhìn chung, MLM hoạt động khá mạnh tại các bang California, Arizona, Texas và Floria. Hiệp hội MLM gắn liền với tên tuổi của Doris Word, được coi là cây đại thụ của MLM và Michael L.Sheffield, nhà đồng sáng lập của MLMIA.

MLMIA là một tổ chức tập trung riêng tất cả những khó khăn của các công ty MLM. Ngoài ra, đây là hiệp hội thương mại duy nhất chấp nhận các thành viên là các công ty MLM và các nhà phân phối độc lập. Mục tiêu của MLMIA là hỗ trợ các vấn đề có liên quan đến MLM. MLMIA đã thực hiện những bước đi đáng kể để theo đuổi lý tưởng này. Các thành viên của Hiệp hội được kiểm tra và chứng nhận đủ tiêu chuẩn kinh doanh trước các cơ quan lập pháp chuyên về các vấn đề MLM. Hiệp hội quy định các chuẩn mực đạo đức cho các thành viên và thường liên lạc với các luật sư nhằm bảo vệ cho ngành MLM thông qua việc loại trừ các hình tháp ảo và các sơ đồ lừa đảo tai tiếng.

Tập đoàn liên lạc chính phủ về MLM của MLMIA đã tiếp xúc với các thẩm phán tòa án cấp cao và các quan chức chính phủ để giữ được kênh thông tin mở giữa các công ty và chính phủ. Chủ tịch của MLMIA, Michael Sheffield cho biết "Chúng tôi đã phát triển được những mối quan hệ khá mật thiết và tạo được tần sóng thông tin với họ. Chúng tôi thảo luận tại các cuộc họp và họ đến tham dự, nói chuyện tại các hội thảo của chúng tôi”.

Đây là mối quan hệ có lợi cho cả ngành MLM và cả những người tiêu

dùng. MLMIA đã chuẩn bị số lượng lớn các tư liệu cho các công ty lẫn các nhà phân phối

Tổ chức này cũng tổ chức liên tục các hội thảo trong ngành MLM. Tại nhiều hội nghị, phần chủ yếu thường được dành cho những vấn đề đặc biệt có liên quan đến các nhà phân phối độc lập, cũng như các công ty thành viên. Nội dung chủ yếu thường được đề tên như: “Ngày của nhà Phân phối” hoặc “ Ngày của các công ty .”

Vì sự ra đời của Tổ chức này là để hỗ trợ cho nhà phân phối và các công ty thành viên MLMIA đồng thời cũng sẵn sàng cung cấp cho các công ty và các nhà phân phối độc lập thành viên những gói dịch vụ bảo hiểm và chăm sóc lợi ích người tiêu dùng phục vụ các nhà phân phối độc lập. Nhiều công ty MLM (Nuskin, Oxyfresh, Enrich, Cell Tech, và Noevir…) đã tham gia hiệp hội MLMIA, và các nhà phân phối của họ cũng đã đánh giá rất cao những lợi ích do hiệp hội mang lại.

1.2. Hiệp hội bán hàng trực tiếp (Direc selling association – DSA)

Tổ chức DSA thuộc về Liên đoàn các Hiệp hội Bán hàng trực tiếp Thế Giới được thành lập vào những năm 1910 tại New York và Minnesota sau đó chuyển về thủ đô Washington, D.C vào năm 1969. Hiện nay DSA đã có trụ sở tại hơn 40 quốc gia khắp thế giới và có hơn 100 công ty thành viên tại Mỹ. Điểm khác biệt so với MLMIA là quyền thành viên của DSA chỉ dành cho những công ty chứ không phải là các nhà phân phối độc lập. Tuy vậy, vẫn có các thẻ vàng của DSA dành cho các nhà MLM độc lập thông qua các công ty là thành viên.

Thành tích đầy vinh quang của tổ chức này là vào năm 1982, DSA đã thuyết phục thành công Quốc hội Mỹ chấp nhận sửa đổi mã thuế thu nhập trong nước nhằm xác định tình trạng người ký hợp đồng độc lập cho những người bán hàng trực tiếp.

DSA cũng đưa ra các bộ luật liên quan đến việc bảo vệ lợi ích người

tiêu dùng và tập quán đạo đức kinh doanh, bao gồm có chống hình tháp ảo, các quy tắc về việc lôi kéo tham gia kinh doanh hoặc các luật đăng ký tham gia cơ hội kinh doanh…

Sứ mệnh tương lai của DSA

Trong một báo cáo hàng năm gần đây, chủ tịch DSA, Neil Offen nhấn mạnh: "Trong thời gian sắp tới, tôi thấy rằng DSA sẽ đóng vai trò chủ chốt là một cỗ xe của ngành MLM, cả ở Mỹ và phối hợp với các anh em DSA khác trên khắp thế giới. Tuy tôi thấy rằng bên cạnh việc chúng tôi sẽ chiến thắng trong cuộc chiến về thuế của các hợp đồng phân phối độc lập và khẳng định tầm quan trọng của tiến trình này cùng nỗ lực thực sự trong việc xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với chính phủ chính là sự tồn tại lâu dài của chúng tôi, thì chúng tôi cũng cần phải làm việc nhiều hơn để thúc đẩy sự trung thực, công khai và minh bạch, cũng như là hành vi đạo đức của các công ty, nhà phân phối và người bán hàng.”

Trên cơ sở những công việc đang tiến hành, DSA cũng tổ chức các hội nghị dành cho các công ty MLM để huấn luyện và đào tạo các nghiệp vụ kinh doanh.

DSA có một tổ chức anh em- Tổ chức đào tạo bán hàng trực tiếp- chuyên hỗ trợ các nghiên cứu và hội thảo học thuật đối với lĩnh vực bán hàng trực tiếp.

DSA cũng cùng với WFDSA(Liên đoàn các hiệp hội MLM thế giới), một liên minh của các hiệp hội khắp thế giới kêu gọi tuân thủ các chuẩn mực đạo đức trong bán hàng trực tiếp.

Các thành viên của DSA được yêu cầu ký vào một bản cam kết tuân thủ các hành vi đạo đức thực hiện công việc kinh doanh một cách minh bạch cho cả người tiêu dùng lẫn nhà phân phối.

Ngoài ra, DSA cũng không ngừng theo dõi các thông tin của ngành MLM và cung cấp số lượng ấn bản lớn về thông tin tư liệu, các tờ quảng cáo,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2022