Doanh Số Từ Việc Bán Hàng Hóa Hoặc Cung Cấp Dịch Vụ Mang Nhãn Hiệu Hoặc Số Luợng Hàng Hóa Đã Được Bán Ra, Dịch Vụ Đã Được Cung Cấp;

3. Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số luợng hàng hóa đã được bán ra, dịch vụ đã được cung cấp;

4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;

5. Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;

7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;

8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

Chế định "nhãn hiệu nổi tiếng" trong Luật SHTT của Việt Nam là việc thực thi Điều 6 bis Công ước Pari 1883 mà Việt Nam là thành viên. Nội dung điều 6 quy định: "Các nước thành viên có trách nhiệm từ chối hoặc hủy bỏ đăng ký, ngăn cấm việc sử dụng nhãn hiệu mà nhãn hiệu đó có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được cơ quan thẩm quyền của nước đăng ký hoặc sử dụng coi là nhãn hiệu nổi tiếng tại nước đó". Vì thế, nếu được đánh giá có NHHH nổi tiếng, doanh nghiệp có thể không cần đăng ký sẽ vẫn được bảo hộ. Để đánh giá sự nổi tiếng của nhãn hiệu, không nhất thiết phải đánh giá tất cả các tiêu chí trên mà tuỳ từng trường hợp cụ thể. Nếu là sản phẩm thông dụng, rẻ tiền thì sự nổi tiếng của nhãn hiệu có thể đòi hỏi số lượng sản phẩm phải nhiều, tuy nhiên, có sản phẩm được rất nhiều người biết đến nhưng người ta lại không có điều kiện để sử dụng, chẳng hạn như máy bay Boeing, sự nổi tiếng lại không cần đánh giá bằng tiêu chí số lượng. Tại nghị định 103 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT thì quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký. Thế nhưng, luật cũng như nghị định hướng dẫn thi hành lại chưa quy định cụ thể các bước để nhãn hiệu được công nhận là nổi tiếng, do vậy theo quy định trong Nghị định 06/CP tại Điều 8 khoản 3: "Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng phát sinh

trên cơ sở quyết định công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền" vẫn được áp dụng. Trong thực tế tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, số lượng NHNT được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận bằng "Quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng" là chưa nhiều. Tuy vậy, đây là bước nhảy rất ý nghĩa trong pháp luật nước ta về bảo hộ NHNT. Mặc dù trên đây chỉ là những tiêu chí mang tính định tính nhưng ít nhiều nó đã nói lên được những hành động mang tính tích cực trong việc bảo vệ NHNT tại Việt Nam. Lần đầu tiên, các tiêu chí để xác định một nhãn hiệu là nổi tiếng được quy định rõ ràng tại một điều luật cụ thể. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các chủ sở hữu nhãn hiệu lớn và cả cơ quan nhà nước trong việc áp dụng luật vào thực tế. Đặc biệt, khi chúng ta đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, khi thị trường trong nước đã hoà nhịp thành sân chơi chung cho toàn thế giới, khi đó, có rất nhiều các công ty lớn, các tập đoàn đa quốc gia đến tìm kiếm cơ hộ đầu tư tại Việt Nam. Và, một trong những điều họ quan tâm nhất, chính là, một hệ thống pháp luật rõ ràng và minh bạch, đảm bảo được những lợi ích chính đáng của mình.


3.4. PHẠM VI BẢO HỘ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.


3.4.1. Bảo hộ chống lại việc đăng ký

Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam - 10

Tại Điều 74.2i Luật SHTT quy định rằng một trong những dấu hiệu không có khả năng phân biệt khi đăng ký nhãn hiệu là Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng.

Quy định như vậy là phù hợp với thực tế cũng như thông lệ trên thế giới. Để một nhãn hiệu được nhiều người biết đến, nhiều khách hàng lựa

chọn... là một nỗ lục không ngừng nghỉ của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng, phát triển sản phẩm cũng như các chính sách quảng cáo hiệu quả. Việc tạo cho những nhãn hiệu này một cơ chế bảo hộ rộng lớn hơn các nhãn hiệu không nổi tiếng khác (bao trùm lên cả các sản phẩm, dịch vụ không cùng loại) không chỉ bảo vệ cho quyền lợi của doanh nghiệp mà còn vì lợi ích của khách hàng và của nhà nước.

Tuy nhiên, Luật chưa quy định cụ thể những dấu hiệu như thế nào thì được coi là "trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn" với NHNT. Khắc phục điều này, Nghị định 105/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT và quản lý nhà nước về SHTT có hướng dẫn như sau: dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Đối với NHNT, dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là yếu tố xâm phạm nếu: hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Hoặc hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ mang NHNT nhưng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu NHNT.

Ngoài ra, ta có thể tham khảo đến bản Khuyến nghị chung của WIPO về bảo hộ NHNT (những nhãn hiệu như vậy được gọi là nhãn hiệu gây xung đột). Theo đó, nhãn hiệu sẽ bị coi là gây xung đột với NHNT khi nhãn hiệu

này, hoặc một phần của nhãn hiệu này, có chứa sự sao chép, sự bắt chước, sự phiên dịch, hoặc sự phiên chữ của NHNT, có khả năng gây nhầm lẫn, nếu nhãn hiệu, hoặc phần cơ bản của nhãn hiệu này, được sử dụng, là đối tượng của đơn đăng kí hoặc đã được đăng kí đối với loại hàng hóa hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu. Không kể đến các loại hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu này là đối tượng của đơn đang kí hoặc đã được đăng kí, nhãn hiệu này sẽ bị coi là xung đột với NHNT khi nhãn hiệu này hoặc một phần cơ bản của nhãn hiệu này có chứa sự sao chép, sự bắt chước, sự phiên dịch, hoặc sự phiên chữ của NHNT, và khi có ít nhất một trong các điều kiện sau đây:

Sự sử dụng nhãn hiệu đó biểu thị một mối liên hệ giữa hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu, là đối tượng của đơn đăng kí, hoặc đã được đăng kí, và của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng, và có nguy cơ đe dọa lợi ích của họ;

Sự sử dụng nhãn hiệu đó có khả năng làm suy yếu hoặc lu mờ theo cách không công bằng những đặc tính khác biệt của nhãn hiệu nổi tiếng;

Sự sử dụng nhãn hiệu đó có thể sẽ gây bất lợi cho những đặc tính khác biệt của nhãn hiệu nổi tiếng.

Quốc gia thành viên không bắt buộc áp dụng những quy định trên để quyết định môt nhãn hiệu là xung đột với NHNT, nếu nhãn hiệu đó đã được sử dụng hoặc đăng kí hoặc đơn đăng kí đã được gửi đi trong quốc gia thành viên đối với loại hàng hóa hoặc dịch vụ giống hoặc tương tự với hàng hóa hoặc dịch vụ mang NHNT, trước khi NHNT trở thành nổi tiếng trong quốc gia thành viên ngoại trừ trường hợp nhãn hiệu đã được sử dụng hoặc đăng kí, hoặc đơn đăng kí đã được nộp trong sự không trung thực.

Ngoài ra, có một vấn đề đặt ra nữa là thế nào là ‘có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của NHNT’? Có thể hiểu đấy là việc làm giảm khả năng phân biệt của nhãn hiệu NHNT. Điều kiện hủy bỏ hiệu lực đối với những nhãn hiệu như vậy là ‘Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng

các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ’’ (Điều 96, khoản 1.b Luật SHTT). Thời hạn yêu cầu hủy bỏ là năm năm, trừ trường hợp đăng ký nhãn hiệu nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh. Pháp luật Việt Nam chưa có các quy định về đăng ký nhãn hiệu bảo vệ. Thiết nghĩ trong tương lai cần thiết bổ sung khả năng này để bảo vệ có hiệu quả NHNT.

Thực tế ở Việt Nam đã có một số vụ kiện xung quanh vấn đề này như trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu ‘QUỐC THÁI’ (Lâm Đồng) kiện chủ thể khác ở Quảng Nam cũng với nhãn hiệu ‘QUỐC THÁI’ vì cho rằng nhãn hiệu của mình nổi tiếng. Các chứng cứ mà chủ sở hữu nhãn hiệu QUỐC THÁI Lâm Đồng đưa ra để chứng minh là: giấy đăng ký chất lượng; xác nhận về việc nộp thuế; xác nhận về cung ứng bao bì; bản cầu chứng về nhãn hiệu của Phòng lục sự Tòa Thương mại Đà Lạt (1963); quảng cáo trên báo ‘Đuốc Tuệ’. Tuy nhiên những chứng cứ trên chưa đủ để chứng minh nhãn hiệu ‘QUỐC THÁI’ là nổi tiếng, mặt khác, nhãn hiệu ‘QUỐC THÁI’ chỉ nổi tiếng ở Lâm Đồng chứ không nổi tiếng trên phạm vi cả nước. Trên thực tế, luật pháp Việt Nam không quy định rõ phạm vi sử dụng của NHNT là chỉ cần trên một khu vực hay trên toàn lãnh thổ Việt Nam ?

3.4.2. Bảo hộ chống lại việc sử dụng bất hợp pháp

Điều 129, khoản 1.d Luật SHTT quy định ‘Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng’’ thì bị coi là xâm phạm quyền đối với NHNT.

Luật nhãn hiệu của Anh quy định hành vi sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với NHNT cho bất kỳ hàng hoá hay dịch vụ, không xét đến bản

chất hàng hoá hay dịch vụ đó trùng hay tương tự đều bị coi là hành vi xâm phạm nếu việc sử dụng đó có thể gây ra một trong các hệ quả sau:

Tạo ra lợi thế cạnh tranh không công bằng

Gây tổn hại đến khả năng phân biệt của NHNT

Gây tổn hại đến danh tiếng của NHNT

Như vậy, mặc dù Luật SHTT Việt Nam cũng có quy định giống với luật nhãn hiệu của Anh về tiêu chí nhãn hiệu song lại rất khác về mặt hệ quả: theo luật nhãn hiệu của Anh, hệ quả của hành vi xâm phạm NHNT là xuất phát từ bản chất của nhãn hiệu đó là tính phân biệt, xuất phát từ lợi ích thực tiễn là khả năng cạnh tranh và xuất phát từ giá trị vô hình của quyền SHTT và đặc thù của NHNT đó là danh tiếng của nhãn hiệu. Còn hệ quả theo Luật SHTT Việt Nam lại xuất phát từ hệ quả rất chung được áp dụng cho mọi loại nhãn hiệu. Hệ quả thứ hai trong Luật SHTT Việt Nam cũng chỉ là mở rộng của hệ quả thứ nhất đó là khả năng gây ấn tượng sai lệch mối quan hệ giữa chủ sở hữu NHNT với người sử dụng. Nội hàm của sự sai lệch về mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người sử dụng cũng đã hàm chứa sự sai lệch về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ và từ đó dẫn đến sự nhầm lẫn. Cụ thể, các hệ quả xác định hành vi xâm phạm NHNT là:

Có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá; hoặc

Gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu NHNT.

Đặc thù của NHNT, xét về mặt lý luận là tính phân biệt của nhãn hiệu rất cao, cao hơn nhiều với nhãn hiệu thông thường khác, phạm vi bảo hộ nhãn hiệu cũng triệt để hơn, và xét về mặt thực tiễn là được người tiêu dùng biết đến rộng rãi. Người tiêu dùng nhận thức được rất rõ nguồn gốc của các NHNT, do đó, khả năng xảy ra nhầm lẫn về nguồn gốc giữa hàng hoá hoặc dịch vụ gắn NHNT với hàng hoá hoặc dịch vụ gắn nhãn hiệu thông thường là

ít xảy ra hơn với cá nhãn hiệu thông thường với nhau. Thực tế, trong nhiều trường hợp, người tiêu dùng không hề nhầm lẫn về nguồn gốc cũng như hiểu sai lệch về mối quan hệ giữa chủ sở hữu NHNT với người sử dụng dấu hiệu bị cho là xâm phạm, họ biết rõ đâu là hàng hoá hoặc dịch vụ mang NHNT còn đâu không phải là hàng hoá hoặc dịch vụ nổi tiếng.

Ví dụ, trong so sánh giữa một hàng hoá là xe máy mang nhãn hiệu HONDA và dịch vụ may đo quần áo mang nhãn hiệu HONDA chẳng hạn, người tiêu dùng không thể nhầm lẫn dịch vụ này là của tập đoàn HONDA và cũng không thể hiểu sai lệch là được HONDA cho phép. Nhưng vấn đề ở đây đó là sự lợi dụng uy tín và sự nổi tiếng của nhãn hiệu HONDA, mà điều này, thực chất đã gây tổn hại đến danh tiếng của nhãn hiệu HONDA. Mục đích của việc bảo hộ NHNT không chỉ là ngăn ngừa hành vi sử dụng gây nhầm lẫn mà còn là ngăn ngừa hành vi sử dụng có thể làm tổn hại đến danh tiếng của NHNT. Do đó, quy định của Luật SHTT Việt Nam chưa đáp ứng được mục đích này.


3.5. QUYỀN LỢI CỦA CHỦ SỞ HỮU NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG


Trước khi Luật SHTT được thông qua ngày 29/11/2005, NHNT đơn thuần được hiểu là nhãn hiệu hàng hóa được sử dụng liên tục cho sản phẩm, dịch vụ có uy tín khiến cho nhãn hiệu đó được biết đến một cách rộng rãi. Theo Điều 75 của Luật SHTT mới được ban hành thì để một nhãn hiệu được công nhận là NHNT sẽ phải đánh giá dựa trên những tiêu chí cụ thể. Mặc dù những tiêu chí đó mang tính định tính nhưng ít nhiều nó đã nói lên được những hành động mang tính tích cực trong việc bảo hộ NHNT ở Việt Nam. Như vậy, chắc chắn sẽ không ít những câu hỏi được đặt ra là chủ sở hữu NHNT sẽ được hưởng những quyền lợi và những quyền lợi đó có khác so với các nhãn hiệu thông thường hay không. Chúng ta sẽ tìm hiểu một vài điểm dưới đây để thấy được sự khác biệt này:

Thứ nhất, chủ sở hữu NHNT có quyền ngăn người khác đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của mình cho tất cả các nhóm

sản phẩm hoặc dịch vụ (điều này đã được nói rõ trong phần phạm vi bảo hộ ở trên).

Thứ hai, chủ sở hữu NHNT có quyền ngăn người khác sử dụng nhãn hiệu của mình làm tên thương mại.

Thứ ba, chủ sở hữu NHNT không bị áp dụng quy định sử dụng liên tục trong vòng 5 năm liên tiếp, điều mà áp dụng cho nhãn hiệu thông thường được quy định tại điều 136 khoản 2: Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật này và điều 95 khoản 1 điểm d: Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực.

Tiếp theo, vì NHNT không xác lập dựa trên cơ sở nộp đơn nên chủ sở hữu không phải tiến hành thủ tục gia hạn giống như các nhãn hiệu khác theo điều 93 khoản 6 Luật SHTT: « Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. »

Không phải đương nhiên mà một cá nhân hoặc tổ chức được hưởng chế độ đặc biệt nêu trên mà phải thông qua một thủ tục xác lập tại Cục SHTT. Thông thường chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ tiến hành thủ tục để được công nhận là NHNT trong các trường hợp sau:

Phản đối việc đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với NHNT. Trong trường hợp chủ sở hữu NHNT phát hiện ra rằng có bên thứ ba nộp đơn xin bảo hộ nhãn hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền phản đối việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký bằng cách nộp đơn xin công nhận nhãn hiệu của mình là NHNT. Chủ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/11/2023