như thế cần phải sát giá với chi phí của công ty.
+ Những công ty không chấp nhận cho "trả lại hàng”: Theo Babener "Cần tránh những kế hoạch kinh doanh mà nội dung các văn bản của họ không đồng ý mua lại một tỉ lệ hợp lý hàng dự trữ không bán được, hoặc những công cụ hướng dẫn kinh doanh không có giá trị sử dụng trong khoảng thời gian xác định sau khi mua ".
+ Những chương trình trả chi phí cho chiêu mộ người mới. “Một cơ hội kinh doanh đa cấp hợp pháp sẽ có kế hoạch trả thưởng dựa vào lượng sản phẩm bán được chứ không phải dựa vào việc tuyển người mới “ Babener khẳng định: nếu tiền được dùng để trả cho việc đăng ký những nhà phân phối mới chứ không phải là những sản phẩm được bán, thì doanh nghiệp đó có vẻ là một sơ đồ hình tháp ảo.
+ Những người chiêu mộ không nói đúng về thu nhập tiềm năng. Nếu cơ hội kinh doanh được bán đại loại là dạng sơ đồ làm giàu chóng vánh, bạn nên đề phòng! Những người duy nhất trở nên giàu có là những kẻ thôi thúc được người khác mua quyền tham gia vào một trò gian lận tội lỗi.
CHƯƠNG II: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐA CẤP VÀ CÁC TÌNH HUỐNG BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH TẠI VIỆT NAM
1. Môi trường bán hàng đa cấp tại Việt Nam
1.1. Sự du nhập của bán hàng đa cấp vào Việt Nam
Bán hàng đa cấp xuất hiện tại Việt Nam lần đầu tiên là ở thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1998. Công ty kinh doanh theo mạng đầu tiên là Incomex (bán sản phẩm máy chăm sóc sức khoẻ), tiếp theo là công ty Thế Giới Mới (cung cấp sản phẩm thực phẩm bổ xung). Ban đầu số công ty hoạt động dưới hình thức kinh doanh theo mạng tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ là một vài công ty, quy mô tuyên truyền thì cũng gói gọn trong trụ sở chính của công ty.
Sau đó, các công ty này bắt đầu mở rộng hoạt động ra toàn quốc, số công ty hoạt động theo hình thức kinh doanh theo mạng cũng tăng lên. Công ty Sinh Lợi hoạt động từ tháng 5/2000, công ty TNHH TMDV Thiên Sư, công ty TNHH Tiến Phát, công ty Lô Hội hoạt động từ tháng 10/2002 …
Hiện nay, đã có hơn 50 công ty đang hoạt động tại Việt Nam.Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp như: Vision (Nga)- thực phẩm bổ sung, Herbalife (Mỹ)- thực phẩm bổ sung, Orifame (Thuỵ Điển)- mỹ phẩm, Avon - mỹ phẩm, Noni (Mỹ)- nước trái nhàu, Thiên Sư (Trung Quốc)-thực phẩm bổ sung… Ngoài ra còn có công ty Sao Việt kinh doanh bản quyền quảng cáo. Và Việt Nam cũng có công ty tham gia bán hàng đa cấp, đó là công ty cổ phần Việt Am (Bộ quốc phòng) bán máy mát xa (máy tĩnh điện ion),
công ty FPT cung cấp thẻ học ngoại ngữ của trung tâm đào tạo trực tuyến.
Bảng 1: Một số công ty bán hàng đa cấp đã và đang hoạt động tại Việt Nam
Sản phẩm | |
Vision | Phân phối thực phẩm dinh dưỡng của Nga. |
Oriflame | Phân phối mỹ phẩm của Thụy điển |
Neo-vision | Phân phối khẩu trang than hoạt tính của Anh |
Vic | Phân phối thuốc của Hàn quốc |
Sinh lợi | Phân phối máy mátxa và máy sử lý nước của Đài loan |
Tân hy vọng | Phân phối máy điện từ, nồi áp suất của Đài Loan |
Ánh Sáng | Phân phối thực phẩm của Trung Quốc và bếp điện từ của Đài Loan |
Vinex | Phân phối thực phẩm dinh dưỡng và mỹ phẩm của Hàn Quốc |
Fimex | Phân phối các sản phẩm tiêu dùng của Trung Quốc |
Lô Hội | Phân phối sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng và mỹ phẩm của Mỹ |
Hà khoa | Phân phối bếp điện từ và máy nghiền đậu của trung quốc |
NB | Phân phối mỹ phẩm của Đài Loan |
Simi | Phát triển học viên Anh ngữ |
Lý khoa | Phân phối nước đông trùng thảo dược của Trung quốc |
HPS | Phân phối thẻ từ y tế của Việt Nam |
Việt AM | Phân phối máy Ion của Việt Nam |
Avon | Phân phối mỹ phẩm của Mỹ |
Có thể bạn quan tâm!
- Những tình huống bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam - 2
- So Sánh Giữa Bán Hàng Truyền Thống Và Bán Hàng Đa Cấp
- Sự Khác Biệt Giữa Bán Hàng Đa Cấp Chân Chính Và Bất Chính
- Thực Trạng Tình Hình Bán Hàng Đa Cấp Bất Chính Tại Việt Nam
- Hoạt Động Kinh Doanh Đa Cấp Bất Chính Của Quỹ Đầu Tư Colony
- Một Số Mặt Hàng Thuộc Danh Mục Kinh Doanh Của Công Ty Sinh Lợi
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
(Nguồn: http://kinhdoanhtheomang.com)
1.2. Tiềm năng phát triển của kinh doanh theo mạng tại Việt Nam
Từ ngàn xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống ham học hỏi, chịu thương chịu khó. Tinh thần đoàn kết dân tộc cao. Mặt khác, Kinh doanh đa cấp lại là một mô hình kinh doanh mới phát triển. Nó có cơ hội mang lại lợi nhuận cao cho những người tham gia, thời gian để có thu nhập hậu kỳ từ kinh doanh theo mạng không phải quá lâu nên phương thức kinh doanh này có thể phát triển rất mạnh trong tương lai gần… Một điều rất đáng quan tâm là phương pháp kinh doanh này có thể dành cho tất cả mọi người. Chỉ cần có lòng nhiệt tình, có ý chí vươn lên trong cuộc sống, khát vọng làn giàu chính đáng thì dù là ai, bất kể người giàu, kẻ nghèo; là người lớn tuổi hay trẻ tuổi; dù học vấn cao hay thấp đều có thể thành công trong hình thức kinh doanh này.
Hình thức kinh doanh này đã được các doanh nghiệp nước ngoài áp dụng rất thành công. Trên thế giới có hơn 30.000 công ty kinh doanh theo mạng, trong đó có 5.000 công ty lớn. Doanh số toàn ngành kinh doanh theo mạng đạt hơn 400 tỷ USD. Tốc độ tăng doanh số hàng năm từ 20% - 30%. Sau đây là những con số đáng lưu ý:
Theo dự đoán của các chuyên gia phân tích kinh tế, trong thế kỷ 21 sẽ có 70% hàng hoá trên thế giới được bán qua hệ thống KDTM.
KDTM đã thực sự bùng nổ trên toàn cầu và thu hút hơn 30 triệu người tham gia các mạng luới này.
Khoảng 500 ngàn người trên toàn thế giới đã trở thành triệu phú nhờ hệ thống KDTM. Theo số liệu của tạp chí "Success", cứ mỗi tuần ngành công nghiệp này lại sản sinh ra 2 nhà triệu phú mới.
Mỗi tháng trên toàn thế giới lại có hơn 100 ngàn người mới gia nhập KDTM. Khoảng 15% dân số Mỹ, tức là cứ 9 người dân Mỹ thì có 1 người tham gia phân phối trong các công ty KDTM. Riêng ở Nhật có hơn 2 triệu nhà phân
phối với tổng doanh thu đạt 30 tỷ USD mỗi năm.
Ở Đài Loan, cứ 12 người dân lại có môt người tham gia hệ thống KDTM. Tổng doanh thu của KDTM ở Đài Loan và Triều Tiên đạt gần 2 tỷ USD mỗi năm.
Ở Malaysia, hơn một triệu người tham gia KDTM đã đưa doanh thu cuả năm 1998 lên đến con số 1 tỷ USD.
Tại Úc, doanh thu của KDTM đạt hơn 1,5 tỷ USD mỗi năm. Để được tham gia một buổi hội thảo về KDTM, những người dân Úc phải bỏ ra 5-7 giờ đồng hồ đi đường – điều này cho thấy sức hút kỳ lạ của loại hình kinh doanh này.
Doanh số bán hàng của KDTM tại Đức, Ý và Pháp đạt hơn 2 tỷ USD mỗi năm, riêng ở Anh, con số này là 1 tỷ USD. Ở các nước Đông Âu, KDTM cũng đang phát triển rất mạnh. Chỉ trong vòng 1 năm AMWAY có mặt tại thị trường Rumania, đã có hơn 1% dân số nước này tham gia vào mạng luới của công ty này.
Tại Slovenia, Ba Lan, Tiệp và Hungary, KDTM cũng phát triển với tốc độ chóng mặt. Tại Tây Ban Nha, các công ty KDTM đã đạt được doanh thu hơn 700 triệu USD mỗi năm, ở Áo con số này là 300 triệu USD, ở Thuỵ sĩ là 200 triệu USD, doanh thu ở các nước Thuỵ Điển, Na Uy và Phần Lan cũng đạt tới con số hàng trăm triệu đôla. Tại Brazin, có tới gần 1 triệu nhà phân phối với doanh thu tổng cộng hơn 3 tỷ USD mỗi năm.
Ở Achentina, con số này lên tới 1 tỷ USD. Doanh số ở Nam Triều Tiên cũng đạt 400 triệu USD. Các nhà phân phối đã ứng dụng những công nghệ kinh doanh tiên tiến nhất như hệ thống viễn thông và các quy trình tự động hoá vào việc bán sản phẩm.
(Nguồn: http://kinhdoanhtheomang.zxq.net/TuongLaiKDTM.htm)
Bên cạnh đó, lực lượng những sinh viên Việt Nam hiện nay tiếp cận kinh doanh theo mạng rất nhiều. Đó chính là tiền đề để phát triển hình thức kinh doanh này mạnh mẽ trong một thời gian gần đây. Vì vậy có thể nói rằng tiềm năng để phát triển kinh doanh theo mạng ở Việt Nam là rất lớn.
1.3. Các quy định của pháp luật về kinh doanh đa cấp tại Việt Nam
Hiện nay rất nhiều nước trên thế giới đã ban hành luật pháp cụ thể rõ ràng về bán hàng đa cấp. Ở Việt Nam sau một thời gian náo loạn về bán hàng đa cấp, Bộ thương mại đưa ra nhiều giả thiết, kiến nghị, Chính phủ Việt Nam cũng đã chính thức ban hàng luật định về bán hàng đa cấp.
Tiến sĩ Nguyễn Minh Trí, phó trưởng ban soạn thảo luật canh tranh đã nhận định “Pháp luật Việt Nam không chỉ hoàn toàn công nhận tính hợp pháp của BHĐC như những hình thức phân phối mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp BHĐC mở rộng quyền và phạm vi kinh doanh một cách lành mạnh và đúng pháp luật.
Ngày 09/11/2004, Quốc hội Việt Nam thông qua luật cạnh tranh, đến ngày 3/12/2004 Chủ tich Quốc Hội ký duyệt và luật cạnh tranh chính thức có hiệu lực ngày 1/7/2005. Trong đó, khoản 1 điều 3 quy định về các quy tắc bán hàng đa cấp, điều 48 nêu rõ các trường hợp bán hàng đa cấp bất chính.
Điều 48 Luật Cạnh tranh quy định:
Cấm các doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây nhằm thu lợi bất chính từ việc tận dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp:
- Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hóa ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
- Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán
cho người tham gia để bán lại.
- Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
- Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia.
Ngày 24/8/2005, Thủ tướng chính phủ ký nghị đinh 110/NĐ-CP hướng dẫn thi hành bán hàng đa cấp do đó bán hàng đa cấp chính thức hợp pháp tại Việt Nam. Như vậy là kết thúc các nguồn dư luận rằng nên cấm triệt để BHĐC ở Việt Nam. Ngày 30/9/2005 Thủ tướng chính phủ ký nghị định 120/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành luật cạnh tranh trong đó quy định về mức phạt doanh nghiệp bán hàng đa cấp làm ăn bất chính…
Chấp nhận đề nghị của Bộ Thương mại, Bộ Tài chính vừa có quyết định ban hành lệ phí và chế độ quản lý, sử dụng tiền lệ phí cấp giấy phép đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp. Quyết định này có hiệu lực từ 23/12/2005. Theo đó, nếu doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép bán hàng đa cấp mới phải nộp lệ phí
300.000 đồng. Trường hợp bổ sung và cấp lại lần lượt áp dụng mức 200.000 đồng và 100.000 đồng. Cũng theo quyết định này, cơ quan thu lệ phí (Sở Thương mại, Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). Các đơn vị này được tính lại 75% số tiền lệ phí thu được từ việc bán hàng đa cấp để trang trải cho việc thu lệ phí theo đúng quy định tại Thông tư 63/2002/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện các quy định về phí và lệ phí.
Theo quy định doanh nghiệp bán hàng đa cấp sẽ không được yêu cầu người muốn tham gia đặt cọc để được quyền tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp, không được yêu cầu người muốn tham gia phải mua một số lượng hàng hoá để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp. Doanh nghiệp phải thực
hiện chi tra đầy đủ các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia có quyền được hưởng. Với những trường hợp thu nhập cá nhân tới mức phải chịu thuế, doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải khấu trừ tiền thuế của người tham gia để nộp vào ngân sách nhà nước trước khi chi trả hoa hồng tiền thưởng hoặc các lợi ích kinh tế khác cho người tham gia.
Để được cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp, ngoài những khoản lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính, doanh nghiệp phải ký quỹ tại một ngân hàng hoạt động ở Việt Nam với khoản tiền tương đương 5% vốn điều lệ. Đúng như dự kiến ban đầu của ban soạn thảo Nghị định 110/CP, số tiền ký quỹ sẽ không thấp hơn 1 tỷ đồng. Khi có thông báo ngừng hoạt động bán hàng đa cấp, doanh nghiệp bán hàng đa cấp được sử dụng tiền ký quỹ để chi trả tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc tiền mua lại hàng hóa từ người tham gia. Trong trường hợp chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ được rút toàn bộ số tiền ký quỹ nếu không có bất cứ khiếu kiện nào từ phía người tiêu dùng.
Những vấn đề còn bỏ ngỏ: Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để có thể quản lý được hình thức này có hiệu quả ở Việt Nam. Nhìn chung luật định ở Việt Nam vẫn còn tồn tại một số vấn đề như:
- Chưa có hệ thông kiểm tra thu nhập của các thành viên kinh doanh theo mạng, với các thành viên thu nhập cao phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
- Chưa có hiệp hội các nhà kinh doanh theo mạng ở Việt Nam nhằm xây dựng các chính sách và kiểm tra việc thi hành thực hiện các chính sách của các công ty kinh doanh theo mạng tại Việt Nam đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các công ty lợi dụng hình thức kinh doanh đa cấp thu lợi nhuận bất chính.
Mặc dù nghị định 110/NĐ-CP đã hướng dẫn thực hiện hoạt động kinh doanh đa cấp một cách cụ thể, tuy nhiên để quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp có hiệu quả hơn thì luật pháp ở Việt Nam cần phải được điều chỉnh, bổ sung để