Thực Trạng Tình Hình Bán Hàng Đa Cấp Bất Chính Tại Việt Nam


hoàn thiện hơn.


1.4. Thực trạng tình hình bán hàng đa cấp bất chính tại Việt Nam

Bán hàng đa cấp bất chính xuất hiện nhiều ở Việt Nam dưới các tên gọi khác nhau như kinh doanh mạng lưới trực tiêu, hợp tác tiêu thụ đa tầng, nhưng tất cả đều là biến tướng của “hình tháp ảo”. Thời gian qua nhiều doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã lợi dụng việc chưa có quy định pháp luật và thiếu hiểu biết của người tiêu dùng để lừa đảo chốn thuế, kinh doanh trái phép, thu lợi bất chính.

Một số công ty có hoặc không có sản phẩm đã lôi kéo người tham gia bằng hình thức là công ty tiêu thụ sẽ thiết lập một mạng lưới thành viên tham gia và các thành viên hoạt động dựa trên phần thù lao (hoa hồng) mà công ty trả cho họ nếu họ giới thiệu thêm được thành viên. Tuy nhiên, để được là thành viên của công ty thì người muốn tham gia phải đựơc người tham gia trước giới thiệu và phải mua ít nhất là một sản phẩm của công ty với giá cao hơn gấp 2-3 lần so với gía thị trường. Như vậy, không cần phải bán hàng mà chỉ cần giới thiệu người tham gia thì đã được hưởng một khoản tiền hoa hồng khá lớn. Đây chính là động lực thôi thúc nhiều người tham gia, nhất là những người đang gặp khó khăn về tài chính. Đối tượng tham gia nhiều nhất vẫn là sinh viên, học sinh hoặc những người vừa ra trường đang tìm việc. Tuy nhiên, số tiền “hoa hồng” đó không phải do công ty tiêu thụ hàng hóa trả cho người tham gia mà là của các thành viên đến sau đã bỏ ra để mua sản phẩm. Người tham gia cứ nghĩ là đã được trả rất nhiều, nhưng thực chất là đang làm giàu cho công ty tiêu thụ hàng hóa kia mà thôi.

Một số công ty khác cũng núp dưới bán hàng đa cấp nhưng trên thực tế lại không như vậy. Các công ty này cũng thường dùng chính sách hoa hồng, sức mạnh của cấp số nhân để lôi kéo người tham gia. Song người muốn tham gia sẽ


phải nộp trước cho công ty một khoản tiền không nhỏ thì mới được làm thành viên của công ty.

Sử dụng hình thức truyền miệng gây hiệu quả lớn đối với người tiêu dùng, các công ty ma luôn đưa ra những chiêu thức quảng cáo hấp dẫn đánh vào tâm lý mọi người như: “tảo xoắn là sản phẩm bổ dưỡng lý tưởng của thế kỷ 21”, “hàng ngày dùng Trùng Thảo đến gia không bị bệnh” và “Giáp sác mang ion dương có khả năng kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư ” mặc dù đây là một hình thức quảng cáo để bán hàng nhưng quảng cáo phải đúng thực tế không được nhập nhằng giữa thuốc với thực phẩm. Nhiều công ty ma, nhiều nhà phân phối bịp đã đưa ra thông tin thực phẩm bổ sung sinh dưỡng là thuốc chữa bách bệnh. Nhiều người mới nghe đã cho là hoang đường nhưng nhiều người thử vận may của mình trông chờ vào điều kỳ diệu. Bởi vì tâm lý của con người nói chung, tâm lý người Việt Nam nói riêng ai cũng muốn mình khỏe mạnh trẻ trung và sống lâu… “Hình tháp ảo” đã lợi dụng đặc điểm đó để quảng bá đặc tính sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Điều khoản bán hàng đa cấp bất chính được đưa vào danh sach hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Đây là hành vi của doanh nghiệp gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của của các doanh nghiệp khác, làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường và gây thiệt hại chính đáng cho người tiêu dùng, trong đó sử dụng những biện pháp mang tính gian dối, phân biệt đối xử và thiếu trung thực. Nhìn chung các phương thức mà nhiều tổ chức, cá nhân đã lợi dụng để thu lợi bất chính thường là:

Dụ dỗ người mới tham gia để hưởng hoa hồng, thưởng trên đầu người tham gia, tiền hoa hông thực chất là lấy của những người vào sau.

Những tình huống bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam - 6

Truyền sản phẩm từ người này sang người khác và nâng giá sản phẩm lên cao qua từng người.

Bán những sản phẩm mà ở quốc gia khác nó được bày bán ở các cửa hàng, siêu thị với mức giá quá cao so với giá được bày bán (không đúng với đặc điểm của bán hàng đa cấp).

Bắt các ứng viên muốn tham gia kinh doanh phải đặt cọc tiền rồi ôm tiền đó bỏ trốn.

Không công khai trong việc nhập hàng, ghi hoá đơn bán hàng, trả thưởng không qua hệ thống ngân hàng để trốn thuế.

Chính những biểu hiện của kinh doanh theo mạng bất chính như vậy đã để lại những hệ quả không tốt về kinh doanh đa cấp ở Việt Nam. Ngay từ khi kinh doanh theo mạng xuất hiện nó đã gây lên một làn sóng mà ở đó cơ quan truyền thông lên án kịch liệt.Vào thời điểm đầu tiên khi kinh doanh theo mạng vào Việt Nam đã xuất hiện những công ty lừa đảo người tiêu dùng, có công ty chỉ sau vài tháng đã đóng cửa, có công ty chuyển địa điểm vài lần trong một thời gian ngắn. Thời điểm đó, kinh doanh theo mạng rất ít người biết đến như một hình thức kinh doanh hiệu quả trên thế giới. Các phương tiện thông tin đại chúng đã không đón chào mô hình này Bản thân các nhà chức trách cũng không thể hiểu biết hết về nó. Do sự thiếu hiểu biết chung của mọi người về kinh doanh theo mạng dã xảy ra nhiều sự kiện đáng tiếc..

Mô hình “hình tháp ảo” đã gây nên ảnh hưởng rất lớn đối với các công ty kinh doanh theo mạng. Ngay cả những công ty làm ăn chân chính và nổi tiếng trong bán hàng đa cấp cũng bị ít nhiều đưa lên báo trí, truyền hình… và trong giai đoạn mà chưa có luật cạnh tranh (9/11/2004) cũng như chưa có nghị định


hướng dẫn bán hàng đa cấp thì sự lên án, hoài nghi vẫn đựơc đưa lên trên mặt báo, truyền hình như một “đại dịch” chưa có biện pháp chế ngự. Ngay khi luật pháp đã thừa nhận kinh doanh theo mạng hợp pháp ở Việt Nam thì kinh doanh theo mạng vẫn chưa được sự đồng thuận của xã hội. Điều này cũng có lý do của nó. Một số công ty bị người tham gia phân phối hàng hoá kiện lên cơ quan chức trách, một số sai quy định về quảng cáo và quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm…Trong kinh doanh truyền thống, ngành than kinh doanh thua lỗ phải phá sản, dù có ảnh đến các ngành khác như thuốc, thực phẩm…thì chúng ta vẫn không nhìn thấy sự ảnh hưởng đó. Nhưng trong kinh doanh theo mạng thì khác, trung tâm giáo dục SITC sụp đổ cùng với lời bình phẩm rất chung chung được đưa lên truyền hình “đây là một kiểu BHĐC rối ren khó quản lí”, ngay sâu đó nhiều công ty kinh doanh theo mạng như Avon, Herbalife, Starlife…bị ảnh hưởng và trở thành điểm nghi vấn để mọi người hướng tới. Điều đáng nói là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng hay mỹ phẩm thì có liên quan gi đến giáo dục mà phải chịu cùng một sự lên án hoài nghi? Hay chỉ vì họ cùng đội trên đầu cái mác “bán hàng đa cấp”?

Một số vị quan chức của Việt Nam còn công khai trả lời báo chí là sẽ cấm triệt để bán hàng đa cấp. Dưới đây là ý kiến của bà Phạm Thị Kim Hồng - giám đốc Sở Thương Mại TPHCM: “Sau một thời gian phối hợp giám sát, kiểm tra, tôi khẳng định hoạt động của các công ty kinh doanh đa cấp như hiện nay trên địa bàn là lừa đảo người tiêu dùng cũng như ngưòi tham gia mạng lưới. Thực tế là sự chênh lệch giữa giá sản phẩm bán ra so với giá thật là quá lớn, công dụng của sản phẩm không rõ ràng, tuyên truyền quá chức năng của sản phẩm… Các công ty này đang hoạt động công khai và thách thức dư luận. bán hàng đa cấp


hiện nay không phải là một kênh phân phối của sở Thương Mại bởi nó không góp phần lưu thông hàng hóa"().

2. Các tình huống bán hàng đa cấp bất chính tại Việt Nam

Cho đến nay, bán hàng đa cấp đã xuất hiện ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, cá biệt còn xuất hiện ở các vùng quê, vùng sâu vùng xa… Do một số công ty làm ăn bất chính nên họ đã biến mất, để lại những hậu quả to lớn cho xã hội, người dân và các nhà phân phối độc lập của họ. Ngay cả những công ty, cá nhân có nguyện vọng tiến hành bán hàng đa cấp chân chính, nhưng do thiếu cơ sở về nhận thức cũng như thông tin nên đã dẫn đến hành vi bán hàng đa cấp trên thực tế chứa đựng nhiều rủi ro cho ngưòi tham gia. Kết quả cũng bị cơ quan thông tin đại chúng lên án. Thêm vào đó là hiện tượng tranh chấp nội bộ công ty, cướp khách hàng… quảng cáo sai sự thật, trốn thuế đã làm cho hình ảnh của hình thức bán hàng đa cấp đã trở lên méo mó, sai lêch trong nhận thức của đại bộ phân người dân và xã hội. Lòng tin của khách hàng đối với các công ty kinh doanh theo mạng giảm sút nghiêm trọng.

Tuy nhiên, các công ty bán hàng đa cấp chân chính vẫn tồn tại và tiếp tục phát triển ngày càng nhanh. Đó là vì chất lượng sản phẩm của công ty đã được khách hàng chấp nhận và nó đã tạo dựng được niềm tin về sản phẩm đối với khách hàng. Những đóng góp của họ trong việc chứng minh kinh doanh theo mạng không đồng nghĩa với mô hình “hình tháp ảo” đã bước đầu được một số bài báo ghi nhận.

Bên cạnh một số bài báo coi kinh doanh theo mạng như một hình thức kinh lừa đảo, thì cũng có một số nhà báo và các nhà quản lý kinh tế hiểu rõ bản



(*)Theo Ngọc Trước - báo Sài Gòn Giải Phóng ra ngày 23/11/2004


chất của kinh doanh theo mạng và ủng hộ hình thức này. Ví dụ, trên tờ báo Thời báo Tài chính, số ra ngày 17/2/2004, trong bài báo “Mô hình kinh doanh đa cấp - đâu chỉ toàn mặt xấu” tác giả đã chỉ rõ quá trình hình thành và phát triển của bán hàng đa cấp và phân tích khá rõ về một số thủ đoạn của một số công ty bán hàng đa cấp ở Việt Nam các hình thức biến tướng… Cuối cùng, bài báo đã kết luận đây là một hình thức kinh doanh tân tiến nhưng cần phải có những chế tài quản lý bằng văn bản pháp quy.

Một bài báo khác với tựa đề “xoá bỏ tư duy cấm đoán” đăng trên thời báo kinh tế Việt Nam số ra 24/05/2005 cũng nêu lên ý kiến của các cơ quan chức năng nhằm đưa ra luận điểm cần quán triệt trong việc quản lý mô hình kinh doanh này.

Tuy nhiên vì sao hình thức này vẫn bị nhiều phương tiện thông tin đại chúng, các tờ báo và một số đài truyền hình không đồng tình? Đó chính là do sự tồn tại của một số công ty làm ăn bất chính hoặc những công ty có tư duy kinh doanh theo mô hình kinh doanh theo mạng chân chính nhưng do nhận thức và hiểu biết của người thực hiện chưa đầy đủ về mô hình này nên đã có những sai lầm trong quảng cáo và chính sách thuế… Để tìm hiểu sâu hơn chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể một số tình huống bán hàng đa cấp bất chính tại Việt Nam.

2.1. Hoạt động bán hàng đa cấp bất chính tại công ty Sao Việt - SAVICOM


2.1.1. Khái quát về công ty Sao Việt

Công ty cổ phần đầu tư thương mại Sao Việt có trụ sở tại P906, toà nhà 17T1, khu đô thị mới Trung Hoà, Cầu Giấy có tên giao dịch là Savicom. Với danh nghĩa là đối tác của tập đoàn GSO của Mỹ. Savicom đã cho ra đời Website www.gsomedia.com, và theo giám đốc của Savicom thì “trang Web trên là cơ hội làm giàu của mọi người”. Nỗ lực của Savicom là hô hào và lôi kéo mọi


người tham gia vào mạng lưới này để được hưởng các lợi ích như được cung cấp thông tin về cơ hội kinh doanh; được mua hàng giảm giá tại các hệ thống của GSO trên toàn cầu. Người tham gia muốn trở thành viên của Savicom sẽ phải mua thẻ tham gia với mức giá 22USD. Ngoài ra một người tham gia bất kỳ cũng sẽ được hưởng hoa hồng khi giới thiệu cho các thành viên khác mua thẻ. Bên cạnh đó Savicom còn đặt ra trương trinh Vip Club, người nào muốn tham gia trương trình này thì phải mua thẻ Vip với giá trị 1,76 triệu đồng. Và việc hưởng hoa hồng cũng tương tự như ở trên. Savicom chính là một điển hình cho việc kinh doanh đa cấp bất chính trên mạng internet.

2.1.2. Cách thức bán hàng bất chính của công ty Sao Việt

Công ty bán hàng đa cấp bất chính nào đi vào hoạt động cũng luôn có những buổi “hội thảo”, “trang bị kiến thức” nhằm thu hút người tham gia. Lớp học "dạy cách kinh doanh" của Savicom đặt tại hội trường tầng 2 số 54 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội (năm 2007 công ty này còn mở rộng hoạt động vào miền Nam, tập trung ở TP Cần Thơ). Hàng trăm người dân từ khắp các địa phương miền Bắc đã kéo nhau đến để nghe người của Savicom thuyết trình cách kinh doanh "tiên tiến nhất thế giới".

“ Bước vào buổi thuyết trình, một người tự giới thiệu tên là Vũ Văn Dũng

- thuyết trình viên của Savicom, bắt đầu ba hoa về sự lớn mạnh của mạng Internet trên thế giới và cơ hội kinh doanh qua mạng Internet. Sau khoảng 15 phút, người này lui lại phía sau để nhường diễn đàn cho một vị cũng tự giới thiệu tên là Phạm Thành Công - Phó GĐ Savicom.

Theo người này thì Savicom là một Cty chuyên hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo và có đối tác là Tập đoàn GSO - một tập đoàn hàng đầu của Mỹ về giải pháp kinh doanh toàn cầu. Savicom và GSO đã kết hợp lại với nhau để cùng


hoạt động kinh doanh và đã cho ra đời trang website: www.gso-media.com . Cũng theo lời ông này thì website www.gso-media.com là "đỉnh cao về trí tuệ" trong thương mại điện tử và hô hào mọi người hãy trở thành viên của Savicom để có một cơ hội "kiếm tiền nhanh nhất và nhàn hạ nhất". Ông Vũ Văn Dũng giới thiệu hàng loạt những lợi ích mà thành viên gso-media được hưởng và cho biết muốn tham gia chương trình này mọi người chỉ cần mua thẻ giảm giá do Savicom phát hành với mức giá 22USD. Các thành viên đăng ký mua thẻ giảm giá và giới thiệu cho Cty những thành viên khác mua thẻ sẽ được trả hoa hồng theo công thức 10% tầng 1; 5% các tầng 2,3,4,5,6; 3% tầng 7...

Chưa dừng ở đó, Savicom còn đặt ra chương trình VIP Club. Người nào muốn tham gia chương trình này thì phải mua thẻ VIP - "quyền quảng cáo của GSO-Media" với giá trị là 1,76 triệu đồng. Các thành viên GSO VIP Club sẽ được hưởng hoa hồng cũng ở dạng vô cùng "VIP" như: 10% tầng 1; 5% các tầng từ 2-6; 3% tầng 7; 2% tầng 8. Nhưng quan trọng hơn cả là còn được thưởng khi phát triển nhanh tầng 1, khi dụ được một thành viên mới vào tầng 1 trong thời gian 1 tháng, kể từ ngày đăng ký mã số sẽ được thưởng ngay 40% giá trị thẻ VIP, nếu trong 2 tháng dụ thêm được 1 thành viên vào tầng 1, được thưởng 20% và 3 tháng là 10%. Các thành viên có 5 người tầng 1 sẽ được đồng hưởng 3% doanh số "bán quảng cáo toàn cầu".

Như vậy có nghĩa là nếu đăng ký làm thành viên VIP Club và giới thiệu được khoảng 5 người trở lên vào tầng 1 và những người tầng sau tiếp tục giới thiệu thêm được nhiều người hơn nữa, thì thành viên VIP Club chỉ cần "ngồi mát mà ăn bát vàng". Cụ thể như chỉ cần đến tầng 9, thành viên VIP Club được hưởng 1.113.300USD(!?).

Như để minh chứng cho sự thành đạt khi trở thành viên VIP của Savicom, ngay tại lớp học, một người đứng lên giới thiệu tên là Trần Thị Luận (trú tại Tây

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2022