Vai Trò Của Chế Độ Đào Tạo Trong Hoạt Động Bán Hàng Đa Cấp

nhưng rõ ràng quản trị nhân sự đóng vai trò quan trọng nhất của mọi tổ chức. Bất cứ cấp quản trị nào cũng cần phải biết quản trị nhân viên của mình.

Ngày nay, quản trị nhân sự đã trở thành một nghề chuyên nghiệp. Nghề quản trị đặc biệt đòi hỏi phải có một trình độ học vấn nhất định và có nhiều năm kinh nghiệm. Hầu hết các cấp quản trị đều có trình độ cử nhân kinh tế, kinh doanh hoăc quản trị chuyên ngành tâm lý học, xã hội học. Không những thế các nhà quản trị còn phải không ngừng nâng cao và cập nhật kiến thức về nhân sự, trau dồi kỹ năng phân tích, tổng hợp, khả năng giải quyết xung đột, có đầu óc công bằng và nhân cách thuyết phục.

MLM tạo nên một môi trường làm việc tốt để đào tạo ra những chuyên gia về Marketing và Quản trị nhân sự. Hơn nữa, do tính chất công việc không gò bó, ràng buộc về thời gian nên rất nhiều người có khả năng trong lĩnh vực tài chính, giáo dục đào tạo, tham mưu chiến lược cũng bị cuốn hút bởi ngành nghề. Điều này phù hợp với xu hướng mới của việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hiện nay, rất nhiều nước trên thế giới, điển hình là Mỹ và Nhật đang có khuynh hướng phân công, bố trí công việc bằng cách phong phú hoá công việc một cách hợp lý để cho công nhân khỏi nhàm chán. Chẳng hạn như tại Nhật, công nhân viên sẽ được chuyển công tác từ bộ phận này sang bộ phận khác trong vòng 2-3 năm. Nhờ đó mà công nhân viên hiểu được vị trí của mình trong tổ chức, có thái độ làm việc tích cực hơn và dễ dàng cảm thông chia sẻ với các đồng nghiệp không cùng chức danh, phận sự.

Tóm lại, MLM không chỉ là một nghề đem lại thu nhập cao cho người kinh doanh, đóng góp thuế cho ngân sách nhà nước (thuế nhập khẩu hàng hoá, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp…) mà quan trọng hơn nó còn góp phần làm thay đổi diện mạo của đất nước thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có trình độ hiểu biết rộng, và có khả năng đảm đương nhiều công tác trong xã hội.

2. Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ.

Lịch sử hình thành của MLM gắn liền với tên tuổi của nhà bác học Karl Kenborg và các chế phẩm bổ sung dinh dưỡng. Các công ty MLM ngày nay đã tìm cách đa dạng hoá các sản phẩm của mình tuy nhiên có năm dòng sản phẩm chính áp dụng phổ biến phương thức phân phối này, đó là: Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng (Thực phẩm chức năng), Thiết bị bảo vệ sức khoẻ, Mỹ phẩm, Đồ gia dụng và hàng tiêu dùng. Như vậy, hoạt động MLM có tác động trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc phân phối những sản phẩm độc đáo có tác dụng cân bằng và phục hồi chế độ dinh dưỡng cho cơ thể đồng thời tạo điều kiện cho người tiêu dùng dễ dàng hơn trong việc thực hiện những biện pháp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và gia đình.

2.1 Thực phẩm chức năng

(2)Những năm gần đây, nhờ những thành tựu mới của công nghệ sinh học (CNSH), một số nước đã tạo ra được các loại thực phẩm thuốc hay còn gọi là thực phẩm chức năng. Các nước Tây Âu gọi đây là dược phẩm dinh dưỡng hay thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, còn Trung Quốc gọi là thực phẩm bổ dưỡng bảo vệ sức khoẻ. Các loại thực phẩm này nằm ở ranh giới giữa thức ăn và thuốc chữa bệnh. Theo dự báo của các chuyên gia, thì “thức ăn của con người trong thế kỷ XXI là thực phẩm chức năng”. Thức ăn không chỉ đảm bảo đủ calo, ngon, sạch, mà còn phải chứa các hoạt chất sinh học tự nhiên cần cho sức khoẻ và sắc đẹp, không chỉ điều khiển được các hoạt động chức năng của từng bộ phận trong cơ thể, tạo cho con người khả năng miễn dịch cao, chống sự lão hoá, tăng tuổi thọ, mà còn giúp con người phòng chống được một số bệnh, kể cả ung thư.

Các nước phát triển có xu hướng ưa chuộng các thực phẩm chức năng hơn là dùng thuốc, theo quan điểm phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chính vì vậy, đa số các tập đoàn sản xuất thuốc đang chuyển sang sản xuất thực phẩm chức năng và tìm được đối tượng tiêu thụ lớn hơn. Những thành tựu của công nghệ enzym - một mũi nhọn của CNSH trong việc tạo ra các peptid có chuỗi ngắn,

trọng lượng phân tử thấp và có hoạt tính sinh lý, đang mở ra triển vọng mới đóng góp cho sự phát triển của công nghiệp chế biến thực phẩm chức năng theo hướng điều khiển các hệ enzym trong cơ thể. Thí dụ, các dipeptid có tác dụng chống tăng huyết áp, tetrapeptid chống thụ thai, heptapeptid ức chế hình thành di căn, hexa-decapeptid kích thích tăng miễn dịch... Chế phẩm dipeptid (Ile-Tyr) - ức chế ACE (enzym chuyển hoá antegiotensin) tách chiết từ thịt của cá cơm, cá mòi có thể giúp ngư dân, hải quân, thợ lặn làm việc lâu dưới biển vào mùa đông mà vẫn ấm người và không tăng huyết áp. Có thể dự báo rằng, trong tương lai các loại thực phẩm phân tử sẽ thịnh hành. Nó được điều chế từ nhiều chất dinh dưỡng giàu HCSH và các phân tử có hoạt tính, giúp phòng ngừa nhiều bệnh tật, khiến cơ thể vận hành lành mạnh theo đúng thuyết về gen và di truyền.

Tóm lại, nhiều phụ gia có HCSH từ động vật, cây cỏ, vi sinh vật... được đưa vào thành phần thực phẩm chức năng, lại có thể điều khiển được chức năng của từng bộ phận trong cơ thể và phòng chống một số bệnh, kể cả bệnh hiểm nghèo (tăng tạo máu, tăng trí nhớ, tăng hoạt động cơ bắp, tăng miễn dịch, chống lão hoá, chống “bất lực”, chống thụ thai, cai nghiện, chống di căn, phòng ngừa ung thư...). Có thể khẳng định rằng, ngày nay các chất dinh dưỡng chính (đạm, đường, béo...) lại trở thành vai trò phụ, còn các HCSH đưa vào thực phẩm lại trở thành chính yếu. Thế giới hiện đại đang có xu hướng quay về với các hợp chất thiên nhiên có trong động vật và cây cỏ, khai thác kinh nghiệm y học cổ truyền và nền văn minh ẩm thực của các dân tộc phương Đông, hạn chế tối đa việc đưa các hoá chất vào cơ thể. (Nguồn: GS.TSKH Nguyễn Tài Lương, Tạp chí Hoạt động khoa học, số 12/2005.)

Như vậy, thực phẩm chức năng có vai trò vô cùng lớn trong việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho cơ thể. Những năm gần đây, sự xuất hiện của loại thực phẩm này cũng như sự phát triển của hoạt động BHĐC đã gây xôn xao dư luận. Điều cần thiết là phải giúp cho người dân có những nhận thức đúng

đắn về vai trò và tác dụng của thực phẩm chức năng để tránh ngộ nhận không đáng có.

2.2 Thiết bị bảo vệ sức khoẻ

Đây là một trong những mặt hàng có doanh thu rất lớn trong hệ thống phân phối của MLM bởi nó dễ dàng đạt các điều kiện đặt ra đối với một sản phẩm phù hợp với phương thức bán hàng này: dễ sử dụng, phù hợp với mọi đối tượng, độc đáo, dễ tiêu thụ, có nhu cầu sử dụng thường xuyên. Tại các nước đã phát triển, mặt hàng liên quan đến sức khoẻ con người đem lại doanh thu lớn thứ hai chỉ sau ngành du lịch. Xã hội càng giàu có về của cải vật chất người ta càng quan tâm đến vấn đề bảo vệ sức khoẻ. Hơn nữa, kéo theo sự phát triển của nền kinh tế là hậu quả của việc huỷ hoại môi trường, vấn đề vệ sinh an toàn thức phẩm cũng càng trở nên nhức nhối hơn do không đủ khả năng kiểm soát.

Các thiết bị bảo vệ sức khoẻ vừa mang tính phòng bệnh và chữa bệnh. Nguy cơ tác động đến sức khoẻ con người có thể đến từ nguồn nước sinh hoạt, thức ăn, không khí…hoặc do chính con người không quan tâm đến việc sinh hoạt điều độ, hợp lý. Điều này lý giải cho sự cần thiết phải có công cụ hỗ trợ, giúp con người tiết kiệm thời gian, sức lực cho việc luyện tập mà vẫn đảm bảo điều kiện sức khoẻ cần thiết cho các hoạt động sinh hoạt và làm việc.

Cho dù có rất nhiều kênh phân phối, bán hàng khác nhau nhưng MLM tỏ ra đặc biệt hiệu quả đối với việc cung cấp những sản phẩm bảo vệ sức khoẻ do hàng hoá này yêu cầu phải có tư vấn trực tiếp về cách thức sử dụng sản phẩm cũng như mức độ quan tâm đối với từng khách hàng. Vậy nên đây cũng là lý do mà ngành nghề MLM cần được quan tâm hơn về chất lượng kiểm tra giám sát đối với tình hình hoạt động của các phân phối viên.

3. Vai trò của chế độ đào tạo trong hoạt động bán hàng đa cấp

Giáo dục đào tạo là một trong ba nhân tố tác động mạnh nhất đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chế độ đào tạo trong hoạt động MLM cũng có một vai trò rất quan trọng. Nghiên cứu vai trò đó để thấy được cách

thức gây tác động của hoạt động MLM đến chất lượng nguồn nhân lực là một phần quan trọng của khoá luận này.

Một trong hai nguyên lý cơ bản trong MLM chính là nguyên lý bội tăng. Để hiểu được nguyên lý này ta so sánh hai phương thức kiếm tiền sau:

Người A làm công ăn lương thu nhập đều đặn 3triệu VNĐ/tháng

Người B tham gia hệ thống bán hàng đa cấp thu nhập tháng đầu là 10.000VNĐ, các tháng tiếp theo tăng lên gấp đôi so với tháng trước đó

Sau 12 tháng tổng thu nhập của 2 người như sau:

Bảng 1: So sánh mức thu nhập cố định và thu nhập hậu kỳ




Thu nhập người A(VNĐ)

Thu nhập người B (VNĐ)

Tháng 1

3.000.000

10.000

Tháng 2

3.000.000

20.000

Tháng 3

3.000.000

40.000

Tháng 4

3.000.000

80.000

Tháng 5

3.000.000

160.000

Tháng 6

3.000.000

320.000

Tháng 7

3.000.000

640.000

Tháng 8

3.000.000

1.280.000

Tháng 9

3.000.000

2.560.000

Tháng 10

3.000.000

5.120.000

Tháng 11

3.000.000

10.240.000

Tháng 12

3.000.000

20.480.000

Tổng

36.000.000

41.950.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Tác động của hoạt động bán hàng đa cấp đối với chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam - 5

Như vậy, với khoảng cách ban đầu rất xa nhau nhưng sức mạnh của sự bội tăng đã đem lại một kết quả đáng ngạc nhiên. Để làm sáng tỏ sự khác biệt này chúng ta sẽ giải một bài toán sau:


2


3


4


5

*2


*3


*4


*5

4


9


16


25

*2


*3


*4


*5

8


27


64


125

*2


*3


*4


*5

16


81


256


625

32


120


340


780


Trên đây là mô hình bội tăng theo cấp 2,3,4,5. Nếu cứ một người bán hàng đa cấp lại đào tạo được hai người khác giống như họ thì kết quả thu được sau ba tầng là 32 người. Con số sẽ là 120 người nếu mỗi người trong hệ thống chịu khó thêm một chút, đào tạo thêm một người nữa giống như họ. Đối với một người việc đào tạo thêm 1,2,3 người giống như họ không phải là một việc quá khó khăn nhưng đổi lại sự khác biệt sẽ rất lớn nếu điều đó áp dụng cho toàn bộ hệ thống phía dưới. Tận dụng 1% sức mạnh của 100 người sẽ hiệu quả hơn việc dùng cả 100% sức mạnh của 1 người. Trong bất cứ một tổ chức nào người lãnh đạo cấp cao cũng chỉ nên trực tiếp làm việc với 5-6 người dưới quyền. Chỉ cần làm việc với 5 người nghiêm túc sau đó để họ tự lực phát triển tổ chức của mình. Đó là phương pháp kiếm tiền trong bán hàng đa cấp.

Những người làm việc thực sự nghiêm túc và có kết quả trong bán hàng đa cấp người ta gọi là các thủ lĩnh. Thủ lĩnh là những người có tư duy của một người chủ, biết giải quyết mọi vấn đề vướng mắc. Khái niệm thủ lĩnh khác rất nhiều so với một người bán hàng đơn thuần. Một người bán hàng giỏi có thể bán ra hàng trăm sản phẩm mỗi tháng trong khi thủ lĩnh chỉ cần bán 5 sản phẩm mà thôi. Vì sao có sự khác biệt như vậy?

Quay trở lại bài toán ban đầu, nếu cứ 1 người lại đào tạo thành công 5

người giống như mình và duy trì được điều đó đến hết ba tầng thì tổng số người trong mạng lưới họ là 780 người. Thay vào đó, giả sử một người bán hàng tốt bán được một lúc 130 sản phẩm tương đương với 130 người tham gia, sau đó mỗi người trong số họ lại tìm thêm được 5 người nữa, khi đó tổng số người trong mạng lưới cũng sẽ là 780 người ( 130+130*5=780). Tuy nhiên một người không thể kiểm soát được hành vi của 130 người chính vì vậy khi có được người thứ 130 thì những người đầu tiên cũng đã rơi rụng rất nhiều rồi. Vậy cách giải thứ hai chắc chắn không ưu việt bằng cách giải thứ nhất. Điều quan trọng là hiểu rõ những thủ lĩnh cần được đào tạo những gì trước khi có thể tự mình tổ chức công việc.

Trong bán hàng đa cấp có ba công việc quan trọng nhất: Bán hàng, tuyển người và đào tạo (Định luật tam giác vàng). Để trở thành một người kinh doanh thành công trong lĩnh vực này nhất định phải thực hiện cả ba công việc tuy nhiên mức độ thực hiện và vai trò của của mỗi công việc chiếm tỉ lệ khác nhau. Chúng được vận dụng linh hoạt theo từng thời điểm nhưng nhìn chung theo một sự phân chia như sau:

Bán hàng

Tuyển dụng

Đào tạo

5%

10%

85%


Hình 1:Biểu đồ tam giác vàng trong MLM


5% 10%

Bán Hàng Tuyển dụng

Đào tạo

85%

Công việc đào tạo chiếm tới 85% thời gian và công sức của một thủ lĩnh. Mỗi người thủ lĩnh được gọi là thành công khi đào tạo được một thủ lĩnh giống hệt mình. Tuy nhiên sự đào tạo không chỉ dừng lại ở một tầng duy nhất bởi nếu người thủ lĩnh đầu tiên bỏ đi ngay sau khi đã dạy cho người tầng thứ hai biết cách làm việc thì sẽ xảy ra một tình trạng là người tầng thứ hai làm việc rất tốt nhưng anh ta không biết phải làm sao để những người dưới anh ta biết cách làm việc giống như anh ta. Như vậy thực chất của sự đào tạo là phải đạt tới chiều sâu ba lớp.

Điều này được minh hoạ bởi một ví dụ sau:


Hình 2: Ví dụ minh hoạ chế độ đào tạo đạt chiều sâu ba lớp


Thủ lĩnh đào tạo A. Nếu Thủ lĩnh bỏ việc trước khi thủ lĩnh dạy cho A cách để A có thể đào tạo B thì A sẽ không biết phải làm gì để giúp B hoàn

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 10/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí