Tiêu Chuẩn Đánh Giá Tổng Hợp Sức Mạnh Của Vđv Cử Tạ Nam Lứa Tuổi 15 - 16 Đội Tuyển Trẻ Quốc Gia

73


Bảng 3.8. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp sức mạnh của VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia

TT

Tiêu chuẩn

Điểm

(điểm tối đa 160)

1

Tốt

> 131.2

2

Khá

102.4 – 131.2

3

Trung bình

73.6 – 102.4

4

Yếu

44.8 – 73.6

5

Kém

< 44.8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia - 12

3.1.3. Bàn luận về xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh của VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia

3.1.3.1. Về lựa chọn test đánh giá sức mạnh của nam vận động viên cử tạ trẻ lứa tuổi 15 - 16

Theo quan điểm của Dương Nghiệp Chí [9] thì test là sự đo lường hoặc thử nghiệm được tiến hành nhằm mục đích xác định trạng thái hoặc khả năng của VĐV.

Trong thực tế kiểm tra đánh giá có nhiều loại test, ở đề tài này chỉ đề cập test vận động. Test vận động là test có nhiệm vụ vận động, kết quả của test có thể là thành tích vận động, hoặc là các chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá. Có ba loại test vận động: các bài tập kiểm tra, thử nghiệm chức năng chuẩn và thử nghiệm chức năng tối đa.

Các bài tập kiểm tra đòi hỏi VĐV xuất hiện kết quả tốt nhất bằng thành tích vận động.

Thử nghiệm chức năng chuẩn là thử nghiệm có lượng vận động như nhau đối với tất cả các VĐV được thử nghiệm.

Thử nghiệm chức năng tối đa là đòi hỏi VĐV thể hiện thành tích tối đa.

74


Tuy nhiên, không phải tất cả mọi phép đo lường đều được xem là test. Bởi vậy muốn trở thành test phải đảm bảo các yêu cầu chuyên môn sau:

Đảm bảo độ tin cậy.

Đảm bảo có tính thông báo. Có hệ thống đánh giá.

Có tính tiêu chuẩn - phương pháp và điều kiện lập test đều không đổi trong mọi trường hợp sử dụng test [9], [33], [71].

Cơ sở lý luận của test là những căn cứ khoa học cơ bản ban đầu về mặt lý luận của quá trình nghiên cứu lựa chọn test, qua đó đề tài xác định được trình tự lựa chọn hệ thống test sức mạnh cho đối tượng nghiên cứu.

Trước khi tiến hành lựa chọn hệ thống test đánh giá sức mạnh cho đối tượng nghiên cứu đề tài đã xây dựng trình tự các bước tiến hành nhằm chọn ra các test đủ phẩm chất - Những test đáp ứng yêu cầu về độ tin cậy và tính thông báo được coi là đủ phẩm chất [3], [9], [33], [71].

Các bước tiến hành lựa chọn test đánh giá nêu trên nhằm đảm bảo tính khoa học để tiến hành lựa chọn hệ thống test kiểm tra sức mạnh cho đối tượng nghiên cứu của đề tài.

Qua tham khảo tài liệu và tìm hiểu thực tế, đề tài thu thập được 25 test sức mạnh cho VĐV cử tạ trẻ lứa tuổi 15 – 16 thuộc 3 nhóm: hình thái, sức mạnh chung và sức mạnh chuyên môn. Đây là các test phổ biến ở các địa phương và được nhiều tài liệu đề cập đến và dễ dàng tổ chức kiểm tra VĐV.

Về các test: Từ năm 2008 đến nay ở trong nước trong hệ thống thi đấu quốc gia bắt đầu tổ chức giải vô địch thanh thiếu niên toàn quốc gồm có hai nhóm tuổi là 13- 14 và nhóm 15 - 16 tuổi. Các VĐV trong đội tuyển trẻ đều có độ tuổi từ 12-16 nên trong quá trình huấn luyện mục đích thi đấu đạt thành tích cao ở giải thanh thiếu niên, thi đấu ở giải trẻ hay giải vô địch chỉ mang tính chất kiểm tra, nếu có VĐV tốt mới mới có kế hoạch và mục tiêu thi đấu giải trẻ.

75


Cử tạ là môn thi đấu theo hạng cân và được phân chia theo nhóm hạng cân, hạng cân nhẹ 56-62 kg, hạng cân trung bình 69-77 kg, hạng cân nặng 85-94 kg, hạng siêu nặng 105 và > 105 kg.

Luận án đã tiến hành lựa chọn các test, chỉ số đánh giá sức mạnh chung cả 2 tuổi 15 và 16 và không tiến hành nghiên cứu theo hạng cân vì một số lý do:

Đối tượng khách thể nghiên cứu của đề tài lựa là VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia ở hạng cân nhẹ, hạng cân 56 - 62kg, cụ thể như sau:

Đội tuyển trẻ cử tạ trẻ được Tổng cục Thể dục thế thao giao nhiệm vụ chỉ tập tuyển chọn, đào tạo các VĐV ở nhóm hạng cân nhẹ, hạng cân 56 - 62 kg, vì chỉ có VĐV ở hạng cân này khi thi đấu quốc tế mới có cơ hội giành được huy chương. Nên khi tập trung đội tuyển ban huấn luyện chỉ tuyển chọn những VĐV ở nhóm hạng cân này.

Chỉ tiêu quân số của đội tuyển hàng năm chỉ từ 10 đến 15 VĐV bao gồm cả nam và nữ, nên không có cơ hội để tuyển chọn những VĐV ở nhóm hạng cân trên.

Vì là VĐV tuyển trẻ nên khi gọi tập trung đội tuyển thành tích của các VĐV sự khác biệt là không lớn. Đặc biệt trong quá trình tập luyện và khi kiểm tra, cân nặng của những VĐV này giao động từ 58 – 60 kg. Ở lứa tuổi 15 - 16 các VĐV này còn tham gia thi đấu giải thanh thiếu niên cùng một nhóm tuổi.

Theo chiến thuật và thực tế trong huấn luyện, thi đấu, ở bất cứ nhóm hạng cân nào cũng vậy không bất cứ VĐV nào luôn duy trì trọng lượng cơ thể ở đúng hạng cân mình thi đấu và nhóm hạng cân nhẹ 56-62 kg này cũng không phải ngoại lệ. VĐV luôn duy trì trọng lượng cơ thể cao hơn từ 2 đến 4 kg và ở những hạng cân lớn hơn còn có thể cao hơn vì chiến thuật trong thi đấu luôn luôn sẵn sàng hoán đổi hạng cân thi đấu cho nhau, có thể từ 56 kg lên 62 kg và ngược lại, chỉ khi nào đến gần ngày thi đấu mới điều chỉnh cân nặng phù hợp để thi đấu.

76


Qua nghiên cứu tài liệu chuyên môn và qua phương pháp chuyên gia cũng như thực tiễn huấn luyện về nguyên tắc trong quá trình tập luyện, tất cả các HLV đều yêu cầu các VĐV trọng lượng cơ thể cao hơn hạng cân thi đấu 3-3 kg có thể còn cao hơn ở những hạng cân lớn hơn.

Cũng từ năm 2008 tất cả các đơn vị trong nước và tất cả các đội tuyển trẻ quốc gia trong công tác huấn luyện đang thực hiện theo mục tiêu này khi thi đấu giải thanh thiếu niên quốc gia theo các nhóm tuổi theo luật định trên. Qua thực tế huấn luyện và thi đấu thành tích tập luyện và thi đấu của VĐV ở hai nhóm tuổi có sự khác biệt, nhưng thành tích của các VĐV trong cùng nhóm tuổi không có sự khác biệt nhiều, ở rất nhiều hạng cân thi đấu VĐV vô địch là 13 hay 15 tuổi chứ không phải là 14 hay 16 tuổi. Qua thực tế các chỉ số đánh giá trình độ VĐV trong cùng nhóm tuổi đều có sự tương đồng.

Với 25 test sức mạnh, qua phỏng vấn bằng phiếu hỏi đã lựa chọn được 16 test có điểm trung bình >=4.21 điểm theo thang Likert, trong đó có: 5 test về hình thái, 02 test về chức năng, 03 test về sức mạnh chung 6 test sức mạnh chuyên môn. Nhìn vào đối tượng phỏng vấn, hầu hết là những người hiện tại đang trực tiếp làm chuyên môn có trình độ từ Đại học trở cho thấy phần nào độ tin cậy của kết quả phỏng vấn.

Như vậy 16 test được lựa chọn bằng phỏng vấn được đưa vào kiểm tra trên đối tượng nghiên cứu (đối tượng theo dõi ngang) nhằm xác định tính thông báo và độ tin cậy của các test. Nếu đủ phẩm chất kết quả lập test sẽ là cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn cho đối tượng thực nghiệm (đối tượng theo dõi dọc) của đề tài và đánh giá thực trạng cho đối tượng nghiên cứu [3], [9],[33], [71].

Kết quả cho thấy:

Đối với các chỉ số hình thái, 07 chỉ số được đưa ra xin ý kiến các chuyên gia, HLV thì có 05 chỉ số được đa số ý kiến lựa chọn là Rộng vai (cm), Chu vi lồng ngực (cm), Chu vi vòng hông (cm), Chu vi vòng đùi (cm) và Chu vi vòng

77


cánh tay (cm). Còn lại 02 chỉ số là Độ rộng bàn tay (cm) và Chiều dài ngón tay cái (cm) có số ý kiến lựa chọn thấp. Kết quả này là hoàn thoàn phù hợp vì cử tạ là môn thể thao thiên về sức mạnh, vì vậy chu vi các vòng có giá trị quan trọng đối với VĐV. Còn lại độ rộng bàn tay và độ dài ngón tay cái lại không ảnh hưởng nhiều đến năng lực sức mạnh khi thực hiện các động tác cử giật hay cử đẩy [23], [24], [45], [51], [61].

Đối với các test sức mạnh chung:

Với 09 test đưa ra xin ý kiến các giảng viên, HLV thì có 05 test được đa số ý kiến lựa chọn là Lực đạp chân (kg); Lực kéo cơ lưng (kg); Chạy 30m XPC (s); Bật xa tại chỗ (m) và Bật với bảng (cm). 04 test còn có số ý kiến lựa chọn thấp, cụ thể:

Test Lực bóp tay (kg) và Hất tạ qua đầu (kg) có số ý kiến lựa chọn thấp. Kết quả này là hoàn toàn phù hợp vì rằng, lực đạp chân và lực kéo cơ lưng có ảnh hưởng lớn tới sức mạnh cơ thể khi thực hiện các động tác cử giật và cử đẩy. Trong khi đó, lực bóp tay và hất tạ qua đầu lại không ảnh hưởng nhiều đến sức mạnh của VĐV khi thực hiện động tác cử giật và cử đẩy.

Tương tự, Chạy 60m XPC cũng đánh giá sức mạnh tốc độ, song do trong cử tạ, các VĐV thực hiện các động tác trong tập luyện và thi đấu đều diễn ra trong thời gian rất ngắn. Vì vậy việc lựa chọn test Chạy 30m XPC, loại bỏ test chạy 60m XPC của các HLV được phỏng vấn là phù hợp. Điều này cũng thể hiện trong test Bật xa 3 bước bằng hai chân, vì test Bật xa tại chỗ và Bật với bảng phù hợp hơn với VĐV cử tạ do phải thực hiện các động tác bột phát trong các bài tập chuyên môn. Còn test Bật xa 3 bước bằng hai chân cũng đánh giá sức mạnh bột phát song mang tính phối hợp nhiều hơn [4], [23], [24], [45], [51],

[61].

Đối với các test sức mạnh chuyên môn: Mặc dù test giật đứng, Đẩy cao, Lên ngực cũng đánh giá sức mạnh bột phát và sức mạnh tốc độ song các HLV

78


cho rằng chúng không có tương quan chặt với thành tích Cử giật và cử đẩy. Vì vậy, các HLV đã không lựa chọn. Kết quả này cũng phù hợp khi đánh giá tính thông báo của các test. Ví dụ: Giật cao được 100kg thì động tác giật cao phải có thành tích tương đương là 87- 93kg thì khi lên sàn thi đấu thì khả năng thành công mới cao, hay nói cách khác là mới có sự ổn định thành tích.

Kết quả nghiên cứu này cũng hoàn toàn phù hợp với các kết quả của các tác giả Đỗ Đình Du (2002), Ngô Ích Quân (2009), Trương Tiệp (2011), Đặng Thị Hồng Nhung (2012), Đặng Văn Dũng (2012).

3.1.3.2 Độ tin cậy và tính thông báo của các test đánh giá sức mạnh của VĐV cử tạ nam trẻ lứa tuổi 15 - 16

Tuy 16 test đã được lựa chọn qua phỏng vấn nhưng để đảm bảo tính khoa học khách quan, chúng tôi đã tiến hành xác định độ tin cậy và tính thông báo của chúng.

Độ tin cậy của các test.

Đề tài đã sử dụng phương pháp test lập lại để xác định độ tin cậy của các test. Phương pháp test lặp lại (retest) là lập test 2 lần. Yêu cầu retest nên tiến hành trong cùng buổi hoặc cùng ngày với lần thứ nhất trên cùng đối tượng nghiên cứu.

Cách đánh giá độ tin cậy (theo hệ số tin cậy hoặc hệ số tương quan): Khi: - r từ 0.95 - 0.99: Mức tin cậy rất cao.

- r từ 0.90 - 0.94: Mức tin cậy cao.

- r từ 0.80 - 0.89: Cho phép dùng được.

- r từ 0.70 - 0.79: Mức tin cậy yếu.

- r từ 0.60 - 0.69: Có nghi vấn trong đánh giá.

Hai trường hợp sau cùng không sử dụng được [3], [9], [33], [71].

Bằng phương pháp test lặp lại, sau đó xác định mối tương quan giữa 2 lần lập test. Kết quả được trình bày tại bảng 3.3. Kết quả cho thấy cả 16 test đều đảm bảo độ tin cậy thống kê cần thiết (có r ≥ 0.8).

79


Kết quả bảng 3.4 phản ánh đầy đủ mối tương quan mạnh giữa 2 lần lập test với rtính = 0.809 đến 0.964 > 0.8. Vậy 16 test đảm bảo độ tin cậy .

Như vậy cả 16 test đều đảm bảo độ tin cậy trên đối tượng nghiên cứu.

Tính thông báo của các test

Theo Dương Nghiệp Chí [9], tính thông báo của test là mức độ chính xác của test trong đo lường để xác định một đặc trưng nào đó (chất lượng, khả năng, đặc tính…).

Hệ số thông báo có quan hệ rất chặt với độ tin cậy của test, test không đủ độ tin cậy thường cũng không có tính thông báo.

Thông thường trong thực tiễn nếu hệ số thông báo không nhỏ hơn 0.3 thì test có thể sử dụng được và nếu hệ số thông báo không nhỏ hơn 0.6 thì test có thể sử dụng để dự báo [3], [9], [33], [71].

Với tổng số 16 test được lựa chọn bằng phỏng vấn chúng tôi đã sử dụng để kiểm tra trên đối tượng nghiên cứu, nhằm lấy kết quả lập test (bảng 3.2). Sau đó xác định tương quan với thành tích thi đấu, kết quả trình bày tại bảng 3.3.

Nhìn dưới góc độ chuyên môn có thể thấy rằng, 16 test lựa chọn đều đảm bảo độ tin cậy, tính thông báo, đây là những test chuyên môn, mang tính sư phạm và gần với các động tác chuyên môn, do đó đảm bảo các điều kiện lập test, thuận tiện trong việc tổ chức kiểm tra đánh giá.

Kết quả xác định độ tin cậy và tính thông báo của các test, chỉ số cho thấy, cả 16 test, chỉ số đều đảm bảo độ tin cậy và tính thông báo trên khách thể là VĐV cử tạ nam trẻ lứa tuổi 15 -16.

Tác giả Trương Tiệp (2011) khi nghiên cứu đánh giá thể lực chuyên môn của nam VĐV cử tạ ưu tú Trung Quốc cũng đã xác định được hệ thống các chỉ tiêu gồm hình thái, chức năng và thể lực [61].

Tác giả Đỗ Đình Du (2018), khi nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của VĐV cử tạ nam đội tuyển quốc gia cũng xác định được hệ

80


thống các chỉ tiêu đánh giá, gồm 17 chỉ tiêu là: Gánh trước (kg); Gánh sau (kg); Cử giật (kg); Lên ngực ngồi sâu (kg); Giật cao (kg); Lên ngực cao (kg); Đẩy trên giá (kg); Giật thẳng chân (kg); Kéo cứng rộng (kg); Kéo cứng hẹp (kg); Mượn lực đẩy (kg); Đẩy trên giá (kg); Gập thân (kg); Phát lực kéo rộng (kg); Tạ trên giá gánh ½ (kg); Đứng đẩy (kg) và Cử đẩy (kg) [23].

Tác giả Đinh Hùng Trường (2018) khi nghiên cứu diễn biến lượng vận động tập luyện và thi đấu của VĐV Cử tạ đội tuyển trẻ quốc gia trong chu kỳ huấn luyện năm, cũng đã sử dụng các test sau: Chạy 30 m (s); Bật xa tại chỗ (cm); Lực kéo lưng (Kg); Gánh trước (Kg); Kéo rộng (Kg); Cử giật (Kg) và Cử đẩy (Kg) [69].

Như vậy, có thể nói, các test, chỉ số mà đề tài lựa chọn, sử dụng để đánh giá năng lực sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia là đảm bảo các cơ sở khoa học, tính khả thi và được nhiều công trình nghiên cứu trong và nước sử dụng để đánh giá năng lực của VĐV cử tạ.

3.1.3.3. Về tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh cho VĐV cử tạ nam trẻ lứa tuổi 15 - 16

Quá trình xây dựng tiêu chuẩn đánh giá được đề tài tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, từ khâu lựa chọn test cho tới khâu xây dựng tiêu chuẩn tổng hợp và được tuân thủ nghiêm ngặt. Trước khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh đề tài đã xác định mức độ phân phối chuẩn của tập hợp mẫu, đồng thời xác định mức độ khác biệt của các tập hợp mẫu.

Kết quả bảng 3.5 cho thấy: cả 16 chỉ tiêu đều phân phối chuẩn, có thể sử dụng để xây dựng tiêu chuẩn.

Sau khi lập test, kết quả thu được thể hiện ở các đơn vị đo lường khác nhau (trọng lượng, thời gian, số lần...) nên không thể so sánh với nhau được. Hơn nữa kết quả của một test nào đó cũng không phản ánh ngay được mức độ trạng thái của người lập và chưa có căn cứ để đánh giá.

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 20/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí