Phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 2


công nghiệp chỉ cung cấp các bộ phận, thành phận và các dụng cụ cho các ngành công nghiệp nhất định phụ thuộc nhiều vào cách hiểu của người sử dụng thuật ngữ.

Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi quốc gia có một cách hiểu khác nhau và không thống nhất về khái niệm CNPT.

Tại Thái Lan, người ta định nghĩa CNPT là các doanh nghiệp sản xuất các thành phần và bộ phận được sử dụng trong quá trình lắp ráp cuối cùng của ngành công nghiệp ô tô, máy móc và sản xuất điện tử (Nguồn Ratana, 1999:2). Trong khi khái niệm “CNPT” của Thái Lan chỉ bó hẹp trong một số ngành công nghiệp nhất định, Phòng Năng lượng của Mỹ định nghĩa CNPT là ngành công nghiệp cung cấp nguyên liệu cần thiết để hình thành hoặc chế tạo nên các sản phẩm trước khi được tung ra thị trường bán cho người tiêu dùng.

Ngoài ra còn có một cách hiểu khác về CNPT mang tính tổng quát nhất.

Nhìn hình 1 ta thấy khái niệm ngành CNPT có 3 phạm vi:

Phạm vi cốt lõi là phạm vi nhỏ nhất;

Phạm vi rộng 1 bao gồm phạm vi cốt lõi và các dịch vụ sản xuất;

Phạm vi rộng 2 bao gồm phạm vi cốt lõi và máy móc, nguyên vật liệu


Hình 1: Phạm vi ngành công nghiệp phụ trợ


Nguồn Tổng quan về khái niệm và sự phát triển ngành CNPT Nguyễn Thị 1

Nguồn: “Tổng quan về khái niệm và sự phát triển ngành CNPT”- Nguyễn Thị Xuân Thủy thực hiện (2006)

Theo cách hiểu này, khái niệm cốt lõi định nghĩa CNPT là ngành công nghiệp cung cấp bộ phận (parts), thành phần (components) và dụng cụ (tools) để sản xuất ra hàng hóa cuối cùng (Assembly/Sub-assembly). Có hai phạm vi khái niệm rộng hơn:

i) Khái niệm rộng 1 (broad scope 1): theo khái niệm này thì CNPT được định nghĩa là ngành cung cấp các bộ phận, thành phần, dụng cụ để sản xuất ra các bộ phận và thành phần đó, và các dịch vụ sản xuất như dịch vụ hậu cần, dự trữ, phân phối và bảo hiểm.

ii) Khái niệm rộng 2 (broad scope 2): CNPT là ngành công nghiệp bao gồm tất cả các đầu vào mang tính vật chất, bao gồm các bộ phận, thành phần, dụng cụ, máy móc và nguyên vật liệu. Khái niệm này


giống như khái niệm mà Nhật Bản đã đưa ra trong Chương trình phát triển CNPT tại các quốc gia châu Á vào năm 1993.

Mặc dù mỗi quốc gia có một cách hiểu khác nhau về CNPT nhưng có một điểm chung: phạm vi cốt lõi của ngành CNPT là tạo ra các bộ phận, thành phần cấu tạo trực tiếp nên sản phẩm lắp ráp cuối cùng.

Trong hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam, với nguồn vốn đầu tư hạn chế, cơ sở cho ngành công nghiệp (như hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực, công nghệ-kĩ thuật…) còn chưa phát triển, sức ép từ phía hội nhập và cạnh tranh quốc tế, khái niệm cốt lõi phù hợp với mục đích sử dụng để huy động mọi nguồn lực cho sự phát triển của CNPT. Tuy nhiên, để phục vụ cho việc nghiên cứu và hoạch định chính sách ở Việt Nam thì cần phải kết hợp một cách linh hoạt hai khái niệm rộng đã đề cập bên trên. Khi đề cập đến CNPT tại Việt Nam, chúng ta cần phải đề cập đến sản phẩm vốn (công cụ và máy móc) và các dịch vụ sản xuất (dịch vụ hậu cần, lưu kho, phân phối và bảo hiểm) vì hai lĩnh vực này còn rất yếu và kém tính cạnh tranh. Khi hai phạm vi này được bao hàm trong khái niệm CNPT thì các nhà hoạch định chính sách sẽ cần phải hoàn thiện sản phẩm vốn và các dịch vụ sản xuất nếu như muốn phát triển ngành CNPT.

Nói một cách khác, CNPT là một thuật ngữ đề cập đến một nhóm các hoạt động công nghiệp cung cấp các đầu vào trung gian (không phải là nguyên vật liệu thô và không phải là sản phẩm hoàn thiện). Các đầu vào trung gian này sẽ được cung cấp cho các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm đầu ra cuối cùng. Khi đó, CNPT được đặt ở giữa quá trình sản xuất theo chiều dọc. Mặc dù được gọi là một ngành công nghiệp nhưng CNPT không thể được hiểu như là một ngành cụ thể giống như ngành điện tử, ô tô, may mặc,...mà ngành CNPT là ngành có mối liên hệ mật thiết với tất cả các ngành này.


Hình 2: CNPT theo ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm đầu ra


Nguồn Phát triển ngành CNPT trong quá trình công nghiệp hóa tại Việt Nam 2

Nguồn: Phát triển ngành CNPT trong quá trình công nghiệp hóa tại Việt Nam- Development of Supporting industries for Vietnam’s industrialization (Submitted by Junichi Mori)-2003

Trong hình 2, ngành lắp ráp điện tử và ngành lắp ráp xe máy có chung ngành CNPT là ngành chế biến nhựa và kim loại; ngành may mặc và da giầy chung ngành CNPT là ngành dệt vải, làm da, và sản xuất phụ tùng; ngành chế biến thức ăn sử dụng các hàng hóa nông-lâm-ngư nghiệp.

Một điều đáng chú ý nữa là phạm vi của CNPT không đề cập chính xác tới quy mô của các doanh nghiệp trong ngành, chế độ sở hữu hoặc kiến trúc nền sản xuất.

Hình 3: Ngành CNPT theo quy mô và chế độ sở hữu


DN xuất khẩu, DN lắp ráp và các DN nước ngoài khác



Doanh nghiệp vừa và nhỏ khác



Doanh nghiệp nước ngoài và liên doanh trong ngành CNPT


DN nhà nước trong ngành CNPT


DN vừa và nhỏ trong ngành

CNPT


DN và nhỏ trong ngành CNPT


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

DN nước ngoài & DN liên doanh Doanh nghiệp vừa và nhỏ


Nguồn: “Tổng quan về khái niệm và sự phát triển ngành CNPT”- Nguyễn Thị Xuân Thủy (2006)


Các doanh nghiệp này có thể là các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, các doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Vì mục đích của CNPT là nâng cao tính cạnh tranh của ngành công nhiệp nên CNPT thường chỉ bao gồm những công ty có thể thỏa mãn tiêu chuẩn cao về chất lượng, chi phí và phân phối.

1.1.2. Đặc điểm của ngành CNPT

1.1.2.1. Là một ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn:

Trên thực tế, ngành CNPT đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn hơn ngành lắp ráp cuối cùng. Trong khi các quy trình lắp ráp cuối cùng đòi hỏi nhiều nhân công thì ngành CNPT lại đòi hỏi nhiều máy móc hơn và ít nhân lực hơn. Trong ngành sản xuất bộ phận ô tô, sơn là một trong số hàng ngàn các bộ phận khác cấu tạo nên một chiếc ô tô hoàn chỉnh. Sơn tưởng như là một khâu đơn giản, phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng sơn và không tốn kém về mặt máy móc và công nghệ, nhưng trên thực tế, khi trả lời báo Vietnamnet, công ty Xuân Kiên cho biết họ đã phải chi ra 120 tỷ đồng cho công nghệ sơn điện li. Ngoài ra, chi phí chuyển giao công nghệ cho mỗi mẫu xe cũng có thể lên đến hàng trăm nghìn USD. Hơn nữa, những máy móc trong ngành này lại không thể chia nhỏ được (một công ty không thể mua 1/5 chiếc máy để tiết kiệm chi phí được). Một khi những máy móc này được lắp đặt, chi phí vốn cho nhà máy sẽ không thay đổi dù cho chúng có được hoạt động 24 tiếng một ngày và 365 ngày một năm, hay chỉ là trong một khoảng thời gian nhỏ.

1.1.2.2. Đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao:

Nếu nhân công trong ngành lắp ráp, chế biến hay may mặc có thể là các lao động phổ thông vì công việc lắp ráp hay may mặc là những công việc đơn giản và có tính tuần hoàn, nhưng nhân công làm việc trong ngành CNPT hoàn toàn khác. Trong các ngành CNPT có sử dụng đến máy móc thì nhân công chủ yếu là những người vận hành máy móc, giám sát chất lượng, kĩ thuật viên hoặc kĩ sư. Tất cả họ đều phải trải qua trường lớp đào tạo để có thể có đủ năng lực làm việc với máy móc. Trong một số ngành như đúc, chế biến kim loại và phun


nhựa, một số khâu còn đòi hỏi các nhân công có trình độ tay nghề cao và có thậm chí phải khả năng tưởng tượng tốt.Cùng với sự phát triển của công nghệ - kĩ thuật thì nguồn nhân lực cũng cần phải có sự tiến bộ về năng lực để có thể bắt kịp được với sự phát triển đó. Chính vì đòi hỏi vốn lớn và nhân công có trình độ nên ngành CNPT tại các nước đang phát triển có xu hướng kém cạnh tranh. Các nước này không đủ vốn hoặc nhân công không có đủ năng lực để có thể hoạt động tốt các máy móc sản xuất này.

1.1.2.3. Là ngành bao cung cấp đầu vào và máy móc, thiết bị cho các ngành công nghiệp khác

Một sản phẩm lắp ráp hoàn thiện là kết quả của một quá trình sản xuất phức tạp bao gồm nhiều bộ phận khác nhau. Mỗi bộ phận lại mang những đặc điểm khác nhau, thuộc các ngành công nghiệp khác nhau. Chính vì vậy, thật dễ hiểu khi nói rằng ngành CNPT là một ngành bao trùm một lượng lớn các ngành công nghiệp khác. Trên thực tế, ngành công nghiệp điện tử, xe máy hoặc ô tô có chung ngành CNPT như ngành phun nhựa, ép kim loại,…Các sản phẩm điện dân dụng và xe máy đều sử dụng các bộ phận bằng nhựa được sản xuất thông qua một quy trình sản xuất giống nhau được gọi là quá trình ép phun. Các bộ phận kim loại nén được sử dụng cho các hàng hóa điện tử, xe máy và ô tô. Do đó ngành CNPT có thể là một nguồn cung cấp ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của các ngành sản xuất khác.

Hình 4: Những ngành CNPT cơ bản bao trùm nhiều ngành công nghiệp


Trong hình vẽ trên các bộ phận sản phẩm như phụ tùng và linhh kiện đúc 3


Trong hình vẽ trên, các bộ phận sản phẩm như: phụ tùng và linhh kiện, đúc, rèn, khuôn nhựa và nguyên liệu là những sản phẩm trung gian thuộc ngành CNPT và chúng là sản phẩm đầu vào trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất khác nhau: ô tô, điện tử, điện. Những sàn phẩm phụ trợ kể trên được coi là các sản phẩm phụ trợ cơ bản vì chúng là sản phẩm đầu vào cho một số lượng lớn các ngành công nghiệp khác.

1.1.2.4. Là ngành có giá trị gia tăng cao:

Giá trị gia tăng là khoản giá trị chênh lệch giữa đầu ra vào đầu vào của một quá trình sản xuất công nghiệp. Tại các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất, giá trị gia tăng tạo ra sẽ khác nhau.

Hình 5: Chuỗi giá trị trong một ngành công nghiệp


Nguồn Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam Giáo 4

Nguồn: Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam- Giáo sự Trần Văn Thọ (2005)

Biểu đồ trên biểu diễn chu trình sáng tạo giá trị gia tăng trong một ngành công nghiệp. Lí do khiến giá trị gia tăng trong ngành sản xuất linh-phụ kiện lớn hơn trong ngành lắp ráp chính là do ngành CNPT có hàm lượng chất xám cao và công nghệ hiện đại. Chính giá trị gia tăng cao đã lôi kéo được ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực CNPT. Nếu như trước đây, các nước ASEAN và Trung Quốc chủ yếu phụ trách công đoạn lắp ráp, công đoạn giá trị gia tăng


thấp nhất, thì bây giờ họ đã leo thang lên trên thượng nguồn của chuỗi giá trị, đặt biệt là giai đoạn sản xuất bộ phận, linh kiện (tức là di chuyển từ D lên C). Với công nghệ ngày càng tiên tiến hiện đại, cộng với số lượng doanh nghiệp phụ trợ ngày càng tăng, số lượng sản phẩm CNPT tại các quốc gia này ngày càng tăng, không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu nội địa mà còn được xuất khẩu sang các nước khác.

Bảng 1: 20 mặt hàng có kim ngạch xuất – nhập khẩu nhiều nhất của

ASEAN

. Trên đây là 20 mặt hàng có kim ngạch xuất nhập khẩu nhiều nhất của ASEAN 5

Trên đây là 20 mặt hàng có kim ngạch xuất-nhập khẩu nhiều nhất của ASEAN, phần lớn trong số này các sản phẩm CNPT, bao gồm các sản phẩm trung gian và các sản phẩm máy móc. Điều này chứng tỏ ngành CNPT đang

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/09/2022