chuỗi dây đó. Như vậy, mang lưới của bạn sẽ có thể hoạt động ngay cả khi bạn không làm việc.
Cũng phải nhận định rõ ràng rằng, kinh doanh theo mạng không phải là một công việc đơn giản, có tới 90% số người tham gia thất bại. Các nhà phân phối phải bỏ ra rất nhiều tiền của và công sức để duy trì khả năng cạnh tranh và có được các khoản thu nhập cao. kinh doanh theo mạng không phải là trò may rủi, nó đòi hỏi sự cần cù lao động, số lượng tiền nhất định được huy động ra và lòng kiên trì cao độ. Chúng ta không thể thành công với kinh doanh đa cấp nếu chúng ta không có lòng đam mê và không có lòng kiên trì cao độ.
1.3.2. So sánh giữa bán hàng truyền thống và bán hàng đa cấp
Trong nền kinh tế thương mại truyền thống hiện nay đang tồn tại những kênh phân phối hàng hoá và dịch vụ như sau:
Hình 3: Mô hình các kênh phân phối truyền thống
Nhà SX
Người TD
Có thể bạn quan tâm!
- Những tình huống bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam - 1
- Những tình huống bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam - 2
- Sự Khác Biệt Giữa Bán Hàng Đa Cấp Chân Chính Và Bất Chính
- Một Số Công Ty Bán Hàng Đa Cấp Đã Và Đang Hoạt Động Tại Việt Nam
- Thực Trạng Tình Hình Bán Hàng Đa Cấp Bất Chính Tại Việt Nam
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
Kênh 1
Nhà SX
Bán lẻ
Người TD
Kênh 2
Nhà SX
Bán buôn
Bán lẻ
Người TD
Kênh 3
Nhà SX
Bán buôn
Trung gian
Bán lẻ
Người TD
Kênh 4
Hình trên mô tả mô hình phân phối truyền thống gồm 4 kiểu kênh phân phối.
- Kênh 1 là mô hình phân phối trực tiếp, sản phẩm đi trực tiếp từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng không qua một cấp trung gian nào cả .
- Kênh 2, hàng hoá được lưu thông qua một cấp trung gian là nhà bán lẻ
- Kênh 3, có thêm một cấp trung gian là đại lý bán buôn.
- Kênh 4, gồm ba cấp trung gian là nhà bán buôn, trung gian, và nhà bán lẻ.
Trên thực tế còn nhiều cấp trung gian hơn nữa, và càng nhiều cấp trung gian thì việc kiểm soát càng trở nên khó khăn. Ở kênh 1 mặc dù hàng hoá được bán trực tiếp đến người tiêu dùng, nhưng công ty phải quản lý một đội ngũ nhân viên bán hàng rất lớn, điều này trên thực tế là rất khó khăn. Trong kinh doanh theo mạng, đội ngũ nhân viên đó được thế bằng đội ngũ các nhà phân phối độc lập và công ty không phải quản lý họ. Kinh doanh đa cấp sử dụng hai kênh phân phối sau:
Hình 4: Mô hình các kênh phân phối trong BHĐC
Kênh 1
Nhà SX
Nhà PP
Người TD
Kênh 2
Nhà SX
Công ty KD
Nhà PP
Người TD
Kênh 1, nhà sản xuất cũng đồng thời là công ty kinh doanh đa cấp, giảm đi một khâu trung gian, kênh phân phối này thường tồn tại ở những quốc gia có ngành kinh doanh theo mạng phát triển. Ở Việt Nam, mới chỉ xuất hiện một công ty kinh doanh theo mạng sử dụng kênh phân phối này, đó là công ty Việt AM
(một công ty của Bộ quốc phòng). Công ty này phân phối máy tĩnh điện Ion ở Việt Nam. Hay một số công ty như SITC, AAC…
Kênh 2, có thêm một cấp trung gian nữa đó là công ty kinh doanh theo mạng vì nhà sản suất không phải là công ty kinh doanh đa cấp hoặc nhà sản suất bán lại sản phẩm cho một công ty kinh doanh đa cấp ở bên nước khác khi chưa trực tiếp có kho hàng tại nước đó. Kênh phân phối này xuất hiên khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay, vì nhiều công ty kinh doanh ở Việt Nam đã nhập khẩu sản phẩm từ bên nước ngoài về để phân phối. Tuy nhiên kênh này vẫn không phải là kênh phân phối nhiều cấp trung gian. Vì sản phẩm cũng chỉ đi từ kho hàng của công ty kinh doanh đến người tiêu dùng qua những nhà phân phối độc lập.
Để phân biệt bán hàng đa cấp và bán hàng truyền thống, ta có thể dễ dàng so sánh hai hình thức này dựa vào mô hình phân phối của chúng:
Sơ đồ 1: Hình thức phân phối hàng nhập khẩu thông qua hệ thống phân phối truyền thống
Quảng Cáo + Các Khâu Trung Gian ~ 70% - 80% Tổng giá bán Sản Phẩm
Sơ đồ 2: Hình thức phân phối hàng sx nội địa qua hệ thống PPTT
Quảng Cáo + Các Khâu Trung Gian ~ 70% - 80% Tổng giá bán Sản Phẩm
Sơ đồ 3: Hình thức phân phối hàng hóa qua hệ thống KDTM
Trong hình thức phân phối truyền thống, thông thường các sản phẩm sau khi được sản xuất ra tại nhà máy sẽ được phân phối đến các đại lý khu vực, đại lý bán sỉ, đại lý bán lẻ, rồi sau đó mới đến tay người tiêu dùng. Trong trường hợp nếu sản phẩm đó là nhập khẩu thì sẽ thêm một khâu trung gian nữa đó chính là nhà nhập khẩu sản phẩm. Để kiếm được lợi nhuận thì các nhà kinh doanh thường phải tăng giá ở các khâu trung gian. Phần tăng thêm này chính là hoa hồng trả cho các khâu trung gian. Thông thường các khâu này chiếm từ 30% - 40% giá bán ra của một sản phẩm. Bên cạnh đó người tiêu dùng còn phải chịu một khoản chi phí khác nữa, đó là chi phí dành cho quảng cáo, tiếp thị, tuyên truyền và khuyến mãi. Khoản chi phí này thường chiếm khoảng 40% giá bán ra của một sản phảm. Ví dụ như chi phí quảng cáo trên Tivi vào giờ cao điểm là khoảng 38
triệu VNĐ cho 30 giây trên kênh VTV1, hoặc từ 3-5 triệu VNĐ trên các đài địa phương. Hay chi phí quảng cáo trên báo Lao Động là 8 triệu cho một trang báo…
Theo các chuyên gia thì một thông điệp quảng cáo muốn tạo được ấn tượng nơi người xem sẽ thường xuyên phải quảng cáo từ 4 -10 lần trong 1 ngày và kéo dài liên tục trong nhiều tháng. Như vậy chi phí quảng cáo là rất lớn cộng với việc tăng giá thành ở các khâu trung gian sẽ làm cho giá của sản phẩm tăng từ 70 - 80%. Trong khi đó giá thành sản xuất ra một sản phẩm tại nhà máy chỉ chiếm khoảng 20 – 30% mà thôi. Nhưng người tiêu dùng chúng ta luôn phải gánh chịu toàn bộ các khoản chi phí đó.
Còn hình thức bán hàng đa cấp thì sản phẩm sau khi được sản xuất ra tại nhà máy sẽ được phân phối bởi một công ty tiêu thụ hay nhập khẩu. Từ đây sản phẩm được đưa trực tiếp đến người tiêu dùng. Khi đó giá bán của sản phẩm sẽ rẻ hơn nhiều, vì vậy đương nhiên người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi.Và do tiết kiệm được những chi phí trung gian mà mức phần trăm thưởng cho các nhà phân phối sẽ khá cao, ngoài ra công ty còn có lợi nhuận cao hơn để đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Do vậy, 100% các công ty kinh doanh theo mạng chân chính đều có những sản phẩm độc đáo, chất lượng tốt và luôn được nâng cao, đồng thời sản phẩm được bảo vệ độc quyền.
Hình 5: Mô hình nguyên lý trả thưởng của các công ty BHĐC(*)
Sản phẩm chỉ đến được tay người tiêu dùng khi đi qua một nhà phân phối, nghĩa là bạn không thể mua hàng trong công ty nếu không có một mã số (ID) của một nhà phân phối nào đó. Bất cứ một nhà nhân phối nào cũng phải lấy hàng trực tiếp từ công ty thì mới được công ty trả hoa hồng. Nhà phân phối cấp một sẽ được nhận thêm phần trăm hoa hồng nếu nhà phân phối cấp hai (người được mình giới thiệu, đỡ đầu) bán được sản phẩm tới tay khách hàng. Cứ như vậy, càng nhiều các nhà phân phân phối phía dưới làm việc hiệu quả thì nhà phân phối cấp một sẽ được hưởng một lượng hoa hồng tích lũy lớn, chính vì vậy người ta nhầm tưởng đây là hình thức phân phối qua nhiều cấp trung gian.
1.3.3. Ưu điểm của hình thức bán hàng đa cấp
Hiện nay ở nhiều nước, luật về bán hàng đa cấp đã ra đời nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà phân phối độc lập và ngăn chặn các “hình tháp ảo”. Các trường đại học lớn trên thế giới đều có khoa bán hàng đa cấp như
(*) Nguồn: http://www.profitclinic.com/mlm/whats-mlm/trends.html
trường đại học tổng hợp Illinois…, nhiều cuốn sách về bán hàng đa cấp đã ra đời để giúp các nhà phân phối độc lập nắm bắt được phương pháp làm việc. Cũng theo ông Richard Poe trong cuốn "Làn sóng thứ ba-Kỷ nguyên mới trong ngành Kinh doanh theo mạng" thì dù bạn có tin hoặc có theo hay không, kinh doanh đa cấp vẫn là một xu thế kinh doanh tất yếu trong thời gian tới. Vậy kinh doanh đa cấp có lợi thế gì so với kinh doanh truyền thống? Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của bán hàng đa cấp:
- Đối với người tiêu dùng:
+ Người tiêu dùng sẽ có được những sản phẩm độc đáo, chất lượng tốt với một mức giá rẻ nhờ vào hệ thống phân phối một cấp trung gian. Hơn nữa, người tiêu dùng sẽ được hưởng những dich vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất như: hàng được mang đến tận nhà, được hướng dẫn, tư vấn cụ thể về sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua. Được đổi sản phẩm hoặc hoàn lại tiền nếu sản phẩm có tác động xấu đến người tiêu dùng…
+ Người tiêu dùng ngoài việc họ được sử dụng sản phẩm ra thì họ sẽ có thể trở thành nhà phân phối độc lập sản phẩm của bất kỳ công ty bán hàng đa cấp nào nếu hộ muốn và họ là người từ 18 tuổi trở lên.
- Đối với xã hội:
+ Các công ty bán hàng đa cấp chân chính là các công ty có sự minh bạch trong tài chính. Hầu hết các giao dich đều được lưu trên máy tính và thuế thu nhập của các nhà phân phối luôn được đóng đầy đủ. Vì các công ty này đều trả thưởng cho các nhà phân phối qua hệ thống ngân hàng.
+ Do việc bán hàng trong các công ty bán hàng đa cấp là một công việc làm thêm của hầu hết các nhà phân phối nên ngoài 8h làm việc đối với công
nhân viên chức, nhân viên tại các công ty, xí nghiệp… sau khi kết thúc giờ làm việc. Điều đó giúp họ tăng thu nhập, cải thiện đời sống và đóng góp nhiều hơn cho xã hội.
+ Công việc bán hàng này không đòi hỏi người tham gia phải có bằng cấp, chuyên môn nghiệp vụ nào, không có tuổi về hưu, không phân biệt giới tính nên có thể giải quyết công ăn việc làm cho những đối tượng này.
- Đối với doanh nghiệp:
+ Tiết kiệm được chi phí cho quảng cáo, tuyên truyền … vì các nhà phân phối độc lập sẽ làm những công việc đó.
+ Hạn chế được hiện tượng hàng giả vì sản phẩm được lưu trong kho của công ty và từ đó sản phẩm được phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng.
+ Giúp các doanh nghiệp giải quyết được vấn đề tồn đọng vốn lâu dài vì doanh nghiệp luôn kiểm soát được lượng hàng bán ra, không phải lo kí gửi hàng ở các đại lí, không có hiện tượng nợ tồn đọng của các đối tác.
+ Giúp doanh nghiệp nhanh chóng tạo ra một hệ thống phân phối đông đảo trên toàn thế giới mà không hề mất chi phí cho việc quản lý nhân sự. Các nhà phân phối độc lập này chính là đối tác kinh doanh của doanh nghiệp chứ không phải là những người làm thuê. Hơn thế nữa, quyền kinh doanh và thành quả kinh doanh của nhà phân phối độc lập còn có thể để cho người khác thừa kế. Do vậy, tính chủ động, sáng tạo của hàng triệu con người, những người luôn chia sẻ những kinh nghiệm thành công để giúp người khác thành công sẽ giúp doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững.
+ Dễ dàng đưa một sản phẩm mới ra thị trường hay thâm nhập vào một thị trường hoàn toàn mới.