đồng cấp mình. Chẳng hạn 1TTKD cũng có tuyến dưới là TTKD. Khi đó thù lao của người TTKD ở phía trên sẽ được bổ sung thêm 1 % nữa. Trong quá trình phấn đấu để lên CNKD người TTKD chắc chắn phải có ít nhất 2TTKD ở phía dưới. Khoản thù lao bổ sung để đảm bảo người bên trên luôn có thu nhập. Họ không cần phải ngần ngại khi có tuyến dưới đồng cấp. Tuy nhiên chế độ thù lao cũng phản ánh một cách trung thực và công bằng nỗ lực bỏ ra của mỗi người. Chẳng hạn một người tham gia hệ thống bán hàng đa cấp chỉ nhiệt tình trong thời gian đầu, sau khi có 3 tuyến dưới rồi anh ta không chịu làm việc nữa. Những người bên dưới anh ta vẫn tích cực hoạt động. Trong số đó có người nhanh chóng vươn lên bằng anh ta. Do bỏ ra nhiều thời gian để chăm sóc đào tạo tuyến dưới, người TTKD sau có 2TTKD tuyến dưới trước người TTKD đầu tiên. Như vậy mức thù lao anh ta được hưởng là 24%+1%+1%=26%
Khi đó thù lao gián tiếp của TTKD đầu tiên là 25% - 26% = 0
Cơ cấu thù lao cho thấy để lên cấp và có thù lao cao trong MLM buộc phải sử dụng cái đầu quản lý và một lòng nhiệt tình hăng hái làm việc. Không xảy ra tình trạng ăn theo, người vào sau hoàn toàn có thể vươn cao hơn và nhanh hơn người vào trước. Cấp bậc TTKD vẫn chỉ là những bước đầu tiên trong hệ thống phân phối. Nếu một người TTKD sớm thoả mãn với 3 tuyến dưới của mình thì rất có khả năng tháng sau anh ta lại phải bắt đầu từ con số
0. Đây chính là lý do để TTKD vươn tới một cấp bậc cao hơn CNKD bởi bắt đầu từ CNKD có thêm một thù lao nữa: Thù lao vinh dự.
Thù lao vinh dự. là 1% tiền thưởng cho bất kỳ một thành tích phát sinh nào trong mạng lưới của mình.
Ví dụ: Một CNKD có 3TTKD tuyến dưới. TTKD 1,2,3 có thêm lần lợt là 10,15,20 thành tích cả trực tiếp và gián tiếp. Như vậy tổng thành tích phát sinh trong tháng của người CNKD này là 10+15+20=45
Thù lao vinh dự CNKD nhận được trong tháng là
2.000.000*1%*45=900.000VNĐ
Như vậy cho dù có tuyến dưới đồng cấp CNKD vẫn được hưởng 1% cho thành tích phát sinh trong hệ thống phân phối của mình. Điều này hoàn toàn hợp lý bởi để lên được cấp bậc CNKD nhà phân phối phải biết cách đào tạo nên những tuyến dưới xuất sắc và dạy cho họ cách để lên được cấp bậc quản lý đầu tiên. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có 5% may mắn xảy ra đối với những người vô tình giới thiệu được những thành viên xuất sắc. Cá nhân họ không có năng lực quản lý lãnh đạo nhưng những người tuyến dưới họ lại tự biết cách làm việc nhờ đó mà đẩy họ lên cấp bậc cao hơn. Điều này sẽ ít xảy ra khi bước tới ngưỡng cửa thành công - cấp bậc PPKD.
Quyền lợi đặc biệt dành cho PPKD là thù lao gián tiếp cao hơn hẳn các cấp bậc khác chiếm tới 8%. Để lên tới cấp bậc này nhà phân phối phải thực sự là những người có năng lực và tâm huyết với ngành nghề. Công việc của họ chủ yếu là Đào tạo. Ứng với sơ đồ đào tạo ở trên PPKD là những người nắm rất rõ cách thức đào tạo tuyến dưới biết cách đào tạo ra những người trực tiếp quản lý, hướng dẫn các thành viên mới. Có nghĩa là đã đủ độ sâu 3 tầng.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Việt Nam
- Thực Trạng Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Việt Nam
- Những Thành Quả Đạt Được Của Hoạt Động Bán Hàng Đa Cấp Trên Thế Giới
- Tác Động Của Văn Hoá Doanh Nghiệp Của Công Ty Đến Chất Lượng Nguồn Nhân Lực
- Xu Thế Và Tiềm Năng Phát Triển Của Hoạt Động Bán Hàng Đa Cấp
- Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Việt Nam Cùng Với Việc Phát Triển Hoạt Động Bán Hàng Đa Cấp
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Tiểu kết: Sự phát triển của hoạt động MLM cho đến nay đã gặt hái được những thành quả đáng kể. Một trong những tác động tích cực do hoạt động kinh doanh này đem lại khi du nhập vào Việt Nam chính là những sản phẩm tiện ích, chất lượng cao và hơn thế nữa là cơ cấu trả thưởng công bằng tạo điều kiện để nguồn nhân lực Việt Nam phát huy thế mạnh của mình.
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP ĐẾN CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM THÔNG QUA VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH CỦA CÔNG TY THIÊN NGỌC MINH UY
I. GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ CÔNG TY THIÊN NGỌC MINH UY
Công ty Thiên Ngọc Minh Uy là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực MLM tại Việt Nam. Đã được cấp giấy phép kinh doanh số 0102027203
Trụ sở chính của công ty: Trung tâm thương mại 3 tầng, đường Cầu Diễn, thôn Kiều Mai, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Ngành nghề kinh doanh: Hàng kim khí điện máy, điện gia dụng (nồi áp suất, bếp điện từ, máy ozon), mỹ phẩm nhãn hiệu Andre, thực phẩm chức năng, thiết bị chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (Thập tam cứu, máy mát xa)
Vốn điều lệ: 4.000.000.000 VNĐ
Thiên Ngọc Minh Uy là một doanh nghiệp bán hàng đa cấp chân chính với quy mô tương đối lớn. Doanh thu một tháng của công ty đạt xấp xỉ 12 tỷ đồng. Hiện nay công ty đã có chi nhánh ở 42 tỉnh thành trong cả nước. Số lượng phân phối viên lên tới 200.000 người. Thu nhập cao nhất của phân phối viên có tháng đạt 336 triệu đồng. Do kinh doanh trong lĩnh vực MLM công ty đã thu hút được rất nhiều tầng lớp khác nhau cùng hợp tác và phát triển sự nghiệp. Hoạt động kinh doanh của công ty có tác động lớn đến lực lượng lao động Việt Nam và góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam.
II. CÁCH THỨC TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG TY THIÊN NGỌC MINH UY ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM
Hoạt động kinh doanh của công ty Thiên Ngọc Minh Uy tác động tới chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam thông qua hai nhân tố cơ bản là văn hoá doanh nghiệp và chế độ đào tạo. Mỗi nhân tố có một đặc thù riêng nên mức
độ, cách thức tác động cũng không giống nhau. Để tìm hiểu mối tương tác giữa hai khái niệm này người viết xin được đề cập tới vai trò của văn hoá doanh nghiệp và chế độ đào tạo ma công ty đang áp dụng đối với việc nâng cao trình độ và chất lượng nguồn nhân lực.
1. Tác động thông qua văn hoá doanh nghiệp
1.1 Vai trò của văn hoá doanh nghiệp đối với chất lượng nguồn nhân lực
1.1.1 Khái niệm văn hoá doanh nghiệp
Theo UNESCO định nghĩa thì:“Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”.
Doanh nghiệp là một tổ chức liên kết các thành viên nhằm theo đuổi và thực hiện một mục tiêu chung. Vì thế, “Văn hoá doanh nghiệp được coi là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích”.
1.1.2 Vai trò của văn hoá doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được. Trong khuynh hướng xã hội ngày nay thì nguồn lực chính của một doanh nghiệp là con người mà văn hoá doanh nghiệp là cái liên kết và nhân lên nhiều lần giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ đó. Do vậy, có thể khẳng định văn hoá doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy hành vi tích cực của các thành viên, nâng cao hiệu quả lao động và tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. Càng ngày, văn hóa doanh nghiệp càng trở nên quan trọng. Đó là một trong những yếu tố chính mà người lao động quan tâm và muốn tìm hiểu trước khi bắt đầu gia nhập một tổ chức mới. Bên cạnh các chính sách về lương, thưởng, thời gian làm việc, họ còn xem xét đến các yếu tố về phúc lợi cho nhân viên, môi trường làm việc, độ tuổi trung bình lao động tại doanh nghiệp. Đặc biệt là với những người có bản lĩnh, có năng lực, nhu cầu được tôn trọng và tự khẳng định lại càng lớn, khi đứng trước nhiều sự lựa chọn họ thường nghiêng về những công ty có văn hoá lành mạnh, môi trường làm việc tự do, có sự cạnh tranh công bằng. Nhiều cuộc điều tra cho thấy mức lương cao không phải là lựa chọn duy nhất và hàng đầu khiến họ đến với doanh nghiệp.
Ngày nay, khi quá sẵn những mặt hàng phục vụ cho nhu cầu cuộc sống, người tiêu dùng buộc phải lựa chọn một cách thông minh những sản phẩm phù hợp. Họ đánh giá hàng hoá thông qua giá trị của thương hiệu mà doanh nghiệp đã dày công xây dựng. Để một thương hiệu có tiếng nói trên thị trường không thể thiếu một yếu tố vô cùng quan trọng. Đó là văn hoá doanh nghiệp. Thực tế là các doanh nghiệp thường triển khai quá trình tạo dựng văn hóa doanh nghiệp theo hướng chú trọng xây dựng những biểu hiện bên ngoài như khẩu hiệu, logo; cách chào hỏi, nói năng; phong trào sinh hoạt văn hóa văn nghệ, tạp chí nội bộ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, đã có một số doanh nghiệp nhìn nhận văn hóa doanh nghiệp sâu sắc hơn, không chỉ dừng lại ở “phong trào bề nổi”, mà coi văn hóa là bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp, là sức mạnh cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp và cuối cùng là động lực phát triển của doanh nghiệp. Thế nên, việc chủ động xây dựng giá trị văn hóa doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu kinh doanh thực sự rất cần thiết nếu doanh nghiệp muốn văn hóa phục vụ có hiệu quả cho định hướng phát triển chung, góp phần tạo
nên sức mạnh cạnh tranh của mình.
1.2. Quá trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp của công ty Thiên Ngọc Minh Uy và những thành quả đạt được.
1.2.1. Văn hóa doanh nghiệp trong nội bộ công ty
+ Khẩu hiệu của công ty:
“Người Thiên Ngọc là người như thế nào?
- Nhiệt tình
Người Thiên Ngọc là người như thế nào?
- Tích cực
Người Thiên Ngọc là người như thế nào?
- Có trách nhiệm”
+ Lời chào buổi sáng dành cho nhân viên Thiên Ngọc: “Tôi thích chính tôi
Tôi là người tốt nhất
Tôi nhất định sẽ thành công”
+ Phong cách làm việc của nhân viên Thiên Ngọc “Chúng tôi là người Thiên Ngọc vì thế:
Chúng tôi luôn nở nụ cười với khách hàng trong bất cứ mọi hoàn cảnh
Chúng tôi tư vấn cho khách hàng một cách chính xác và hoàn hảo nhất
Chúng tôi luôn biết việc nào nên làm trước, việc nào nên làm sau
Chúng tôi luôn giữ cho mình một sắc mặt tươi xinh nhất
Chúng tôi luôn tự hào đã đóng góp một phần bé nhỏ của mình vào sự phát triển của quý chuyên viên kinh doanh và công ty”
Giữ gìn những nét văn hoá doanh nghiệp là một việc làm thường xuyên và liên tục. Vào mỗi buổi sáng trước khi bước vào một ngày làm việc mới nhân viên công ty tập trung trước hội trường điểm danh, hô khẩu hiệu Thiên Ngọc (tập thể dục miệng Thiên Ngọc) và hát múa bài ca Thiên Ngọc. Tại mỗi
phòng ban đều có dán lời nhắc nhở về phong cách làm việc của nhân viên. Có thể thấy nét văn hoá doanh nghiệp tại công ty Thiên Ngọc Minh Uy đã có tác dụng rất lớn trong việc hình thành một môi trường làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo và chủ động. Nhân viên công ty coi sự nghiệp của công ty như sự nghiệp. mục tiêu phấn đấu của chính mình. Việc xây dựng hình ảnh, tạo ấn tượng riêng biệt đối với khách hàng không chỉ đòi hỏi sự phấn đấu nỗ lực của tất cả các thành viên, mà còn là vấn đề sống còn của cả doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
1.2.2. Văn hóa doanh nghiệp đối với khách hàng
Đối với một doanh nghiệp bán hàng đa cấp, hình ảnh của công ty tác động rất lớn đến tâm lý khách hàng. Việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp trở thành yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Thiên Ngọc Minh Uy đã sớm nhận thức được điều đó, nên để có được niềm tin của khách hàng, công ty đã lấy phương châm “ Trung thực -Uy tín - Cảm ơn - Báo đáp” làm định hướng phát triển.
Công ty đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng những nét văn hoá doanh nghiệp hướng tới khách hàng. Điển hình là:
Khích lệ tình yêu Thiên Ngọc
Khích lệ tình yêu tuyến trên/tuyến dưới Khích lệ tình yêu bản thân
Khích lệ tình yêu pháo hoa Khích lệ tình yêu nụ hôn Khích lệ tình yêu giải tán Khích lệ đỉnh cao
Sáng lạn (tự giới thiệu bản thân)
Truyền tải các giá trị văn hoá thông qua các bài hát, bài thơ Bài ca Thiên Ngọc
Bài ca Tiến lên
Bài hát “Biết ơn”
Bài thơ “Con đường đi đến thành công” Bài thơ “ Cho dù như thế nào”
Cách thức lưu truyền:
Công ty Chuyên viên kinh doanh Chuyên viên kinh doanh
Công ty Chuyên viên kinh doanh: Khâu quan trọng nhất trong việc truyền tải các giá trị văn hoá doanh nghiệp đến khách hàng, đồng thời cũng là người hợp tác kinh doanh với công ty, gọi chung là chuyên viên kinh doanh. Để đảm bảo tính mô phạm công ty thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo, do nhân viên công ty trực tiếp truyền dạy lại cho các chuyên viên kinh doanh với phương châm thực hành và hiệu quả. Tham gia các khoá học có thể là chuyên viên mới hoặc cũ. Đây cũng là cơ hội tốt để kiểm tra và phát hiện ra những sai sót trong quá trình lưu truyền các nét văn hoá.
Chuyên viên kinh doanh Chuyên viên kinh doanh: Đây chính là bước phổ biến giá trị văn hoá doanh nghiệp trên quy mô rộng. Với số lượng trên 200.000 chuyên viên kinh doanh, việc tổ chức đào tạo trực tiếp từ công ty là điều rất khó có thể xảy ra. Quá trình hợp tác giữa công ty và chuyên viên đòi hỏi sự tự nguyện cao độ. Chính vì thế để tạo điều kiện cho những chuyên viên ở xa, công ty áp dụng hình thức thứ 2: thông qua các buổi sinh hoạt tập thể. Quy mô buổi sinh hoạt có thể lớn hoặc nhỏ, địa điểm, thời gian linh hoạt. Có thể là những buổi họp nội bộ với 3 đến 5 thành viên hoặc những buổi khích lệ quy mô lớn hơn (20-50 thành viên) tại công viên, hội trường. Qua những buổi sinh hoạt này các thành viên vừa có cơ hội trao đổi, học hỏi kĩ năng phương pháp làm việc vừa giao lưu bằng những nét văn hoá của công ty. Cách thức lưu truyền tự nhiên này đem lại hiệu quả rất cao tạo một không khí làm việc vui vẻ hào hứng đồng thời đóng vai trò là sợi dây vô hình gắn chặt hình ảnh công ty đến các chuyên viên kinh doanh.