DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Lá cờ “Quyết tử quân” 44
Hình 2.2. Bản chỉ thị “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp” trưng bày trong phần Chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông 1947 46
Hình 2.3. Bức thư Bác Hồ gửi “Trung đoàn Sông Lô” trưng bày trong phần Chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông 1947 49
Hình 2.4. Khẩu badôka do cán bộ, công nhân ngành Quân giới Việt Nam sản xuất năm 1947 51
(nguồn:http://www.btlsqsvn.org.vn) 51
Hình 2.5. Sách "Chính sách ruộng đất của Đảng". 53
Hình 2.6. Sách "bổ sung chỉ thị 37 về chính sách ruộng đất của Đảng" Ban chấo hành Trung Ương Đảng xuất bản năm 1952 54
Hình 2.7. Chiếc cối của Mẹ Việt Nam anh hùng Trương Thị Dư 55
Hình 2.9. Đôi bồ và chiếc đòn gánh này cũng đã góp công trong Chiến dịch 56 Hình 2.10. dép lốp cao su của chiến sĩ Điện Biên 57
Có thể bạn quan tâm!
- Đổi mới phương pháp sử dụng tư liệu hiện vật vào dạy học Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ở trường trung học phổ thông - 1
- Vai Trò, Ý Nghĩa Của Việc Đổi Mới Phương Pháp Sử Dụng Tlhv Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Thpt
- Ý Nghĩa Của Việc Đổi Mới Phương Pháp Sử Dụng Tlhv Vào Dhls Ở Trường Thpt
- Ý Kiến Của Giáo Viên Về Tác Dụng Của Việc Sử Dụng Tlhv Vào Dạy Học
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
Hình 2.11. Pháo bộ bội ta đưa vào mặt trận 57
Hình 2.12. Súng Cối 81mm của Pháp, bộ đội ta thu ở Điện Biên Phủ năm 1954 58
Hình 2.12. Súng phun lửa thực dân Pháp dùng ở Biên Biên Phủ 58
Hình 2.13. Mìn nhảy vũ khí Pháp dùng ở Biện Biên 59
Hình 2.14. Áo chống đạn của lính Pháp ta thu được ở Điên Biên Phủ 59
Hình 2.15. Mũ sắt của lính Pháp bị ta thu ở chiên dịch Điện Biên Phủ 60
Hình 2.16. Xe đạp thồ, ông Ma Văn Thắng chở 10 chuyến lương thực với trọng tải 375-400 kg, vượt đèo dốc phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ 66
Hình 2.17. Guốc chèn pháo của Trung đoàn lựu pháo 45, Đại đoàn 351 tự chế tạo để chèn bánh pháo (1/1954) 69
Hình 2.18. Cuốc chim của Đại đội Công binh 83, Trung đoàn 151 72
Hình 2.19. Dây kéo pháo vượt dốc vào vị trí tập kết của Đại đoàn 351 74
Hình 2.20. Hình ảnh trang chủ web góc nhìn hiện vật 75
(nguồn: Chinh Nương) 75
Hình 2.22. Dây thừng giật cò lựu pháo 105 mm sử dụng trong đợt tấn công thứ nhất (3/1954). 77
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đất nước ngày càng đi lên và phát triển kéo theo đó là những đòi hỏi về giáo dục phổ thông phải đào tạo những con người phát triển toàn diện, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mỗi môn học ở nhà trường phổ thông với đặc trưng của mình đều phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ, trong đó có môn Lịch sử.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Khóa VIII) đã nêu rõ:“Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học” [1, tr.41]. Chính vì vậy dạy học lịch sử không chỉ là cung cấp kiến thức một cách đơn thuần mà còn phải giúp người học phát triển những kỹ năng những năng lực của bản thân trong quá trình học tập.
Đối với bất cứ nước nào, môn Lịch sử đều có chức năng quan trọng trong đào tạo năng lực của HS, đào tạo con người có bản sắc dân tộc, có tư duy độc lập sáng tạo. Riêng đối với Việt Nam, lịch sử càng giữ vai trò cực kỳ quan trọng gắn liền với sự tồn vong của quốc gia - dân tộc. Đặc trưng của bộ môn Lịch sử là những tri thức mang tính quá khứ, không thể tri giác một cách trực tiếp như những tri thức khác.Yêu cầu đặt ra là cần nhìn nhận quá khứ một cách khách quan, chân thực.Từ lịch sử thấy được quá khứ, thấy được quy luật của xã hội loài người, soi vào lịch sử để có được tấm gương, rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.Cho đến thời điểm hiện nay, giáo dục lịch sử cần thiết phải cho HS tự đánh giá các vấn đề lịch sử trên cơ sở những chứng cứ xác thực. Đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng DHLS, làm cho HS hứng thú và phát huy được khả năng vốn có của mình một cách năng động và sáng tạo.
Hồ Chí Minh đã viết hai câu thơ mở đầu trong cuốn “Lịch sử nước ta”(1941):
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Tuy nhiên giai đoạn hiện nay thực trạng dạy học môn Lịch sử trong trường phổ thông đang là vấn đề thời sự nóng hổi, luôn thu hút sự quan tâm của xã hội… Trong những năm gần đây, chất lượng môn lịch sử của HS trung học phổ thông ở nước ta ngày càng giảm sút. Môn lịch sử đang có nguy cơ mất dần vị thế vốn có của nó,việc dạy học môn lịch sử gặp nhiều khó khăn. Đó thực sự là những vấn đề đáng báo động do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Dạy học là một hoạt động sáng tạo. Không có phương pháp, mô hình nào là bất biến. Vấn đề HS chán học và “ngại” học bộ môn Lịch sử là do nhiều nguyên nhân, do từ nhiều phía. Vậy GV phải là người biết tìm ra những phương pháp mới để tạo cho HS tính chủ động nắm bắt, khai thác kiến thức, say mê học tập.
Tuy nhiên, một thực tế đang diễn ra với bộ môn Lịch sử, HS tiếp cận với tri thức lịch sử thông qua sự hiện đại hóa lịch sử, qua lăng kính của GV. Thực tế cho thấy, HS không mấy mặn mà với phương pháp DHLS này hơn nữa từ phía HS cho thấy đa phần các em coi môn Lịch sử là môn phụ, học đối phó, HS không thích học lịch sử, chán học sử, sợ học sử thậm chí ghét nó và có những hành động phản kháng… Việc đó sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn, nếu chúng ta không khắc phục được vị trí, vai trò của bộ môn Lịch sử trong trường THPT và trong xã hội.Để có thể phát huy hết khả năng và nhiệm vụ của bộ môn trong giáo dục giới trẻ, yêu cầu của xã hội đặt ra với bộ môn Lịch sử ngày càng cấp thiết.
Xuất phát từ thực trạng việc học tập lịch sử hiện nay, … chúng ta cần phải có nhận thức mới về bộ môn, về bài học lịch sử. Mỗi một bài học phải đem đến cho HS niềm say mê học tập, có mong muốn, nhu cầu học tập, phải đem đến cho HS niềm say mê trong học tập. Nói cách khác, nền giáo dục lịch sử không đặt nặng trọng tâm vào kiến thức, mà phải đặt trọng tâm vào khơi dậy đam mê của HS, kích thích tò mò, hứng thú, sáng tạo để các em có thể tự
tìm kiếm những gì không chỉ trong phạm vi kiến thức ở nhà trường, mà cả kiến thức ngoài xã hội, để các em thấy rằng, mỗi ngày đến trường, mỗi một bài học lịch sử đều có ích. Hơn nữa, một nền giáo dục, một bài học Lịch sử như vậy không đặt nặng trọng tâm vào việc giúp HS tiếp nhận kiến thức của bài học mà giúp người học nhận ra những năng lực, trí tuệ của mình.
Trong giảng dạy môn lịch sử lớp 12, giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp lần 2 thời kỳ 1946 - 1954 với nhiều sự kiện quan trọng mang dấu ấn lịch sử. Bằng nhiều phương pháp để giáo viên truyền đạt bài giảng có hiệu quả, từ trước tới nay giáo viên thường sử dụng phương pháp thuyết trình, phát vấn, hoạt động nhóm...kết hợp với đồ dùng trực quan như tranh ảnh, lược đồ,sơ đồ, phim tài liệu... Theo chúng tôi ngoài những phương pháp trên, chúng ta có thể sử dụng nguồn TLHV vào trong dạy học Lịch sử Việt Nam phần này.
Việc dạy và học Lịch sử trong trường phổ thông phải dựa trên những sự kiện có thật, những sự việc đã diễn ra trong quá khứ hoặc những chứng cứ về sự tồn tại của các sự kiện lịch sử và quá khứ ấy một phần nằm trong nguồn TLHV.
Việc sử dụng TLHV vào dạy học lịch sử sẽ tạo cho HS hứng thú trong học tập, góp phần hình thành biểu tượng cho HS và một góc độ nào đó cho HS là phát triển năng lực giải quyết vấn đề với những câu hỏi xung quanh hiện vật. Vì thế, mục tiêu của giờ học lịch sử không chỉ cung cấp cho người học những kiến thức lịch sử mà còn hướng đến sự hào hứng cho HS tự đi tìm kiến thức ngoài sách giáo khoa.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi chọn đề tài “đổi mới phương pháp sử dụng TLHV vào dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ở THPT”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nói đến vấn đề sử dụng hay đổi mới phương pháp sử dụng tư liệu lịch sử vào DHLS thì đã có rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu chuyên sâu, tập trung
đến vấn đề này. Mặc dù các bài nghiên cứu với mức độ và cách thức khác nhau nhưng các tác giả đều nhấn mạnh vai trò và đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm sử dụng một cách hiệu quả tư liệu lịch sử vào dạy học lịch sử.
Sử dụng tư liệu lịch sử vào dạy học lịch sử là một đề tài nhận được khá nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Những vấn đề về việc sử dụng tư liệu lịch sử nói chung và sử dụng nguồn TLHV nói riêng đã và đang thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam.
2.1. Lịch sử nghiên cứu ở nước ngoài
Có khá nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài xoay quanh vấn đề sử dụng và đổi mới phương pháp sử dụng tư liệu lịch sử vào dạy học.
Như cuốn sách Dạy học trong bảo tàng (learning in the museum) của tác giả George E. Hein, tác giả đề cập khá nhiều vấn đề trong cuốn sách như cách học tại bảo tàng như thế nào, khai thác lý thuyết từ các tư liệu ở bảo tàng ra sao, cho đến việc thăm quan kết hợp học tập phải đảm bảo những yếu tố gì được tác giả trình bày khá kỹ lưỡng trong cuốn sách. Đặc biệt tác giả nhấn mạnh việc khai thác nguồn TLHV trong bảo tàng và những lưu ý khi sử dụng nguồn tư liệu này trong DHLS.
Hay công trình nghiên cứu Giảng dạy lịch sử vì lợi ích chung (Teaching history for commom good) của Barton và Levstik, hai tác giả đã đề cập đến việc thực hiện dạy những tiết học lịch sử tại các bảo tàng mà nguyên liệu chính cho những tiết dạy đó chính là tư liệu lịch sử trong bảo tàng đang trưng bày, thực tế lớp học như vậy sẽ làm cho việc sử dụng nhiều loại tư liệu thực tế của người học được nâng cao, như vậy không chỉ tốt cho HS ở môn học mà còn tốt trong đời sống thực tiễn.
Nhắc đến xung quanh vấn đề dạy học với tư liệu lịch sử thì nghiên cứu History in danger của tác giả Mary Price tác giả đã khẳng định tất cả các nguồn tài liệu, các bảo tàng (các dịch vụ bảo tàng đang làm công việc tuyệt vời trong
việc truyền đạt lịch sử đến với mọi người, đồng thời tác giả cũng nói đến việc lựa chọn và sắp xếp các tài liệu để sử dụng trong các trường học là tốn kém và thời gian thay vào đó có thể cho HS đến bảo tàng để học hơn nữa thậm chí có thể để cho học viên làm việc sản xuất các bộ dụng cụ vật liệu để sử dụng trong lịch sử theo cách của họ.
2.2. Lịch sử nghiên cứu ở trong nước
Bên cạnh các nghiên cứu, bài viết của các tác giả nước ngoài xung quanh vấn đề sử dụng tư liệu lịch sử vào dạy học thì cũng đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, học giả của Việt Nam quan tâm đến vấn đề này:
Trong cuốn “Phương pháp luận sử học” của Phan Ngọc Liên (chủ biên), NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2011, tác giả đã xác định vị trí, vai trò của tư liệu trong học tập và nghiên cứu lịch sử.
Tập thể các tác giả cuốn giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử”, tập II, Phan Ngọc Liên (chủ biên) NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2010, cũng đề cập đến vấn đề sử dụng tài liệu tham khảo trong DHLS.Ở đó, có nhắc đến tài liệu lịch sử và vai trò của nó là dùng để làm dẫn chứng minh họa cho các sự kiện được trình bày.
Trong cuốn “Đổi mới phương pháp DHLS ở trường phổ thông” do Phan Ngọc Liên chủ biên, NXB Đại học Sư phạm, 2008, tác giả đã trình bày các bài viết về việc sử dụng tư liệu trong dạy học lịch sử ở trường THPT. Trong đó, khẳng định sự cần thiết cần phải sử dụng các tài liệu tham khảo, tư liệu lịch sử trong quá trình DHLS.
Trong cuốn Bảo tàng, di tích – nơi khơi nguồn cảm hứng dạy và học lịch sử cho HS phổ thông, do nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản năm 2014 của tác giả Nguyễn Thị Kim Thành (chủ biên) có chỉ ra rằng: Thực tiễn hoạt động của các bảo tàng ở nước ta nói chung, Bảo tàng Lịch sử quốc gia nói riêng và các bảo tàng trên thế giới đều khẳng định không có con đường nào tiếp cận với lịch sử, văn hóa, văn minh của mỗi dân tộc nhanh hơn, đầy
đủ hơn, chính xác hơn con đường bảo tàng. Mà thứ mang lại sự chính xác đó chính là tư liệu lịch sử trong bảo tàng.
Cuốn sách Phương pháp dạy học môn Lịch sử ở THPT của hai tác giả Vũ Quang Hiển, Hoàng Thanh Tú xuất bản năm 2014 tại nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội đã đề cập đến rất nhiều phương pháp dạy học trong đó có đề cập đến phương pháp làm việc với tài liệu, tư liệu và đặc biệt nhấn mạnh về TLHV, một trong những chứng cứ còn lại sâu sắc nhất của lịch sử và một số lưu ý khi sử dụng loại tư liệu này.
Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục số 10, năm 1997, của hai tác giả Nguyễn Thị Côi và Nguyễn Văn Phong, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội với đề tài nghiên cứu là Khai thác và sửdụng tài liệu của bảo tàng, nhà truyền thống vào dạy học Lịch sử dân tộc ở trường phổ thông hai tác giảđã khái quát các hình thức, phương pháp khai thác, sử dụng tư liệu của bảo tàng Lịch sử đặc biệt là cách thức khai tác nguồn TLHV được trưng bày tại bảo tàng.
Các công trình nghiên cứu trên đã ít nhiều đề cập đến vấn đề sử dụng nguồn TLHV vào dạy học lịch sử, những chưa thực sự có nghiên cứu nào đề cập đến việc sử dụng nguồn TLHV vào dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ở THPT. Vì vậy, đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng việc đổi mới phương pháp sử dụng nguồn TLHV vào dạy học và đề xuất một số biện pháp để sử dụng hiệu quả TLHV trong dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ở trường THPT.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát vấn đề sử dụng TLHV trong dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ở trường THPT, từ đó đề xuất một số biện pháp để đổi mới phương pháp sử dụng TLHV vào dạy học lịch sử một cách hiệu quả.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài xác định nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu tìm hiểu cơ sở lí luận về việc khai thác, sử dụng TLHV vào DHLS Việt Nam ở trường THPT.
- Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 12 phần Lịch sử Việt Nam thời kì 1946-1954, các tài liệu lịch sử ở bảo tàng Cách mạng Việt Nam, bảo tàng Lịch sự Quân sự Việt Nam và xác định những nội dung cần đổi mới phương phápsử dụng TLHV vào dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 - 1954.
- Khảo sát tình hình dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 - THPT ở một số trường tại Ba Vì - Hà Nội, điều tra thực trạng của việc đổi mới phương phápsử dụng TLHV vào dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 - 1954.
- Đề xuất quy trình, biện pháp đổimới phương phápsử dụng TLHV vào dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ở trường THPT.
- Thực nghiệm sư phạm các hình thức, biện pháp sử dụng trên làm cơ sở cho việc rút ra những kết luận khoa học, những đề xuất kiến nghị nhằm sử dụng hiệu quả nguồn TLHV vào dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu phần lịch sử Việt Nam hiện đại thời kỳ 1946-1954.
1.4.2. Về địa bàn kháo sát, thực nghiệm
TLHV lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 được trưng bày nhiều tại các bảo tàng ở Việt Nam nhưng do hạn chế thời gian và thực lực nghiên cứu chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát và nghiên cứu tại hai bảo tàng là Lịch sử Cách mạng Việt Nam (Hoàn Kiếm –Hà Nội) và bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (Ba Đình – Hà Nội).
Tiến hành khảo sát tại trường THPT Ba Vì, THPT Minh Quang, thực nghiệm tại trường THPT Giao Thuỷ - Nam Định