Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần du lịch An Giang giai đoạn 2006 - 2010 - 2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AS (Attractive score): Điểm hấp dẫn.

CBCNV: Cán bộ công nhân viên.

Cty CP DLAG: Công ty cổ phần Du Lịch An Giang.

ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long

GDP (Gross Domestic Products): Tổng sản phẩm quốc nội.

GNP (Gross National Products): Tổng sản phẩm quốc dân.

LNST: Lợi nhuận sau thuế.

Ma trận EFE (External factors environment matrix): Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Ma trận IE (Internal – External matrix): Ma trận bên ngoài – bên trong.

Ma trận IFE (Internal factors environment matrix): Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong.

Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần du lịch An Giang giai đoạn 2006 - 2010 - 2

Ma trận QSPM (Quantitative strategic planning matrix): Ma trận hoạch định chiến lược định lượng.

Ma trận SWOT (Strength Weakness Opportunities Threatens): Ma trận đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa.

NVCSH: Nguồn vốn chủ sở hữu.

R&D (Reasearch and Development): Nghiên cứu và phát triển.

TAS (Total attractive score): Tổng điểm hấp dẫn.

UBND: Ủy Ban Nhân Dân.

USDA (States Department of Agriculture): Bộ nông nghiệp Mỹ.

XNK: Xuất nhập khẩu.



1.1. Lý do chọn đề tài

Chương 1: MỞ ĐẦU

***

An Giang là Tỉnh sản xuất nông nghiệp lớn, có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Là khu vực nhiệt đới gió mùa thích hợp để trồng cây lúa nước. Đó là điều kiện thuận lợi để các công ty chế biến gạo xuất khẩu ở An Giang như Công ty cổ phần Du Lịch An Giang, Afiex, Angimex…đẩy mạnh phát triển về chế biến và xuất khẩu các mặt hàng thành phẩm nông sản như gạo và các phụ phẩm.

Trong những năm qua, công ty cổ phần Du Lịch An Giang là đơn vị hoạt động trên hai lĩnh vực du lịch và thương mại. Trong tỉnh An Giang công ty cổ phần Du Lịch An Giang không chỉ lớn mạnh trên lĩnh vực du lịch mà còn phát triển mạnh cả lĩnh vực xuất khẩu lương thực, nông sản của tỉnh và Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Trong những năm gần đây, tình hình xuất khẩu gạo của An Giang và ở Việt Nam nói chung vẫn tăng. Tuy nhiên, giá trị ngoại tệ thu về từ xuất khẩu gạo còn thấp so với các loại gạo cùng loại của Thái Lan, Mỹ. Mặt khác, luôn có sự biến động về số lượng và giá cả nguyên liệu. Khi vào thu hoạch rộ thì giá lúa, gạo giảm nhiều.

Bất kỳ một công ty hay một doanh nghiệp nào cũng cần có tầm nhìn chiến lược để không bị đối thủ cạnh tranh lấn áp, tận dụng những cơ hội cũng như hạn chế những nguy cơ ảnh hưởng xấu đến công ty. Từ đó, có những bước đi phù hợp với môi trường kinh doanh.

Với việc môi trường kinh doanh ngày càng trở nên khó khăn hơn, nếu chỉ dựa vào những ưu thế trước đây mà không thay đổi thì công ty cổ phần Du Lịch An Giang không thể đứng vững ở vị trí hiện tại trong việc kinh doanh lúa gạo. Với mong muốn có thể xây dựng một chiến lược kinh doanh thích hợp cho công ty cổ phần Du Lịch An Giang (mãng thương mại), tôi đã chon đề tài “XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO BỘ PHẬN GẠO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH AN

GIANG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010” để viết luận văn tốt nghiệp cử nhân kinh tế.

1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của công ty cổ phần Du Lịch An Giang, từ đó xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh hợp lý cho công ty.

Xây dựng các giải pháp để triển khai thành công các chiến lược đã đề ra.

Mục tiêu cao nhất là giúp công ty đạt được vị thế cạnh tranh thuận lợi trên thương trường. Hy vọng công ty sẽ chinh phục và chiếm lĩnh thị trường thế giới trong lĩnh vực kinh doanh gạo.

1.2.2. Phạm vi nghiên cứu

Công ty cổ phần Du Lịch An Giang là công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực, nhưng 2 lĩnh vực nổi trội là du lịch và kinh doanh xuất nhập khẩu. Do thời gian hạn hẹp nên tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu về một lĩnh vực đó là kinh doanh thương mại

(xuất khẩu gạo). Không nghiên cứu mãng hoạt động du lịch, nhà hàng – khách sạn, thủy sản...


1.3. Phương pháp và nội dung nghiên cứu

1.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu được thu thập gồm: dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. 1.3.1.1.Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được lấy từ nhiều nguồn như: công ty cổ phần Du Lịch An Giang, công ty XNK Nông Sản Thực Phẩm An Giang (AFIEX), công ty XNK An giang (ANGIMEX), Cục thống kê An Giang, báo và internet.

1.3.1.2.Dữ kiệu sơ cấp

Hỏi và phỏng vấn một số cán bộ lãnh đạo trong công ty – đơn vị thực tập.

1.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

Các dữ liệu được xử lý theo các phương pháp: so sánh, phân tích, tổng hợp, tính toán các tỷ số tài chính, thống kê đơn giản.

1.3.3. Nội dung nghiên cứu

Tìm hiểu và phân tích môi trường bên trong, môi trường tác nghiệp và môi trường vĩ mô có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Xây dựng chiến lược kinh doanh trên cơ sở phân tích các lợi thế cạnh tranh. Xây dựng các giải pháp triển khai thực hiện thành công chiến lược.

1.4. Ý nghĩa của đề tài

Ở Việt Nam công việc kinh doanh được thực hiện theo kinh nghiệm, các doanh nghiệp thường sản xuất rồi tìm kiếm khách hàng, họ thường ít quan tâm đến việc tìm hiểu khách hàng mong muốn gì. Khái niệm quản trị chiến lược vẫn còn khá mới mẽ, chưa được ứng dụng rộng rãi và nghiêm túc trong các doanh nghiệp ở Việt Nam.

Trong ngành kinh doanh lương thực, được nhà nước ta xem là ngành xuất khẩu chủ lực của quốc gia. Với điều kiện kinh doanh ngày càng trở nên khó khăn hơn thì buộc các doanh nghiệp phải có những chính sách, chiến lược thích hợp để có thể đứng vững trên thương trường quốc tế. Đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp thêm một ít kinh nghiệm cho việc quản trị chiến lược ở các doanh nghiệp. Hy vọng các doanh nghiệp sẽ có cách nhìn nhận đúng đắn hơn về quản trị chiến lược kinh doanh.

1.5. Kết cấu nội dung của đề tài

Đề tài được chia thành các phần chính sau: Chương 1: Mở đầu

Trình bày các vấn đề: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, ý nghĩa và bố cục của đề tài.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Trong chương này trình bày những phần lý thuyết có liên quan đến đề tài để người đọc có thể theo dõi và hiểu rõ nội dung của đề tài, bao gồm: các khái niệm cơ bản

về chiến lược, quy trình quản trị chiến lược và các công cụ cần thiết để phân tích và xây dựng chiến lược.

Chương 3: Giới thiệu về công ty

Chương này giới thiệu khái quát về các hoạt động kinh doanh của công ty, lịch sử hình thành và phát triển công ty với kết quả hoạt động của công ty qua 3 năm (2003, 2004, 2005).

Chương 4: Phân tích môi trường hoạt động của công ty cổ phần Du lịch An

Giang

Trong phần này sẽ tiến hành phân tích các yếu tố môi trường bên trong và bên

ngoài công ty .Từ đó làm căn cứ để xây dựng ma trận các yếu tố nội bộ (IFE), xây dựng ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) và xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh.

Chương 5: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần Du Lịch An Giang giai đoạn 2006 – 2010

Trong phần này sẽ xây dựng các mục tiêu chiến lược, đề ra các mục tiêu, xây dựng các chiến lược và lựa chọn chiến lược.

Chương 6: Xây dựng các giải pháp chiến lược

Cuối cùng sẽ tiến hành xây dựng các giải pháp để thực hiện các chiến lược đã đề

xuất.

Chương 7: Kết luận và kiến nghị. Trình bày những kết quả nghiên cứu được rút

ra từ công trình nghiên cứu.


Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

***

2.1. Khái niệm chiến lược và quản trị chiến lược kinh doanh

2.1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh

Theo Alfred Chandler, chiến lược là tiến trình xác định các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn cách thức hoặc phương hướng hành động và phân bố các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó.

2.1.2. Khái niệm về quản trị chiến lược

Garry D. Smith cho rằng “Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu tổ chức; đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai”.

2.2. Quy trình xây dựng chiến lược

Theo Fred R. David, quản trị chiến lược gồm 3 giai đoạn: hình thành chiến lược, thực thi chiến lược, đánh giá chiến lược. Trong đó:

Giai đoạn hình thành chiến lược là quá trình thiết lập nhiệm vụ kinh doanh, thực hiện điều tra nghiên cứu để xác định các yếu tố ưu - khuyết điểm bên trong và những cơ hội cũng như đe doạ từ bên ngoài có ảnh hưởng đến doanh nghiệp, để đề ra các mục tiêu dài hạn và lựa chọn những chiến lược thay thế.

Giai đoạn thực thi chiến lược thường được gọi là giai đoạn hành động của quản trị chiến lược. Thực thi có nghĩa là huy động quản trị viên và nhân viên để thực hiện các chiến lược đã được lập ra. Ba hoạt động cơ bản của thực thi chiến lược là: thiết lập các mục tiêu hàng năm, đưa ra các chính sách và phân phối các nguồn tài nguyên. Giai đoạn này là khó khăn nhất, vì thế đòi hỏi tính kỷ luật cao, sự tận tụy và đức hy sinh của mỗi cá nhân. Các hoạt động thực thi chiến lược ảnh hưởng đến tất cả các nhân viên và quản trị viên trong tổ chức. Để hướng đến việc đạt được mục tiêu đã đề ra, đòi hỏi mọi bộ phận và phòng ban phải hoàn thành tốt phần việc của mình.

Giai đoạn đánh giá chiến lược là giai đoạn cuối của quản trị chiến lược. Tất cả các chiến lược tùy thuộc vào thay đổi tương lai vì các yếu tố bên trong và bên ngoài thay đổi đều đặn. Ba hoạt động chính của đánh giá chiến lược là: xem xét lại các yếu tố là cơ sở cho các chiến lược hiện tại, đo lường thành tích, thực hiện các hoạt động điều chỉnh. Giai đoạn này là rất cần thiết vì “thành công hiện tại không đảm bảo cho thành công trong tương lai”. Sự thành công luôn tạo ra các vấn đề mới khác, các tổ chức có tư tưởng thõa mãn phải trả giá bằng sự tàn lụi.

Và quy trình xây dựng chiến lược được mô tả tóm tắt qua sơ đồ mô hình sau:


Thông tin phản hồi

Thực hiện việc kiểm soát bên ngoài để xác định các cơ hội và đe dọa trực tiếp

Xét lại mục tiêu kinh doanh

Đo lường và đánh giá thành tích

Thực hiện kiểm soát nội bộ để nhận diện những điểm mạnh, yếu

Thiết lập mục tiêu dài hạn

Lựa chọn các chiến lược để theo đuổi

Thiết lập những mục tiêu hàng năm

Phân phối các nguồn tài nguyên

Đề ra các chính sách

Xác định nhiệm vụ mục tiêu và chiến lược hiện tại

Thông tin phản hồi


Hình thành chiến lược

Thực thi chiến lược

Đánh giá chiến lược


Hình 2 – 1: Mô hình quản trị chiến lược toàn diện

Do trọng tâm là xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp nên sẽ đi sâu vào giai đoạn hình thành chiến lược.

2.3. Phân tích môi trường hoạt động của công ty

Để xây dựng chiến lược nhất thiết phải xem xét toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể là xem xét ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài (môi trờng vĩ mô và môi trường tác nghiệp), những nhân tố bên trong công ty (môi trường nội bộ). Mối quan hệ giữa ba mức độ môi trường được thể hiện trong hình sau:


Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ tiềm ẩn

Sản phẩm thay thế

Công ty

Người mua

Nhà cung cấp


Hình 2 –2: Mô hình mối quan hệ giữa công ty với các nhân tố ảnh hưởng đến công ty

2.3.1. Phân tích ảnh hưởng của môi trường vĩ mô

Từ mô hình trên cho thấy các ảnh hưởng quan trọng của môi trường vĩ mô là

Ảnh hưởng từ điều kiện kinh tế:

Môi trường kinh tế bao gồm rất nhiều yếu tố như xu hướng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP), lãi suất của ngân hàng, cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát, thị trường chứng khoán, thuế…

Ảnh hưởng của các thể chế, chính trị, pháp luật:

Các ảnh hưởng chính của chính trị, chính phủ và pháp luật bao gồm luật pháp, chính phủ, các xu hướng đối ngoại

Ảnh hưởng của xã hội – văn hóa – dân số:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/10/2023