Thực Trạng Về Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khxh Ở Trường Thcs Thị Xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh

Việc làm trên đã góp phần nâng cao phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên góp phần xây dựng các nhà trường ngày càng vững mạnh, chất lượng giáo viên được tăng lên một bước. Đa số giáo viên có phẩm chất chính trị tốt, ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao, không ngừng khắc phục khó khăn, học tập, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, thực hiện tốt quy chế chuyên môn, thi đua dạy tốt học tốt hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Công tác Đảng tại các trường: Hiện tại tất cả các trường THCS trong Thị xã đều có chi bộ riêng trực thuộc Đảng ủy các xã, thị trấn. Số đảng viên là giáo viên trong các trường THCS ở Từ Sơn đạt tỷ lệ trên 24%. Chi bộ các nhà trường hàng năm đều có kế hoạch nâng cao chất lượng Đảng viên và chú trọng kết nạp Đảng viên mới, tăng cường bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên, phấn đấu xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh.

2.2. Khái quát về thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát nhằm phát hiện thực trạng hoạt động dạy học các môn KHXH và thực trạng quản lý hoạt động dạy học các môn KHXH ở trường THCS Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Trên có sở đó, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học các môn KHXH ở trường THCS Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

2.2.2. Nội dung khảo sát

Thực trạng hoạt động giảng dạy môn KHXH của giáo viên, hoạt động học môn KHXH của học sinh, thực trạng cơ sở vật chất phục vụ dạy học môn KHXH ở trường THCS Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn KHXH ở trường THCS Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

2.2.3. Đối tượng khảo sát

- Khảo sát 70 đồng chí cán bộ quản lý và giáo viên dạy môn KHXH.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên viên cán bộ quản lý phòng giáo dục đào tạo Thị xã Từ Sơn, phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên làm sáng tỏ biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn KHXH ở trường THCS Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS ở trường THCS Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ hoạt động: Nghiên cứu các quyết định quản lý, các tài liệu văn bản, các kế hoạch hoạt động, báo cáo tổng kết công tác quản lý hoạt động dạy học môn KHXH ở trường THCS Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

- Phương pháp điều tra viết: Đây là phương pháp quan trọng nhất để nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy học môn KHXH ở trường THCS Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Phiếu điều tra có nội dung sau đây:

Bước 1: Khảo sát thử trên một nhóm mẫu gồm 10 cán bộ quản lý, giáo viên với mục đích kiểm tra độ tin cậy của bảng hỏi, chính xác hóa phiếu điều tra. Xin ý kiến giáo viên hướng dẫn để chỉnh sửa mẫu phiếu điều tra.

Bước 2: Xây dựng chính thức mẫu phiếu điều tra khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn KHXH ở trường THCS Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Trên cơ sở kết quả của phiếu điều tra, xử lý kết quả thu được, định hướng tổng hợp kết quả nghiên cứu.

2.3. Thực trạng về hoạt động dạy học các môn KHXH ở trường THCS Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Để tìm hiểu về thực trạng hoạt động dạy học các môn KHXH ở trường THCS Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, khảo sát trên 44 GV giảng dạy các môn Lịch sử, Địa lý tại 14 trường THCS trên địa bàn Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Kết quả nghiên cứu được thể hiện như sau:

2.3.1. Thực trạng việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình, kế hoạch dạy học các môn KHXH

Mục tiêu, nội dung chương trình, kế hoạch dạy học là những quy định có tính chất pháp quy của Nhà nước do Bộ GD&ĐT ban hành. Để quản lý nghiêm túc và có hiệu quả việc thực hiện mục tiêu, nội dung, kế hoạch dạy học của GV các môn KHXH, Hiệu trưởng phải nghiên cứu, nắm vững mục tiêu, nội dung, kế hoạch dạy học các môn KHXH ở từng khối lớp. Để nắm được thực trạng trên, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát trên những GV dạy học các môn KHXH. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.6: Thực trạng việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình, kế hoạch dạy học các môn KHXH ở trường THCS


STT


Mục tiêu, nội dung, kế hoạch dạy học

Mức độ


ĐTB


Thứ bậc

TX

(3đ)

ĐK

(2đ)

KBG

(1đ)

1

Nắm vững mục tiêu dạy học

40

4

0

2,91

1

2

Lập kế hoạch dạy học

35

9

0

2,79

4

3

Biết cách thực hiện nội dung

chương trình mới


30


10


4


2,59


5

4

Thực hiện đúng, đầy đủ nội

dung chương trình


39


5


0


2,88


2

5

Thực hiện đúng quy chế

chuyên môn


38


6


0


2,86


3

6

Rút kinh nghiệm việc thực

hiện kế hoạch dạy học


10


25


9


2,02


6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học xã hội tại các trường trung học cơ sở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh - 7

Qua bảng số liệu cho thấy: Trong giảng dạy các môn KHXH ở trường THCS, GV đã nắm được “mục tiêu dạy học” (ĐTB =2,91), phần lớn “thực hiện đúng, đầy đủ nội dung chương trình” (ĐTB = 2,88) và thực hiện tốt quy chế

chuyên môn. Đây là những yêu cầu bắt buộc đối với GV, là căn cứ để các trường THCS xét thi đua. Vì vậy, GV thực hiện các nội dung này với kết quả khá cao. Một số nội dung GV chưa coi trọng ít hơn như: “Lập kế hoạch dạy học” (ĐTB = 2,79), “Biết cách thực hiện nội dung chương trình mới” (ĐTB = 2,59) và “Rút kinh nghiệm việc thực hiện kế hoạch dạy học” (ĐTB = 2,02). Đây là những nội dung thực hiện không có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên đồng thời cũng là nội dung một bộ phận GV xem nhẹ nên kết quả nghiên cứu cho thấy, một bộ phận GV ít thực hiện và thậm chí không bao giờ thực hiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy học ở trường THCS.

2.3.2. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học các môn KHXH

Để tìm hiểu thực trạng sử dụng những phương pháp dạy học các môn KHXH ở các trường THCS Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 44 GV giảng dạy các môn KHXH ở trường THCS. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.7. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học các môn KHXH ở trường THCS


STT


Phương pháp dạy học

Mức độ


ĐTB


Thứ bậc

TX

(3đ)

ĐK

(2đ)

KBG

(1đ)

1

Phương pháp thuyết trình

42

2

0

2,95

1

2

Phương pháp nêu vấn đề

36

8

0

2,82

2

3

Phương pháp sắm vai và xử lý tình huống

3

37

4

1,97

6

4

Phương pháp thảo luận nhóm

30

14

0

2,68

4

5

Phương pháp khen thưởng

28

15

1

2,61

5

6

Phương pháp giảng dạy trực quan

32

12

0

2,72

3

7

Phương pháp trò chơi

2

35

7

1,88

7

8

Phương pháp diễn đàn

0

35

9

1,79

8

Qua bảng số liệu trên cho thấy: Trong quá trình giảng dạy các môn KHXH ở trường THCS, GV sử dụng “phương pháp thuyết trình” (ĐTB = 2,95), “Phương pháp nêu vấn đề” (ĐTB = 2,82), “Phương pháp giảng dạy trực quan” (ĐTB = 2,72) là những phương pháp chủ yếu. Thực tế cho thấy, hiện nay công tác giảng dạy các môn KHXH ở trường THCS đã có nhiều đổi mới, tuy nhiên các phương pháp giảng dạy truyền thống vẫn chiếm ưu thế trong quá trình dạy học các môn KHXH. Các môn KHXH có đặc trưng riêng trong khi giảng dạy, qua kết quả nghiên cứu nhận thấy một số nhóm phương pháp GV dạy học các môn KHXH ít, thậm chí không sử dụng như: “Phương pháp diễn đàn”, “Phương pháp trò chơi”, “Phương pháp sắm vai và xử lý tình huống”…v.v. Thực tế trên cho thấy, một bộ phận GV ưa chuộng cách dạy học truyền thống, ngại đổi mới phương pháp dạy học. Chính vì vậy, ở nhiều nơi việc học các môn KHXH ở HS trở nên nhàm chán, HS coi thường các môn KHXH, dẫn đến ở nhiều HS kiến thức xã hội của các em bộc lộ nhiều hạn chế.

Việc sử dụng phương pháp trong quá trình dạy học, hàng năm, các thầy cô giáo đều được đi tập huấn đổi mới phương pháp dạy học do Sở GD&ĐT Bắc Ninh, Phòng GD&ĐT Từ Sơn tổ chức hàng năm vào dịp hè, nhằm giúp cho các thầy cô giáo viên nắm bắt và vận dụng các phương pháp dạy học đổi mới, phù hợp với bộ môn. Trong quá trình vận dụng vào thực tế giảng dạy của từng thầy cô đối với từng đối tượng học sinh. Nhưng tất cả đều trên quan điểm dạy học đổi mới, lấy người học làm trung tâm, kích thích việc học tập chủ động, độc lập, sáng tạo của học sinh.

2.3.3. Thực trạng việc sử dụng hình thức dạy học các môn KHXH

Hình thức tổ chức hoạt động dạy học các môn KHXH ở trường THCS là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động học tập. Điều này đòi hỏi CBQL, GV không những cần có nhận thức đúng về nội dung, phương pháp dạy học mà còn phải biết sử dụng những hình thức tổ chức hoạt động dạy học các môn KHXH cho phù hợp, thu hút HS tham gia. Để tìm

hiểu thực trạng sử dụng các hình thức hình thức dạy học các môn KHXH ở trường THCS, chúng tôi nêu câu hỏi trong mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho GV (phụ lục), kết quả thu được như sau:

Bảng 2.8. Thực trạng việc sử dụng các hình thức tổ chức dạy học các môn KHXH ở trường THCS


STT


Hình thức tổ chức dạy học

Mức độ sử dụng


ĐTB


Thứ bậc

TX

(3đ)

ĐK

(2đ)

KBG

(1đ)

1

Dạy học cả lớp, trong lớp

44

0

0

3,00

1

2

Dạy học nhóm

20

24

0

2,45

2

3

Thực tế môn học

10

34

0

2,23

3

4

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

9

35

0

2,00

5

5

Thăm quan, dã ngoại

5

35

4

2,02

4

6

Dạy học qua mạng

0

4

40

1,09

6

Qua bảng số liệu trên cho thấy, các hình thức tổ chức dạy học môn KHXH ở trường THCS khá đa dạng, phong phú. Bên cạnh, hình thức dạy học truyền thống vẫn được tất cả các GV sử dụng thường xuyên là “Dạy học cả lớp, trong lớp” (ĐTB =3,0) còn rất nhiều các hình thức tổ chức dạy học khác ở trong và ngoài lớp học được GV quan tâm thực hiện như: “Dạy học nhóm” (ĐTB = 2,45), “Thực tế môn học” (ĐTB = 2,23), “Thăm quan, dã ngoại” (ĐTB = 2,02)...v.v.

Như vậy có thể thấy các hình thức tổ chức dạy học môn KHXH ở trường THCS trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh cũng đã được đổi mới, không chỉ có hình thức dạy học cả lớp, dạy trong lớp… như trước mà dạy học theo nhóm, dạy học thực tế, thực địa để thu hút, kích thích được sự ham muốn học tập của học sinh, không gây ra sự gò bó, giúp các em học tập thoải mái, tự do tranh luận, trao đổi.

2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động dạy học các môn KHXH

Kiểm tra, đánh giá là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động dạy học các môn KHXH. Mục đích của hoạt động này là đưa công tác quản lý và tổ chức đào tạo vào nề nếp theo mục tiêu đã định. Đồng thời hoạt động kiểm tra đánh giá cũng có vai trò giúp phát hiện ra những thiếu sót, tồn tại trong hoạt động dạy học các môn KHXH ở trường THCS để sửa chữa kịp thời.

Bảng 2.9. Thực trạng sử dụng các phương pháp kiểm tra, đánh gia kết quả hoạt động dạy học các môn KHXH


STT

Phương pháp kiểm tra, đánh giá

Mức độ

Thường xuyên

(%)

Đôi khi

(%)

Không bao giờ

( %)

1

Tự luận

36

(81,8)

8

(18,2)

0

(0,0)

2

Vấn đáp

30

(68,2)

14

(31,8)

0

(0,0)

3

Báo cáo thu hoạch

4

(9,1)

40

(90,9)

0

(0,0)

4

Viết tiểu luận

5

(11,4)

39

(88,6)

0

(0,0)

5

Phương pháp khác

0

(0,0)

40

(90,9)

4

(9,1)


Qua bảng số liệu trên cho thấy các phương pháp kiểm tra, kết quả học tập các môn KHXH ở trường THCS cũng khá đa dạng. Bên cạnh cách đánh giá truyền thống được phần lớn GV sử dụng thì hiện nay ở các nhà trường THCS giáo viên giảng dạy các môn KHXH còn sử dụng nhiều hình thức đánh giá khác nhau như: “vấn đáp”, “báo cáo thu hoạch”, “viết tiểu luận” để đánh giá kết quả học tập bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá phát huy sự sáng tạo của HS qua các hình thức kiểm tra, đánh giá.

2.3.5. Thực trạng kết quả học tập các môn KHXH của học sinh THCS

Kết quả học tập được xem là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá thực trạng hoạt động dạy học các môn KHXH của GV, HS các trường THCS trên địa bàn Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Kết quả thống kê số liệu do Phòng Giáo dục và Đào tạo Thị xã Từ Sơn cung cấp như sau:

Bảng 2.10. Kết quả học tập môn Lịch Sử


Năm học

Tổng số

Học lực của môn Lịch Sử (%)

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

2013-2014

8465

18,5%

45,4%

34,3%

1,8%

0%

2014-2015

9266

19,6%

43,5%

35,3%

1,6%

0%

2015-2016

9648

20,3%

44,8%

32,9%

2%

0%

(Số liệu: Phòng GD&ĐT Từ Sơn cung cấp)

Bảng 2.11. Kết quả học tập môn Địa Lý


Năm học

Tổng số

Học lực của môn Địa Lý (%)

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

2013-2014

8465

22,1%

47,6%

30,3%

0

0

2014-2015

9266

23,2%

49,35%

27,5%

0

0

2015-2016

9648

25,2%

50,6%

24,2%

0

0

(Số liệu: Phòng GD&ĐT Từ Sơn cung cấp)

Bảng 2.12. Kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử, Địa lý ở trường THCS Thị xã Từ Sơn

Năm học

Môn Lịch sử

Môn Địa lý

Nhất

Nhì

Ba

KK

Nhất

Nhì

Ba

KK

2013-2014

0

01

02

02

0

02

03

03

2014-2015

0

02

01

03

0

02

04

02

2015-2016

0

02

02

03

0

01

05

03

(Số liệu: Phòng GD&ĐT Từ Sơn cung cấp)

Kết quả thống kê ở các bảng số liệu trên cho thấy: Chất lượng học tập môn Địa Lý của học sinh THCS ở Thị xã Từ Sơn cao hơn môn Lịch Sử, thể hiện ở tỉ lệ học sinh đạt học sinh khá, giỏi qua 3 năm học liên tiếp cao hơn, số

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/07/2023