Tăng Cường Tá Cơ Cấu Và Đổi Mới Doanh Nghi P N À Nước


Khuyến kh ch tư nhân tham gia cung ứng các dịch vụ dầu tư công

Về cơ chế chính sách: cần xem xét hoàn thiện một số quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về Đầu tư theo hình thức đối tác công tư, Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư như: vấn đề ưu đãi tiền thuê đất, sử dụng đất, quy trình lựa chọn nhà đầu tư, cơ chế thanh toán theo hơp đồng BT bằng quỹ dất.

Các bộ, ngành Trung ương và địa phương chủ động truyền thông và xúc tiến đầu tư các dự án PPP tới các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, đồng thời tăng cường sự chia sẻ thông tin tới người dân.

Cần tăng cường công tác giám sát của Quốc hội, của người dân thông qua Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tăng cường giám sát việc triển khai thực hiện các dự án BOT để đảm bảo đúng trách nhiệm của từng bên, tạo sự công khai, minh bạch trong thực thi các chính sách thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Phát huy vai trò và tiềm lực từ khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông qua sự vận dụng Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 của Quốc hội. Trong thời gian tới, cần phải tiếp tục theo dòi, đánh giá, tổng kết kết quả thực hiện. Trước mắt, Nhà nước cần đẩy mạnh công tác bố tr đủ nguồn vốn cam kết hỗ trợ trực tiếp cho dự án PPP, nguồn vốn thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện theo hình thức hợp đồng BTL, BLT. Đồng thời, giao Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, báo cáo Chính phủ ban hành quy định cụ thể về áp dụng cơ chế bảo lãnh doanh thu một số trường hợp, chuyển đổi ngoại hối cho nhà đầu tư nước ngoài, hỗ trợ nhà đầu tư tiếp cận nguồn vốn từ các quỹ tài chính hiện có.

Cần huy động tư nhân cùng tham gia thực hiện các dự án đầu tư công. Nhằm tạo nên nguồn ngân sách phong phú để thực hiện các dự án công và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Do đó:

- Cần xem xét, phân loại các lĩnh vực mà nhà nước vẫn nắm giữ và các lĩnh vực cho tư nhân tham gia.


- Cần hạn chế việc chỉ định thầu, và nên chuyển dần tất cả các dự án đầu tư công cần phải thông qua đấu thầu công khai. Khi mở rộng phạm vi các dịch vụ thuộc diện bắt buộc phải đấu thầu, cho phép cạnh tranh cung cấp dịch vụ từ phía các doanh nghiệp tư nhân theo Nghị định 32/2019/NĐ-CP. Nhưng cần có danh mục những dịch vụ công bắt buộc phải đấu thầu, cho phép tư nhân tham gia đấu thầu dịch vụ, chứ không bắt buộc phải là các đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp nhà nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

4.2.5. Tăng cường tá cơ cấu và đổi mới doanh nghi p n à nước

Doanh nghiệp nhà nước là khối hiện chiếm khoảng 12% tổng vốn đầu tư công năm 2019 (bảng 2.3). Đây là một trong những lực lượng được xem là “quả đấm thép” không thể thiếu của nền kinh tế. Tuy nhiên thời gian qua được đánh giá là hoạt động không hiệu quả. Vì vậy, cần tăng cường tái cơ cấu và đổi mới doanh nghiệp nhà nước để kinh doanh vốn nhà nước hiệu quả hơn. Các DNNN cần phát triển theo hướng sáng tạo, tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, để làm đầu tàu thúc đẩy kinh tế trong nước.

Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam - 23

Cần tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước. Và nghiên cứu, bổ sung hoặc sửa đổi các quy định pháp luật về những chế tài xử lý tham ô, tham nhũng theo hướng chặt chẽ hơn và cần t nh răn đe mạnh mẽ hơn. Việc sửa đổi nên theo hướng thống nhất áp dụng biện pháp xử lý hình sự đối với mọi hành vi tham nhũng, các biện pháp xử lý kỷ luật chỉ nên áp dụng như một hình thức bổ sung chứ không phải hình phạt ch nh đối với một số hành vi này. Chế tài xử lý càng mạnh sẽ giúp hạn chế việc lạm quyền, tham ô, lãng phí trong sử dụng vốn tại các doanh nghiệp nhà nước như các đại án thua lỗ hàng nghìn tỷ và tham nhũng tại các doanh nghiệp thuộc ngành công thương trong những năm qua.

Cần tăng cường thực hiện doanh nghiệp hóa, cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp của nhà nước để giúp tăng cường nguồn lực của tư nhân đầu tư vào các đơn vị này, thay vì phải sử dụng nguồn vốn từ nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình cổ phần hóa, cần hạn chế để xuất hiện tình trạng chuyển từ độc quyền nhà nước sang


độc quyền tư nhân vì sẽ không mang lại hiệu quả tốt cho nền kinh tế.

C cấu lại NSNN tăng cường kỷ luật tài khóa gắn với t i c cấu ĐTC

- Thứ nhất, điều chỉnh cơ cấu chi ngân sách trung ương - ngân sách địa phưng theo hướng tập trung nguồn lực tài chính nhiều hơn cho ngân sách trung ương để có điều kiện tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng có tính kết nối liên vùng; hỗ trợ sản xuất và cải thiện môi trường đầu tư; đảm bảo an sinh xã hội; an ninh quốc phòng; thực hiện các chương trình mục tiêu… và tuân thủ nguyên tắc bố trí, hỗ trợ vốn ĐTC đã được qui định tại Luật ĐTC.

- Thứ hai, điều chỉnh phân cấp NSNN giữa trung ương - địa phương theo hướng xác định rò những lĩnh vực nào thì do ngân sách trung ương đảm nhiệm đầu tư, những lĩnh vực nào thì do ngân sách địa phương thực hiện và những lĩnh vực nào thì do trung ương - địa phương cùng làm. Ngân sách trung ương chỉ hỗ trợ vốn đầu tư cho các dự án, công trình trọng điểm, có tính lan tỏa liên vùng theo đúng tiêu ch qui định.

- Thứ ba, kiểm soát chặt chẽ nợ công, đảm bảo nợ công luôn nằm trong phạm vi giới hạn cho phép; tăng cường giám sát, đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn vốn từ vay nợ; tiếp tục cơ cấu lại nợ công theo hướng nỗ lực cố gắng tăng tỷ trọng nợ trung và dài hạn với lãi suất thấp; kiên quyết không vay nợ để đảm bảo chi thường xuyên; hạn chế tối đa việc đi vay để cho vay lại hoặc bảo lãnh Chính phủ để thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh thuần túy của khu vực doanh nghiệp nhà nước.

- Thứ tư, cùng với cơ cấu lại chi NSNN, về dài hạn cần phải điều chỉnh giảm tỷ lệ động viên vào NSNN (còn khoảng từ 20-21% GDP vào năm 2020) thông qua các công cụ thuế nhằm tạo điều kiện khu vực kinh tế tư nhân tăng t ch lũy vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và có cơ hội tham gia vào dự án ĐTC. Khai thác có hiệu quả các nguồn lực tài chính từ đất đai, tài nguyên thiên nhiên, tài sản nhà nước… để bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển.

4.2.6. Tăng cường t u út đầu tư FDI

- Tăng cường nguồn vốn FDI ch nh là giúp đa dạng hóa tổng nguồn vốn đầu tư của xã hội, giảm tỷ trọng chi tiêu công và các khoản nợ vay, giúp gia tăng hiệu quả kinh tế: Trong bối cảnh chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu, cuộc chiến tranh


thương mại Mỹ-Trung, và sự bất ổn của Hong Kong, Việt Nam cần tận dụng cơ hội để thu hút đầu tư FDI. Sự dịch chuyển về sản xuất công nghệ (điểm yếu của Việt Nam) cho thấy Mỹ, Trung Quốc đang giảm dần sự phụ thuộc lẫn nhau trong các chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Xu hướng này được cho xem như là một cơ hội cho các nước trong khu vực SE N. Nhất là ở thời điểm hiện nay, do ảnh hưởng của Covid-19, và sự bất ổn của Hong Kong nên dự báo về xu hướng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó Việt Nam là điểm đến quan trọng sẽ tiếp tục diễn ra.

Vì vậy, để thu hút được các doanh nghiệp FDI chuyển hướng sang sản xuất ở Việt Nam, thì cần phải cải thiện cơ sở hạ tầng, và cả các ch nh sách để sớm có thể thu hút đầu tư. Giải pháp cấp bách hiện nay đó là, cần phải thống nhất về các văn bản hướng dẫn về các luật Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị để các địa phương không chỉ tạo thuận lợi thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia mà còn phải tạo cơ hội cho ch nh các doanh nghiệp trong nước, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cần cải cách, rút ngắn các thủ tục đầu tư và thực hiện mạnh mẽ các chế tài chống tham nhũng, gây khó dễ cho các nhà đầu tư. Phải đảm bảo môi trường đầu tư tốt, hấp dẫn, minh bạch thì mới có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực về vấn đề thu hút đầu tư FDI.

Ngoài ra, đối với khu vực FDI, bên cạnh việc thu hút có chọn lọc, hướng vào các ưu tiên của nền kinh tế, Chính phủ cần tăng cường các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nội địa kết nối vào mạng lưới cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu.

- Tận d ng tốt các p địn t ương mạ tự do đ t u út các do n ng p FDI vào p át tr n k n tế Hiện Việt Nam đã ký kết 14 Hiệp định thương mại tự do ( FT ), mới nhất là hiệp định Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFT ) là một FT thế hệ mới giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU. Châu Âu hiện đang là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường EU là các sản phẩm truyền thống dựa trên lợi thế lao động như hàng dệt may, giày dép các loại, cà phê, hải sản, máy vi t nh…


Vì vậy, để tận dụng và phát huy tốt các cơ hội và ứng phó kịp thời với các thách thúc từ những Hiệp định FT mang lại, ch nh phủ cần có các ch nh sách và biện pháp như sau:

- Cần có ch nh sách ưu đãi nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển các cụm sản xuất nhằm phát triển công nghiệp phụ trợ, đặc biệt DNNVV cũng như DN FDI; Xây dựng cơ chế thuận lợi để thu hút FDI từ các nhà đầu tư nói chung và nhất là các nhà đầu tư đến từ EU tham gia vào quá trình sản xuất cũng như vào các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu tại Việt Nam.

- Phải hoàn thiện thể chế và nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề lao động, môi trường và sở hữu tr tuệ.

- Tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm và nâng cao năng lực công nghệ trong sản xuất.

- Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm đáp ứng những cam kết khi hội nhập quốc tế.

Cần nâng cao chất lư ng nguồn lao động

Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang có những tác động mạnh mẽ lên nhiều lĩnh vực và nhiều quốc gia (Drath và Horch, 2014). Lồng ghép các khoa học công nghệ vào trong tất cả các ngành nghề kinh tế hiện đang là xu hướng chủ đạo cho sự phát triển kinh tế của toàn cầu. Nên các kỹ năng, kiến thức để giải quyết vấn đề, tạo sản phẩm sáng tạo ngày càng được đề cao (MGI, 2012). Do đó, cần tăng cường chất lượng đào tạo không chỉ ở các trường nghề để để nâng cao tay nghề cho lao động, mà còn phải tăng cường chất lượng dạy và học ở cả các cấp học phổ thông để tạo nền tảng kiến thức và kỹ năng tốt cho giai đoạn chọn nghề nghiệp phù hợp. Đặc biệt, việc tăng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D), nâng cấp giáo dục ở bậc đại học và cao hơn để tăng khả năng hấp thụ công nghệ là các kênh giúp thúc đẩy tiến bộ công nghệ, và chất lượng lao động.

4.2.7. Các giải pháp hỗ trợ kiềm chế lạm phát

(1) Cần kiểm soát tốt chi tiêu công:

Thâm hụt ngân sách diễn ra trong nhiều năm và việc sử dụng không hiệu quả


các khoản chi tiêu công có thể xem là một nguyên nhân dẫn đến lạm phát tăng. Để kiềm giữ lạm phát ở mức một con số, Chính phủ cần có các biện pháp kiên quyết cắt giảm các khoản chi tiêu công không hợp lý và không cần thiết. Điển hình là các khoản như: mua sắm tài sản công, xây dựng các quảng trường, tượng đài ở các địa phương, xây dựng các trụ sở cơ quan hành ch nh; Kiểm soát tốt các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông để không đội vốn đầu tư (đường cao tốc Bắc Nam, tuyến đường sắt trên cao ở nội đô Hà Nội và thafh phố Hồ Ch Minh,… ); Đẩy mạnh hoạt động xây dựng hệ thống chính quyền điện tử để cắt giảm bớt chi phí hoạt động của bộ máy công quyền.

(2) T ng cường vai trò của các doanh nghiệp nhà nước trong thúc đẩy t ng trưởng kinh tề và kiềm chế lạm phát:

Chính phủ cần phải tăng cường quản lý các doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty mạnh để các doanh nghiệp này tập trung nguồn lực phát triển các ngành nghề chủ lực mà Nhà nước giao. Cần sớm sắp xếp lại các tập đoàn kinh tế nhà nước có vấn đề trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Áp dụng bài học kinh nghiệm của các nước lân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc đó là Chính phủ chỉ nên phát triển các tập đoàn nhà nước trong các lĩnh lực kinh tế trọng yếu của nền kinh tế như: Năng lượng, lương thực, khoáng sản…còn các lĩnh vực khác thì nên để cho các thành phần kinh tế khác hoạt động. Hoặc học tập Singapore để biến các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thành các đơn vị kinh tế kinh doanh có hiệu quả nguồn vốn của nhà nước. Đồng thời biến các DNNN thực sự là “các nắm đấm chủ lực” trong việc thực hiện nhiệm vụ ổn định và tăng trưởng kinh tế, tham gia kiềm chế lạm phát khi Chính phủ yêu cầu. Trong thời gian qua, có một thực tế là chính các tập đoàn kinh tế nhà nước đã góp phần làm gia tăng lạm phát. Đó là trường hợp tăng giá xăng, dầu, giá điện, giá than của các tập đoàn kinh tế nhà nước không đúng thời điểm. Thay vì để thực hiện nhiệm vụ kiềm chế lạm phát của Chính phủ, các tập đoàn kinh tế nhà nước này phải giữ giá, thậm chí là phải giảm giá thì họ đã làm ngược lại, tăng giá hàng loạt, làm cho mức giá cả chung trong nền kinh tế càng tăng cao.


(3) Cần quản lý tốt giữa nợ công và lạm phát:

Nợ công được đánh giá là có ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực lên tăng trưởng có thể qua kênh trực tiếp, hoặc gián tiếp thông qua lạm phát. Nên nếu chỉnh phủ tăng nợ công bằng cách phát hành thêm tiền thì có thể gây ra lạm phát cao. Khi đó lạm phát tăng cao lại có tác động tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế. Trong khi điểm yếu của Việt Nam là mức độ thâm hụt khá lớn, tích tụ nợ nước ngoài tăng cao. Vì vậy cần thận trọng hơn khi vay thêm nợ nước ngoài.

Việc ban hành ch nh sách liên quan đến vấn đề nợ công cần giới hạn mức nợ công phù hợp và giữ lạm phát ở mức vừa phải. Vì nợ được xem là một gánh nặng phải trả trong tương lai, có khả năng gây ra khủng hoảng và su y thoái kinh tế do vấn đề vỡ nợ gây ra. Bởi vậy, việc vay nợ phải dành cho các dự án đầu tư phát triển, có khả năng thu hồi vốn và đảm bảo mang lại lợi ch cho người dân và doanh nghiệp.

Ch nh phủ nên thúc đẩy các hoạt động đầu tư của khu vực tư, tạo nguồn thu ngân sách hợp lý và tạo các điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng cường sự giao thương của các doanh nghiệp, tham gia các tổ chức thương mại trong khu vực và thế giới vì những điều này giúp thúc đẩy tăng trưởng.

Với bối cảnh nền kinh tế, ch nh trị toàn cầu đang có nhiều thay đổi, do vậy, cần có những nghiên cứu sâu sắc về mối liên hệ có t nh chu kỳ giữa lạm phát - tăng trưởng xác định được ngưỡng lạm phát th ch hợp cho Việt Nam trong thời gian tới. Để từ đó xây dựng những ch nh sách tiền tệ phù hợp để duy trì mức lạm phát này theo ngưỡng xác định.


TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Nâng cao chất lượng và hiệu quả vốn đầu tư công có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm đạt được những mục tiêu đã đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Trong chương 4 tác giả đã đưa ra các định hướng phát triển kinh tế và đầu tư công của Việt Nam, cũng trong chương 4 tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Các giải pháp bao gồm: Hoàn thiện hệ thống các văn bản hướng dẫn các chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư công; Nâng cao công tác xây dựng quy hoạch và quản lý dự án đầu tư công; Tăng cường giám sát việc sử dụng vốn đầu tư công; Tăng cường thu hút và quản lý các dự án đầu tư công theo hình thức PPP; Tăng cường tái cơ cấu và đổi mới doanh nghiệp nhà nước; Tăng cường tái cơ cấu và đổi mới doanh nghiệp nhà nước; Tăng cường thu hút đầu tư FDI và Các giải pháp hỗ trợ kiềm chế lạm phát.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/07/2022