Địn Ướng Về Tăng Trưởng Kinh Tế Và Lạm Phát


(ii) Đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công; thực hiện nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng;

(iii) Rà soát, điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn;

(iv) Thành lập tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn trong từng bộ, cơ quan, địa phương để đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công; (v) Kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu, cá nhân có liên quan trong trường hợp không hoàn thành kế hoạch giải ngân theo tiến độ đề ra;

(vi) Kiên quyết chống trì trệ, xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực trong đầu tư công;

(vii) Thực hiện đấu thầu qua mạng theo quy định, bảo đảm công khai, minh bạch, lựa chọn nhà thầu đủ năng lực;

(viii) Xử lý nghiêm các trường hợp nhà thầu vi phạm tiến độ hợp đồng.

Trong những tháng đầu năm 2021, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tiếp tục tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân. Trong bối cảnh đó, thực hiện "mục tiêu kép" được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo sát sao. Các giải pháp phòng chống dịch Covid-19 được triển khai đồng bộ, mạnh mẽ, quyết liệt với mục tiêu hàng đầu là chăm lo, bảo vệ sức khỏe và sinh mệnh của người dân; cố gắng cao nhất bảo đảm các hoạt động sản xuất kinh doanh, không để đứt gãy chuỗi cung ứng. Công tác điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Do đó ch phủ đưa ra định hướng phải tăng cường giải ngân vốn đầu tư công, đánh giá nguyên nhân làm chậm giải ngân của một số bộ, ngành và địa phương; tiến độ triển khai xây dựng các dự án giao thông quan trọng; việc bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn đầu của Đề án bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo yêu cầu của Nghị quyết số 124/2020/QH14, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030 theo yêu cầu của Nghị quyết số 120/2020/QH14. Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị chỉ đạo làm rò vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc chậm giải ngân


vốn đầu tư công; đồng thời đánh giá khả năng hoàn thành công tác giải ngân trong năm 2021.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

4.1.2. Địn ướng về tăng trưởng kinh tếlạm phát

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP, Nghị quyết đưa ra 5 mục tiêu:

Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam - 21

1- Phấn đấu quyết liệt để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu trong Nghị quyết số 124/2020/QH14 của Quốc hội và Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ;

2- Tập trung kiểm soát, đẩy lùi dịch COVID-19, phấn đấu hoàn thành tiêm chủng đạt miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất có thể;

3- Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; phát triển xuất nhập khẩu, hướng đến cán cân thương mại hài hòa, bền vững;

4- Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư ngân sách Nhà nước năm 2021 đạt 95- 100% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao từ đầu năm. Trong đó đến hết quý III/2021 giải ngân đạt tối thiểu 60% kế hoạch;

5- Giữ vững ổn định chính trị xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; chủ động hội nhập quốc tế toàn diện sâu rộng; gìn giữ môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh, bền vững.

Các mục tiêu cụ thể đáng quan tâm gồm có:

Tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP.

Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP.

Yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt khoảng 35%; giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 2,5 - 3%/năm.

Thực hành tiết kiệm trong sử dụng mọi nguồn lực. Chỉ tiêu Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) định hướng đến năm 2020 là ≤ 5; Bội chi ngân sách Nhà nước/GDP: <4%; Nợ của Chính phủ/GDP < 55,0% ; Nợ nước ngoài/GDP <50,0%.

Kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, với một số công trình hiện đại. Tỉ lệ đô thị hoá đạt trên 45%. Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%.


Theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương V cũng đã xác định các mục tiêu cụ thể, trong đó “chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân. Phấn đấu đến năm 2020 có t nhất 1 triệu doanh nghiệp, thực tế, tính tới ngày 31/12/2018 cả nước đã có 714.000 doanh nghiệp đang hoạt động, tức đạt khoảng 71,4% kế hoạch đề ra (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2019); đến năm 2025 có hơn 1,5 triệu doanh nghiệp và đến năm 2030 có t nhất 2 triệu doanh nghiệp. Khu vực kinh tế tư nhân ở đây chú trọng DNTN trong nước. Mục tiêu trong Nghị quyết đã đề ra tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân phải cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đến năm 2025 khoảng 55%, đến năm 2030 khoảng 60% - 65%.

Ngoài ra, kinh tế trong nước hiện vẫn đang được định hướng phát triển theo Quyết định Số: 622/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 10/5/2017 về việc ban hành kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Cụ thể một số định hướng đến 2030 như sau:

Giảm ít nhất một nửa tỷ lệ nghèo theo tiêu ch nghèo đa chiều của quốc gia. Duy trì tăng trưởng GDP bình quân đầu người 4 - 4,5%/năm và tăng trưởng

GDP hàng năm trung bình từ 5 - 6%.

Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới

Xây dựng các thể chế minh bạch, hiệu quả và có trách nhiệm giải trình ở tất cả các cấp.

Tuy nhiên, sau khi xảy ra dịch bệnh COVID-19 gây ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 14/3/2020 về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025. Với các dự thảo định hướng quan trọng như sau:

Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tăng cường sức chống chịu của nền


kinh tế; thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, phát triển nền kinh tế số. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của cả nước bình quân 5 năm 2021-2025 tăng khoảng 7%.

Thúc đẩy phát triển các vùng và khu kinh tế theo quy hoạch đã được phê duyệt; nghiên cứu ban hành quy chế phối hợp điều hành các vùng, liên kết vùng; xây dựng cơ chế, ch nh sách đặc thù thúc đẩy phát triển vùng, liên kết vùng; phát triển các mô hình kinh tế xanh cho các vùng và khu kinh tế.

Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ như giao thông vận tải, cảng biển, năng lượng, công nghệ thông tin và truyền thông, đô thị, nông nghiệp...;

Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của nền kinh tế; phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hoàn thiện thể chế để phát triển các mô hình kinh tế mới có ứng dụng công nghệ số. Nâng cao hiệu quả quản lý nợ công và sử dụng vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, công trình trọng điểm.

Nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có kĩ năng, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao để đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

4.1.3. Định hướng về tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát

Đầu tư công theo định hướng tăng cường phát triển kinh tế theo đó thì định hướng sẽ tập trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng về hệ thống giao thông, hệ thống cảng biển và cảng hàng không tăng cường đầu tư công để phát triển chuỗi logicstic của Việt Nam. Do vậy, việc thẩm định tính hiệu quả của các dự án đầu tư công trướ c khi thực hiện dự án rất quan trọng, và nếu thẩm định tốt sẽ loại bỏ được các dự án không hiệu quả về mặt kinh tế xã hội, gây ô nhiễm môi trường hoặc lãng phí nguồn lực của nhà nước. Cần nâng cao trách nhiệm, xử lý nghiêm túc các trường hợp sai phạm trong thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư công cũng cần được thúc đẩy. Những quy định pháp lý dù có đầy đủ đến đâu mà không được thực hiện một cách nghiê m túc thì vẫn có những dự án kém hiệu quả được thông qua và việc thực hiện chúng vẫn không tránh khỏi những thất thoát, lãng phí.


4.2. Các chính sách và giải pháp đề xuất

4.2.1. Hoàn thi n h thống các văn bản ướng dẫn các chính sách, pháp luật liên qu n đến đầu tư công

Các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ cần sớm tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất các cấp có thẩm quyền xem xét ban hành, sửa đổi, hoàn thiện các quy định của pháp luật bảo đảm tính thống nhất, thuận lợi, chặt chẽ, phù hợp với tình hình thực tế.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật về đầu tư, trình Quốc hội Luật ngân sách Nhà nước, luật Quy hoạch…mang t nh chất dài hạn hơn và có t nh pháp lý cao hơn.

Các giải pháp cụ thể trên lĩnh vực này bao gồm:

(i) Tách chức năng quản lý của các cơ quan nhà nước và chức năng quản lý dự án của chủ đầu tư, tránh tình trạng chồng chéo chức năng ở một số Bộ, ngành và địa phương. Theo đó, các Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, không trực tiếp làm chủ đầu tư (trừ dự án xây dựng cơ sở vật chất của cơ quan).

(ii) Xác định cụ thể hơn quyền và nghĩa vụ của người có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các tổ chức tư vấn; phân định rò ràng trách nhiệm của chủ đầu tư và ban quản lý dự án trong các hình thức quản lý dự án cụ thể (như tự tổ chức quản lý, thuê tư vấn quản lý và ủy thác đầu tư); đặc biệt là trách nhiệm của các tổ chức tư vấn đầu tư trong công tác lập dự án, thẩm định dự án, đánh giá đầu tư, quản lý dự án đầu tư v.v..).

(iii) Đồng thời với việc tăng cường thẩm quyền và năng lực của hệ thống giám sát nhà nước đối với đầu tư công, cần quy định cơ chế hoạt động giám sát của cộng đồng đối với các dự án đầu tư nhà nước nói riêng và hoạt động đầu tư nhà nước nói chung; xác lập cụ thể quyền và trách nhiệm của cộng đồng trong vai trò giám sát đối với đầu tư công.

(iv) Xây dựng và áp dụng khung hay kế hoạch quốc gia trung hạn (5 năm, hoặc 3 năm cuốn chiếu) để định hướng phân bố, quản lý và sử dụng vốn đầu tư nhà nước, thay cho kiểu phân bố, quản lý vốn đầu tư hàng năm như hiện nay.

Khung hay định hướng đó t nhất phải có các nội dung sau đây:


(i) Mục tiêu mà đầu tư nhà nước phải đạt được trong kỳ kế hoạch;

(ii) Tổng vốn đầu tư dự kiến, trong đó có thể phân thành các bộ phận như vốn đầu tư từ ngân sách, vốn huy động bằng trái phiếu, vốn ODA, v.v..;

(iii) Các ngành, lĩnh vực và vùng ưu tiên của quốc gia cần tập trung đầu tư;

(iv) Cơ chế và cách thức đề xuất dự án; tiêu chí thẩm định, phân loại, xác định thứ tự ưu tiên và chấp thuận dự án đầu tư;

(v) tiêu ch và căn cứ lập dự toán chi đầu tư phát triển, bố trí, thanh toán và quyết toán vốn đảm bảo tập trung vốn đầu tư hoàn thành công trình theo kế hoạch tài chính và tiến độ công trình; xóa bỏ tình trạng phân chia bình quân nguồn lực;

(vi) Cơ chế công khai hóa, minh bạch hóa đầu tư nhà nước nói chung và từng dự án cụ thể nói riêng;

(vii) Thẩm quyền, cơ chế kiểm tra và giám sát đầu tư nhà nước nói chung và từng dự án đầu tư nói riêng và chế tài xử lý các sai phạm.

4.2.2. Nâng cao công tác xây dựng quy hoạch và quản lý dự án đầu tư công

Nâng cao chất lượng quy hoạch và siết chặt kỷ luật quy hoạch, thực hiện kế hoạch đầu tư công là giải pháp cơ bản, có t nh lâu dài để nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam. Để nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, lập kế hoạch đầu tư công cần phải thực hiện các giải pháp sau:

- Thứ nhất, thực hiện rà soát, đánh giá thực trạng và kết quả cụ thể của công tác thực hiện quy hoạch một số ngành then chốt, các vùng kinh tế để có quy hoạch tổng thể, đồng bộ về ngành, lĩnh vực và vùng miền. Trên cơ sở đó, đưa ra một số danh mục dự án đầu tư quan trọng trên phạm vi cả nước để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đầu tư trung và dài hạn và đảm bảo việc thực hiện trên thực tế được gắn với kế hoạch này.

- Thứ hai, khi lập quy hoạch, kế hoạch cần phải xác định rất rò ràng các mục tiêu và ưu tiên chiến lược của đầu tư công, để từ đó có cơ sở loại bỏ những đề xuất đầu tư không th ch hợp ngay từ đầu. Đồng thời, những đề xuất đầu tư nhưng không có cơ sở rò ràng và thuyết phục về nguồn lực sẽ không được đưa vào quy hoạch. Tất cả các dự án đầu tư công đều phải nằm trong quy hoạch đã được duyệt mới được đưa vào kế hoạch và làm các thủ tục chuẩn bị đầu tư.


- Thứ ba, việc xây dựng, điều hành kế hoạch đầu tư trung hạn phải gắn với kế hoạch tài chính ngân sách trung hạn đảm bảo cho chi tiêu đầu tư công được kiểm soát trong giới hạn nguồn lực cho phép, chấm dứt tình trạng phê duyệt, cho phép triển khai các dự án vượt quá khả năng cân đối nguồn lực.

- Thứ tư, việc xây dựng kế hoạch đầu tư công hàng năm phải phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn và khả năng cân đối các nguồn vốn đầu tư; phải phù hợp với khả năng thực hiện và tiến độ giải ngân của từng dự án. Đối với các dự án khởi công mới chỉ bố trí vốn cho các dự án thật sự cần thiết đáp ứng đủ các điều kiện: nằm trong quy hoạch được duyệt; đã xác định rò nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; có quyết định đầu tư dự án theo đúng quy định của Luật đầu tư công; không bố trí vốn kế hoạch đầu tư công cho các dự án không thực hiện trình tự lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư theo quy định của Luật đầu tư công.

- Thứ năm, thực hiện công khai, công bố rộng rãi các quy hoạch, kế hoạch đầu tư công theo các phương thức phù hợp đảm bảo thông tin đến được những đối tượng chịu tác động và có chế tài đảm bảo tuân thủ kỷ luật, không cho phép điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch nếu như không có luận chứng thực sự xác đáng.

Ngoài ra, cùng với việc thực hiện đồng bộ giải pháp nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, lập kế hoạch đầu tư công tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả các chương trình mục tiêu liên quan đến giảm nghèo góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả đầu tư công. Theo đó:

- Thực hiện rà soát lại toàn bộ chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình hỗ trợ có mục tiêu khác liên quan đến xóa đói, giảm nghèo để tổng hợp một Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững. Trong đó, xác định thứ tự ưu tiên các chương trình, dự án đầu tư và các mục tiêu khả thi, đối tượng cần phải quan tâm đặc biệt để tập trung bố trí nguồn lực thực hiện dứt điểm; tránh đầu tư dàn trải, phân tán nguồn lực, đầu tư manh mún, không hiệu quả như thời gian qua. Một số chương trình có mục tiêu không rò ràng, có hiệu quả không cao, còn chồng chéo, trùng lặp về nội dung thì cần lựa chọn để lồng ghép với các chương trình khác.

- Tiếp tục dành sự quan tâm đầu tư đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu tạo khả năng thuận lợi cho phát triển KT-XH: điện, đường, trường, trạm, thủy lợi,


vệ sinh môi trường và hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh như: cảng, kho tàng, bến bãi, chợ,... thông tin thị trường nhằm giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá nông sản. Hỗ trợ đầu tư xây dựng CSHT các huyện nghèo và xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn, bản đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ sản xuất, tăng thu nhập, đa dạng hóa sinh kế, giảm nghèo dựa vào cộng đồng, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững.

- Tăng cường đầu tư giáo dục, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người nghèo. Hoàn thiện thể chế chính sách công bằng trong tiếp cận giáo dục, đặc biệt trong việc tiếp cận giáo dục tiểu học và trung học cơ sở cho con em các hộ gia đình sinh sống trong các vùng nông thôn, các vùng nghèo, đồng bào các dân tộc t người.

- Kiểm soát chặt chẽ và quy định rò ràng hơn trách nhiệm giữa các cấp ngân sách trong quy trình phân bổ và sử dụng NSNN thực hiện. Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương trong việc lựa chọn mục tiêu ưu tiên để thực hiện và phân bổ nguồn lực để thực hiện chương trình nhưng phải đảm bảo nguyên tắc kế hoạch thực hiện các mục tiêu của chương trình mục tiêu, kế hoạch phân bổ và sử dụng nguồn vốn phải được xây dựng và được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật đầu tư công. Quy định rò trách nhiệm và cam kết của các địa phương trong việc huy động và bố trí vốn thực hiện để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra của chương trình. Xác định rò vốn hỗ trợ từ NSTW của chương trình chỉ hỗ trợ thực hiện những nhiệm vụ, công việc then chốt, cấp bách nhất của toàn ngành tạo điều kiện ban đầu để địa phương có cơ sở thực hiện.

- Tăng cường hơn nữa sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện Chương trình. Cần có cơ chế đảm bảo để người dân được tham gia vào bàn bạc, quyết định một số nội dung như: quyết định các vấn đề đầu tư; cách thức triển khai; giám sát việc đóng góp, huy động và sử dụng nguồn lực thực hiện Chương trình. Qua đó, tạo động lực và coi người dân là chủ thể ch nh để thực hiện mục tiêu về giảm nghèo.

Cần nâng cao hiệu quả công tác lập, thẩm định và phê duyệt các d n đầu tư công

Xem tất cả 255 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí