Thực Trạng Tình Hình Kinh Tế Vĩ Mô Việt Nam Giai Đoạn 2008- 2017


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, để xem xét sự thay đổi của tác động chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM trong điều kiện thay đổi về chất lượng thể chế, tác giả xây dựng mô hình dựa trên nghiên cứu Minghua Chen và cộng sự (2017). Ngoài chất lượng thể chế, mô hình này kiểm tra tác động của đặc điểm cá nhân của các ngân hàng, như quy mô và cấu trúc vốn, khả năng vốn hóa, thành phần thu nhập và nguồn vốn… và các yếu tố đặc trưng của nền kinh tế như: tốc độ phát triển kinh tế, tỷ lệ lạm phát, chất lượng thể chế hay sự minh bạch của chính sách đối với tác động này. Ngoài ra, mức độ mà các ngân hàng dễ bị rủi ro đã được tìm thấy có liên quan đến nhiều yếu tố, bao gồm các đặc điểm riêng của ngân hàng, chẳng hạn như mức độ cạnh tranh của NHTM và đa dạng hoá nguồn vốn, các yếu tố này cũng sẽ được kiểm soát trong nghiên cứu này.

Thông qua phương pháp ước lượng các mô hình bằng phương pháp System GMM– SGMM của Arellano & Bond (1991), phương pháp này phù hợp để khắc phục hiện tượng các biến độc lập không phải là biến ngoại sinh ngặt (strictly extrogenous), nghĩa là có tương quan với phần dư; hoặc tồn tại biến nội sinh (endogenous variable) trong mô hình.

Trong chương tiếp theo, tác giả trình bày về kết quả nghiên cứu thực nghiệm và các thảo luận liên quan về ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM tại Việt Nam


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2008- 2017

4.1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

8


Tác động của chính sách tiền tệ tới rủi ro mất khả năng thanh toán tại các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam - 13

7

6.78

6.89

6.81

6

6.23

6.21

5.9 5.89

5.32

5.42

5 5.03


4


3


2


1


0

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

2016

2017

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%)

Biểu đồ 4.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Việt Nam giai đoạn 2008- 2017

Nguồn: World Development Indicators.

Giai đoạn 2002 - 2007, Việt Nam luôn được coi một trong những điểm sáng trong bản đồ kinh tế toàn cầu với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,8%. Với việc gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP lên tới gần 8,5%. Từ khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra năm 2008, Việt Nam tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại khi các thị trường xuất khẩu lớn bị ảnh hưởng, sức mua trong nước giảm. Cả giai đoạn này, tăng GDP luôn thấp hơn 7% và ngày càng đi xuống, đạt mức 6,23% ở năm 2008 và 2009 là 5,32%, năm 2010 lại tăng lên 6,78%, hai năm tiếp theo 2011 và 2012 lại tiếp tục sụt giảm và ở mức 5,9% và 5,03%, chưa bằng hai phần ba so với mức trước khi khủng hoảng. Theo nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê, những chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến tăng trưởng trong thời kỳ 2008-


2012 là: thứ nhất, tỷ lệ tăng vốn đầu tư toàn xã hội/GDP luôn ở mức trên 40%, tuy nhiên, đến năm 2011-2012 giảm nhanh còn 34,6%. Trong đó, tỷ lệ đầu tư của các khu vực kinh tế nhà nước dao động quanh mức 37 - 38%, khu vực ngoài nhà nước trên 35% và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xoay quanh mức 26% trong khi tỷ lệ tích lũy nội bộ dưới 30%. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng của tổng sản phẩm (GO) xoay quanh mức 11 - 13% và tốc độ tăng giá trị gia tăng (VA) dao động từ 6- 8%. Thứ hai, đóng góp của các yếu tố vốn, lao động và nhân tố năng suất tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng GDP tương ứng là 76, 16 và 7%, so với giai đoạn trước đó đã thay đổi theo hướng xấu đi. Trong giai đoạn 2008 -2012, nước ta luôn có tỷ lệ nhập siêu, năm cao nhất là 2008 lên đến 20,1% và năm 2011 là 8%. Tỷ lệ nợ công, nợ nước ngoài và nợ công nước ngoài, theo đánh giá của Bộ Tài chính, trong giai đoạn từ 2008 đến 2012 tiếp tục gia tăng tuy vẫn ở ngưỡng an toàn.

Năm 2013, trong bối cảnh kinh tế thế giới những năm có nhiều bất ổn, sản xuất trong nước gặp khó khăn, lạm phát tăng cao, Chính phủ tập trung chỉ đạo quyết liệt các ngành, các cấp thực hiện ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên đây là mức tăng hợp lý, khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp được Chính phủ ban hành. GDP năm 2013 đạt 5,42%, mức tăng trưởng năm 2013 tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,24% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi.

Năm 2014 là năm đầu tiên trong kế hoạch 5 năm (2011-2015) kể từ 2011, tăng trưởng kinh tế không chỉ về đích mà còn vượt kế hoạch. So với kế hoạch chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 5,8% mà Quốc hội đưa ra thì năm 2014 đạt 5,98%. Mức tăng trưởng năm 2014 cao hơn mức tăng trưởng 5,24% của năm 2012 và 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế trước bối cảnh chính trị có nhiều bất ổn khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế lãnh thổ Việt Nam. Mức tăng trưởng có dấu hiệu hồi phục này đã giúp cho nền kinh tế vĩ mô có được sự ổn định - mục tiêu mà Việt Nam theo đuổi trong nhiều năm nay, đặc biệt là sau khi lạm phát lên tới trên 20% trong năm 2008 - năm đầu tiên Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Năm 2015, năm kết thúc giai đoạn


2011 - 2015, GDP tiếp tục tăng trưởng một cách ấn tượng với mức tăng 6,89%, cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra và là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 – 2015 và đà tăng trưởng kinh tế Việt Nam có dấu hiệu chững lại kể từ đầu năm với mức tăng GDP 2016 đạt 6.21%. Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng năm 2016 và được Quốc hội thông qua là 6,7%, tuy nhiên, năm 2016 chỉ đạt 6,213%. Như vậy chỉ tiêu tăng trưởng là không đạt được mục tiêu đề ra, nguyên nhân chính là do tác động của biến đổi khí hậu, khu vực nông lâm ngư tăng trưởng chậm, thậm chí 6 tháng đầu năm năm 2016 khu vực này lần đầu tiên sau nhiều năm có tăng trưởng âm, khu vực công nghiệp khai thác cũng tăng trưởng chậm.

Năm 2017 tăng trưởng kinh tế đạt 6,81%, vượt chỉ tiêu 6,7% do Quốc hội đề ra, và là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua, chủ yếu đến từ sự đóng góp của xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, ngoài ra, sự tăng trưởng của nền kinh tế có đóng góp không nhỏ của khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo với mức tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Nhìn chung, có thể thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008- 2017 chủ yếu theo chiều rộng (về số lượng) và chứa đựng những yếu tố không ổn định như:

Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế dựa trên thâm dụng vốn đầu tư là cơ bản. Điều này thể hiện ở chỗ sự tăng trưởng kinh tế những năm qua vẫn theo chiều rộng là chính, dựa trên khai thác nguồn lực sẵn có, nghĩa là dựa trên lợi thế tĩnh, chứa chưa dựa trên khai thác tối ưu lợi thế động. Để khai thác lợi thế tĩnh Việt Nam phải đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài và trong nước với nhiều hình thức khác nhau. Sự phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư để tăng trưởng dẫn đến hệ quả là muốn duy trì mức tăng trưởng cao, phải tiếp tục tăng vốn thêm nữa.

Thứ hai, bất cập trong đầu tư công ở nước ta là tập trung vào đầu tư cho kinh tế rất cao (chiếm 73% tổng vốn đầu tư của Nhà nước) trong khi đầu tư vào các lĩnh vực xã hội có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của con người (khoa học, giáo dục, đào tạo, y tế, cứu trợ xã hội, văn hoá, thể thao…) lại rất thấp và đang có xu hướng


giảm dần trong những năm gần đây. Hơn nữa, vì nhiều nguyên nhân, trong đó có tham nhũng, lãng phí làm cho đầu tư công có hiệu quả thấp.

Thứ ba, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn chưa dựa nhiều vào tri thức, khoa học - công nghệ; năng suất lao động toàn xã hội thấp tăng chậm so với tiềm năng. Mức tiêu tốn năng lượng để tạo ra một đơn vị GDP của nước ta cao so các nước trong khu vực. Nguồn lực phân bổ không hợp lý cho các lĩnh vực…

4.1.2. Tình hình lạm phát


25

22.97

20

18.52

15

11.75

10

6.88

6.81

6.6

5

4.74

3.53

1.81

0

0.63

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

2016 2017

Tỷ lệ lạm phát Việt Nam (%)

Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ lạm phát bình quân của Việt Nam giai đoạn 2008- 2017

Nguồn: World Development Indicators.

Lạm phát thực sự bùng nổ và thực sự gây nên những bất ổn vĩ mô vào năm 2008. Lạm phát đỉnh điểm vào tháng 7 năm 2008 khi lên tới trên 30%. Kết thúc năm 2008, lạm phát lùi về còn 19.89%, trung bình lạm phát cả năm lên đến 22,97%. Trong đó CPI của lương thực tăng cao nhất và đạt 49.16%. Nguyên nhân bùng nổ của lạm phát trong năm 2008 do tăng trưởng tín dụng và cung tiền quá mạnh trước đó. Ngoài ra, giá lương thực, nguyên nhiên liệu trên thế giới cũng góp phần làm lạm phát bùng nổ.


Lạm phát năm 2008 tăng cao buộc Chính phủ phải đưa ra hệ thống 8 giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát và đã đạt được kết quả nhất định khi lạm phát năm 2009 và 2010 có xu hướng giảm xuống. Mặt khác, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008- 2009 đã góp phần làm giảm lạm phát ở Việt Nam từ cuối năm 2009, tỷ lệ lạm phát bình quân chỉ còn 6,88%. Giá quốc tế giảm cùng với tổng cầu giảm đã giúp Việt Nam đảo ngược xu thế gia tăng đáng ngại của lạm phát trong năm 2008. Khi các gói kích cầu của Chính phủ bắt đầu gia tăng từ quý II năm 2009, cung tiền cũng bắt đầu tăng mạnh và tín dụng cũng có dấu hiệu tương tự. Các ngân hàng thương mại trở nên thiếu hút tiền mặt và đều cố gắng tăng lãi suất nhằm thu hút tiền gửi. Vì vậy, cuộc cạnh tranh lãi suất đã bắt đầu khiến cho lãi suất cho vay bị đẩy lên cao (vượt trần lãi suất do các khoản phí cho vay).

Năm tháng đầu năm 2010 chứng kiến tỷ lệ lạm phát tương đối ổn định ở mức thấp chứng tỏ các biện pháp kiểm soát lạm phát của Chính phủ đã có tác động. Tuy nhiên, lạm phát lại tăng trở lại mạnh mẽ từ tháng 9 năm 2010 khiến cho chỉ số giá tiêu dùng CPI cho 11 tháng đã tăng lên đến 9,58% so với 20,71% và 5,07% của cùng kỳ năm 2008 và 2009. Việc phá giá VND so với USD trong tháng 8 năm 2010 và biến động của thị trường vàng trong nước và quốc tế vừa qua được coi là một vài trong số những nguyên nhân chủ yếu khiến cho lạm phát tăng cao lúc này. Với ỷ lệ lạm phát trung bình năm 2010 là 11,75%, Việt Nam vẫn có những nguy cơ tiềm tàng khiến cho lạm phát có thể vẫn tiếp tục tăng cao: (i) giá của một loạt các mặt hàng cơ bản như điện và xăng dầu vẫn bị kiểm soát; (ii) VND vẫn đang chịu áp lực mất giá dù NHNN đã phá giá 2 lần trong năm 2010; (iii) giá cả ở Trung Quốc cũng đang tăng lên khiến cho chi phí nhập khẩu cho các công trình cơ sở hạ tầng với nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu ở Trung Quốc cũng tăng lên và (iv) áp lực mới lỏng tiền tệ sẽ gia tăng vì lãi suất cao.

Năm 2011, tương tự năm 2008, lạm phát bùng nổ dữ dội vào cuối năm đẩy chỉ số giá tiêu dùng năm 2010 tăng đến 11.75% (gần bằng năm 2007). Những tháng đầu năm 2011 lạm phát cũng tăng lên rất mạnh, chỉ 2 tháng đầu năm CPI đã tăng 3.78%. Lạm phát năm 2011 lên đến 18,52% do các chính sách tiền tệ nới lỏng trước đó. Các


gói kích cầu, chính sách hỗ trợ lãi suất từ năm 2009 đã bơm một lượng lớn tiền vào nền kinh tế. So với năm 2008, điểm khác biệt là cường độ, lạm phát năm 2011 tuy tăng mạnh nhưng vẫn còn thấp hơn so với năm 2008. Hơn nữa, nguy cơ về một đợt bùng nổ dữ dội của giá hàng hóa trên thế giới tương tự như năm 2008 không nhiều.

Trong giai đoạn 2012 – 2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Namđã điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ (CSTT), phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa góp phần quan trọng trong kiểm soát và đưa lạm phát ở mức cao 23% vào tháng 8/2011 xuống còn 6,81% năm 2012; 6,6% năm 2013; 1,81% năm 2014. Giai đoạn 2012 – 2014 đánh dấu thời kỳ giữ lạm phát ổn định ở mức thấp nhất trong hơn 10 năm trước đó. Lạm phát ổn định ở mức thấp, ổn định kinh tế vĩ mô được giữ vững, thị trường ngoại hối, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng lên mức kỷ lục, thanh khoản hệ thống ngân hàng được cải thiện vững chắc là những yếu tố cơ bản được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế sử dụng làm căn cứ để nâng hệ số tín nhiệm của Việt Nam

Mức lạm phát ở Việt Nam trong năm 2015 xuống thấp ở mức kỷ lục, đạt 0,63%, nguyên nhân là do: thứ nhất, nguồn cung về lương thực, thực phẩm trong nước dồi dào; sản lượng lương thực thế giới tăng với sự cạnh tranh từ các nước như Thái Lan, Ấn Độ nên việc xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp khó khăn hơn. Do đó, giá lương thực của Việt Nam luôn ở mức thấp hơn các nước khác. Thứ hai, theo Tổng cục Thống kê, mức lạm phát 2015 đã xuống thấp như vậy, chủ yếu là nhờ giá dầu trên thế giới giảm mạnh. Bên cạnh đó, giá gas sinh hoạt trong nước cũng được điều chỉnh theo giá gas thế giới, giảm 18,6% so với năm 2014. Thứ ba, mức độ điều chỉnh giá của các nhóm hàng do Nhà nước quản lý như dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế thấp hơn so với năm trước. Năm 2015 giá dịch vụ y tế được điều chỉnh với mức độ thấp chỉ tác động đến CPI khoảng 0,07%; giá dịch vụ giáo dục tác động đến CPI khoảng 0,12% và giá điện điều chỉnh tăng 7,5% cũng tác động đến CPI khoảng 0,19%. Thứ tư, trên cơ sở Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 3/1/2015 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 của Chính phủ, năm 2015 là năm có ý nghĩa quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, là năm tiến hành đại


hội Đảng các cấp nên các ngành các cấp đã tích cực triển khai thực hiện các giải pháp nhằm giữ ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.

Sang năm 2016, tỷ lệ lạm phát đạt 4,74%, chủ yếu do giá dịch vụ công (y tế và giáo dục) được chủ động điều chỉnh mạnh hơn, giá dịch vụ y tế tăng theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC, ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 1/3/2016, nên giá các mặt hàng dịch vụ y tế tăng 77,57% làm cho chỉ số CPI tháng 12/2016 tăng khoảng 2,7% so với tháng 12 năm 2015. Lạm phát cơ bản tăng nhẹ (tăng thêm khoảng 4 điểm %) so với năm 2015 chủ yếu do giá nhà ở và vật liệu xây dựng và giá thực phẩm tăng nhanh hơn so với năm 2015. Ngoài ra, giá xăng dầu không giảm nhiều như trong năm 2015 đã khiến ảnh hưởng giảm đối với lạm phát của giá giao thông không nhiều như năm 2015.

Lạm phát cả năm 2017 nhìn chung suy giảm mạnh mẽ, đạt 3,35%, mặc dù có sự gia tăng trong hai tháng 8 và 9 do yếu tố mùa vụ. Điều này trái ngược hoàn toàn với xu thế gia tăng liên tục trong năm 2016. Nguyên nhân chính khiến lạm phát năm 2017 ở mức thấp đến từ việc giá cả được kiềm chế chặt chẽ và chủ yếu chỉ tăng ở các dịch vụ thiết yếu như giáo dục và y tế. Cụ thể, nhiều tỉnh, thành phố đã thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế cho đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế, đưa mức giá của nhóm hàng này tăng 27,79% so với năm 2016. Cùng với đó, giá dịch vụ giáo dục vẫn theo đúng chu kỳ tăng mạnh vào hai tháng 8 và 9/2017, khiến chỉ số giá của nhóm này tăng 7,29%.

Nhìn chung, mức lạm phát Việt Nam giai đoạn 2008- 2017 có nhiều biến động theo diễn biến của kinh tế thế giới. Khả năng dự báo lạm phát ở Việt Nam chưa tốt dẫn đến có những thời điểm lạm phát vượt mục tiêu đề ra. Việc tính toán chỉ số giá tiêu dùng cũng còn nhiều hạn chế do tỷ trọng các hàng hoá trong rổ hàng tính CPI không được cập nhật thường xuyên (5 năm điều tra một lần) và phương pháp điều tra, thống kê còn thô sơ. Mô hình dự báo lạm phát trong trung hạn còn thiếu. Mô hình ARIMA dự báo lạm phát ngắn hạn chỉ sử dụng số liệu trong quá khứ để dự báo lạm phát trong tương lai, do đó khi thị trường có biến động bất thường thì mô hình sẽ dự báo không chính xác. Việc lập các mô hình dự báo còn gặp khó khăn do cần một khối

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 05/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí