Thảo Luận Các Nghiên Cứu Trước Và Khe Hở Nghiên Cứu:



ngân hàng trung ương trên thế giới bằng phương pháp ước lượng VAR

số các nước tiên tiến, không có bằng chứng về sự thay đổi có hệ thống ở các thị trường mới nổi. Nghiên cứu lý giải, minh bạch về chính sách tiền tệ có thể cho phép các ngân hàng dự đoán mức lãi suất chính xác hơn và có thể khuyến khích các hoạt động phòng vệ, làm cho rủi ro mất khả năng thanh toán thấp hơn


Bekaert và cộng sự (2013)

Dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn 1990 - năm 2010 bằng phương pháp ước lượng SVAR được chia ra làm hai thời kỳ, thời kỳ trước khủng hoảng 1990- 2007 và sau khủng hoảng 2007-2010

Trong thời gian thanh khoản dồi dào do ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng trong thời kỳ trước khủng hoảng, khách hàng vay có khuynh hướng tham gia đầu tư có rủi ro mạo hiểm để kiếm được lợi nhuận vượt trội trong một môi trường lãi suất thấp, chiến lược đầu tư của họ có thể dẫn đến rủi ro mất khả năng thanh toán cho các TCTD.


Papadamou và cộng sự (2014)

Dữ liệu bảng của 40 NHTW của các quốc gia Châu Á và Châu Âu từ năm 1998 đến năm 2005 bằng phương pháp ướng lượng FEM, REM

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự minh bạch cao hơn của chính sách tiền tệ cho phép các ngân hàng trung ương quản lý tốt hơn các kỳ vọng và làm giảm sự biến động của thị trường, giảm rủi ro mất khả năng thanh toán cho các NHTM trước các cú sốc chính sách

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Tác động của chính sách tiền tệ tới rủi ro mất khả năng thanh toán tại các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam - 10



Dincer và Eichenengreen (2014)

Dữ liệu từ 120 NHTW từ các quốc gia trên thế giới trong giai.đoạn 1998-2010 được lấy từ nguồn dữ liệu IMF thông qua ước lượng bằng phương pháp GMM

Chính sách tiền tệ mở rộng làm giảm rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM dưới ảnh hưởng của lạm phát tăng lên trong ngắn hạn do sự gia tăng ban đầu của giá trị tài sản và dòng tiền, tuy nhiên trong tác động ngược chiều cho thấy rủi ro này tăng lên do tăng các rủi ro tín dụng do biến động giá.


Dell'Ariccia và cộng sự (2014)

Dữ liệu bảng theo quý của 400 ngân hàng tại Mỹ trong gia đoạn từ 1997 đến 2009 thông qua mô hình hồi quy SVAR

Khi các ngân hàng có thể điều chỉnh cơ cấu vốn, việc cắt giảm lãi suất thực sẽ dẫn tới đòn bẩy lớn hơn và rủi ro mất khả năng thanh toán tăng lên. Tuy nhiên, nếu cơ cấu vốn được cố định, tác động này sẽ phụ thuộc vào mức độ đòn bẩy: sau khi lãi suất giảm, các ngân hàng có vốn hóa lớn làm tăng nguy cơ mất khả năng thanh toán, trong khi lãi suất cao các ngân hàng có thể giảm nợ.


Drakos và cộng sự (2016)

Dữ liệu từ 10 nền kinh tế Trung Âu, Đông Âu và Liên bang Nga giai đoạn 1997-2011, ước lượng bằng phương pháp DGMM

Ngoài các đặc điểm của nền kinh tế như: chênh lệch thương mại, lạm phát, tác động của chính sách tiền tệ đối với rủi ro mất khả năng thanh toán ngân hàng phụ thuộc vào các cơ chế nhất định và quyền sở hữu ngân




hàng: rủi ro khác nhau giữa các ngân hàng nước ngoài và trong nước

Nguồn: tác giả tổng hợp


2.6. Thảo luận các nghiên cứu trước và khe hở nghiên cứu:

Thứ nhất, về mặt mục tiêu nghiên cứu, nhìn chung các nghiên cứu đã đo lường và đánh giá chính sách tiền tệ tác động như thế nào đến mức độ rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM trên thế giới trong mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố đặc trưng của ngân hàng như quy mô ngân hàng, khả năng vốn hóa, đòn bẩy tài chính và tính minh bạch của chính sách...

Thứ hai, về mặt phương pháp nghiên cứu, các nghiên cứu cho thấy sự khách quan và độ tin cậy cao thông qua các dữ liệu được lấy từ các nguồn tin cậy: worldbank, IMF, FDIC Call Reports data, Bankscope..và các phương pháp ước lượng phù hợp với nghiên cứu vè dữ liệu bảng như OLS, FEM, REM, GMM để nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ đến mức độ rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM và các vấn đề liên quan. Ngoài ra, các nghiên cứu còn đưa ra các cơ sở lý thuyết rõ ràng cũng như hệ thống một cách tổng quát các công trình nghiên cứu liên quan trước đó một cách khoa học và chặt chẽ.

Thứ ba, tuy không nhiều nhưng dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các phương pháp hồi quy kinh tế lượng, song các nghiên cứu có đưa ra được các kết luận và hàm ý chính sách mang tính ứng dụng cao đối với các mẫu nghiên cứu.

Tuy nhiên, các nghiên cứu còn tồn tại khoảng trống nghiên cứu là:


Thứ nhất: Các nghiên cứu trước đây trên thế giới về tác động của chính sách tiền tệ tới rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM theo các khía cạnh khác nhau, do đó cho thấy kết quả nhiều chiều theo nhiều kênh truyền dẫn khác nhau, một sự thay đổi trong điều tiết chính sách tiền tệ có thể cho ra kết quả tác động tích cực hoặc


tiêu cực khác nhau đến rủi ro mất khả năng thanh toán tại NHTM tùy vào từng quốc gia và từng khoảng thời gian.

Mặt khác, nghiên cứu về tác động này tại các NHTM Việt Nam chỉ nhận được sự quan tâm hạn chế, chưa có công bố nào trong nước được tác giả tìm ra. Tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, kinh nghiệm về tăng cường kinh tế và tự do hoá tài chính và xử lý khủng hoảng còn nhiều bị động. Các nghiên cứu về truyền dẫn chính sách tiền tệ tới kênh: lãi suất, giá tài sản, tỷ giá và hoạt động tín dụng ngân hàng thường được quan tâm nhiều nhưng tác động của chính sách tiền tệ tới khả năng thanh toán của các NHTM đã bị bỏ qua.

Thứ hai: Lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan cho thấy, lãi suất cơ bản là công cụ chính sách chính đại diện cho biến chính sách tiền tệ được sử dụng của NHTW trong các mẫu nghiên cứu và đánh giá tác động của công cụ này tới rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM, do đó các nghiên cứu chưa phân biệt rõ hiệu quả của từng công cụ chính sách tiền tệ. Trong khi ở Việt Nam, hỗn hợp một số công cụ phi lãi suất thường được sử dụng để bổ sung hoặc thậm chí là thay thế chính sách tiền tệ dựa trên lãi suất.

Thứ ba: Các tài liệu trước đây chủ yếu nghiên cứu một số đặc điểm riêng của các ngân hàng như quy mô và cấu trúc vốn, khả năng vốn hóa đối với ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đối với rủi ro ngân hàng, còn điều kiện kinh tế vĩ mô, chất lượng thể chế và tính minh bạch của chính sách ảnh hưởng đến kênh này vẫn còn hạn chế. Chưa có nghiên cứu đồng thời kiểm tra tác động của đặc điểm cá nhân của các ngân hàng, như quy mô và cấu trúc vốn, khả năng vốn hóa, thành phần thu nhập và nguồn vốn… và các yếu tố đặc trưng của nền kinh tế như: tốc độ phát triển kinh tế, tỷ lệ lạm phát, chất lượng thể chế hay sự minh bạch của chính sách đối với tác động này. Chẳng hạn, tính minh bạch của thị trưởng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng cao làm giảm rủi ro liên quan đến chính sách tiền tệ-ngân hàng, hàm ý chính sách cho các nhà hoạch định thận trọng để xác định đúng mức công cụ chính sách trong ngành ngân hàng. Hoặc, một động thái hướng tới sự minh bạch của chính sách cao hơn cũng được


khuyến khích áp dụng như một công cụ bổ sung nhằm làm giảm rủi ro mất khả năng thanh toán cho ngân hàng khi chính sách tiền tệ được nới lỏng (Brissimis và cộng sự, 2014. Jiménez và cộng sự, 2014). Ngoại trừ chính sách tiền tệ, mức độ mà các ngân hàng dễ bị rủi ro đã được tìm thấy có liên quan đến nhiều yếu tố, bao gồm các đặc điểm riêng của ngân hàng, chẳng hạn như mức độ cạnh tranh của NHTM và đa dạng hoá nguồn vốn. Để xác định tác động của chính sách tiền tệ đối với rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM Việt Nam, tác giả kiểm soát các yếu tố có liên quan này được xác định từ lược khảo các tài liệu được mô tả ở trên.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết về: lý thuyết chính sách tiền tệ và điều hành chính sách tiền tệ của NHTW; lý thuyết rủi ro mất khả năng thanh toán tại NHTM như: khái niệm và phương pháp đo lường rủi ro mất khả năng thanh toán; khái niệm chính sách tiền tệ và công cụ của chính sách tiền tệ. Thứ hai, tác giả trình bày tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM, kết quả cho thấy: hướng thứ nhất, chính sách tiền tệ mở rộng liên làm tăng rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM; hướng thứ hai đề cập đến chính sách tiền tệ mở rộng liên tục làm giảm rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM. Thứ ba, tiến hành lược khảo các bằng chứng thực nghiệm về tác động của chính sách tiền tệ tới rủi ro mất khả năng thanh toán và chỉ ra khe hổng nghiên cứu: Một là, lược khảo các nghiên cứu về tác động của chính sách tiền tệ tới rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM theo các khía cạnh khác nhau và chưa có câu trả lời chung và thống nhất. Hai là, nghiên cứu về tác động này tại các NHTM Việt Nam chỉ nhận được sự quan tâm hạn chế, chưa có công bố nào trong nước được tác giả tìm ra. Ba là, lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan cho thấy, lãi suất cơ bản là công cụ chính sách chính đại diện cho biến chính sách tiền tệ được sử dụng của NHTW trong các mẫu nghiên cứu và đánh giá tác động của công cụ này tới rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM, dó đó các nghiên cứu chưa phân biệt rõ hiệu quả của từng công cụ chính sách tiền tệ. Trong khi ở Việt Nam, hỗn hợp một số công cụ phi lãi suất thường được sử dụng để bổ sung, hoặc thậm chí là thay thế chính sách tiền tệ dựa trên lãi suất. Bốn là, các tài liệu trước đây chưa có nghiên cứu đồng thời kiểm tra tác động của đặc điểm cá nhân của các ngân hàng, như quy mô và cấu trúc vốn, khả năng vốn hóa, thành phần thu nhập và nguồn vốn… và các yếu tố đặc trưng của nền kinh tế như: tốc độ phát triển kinh tế, tỷ lệ lạm phát, chất lượng thể chế hay sự minh bạch của chính sách đối với tác động này.


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

3.1. Phương pháp nghiên cứu

3.1.1. Phát triển giả thuyết nghiên cứu

Chính sách tiền tệ (MP)

Trong các nghiên cứu thực nghiệm trước, lãi suất ngắn hạn thường được chọn như một công cụ chính sách tiền tệ ở các quốc gia (Kaminsky và cộng sự, 2004). Các quốc gia đang phát triển tiến hành chính sách tiền tệ bằng cách điều chỉnh lãi suất theo chu kỳ để ổn định giá cả trong nền kinh tế, kìm hãm lạm phát, ngăn ngừa sự biến động về tỷ giá hối đoái, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009. Glocker and Towbin (2015) cho thấy lãi suất vẫn là công cụ chính của chính sách tiền tệ, ít nhất là ở các thị trường mới nổi, trong khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc được sử dụng làm công cụ bổ sung. Do đó, tác giả xây dựng hai chỉ số dựa trên lãi suất để đo lường chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương như sau:

Lãi suất tái chiết khấu (MP_Δi1): kế thừa các nghiên cứu trước (Peek và Rosengren, 1995 và Ashcraft, 2006), tác giả sử dụng chênh lệch của lãi suất tái chiết khấu như một thước đo chính sách tiền tệ, được gọi là MP_Δi1, MP_Δi1 <0 cho thấy một lập trường chính sách tiền tệ mở rộng, tức là lãi suất thấp hơn so với kỳ trước.

Lãi suất tái cấp vốn (MP_Δi2): tác giả dựa theo phương pháp được đề xuất bởi Bernanke và Mihov (1998) thông qua việc xây dựng lãi suất tái cấp vốn trong mẫu nghiên cứu. Chỉ số này được biểu thị là MP_Δi2 với giá trị thấp hơn cho thấy một chính sách tiền tệ mở rộng (nới lỏng).

Trên cơ sở lý luận và các nghiên cứu liên quan đã trình bày ở chương 2, trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm giảm rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM. Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết H1: Chính sách tiền tệ mở rộng có thể làm giảm rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng.


Chính sách tiền tệ bổ sung

Ngoài ra, theo Cordella và cộng sự (2014), Federico và cộng sự (2013), ở các nền kinh tế mới nổi, ngoài các mức lãi suất là công cụ phổ biến của chính sách tiền tệ thì dự trữ bắt buộc, tỷ giá hối đoái, nghiệp vụ thị trường mở cũng được sử dụng bổ sung nhằm mục đích ổn định kinh tế vĩ mô. Chẳng hạn Colombia tăng lên cả tỷ giá hối đoái và tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong quý II năm 2007, và Peru cũng đã làm điều tương tự trong năm 2008 (Montoro và Moreno, 2011). Những đổi mới về các chính sách bổ sung này có thể có một số tác động đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng khi chúng có thể liên kết chặt chẽ với việc điều chỉnh lãi suất của các ngân hàng trung ương, gây ra những ước tính sai lệch về tác động của chính sách tiền tệ đối với rủi ro mất khả năng thanh toán ngân hàng. Nghiên cứu này kiểm soát một số chính sách bổ sung từ ba quan điểm sau đây:

Tăng trưởng tín dụng (ΔCR): Barroso và cộng sự, 2016, Cordella và cộng sự, 2014, Federico và cộng sự, 2014, Glocker and Towbin, 2015 cho rằng chính sách tín dụng được áp dụng theo chu kỳ để bổ sung cho chính sách tiền tệ như một công cụ ổn định kinh tế vĩ mô khi các nhà quản lý chính sách tiền tệ ở các quốc gia phát triển không muốn điều chỉnh lãi suất. Montoro và Moreno (2011) cho rằng công cụ này được yêu cầu sử dụng nhằm điều chỉnh khả năng tạo tiền của các NHTM phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, tránh tình trạng tổng khối lượng cung tiền tăng quá mức trong lưu thông. Công cụ này thực sự phát huy hiệu quả khi tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế tăng cao và các công cụ gián tiếp khác tỏ ra kém hiệu lực (Glocker and Towbin, 2015), trong khi Tovar và cộng sự (2012) thấy tác động này chỉ vừa phải và tạm thời.

Tác động của chính sách tín dụng đến rủi ro của các ngân hàng thực tế còn nhiều mâu thuẫn. Nguyễn và Boateng (2015) nhận thấy rằng các ngân hàng có tăng trưởng tín dụng lớn hơn thường có nhiều rủi ro hơn trong cho vay. Để kiểm soát tác động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro mất khả năng thanh toán, tác giả xác định tăng trưởng tín dụng thông qua biến ΔCR. Cụ thể, giá trị dương (âm) trên ΔCR cho

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 05/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí