Nghiên Cứu Về Chính Sách Tiền Tệ Và Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Tại Việt Nam


thiết bị, máy móc. Thực trạng "Căn bệnh Hà Lan - Dutch disease" này dẫn tới thâm hụt cán cân thương mại và các hệ luỵ khác như quá trình phân phối lao động và nguồn lực sang các khu vực kém hiệu quả hơn, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu cũng như tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Ngoài ra, đồng Kip bị định giá thực cao cũng trở thành một trở ngại đối với tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh nền kinh tế Lào ngày càng hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực, thực trạng này đặt ra những thách thức cho điều hành chính sách vĩ mô như tạo sự nhất quán trong điều hành các chính sách ngoại thương, tỷ giá, tiền tệ, và tài khoá nhằm bảo đảm sự ổn định kinh tế vĩ mô phải được coi là ưu tiên hàng đầu.

Phouphet Khamphounvong (2010), Giải pháp đổi mới hoạt động Ngân hàng Trung ương Lào trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế[23], đã hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới về hoạt động của NHTW trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Tác giả đã chỉ ra Ngân hàng nước CHDCND Lào chưa có một khuôn khổ điều hành CSTT rõ ràng và ổn định với các mục tiêu của CSTT rõ ràng, chưa thiết lập được cơ chế truyền dẫn tác động của CSTT tới các mục tiêu, chưa tính đến độ trễ và tác động kỳ vọng của các quyết định điều hành, các công cụ CSTT còn đơn giản, chưa được hoàn thiện, chưa xác định rõ mục tiêu của nghiệp vụ thị trường mở là điều tiết lãi suất thị trường liên ngân hàng hay vốn khả dụng trong từng thời kỳ… Cơ chế điều hành tỷ giá cũng được phân tích là chưa phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế do đồng Kip Lào không được định giá một cách hợp lý trong cơ chế tỷ giá thiếu tính thị trường. Tác giả đã đưa ra những giải pháp đổi mới nhằm nâng cao được vị thế, tầm vóc và năng lực hoạt động của Ngân hàng nước CHDCND Lào như nâng cao vị thế và tính độc lập tương đối của Ngân hàng nước CHDCND Lào, Ngân hàng nước CHDCND hoạt động hướng tới khuôn khổ thông lệ và chuẩn mực quốc tế, xây dựng môi trường pháp luật và khuôn khổ thể chế hoàn chỉnh và đồng bộ, quản lý và giám sát hiệu quả hệ thống ngân hàng.

Một nghiên cứu khác về kinh tế vĩ mô, điều hành chính sách và tình hình thương mại quốc tế của Lào cũng bàn đến hoạt động điều hành CSTT của CHDCND Lào trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu của Ngân hàng


thế giới về Tăng trưởng vững chắc trong bối cảnh quan ngại về lạm phát [81] năm 2011 cho thấy xuất khẩu của Lào tăng mạnh trong năm 2011 nhờ diễn biến thuận lợi của giá cả hàng hoá và nhu cầu trong khu vực đối với hàng xuất khẩu. Mặc dù tốc độ gia tăng của nhập khẩu thấp hơn nhưng cán cân vãng lai vẫn tiếp tục xu thế thâm hụt do việc chuyển các khoản thu nhập về nước của các dự án lớn. Đồng Kip Lào lên giá nhẹ so với đồng USD đã phần nào ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động ngoại thương của Lào. Trong khi đó, CSTT của Ngân hàng nước CHDCND Lào có xu hướng thu hẹp, đặc biệt là giảm dần những khoản cho vay trực tiếp đối với các dự án của chính quyền địa phương cũng như giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng tư nhân. Ngân hàng nước CHDCND Lào cũng đã ra định hướng giảm thiểu tăng trưởng tín dụng và giảm tỷ lệ nợ xấu nên hệ thống NHTM cũng chủ động thực hiện các biện pháp hạn chế tăng trưởng tín dụng như thời kỳ trước. Ngoài ra, thanh khoản của hệ thống ngân hàng sụt giảm do tỷ lệ cho vay trên huy động đã tăng từ mức 55% vào năm 2008 lên mức 75% vào năm 2010. Tỷ lệ nợ xấu giảm từ mức 3,7% vào tháng 6 năm 2010 xuống còn 3% vào cuối năm nhưng vẫn có quan ngại về kết quả này khi tỷ lệ nợ xấu giảm có thể là do việc cấp tín dụng mới chứ không phải do chất lượng các khoản nợ xấu trước đây được phục hồi.

Ngân hàng thế giới (2012), Duy trì đà tăng trưởng - giảm thiểu rủi ro và tái thiết sâu sắc nền kinh tế [Error! Reference source not found.], cho thấy tỷ lệ lạm phát của Lào đã được kiểm soát tốt. CSTT đã góp phần tích cực khi Ngân hàng nước CHDCND Lào đã tăng giá trị phát hành tín phiếu lên gấp đôi, tương đương từ mức 124 triệu USD lên 266 triệu USD vào cuối năm 2011. Tăng trưởng tín dụng năm 2011 thấp hơn các năm trước nhưng vẫn ở mức cao so với tốc độ tăng trưởng huy động vốn, khiến cho tỷ lệ tín dụng/tiền gửi tiếp tục tăng (81,4%), tạo áp lực thanh khoản và đặt ra quan ngại về chất lượng tín dụng cho hệ thống ngân hàng. Tình hình đô la hoá có sự cải thiện nhẹ khi tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng phương tiện thanh toán giảm còn 45%.

Somphao Phaysith (2012), Cầu tiền tại CHDCND Lào và một số khuyến nghị chính sách [28], đã đánh giá thực trạng cầu tiền tại Lào thông qua sử dụng phương pháp định tính và định lượng. Trong nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành trình bày


lại hệ thống cơ sở lý thuyết về cầu tiền cũng như những nghiên cứu về cầu tiền trên thế giới. Tình hình phát triển kinh tế, tiền tệ, hệ thống ngân hàng, CSTT và tình trạng đô la hoá tại Lào đã được trình bày và phân tích kỹ lưỡng trong chương 2 của luận án. Điểm nổi bật về tình hình tín dụng là các khoản nợ quá hạn trong hệ thống Ngân hàng nước CHDCND Lào đã tăng lên đáng kể và tập trung chủ yếu tại các ngân hàng nội địa, xuất phát từ tình hình tài chính yếu kém và chất lượng thẩm định tín dụng. Trong khi đó, tình trạng sử dụng ngoại tệ trong thanh toán của các doanh nghiệp và công chúng vẫn rất phổ biến, là hệ quả của thời kỳ lạm phát cao trước đây và đặc điểm về địa lý và thương mại của CHDCND Lào. Luận án đã xây dựng sáu mô hình kinh tế lượng để đo lường các nhân tố tác động tới cầu tiền trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn bao gồm thu nhập, tỷ giá, lãi suất, lạm phát trong giai đoạn từ năm 1993 tới 2010. Các hàm cầu tiền ổn định đưa đến kết luận về việc lựa chọn mục tiêu trung gian cho Ngân hàng nước CHDCND Lào và đưa ra khuyến nghị tăng cường công tác thanh tra giám sát nhằm bảo đảm sự an toàn cho hệ thống ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

PhongTiSouk Siphomthaviboun (2011), Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào [24]. Tác giả đã phân tích thực trạng nền kinh tế Lào và các yếu tố ảnh hưởng tới nền kinh tế, quá trình thực hiện các cam kết quốc tế. Kinh nghiệm về hoàn thiện chính sách thương mại nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam đã được phân tích để rút ra bài học cho CHDCND Lào. Thực trạng hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của CHDCND Lào trong những năm đổi mới từ 1986 cho tới 2011 đã được trình bày trong chương số 2 của Luận án bao gồm đặc điểm thương mại quốc tế của Lào và hai sự kiện quan trọng là hội nhập với ASEAN và chuẩn bị gia nhập WTO. Trên cơ sở những đánh giá chung về chất lượng hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của CHDCND Lào, tác giả đã đề ra các nguyên tắc, mục tiêu, định hướng và yêu cầu tiếp tục hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế. Một số giải pháp nổi bật được đề xuất như gắn việc hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hoàn thiện các văn bản quốc tế phải bảo đảm lợi ích của các bên tham gia, tận dụng lợi thế của nước đi sau, tăng tính thống nhất trong nhận thức về tự do hoá thương mại và bảo vệ mậu dịch.


Đổi mới điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 3

Amkha Vongmeunka (2012), Hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào [1]. Thứ nhất, luận án đã trình bày tổng quan về kinh tế đối ngoại, cơ sở lý luận quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại và kinh nghiệm của một số nước trong quản lý Nhà nước về kinh tế đối ngoại của Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam để rút ra những bài học cho việc nghiên cứu và áp dụng tại CHDCND Lào. Trong chương 2 của luận án, tác giả đã khái quát quá trình hội nhập kinh tế và phát triển đối ngoại và thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại của CHDCND Lào. Những tồn tại bao gồm chưa có đầy đủ và đồng bộ hệ thống văn bản pháp luật cho hoạt động thực tiễn, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế đối ngoại chưa cụ thể và triển khai còn chậm chạp. Nguyên nhân xuất phát từ nhận thức về kinh tế đối ngoại và quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại tại Lào chưa theo kịp xu hướng phát triển trong thực tiễn, trình độ cán bộ quản lý còn có sự chênh lệch so với trình độ của các quốc gia đối tác, chưa có chế tài xử lý nghiêm minh đối với những vi phạm trong hoạt động kinh tế đối ngoại, khiến cho công tác quản lý gặp khó khăn. Trên cơ sở đó, tác giả đã trình bày một hệ thống giải pháp bao gồ đổi mới nhận thức của cán bộ công chức nhân viên, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách quản lý nhà nước, hoàn thiện các quy hoạch về quản lý kinh tế đối ngoại, hoàn thiện việc tổ chức thực hiện các công cụ quản lý vĩ mô nhằm khuyến khích các hoạt động kinh tế đối ngoại…

Nhìn chung, những nghiên cứu trong nước về CSTT và hội nhập kinh tế quốc tế tại CHDCND Lào là tương đối ít về số lượng. Hơn nữa, các nghiên cứu này mới chủ yếu dừng lại ở mức độ tiếp cận riêng lẻ về điều hành CSTT, diễn biến các chỉ tiêu tiền tệ, và hội nhập kinh tế quốc tế mà chưa có sự tổng hợp, đánh giá toàn diện cả hai vấn đề này.

1.2. NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

Tại Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu, đặc biệt là các luận án tiến sĩ kinh tế về chính sách tiền tệ, hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, và hội nhập kinh tế quốc tế. Có thể kể tới các nghiên cứu nổi bật như nghiên cứu của Nguyễn


Kim Dung (2004), Nguyễn Văn Khách (2006), Bùi Duy Phú (2008), Nguyễn Thị Kim Thanh (2008), Phạm Thị Thư (2010)…

Nguyễn Kim Dung (2004), Xác lập các điều kiện tiền đề của việc hoạch định và điều hành CSTT ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế [4]. Luận án đã hệ thống hoá những vấn đề có tính chất lý luận về cơ sở tiền tệ và điều kiện tiền đề cho việc hoạch định và điều hành tiền tệ. Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạch định và điều hành CSTT của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và định hướng hội nhập kinh tế quốc tế, luận án đã đưa ra các giải pháp nhằm xác lập các điều kiện tiền đề cho việc hoạch định, điều hành CSTT của trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực.

Chu Thị Hồng Minh (2005), Một số ý kiến trao đổi xung quanh thực trạng hệ thống công cụ chính sách tiền tệ - Vấn đề tiếp tục đổi mới và hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu hội nhập [16]. Tác giả đã nhận định trong điều kiện thị trường tiền tệ chưa phát triển, Ngân hàng Nhà nước chưa có điều kiện sử dụng các công cụ điều tiết tiền tệ gián tiếp để kiểm soát mức gia tăng cung tiền, việc sử dụng hạn mức tín dụng là một biện pháp cần thiết. Tuy nhiên, trước những bất cập của cơ chế trực tiếp này, Ngân hàng Nhà nước đã không còn sử dụng hạn mức tín dụng như một công cụ thường xuyên trong điều hành CSTT. Trên thực tế, từ năm 1999 cho tới nay, Ngân hàng Nhà nước đã đổi mới điều hành CSTT theo hướng chuyển đổi mạnh mẽ từ sử dụng công cụ trực tiếp sang sử dụng các công cụ gián tiếp, đặc biệt là từ khi Ngân hàng Nhà nước chính thức áp dụng nghiệp vụ thị trường mở vào tháng 7 năm 2000. Một số biện pháp được đề cập nhằm hoàn thiện các công cụ của CSTT bao gồm xây dựng cơ chế, quy chế hoạt động cho thị trường mở, điều hành linh hoạt và đồng bộ giữa lãi suất và tỷ giá, xây dựng hệ thống lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu có tính định hướng thị trường… Ngoài ra, tác giả nhấn mạnh việc Ngân hàng Nhà nước cần sớm thực hiện các biện pháp cần thiết thúc đẩy sự phát triển của thị trường tiền tệ nhằm nâng cao khả năng dự báo và điều chỉnh vốn khả dụng của hệ thống tổ chức tín dụng trong bối cảnh hội nhập kinh tế.

Nguyễn Văn Khách (2006), Giải pháp đổi mới hoạt động ngân hàng nhà nước Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế [11], đã đi từ lý thuyết, kinh nghiệm


quốc tế, thực tiễn và đề xuất các giải pháp cho điều hành CSTT của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án này khái quát hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về NHTW, điều hành CSTT trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đúc rút một số kinh nghiệm quốc tế về tổ chức, hoạt động NHTW. Tác giả đã phân tích vị thế, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và rút ra một số hạn chế. Các hạn chế này bao gồm: mô hình tổ chức cồng kềnh, phân tán theo địa giới hành chính; tính độc lập và mức độ minh bạch thấp; hiệu lực và hiệu quả của các công cụ gián tiếp còn hạn chế; cơ chế điều hành lãi suất và tỷ giá còn nhiều bất cập do chưa thiết lập được hệ thống lãi suất chủ đạo và cơ chế tỷ giá thiếu linh hoạt; thị trường tiền tệ chưa phát triển; và hoạt động thanh tra giám sát còn nhiều thiếu sót về khung pháp lý, mô hình hoạt động. Trên cơ sở những định hướng đổi mới của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tác giả đã trình bày bốn nhóm giải pháp về nâng cao vị trí và tính độc lập, tự chủ cho Ngân hàng Nhà nước, đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy, đổi mới hoạt động điều hành và tăng cường sự phối hợp giữa CSTT và CSTK để thiết lập cơ sở cho đổi mới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Nguyễn Thị Kim Thanh (2008), Hoàn thiện cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế [30], đã phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống mục tiêu, công cụ của CSTT và cơ chế truyền tải CSTT đến nền kinh tế Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tác giả đã lập luận hoạt động thị trường mở là hoạt động mua, bán giấy tờ có giá giữa NHTW và các thành viên tham gia thị trường và nghiệp vụ swap thực chất cũng là nghiệp vụ của thị trường mở. Luận án đã phân tích các kênh truyền dẫn của CSTT tại Việt Nam như kênh lãi suất, tỷ giá, và tín dụng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả các kênh truyền tải này trong giai đoạn kinh tế Việt Nam hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới.

Đoàn Phương Thảo (2010), Đổi mới hoạt động thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [31], đã nghiên cứu thực trạng hoạt động thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm đổi mới


hoạt động này trong thời gian tới. Tác giả đã đi từ tổng quan về NHTW, hoạt động thị trường mở của NHTW và kinh nghiệm quốc tế cho tới phân tích thực trạng hoạt động thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các nội dung được phân tích bao gồm cơ sở pháp lý, cơ cấu tổ chức, hàng hoá giao dịch, chủ thể tham gia, phương thức giao dịch, thực hiện… để đưa ra những nhận định như yêu cầu kiểm soát lượng tiền cung ứng qua nghiệp vụ thị trường mở còn hạn chế, khả năng hỗ trợ vốn khả dụng mới chỉ tập trung cho một số tổ chức tín dụng, tồn tại sự lúng túng trong việc xử lý mối quan hệ giữa lãi suất nghiệp vụ thị trường mở và các loại lãi suất điều hành khác. Tác giả nhận định nguyên nhân là do hệ thống văn bản pháp lý chưa hoàn thiện, sự phụ thuộc của CSTT vào CSTK, sự thiếu hụt các loại hàng hoá tham gia vào thị trường… Từ xu hướng hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và xu hướng hoạt động nghiệp vụ thị trưởng mở ngày càng gia tăng, tác giả đã đề xuất một số giải pháp đổi mới hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường mở như phát triển hàng hoá giao dịch đa dạng, tăng cường chất lượng công tác dự báo vốn khả dụng, tăng cường công tác thanh tra, kiể soát, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ…

Phạm Thị Thư (chủ nhiệm) (2010), Chính sách tiền tệ của Việt Nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới [18]. Đề tài tập trung làm rõ tác động của quá trình gia nhập WTO đối với phương thức điều hành CSTT ở Việt Nam; đánh giá công tác điều chỉnh CSTT sau khi Việt Nam gia nhập WTO của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; trên cơ sở kinh nghiệm của một số nước và nêu lên các đề xuất, gợi ý nhằm hoàn thiện cách thức điều hành và cải thiện hiệu quả của CSTT. Trên cơ sở phân tích thực trạng của những điều chỉnh và thực thi CSTT của Việt Nam sau khi gia nhập WTO, nhất là trong bối cảnh Việt Nam có lạm phát cao cùng lúc phải đối mặt với những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008, nhóm nghiên cứu đánh giá những tác động quan trong và chỉ ra những vấn đề hiện nay mà CSTT cần phải đối mặt.

Mai Lan Hương (2010), Vai trò của Nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam [8]. Tác giả đã trình bày những lý luận cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế và vai trò của Nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở phân


tích những lý thuyết kinh tế chủ yếu và kinh nghiệm của các quốc gia Đông Á. Trên cơ sở phân tích những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, tác giả đã trình bày những điều chỉnh trong nước để đáp ứng yêu cầu hội nhập như cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước, thừa nhận và khuyến khích khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, khu vực kinh tế tư nhân, phát triển nền kinh tế theo định hướng thị trường, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế phù hợp với bối cảnh mới. Trong chương 3, tác giả đã phân tích những cơ hội và thách thức mà Việt Nam phải đối mặt khi gia nhập WTO. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế được phân this bao gồm triển khai chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế phù hợp với quy định và thông lệ quốc tế, tiếp tục đẩy mạnh cải cách sâu rộng kinh tế theo hướng thị trường, tạo sự đột phá trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh, giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Khuất Duy Tuấn (2012), Điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam [36]. Trong luận án, tác giả đã giải quyết những vấn đề cơ bản về lạm phát, điều hành CSTT để kiểm soát lạm phát, những đặc điểm cơ bản của nền kinh tế chuyển đổi ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát của CSTT… Kinh nghiệm của các NHTW các quốc gia trên thế giới về kiềm soát lạm phát thông qua CSTT như Ba Lan, Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc…cũng được luận án đề cập. Diễn biến và nguyên nhân lạm phát được trình bày và phân tích là cơ sở để mô tả thực trạng và đánh giá kết quả điều hành CSTT của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong kiểm soát lạm phát. Dựa trên một số định hướng và quan điểm về kiểm soát lạm phát và điều hành CSTT, tác giả đã trình bày các giải pháp đối với chính sách lãi suất, tỷ giá, hoàn thiện và phối hợp hiệu quả các công cụ của CSTT, tăng cường chất lượng công tác dự báo tiền tệ và nhiều giải pháp bổ trợ khác.

Đỗ Văn Độ (2012), Phát triển bền vững thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế [5]. Nội dung của luận án xoay quanh

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí