Nghiên Cứu Về Chính Sách Tiền Tệ Và Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Tại Các Quốc Gia Trên Thế Giới


thực trạng phát triển của thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam từ khi ra đời và phát triển với giai đoạn phân tích chính là từ năm 1999 tới nay. Bên cạnh những kết quả đạt được như các bộ phận cấu thành của thị trường đã đi vào hoạt động và phát triển ở mức độ nhất định, chủng loại hàng hoá, doanh số giao dịch, số lượng thành viên tham gia liên tục tăng, tăng cường mức độ liên kết giữa lãi suất của thị trường liên ngân hàng và lãi suất thị trường, luận án đã chỉ ra được những tồn tại cần khắc phục. Một số hạn chế nổi bật như hoạt động tái cấp vốn mới chỉ dừng lại ở mục đích bổ sung nguồn vốn ngắn hạn và phương thức thanh toán trong khi các chức năng điều chỉnh điều kiện tiền tệ chưa được phát huy, doanh số giao dịch tăng nhưng chưa đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của các các thành viên tham gia thị trường. Tác giả đã trình bày một số giải pháp phát triển thị trường như nâng cao năng lực quản lý và điều tiết của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cải thiện hoạt động và nâng cao năng lực của các thành viên tham gia thị trường, bổ sung, hoàn thiện thể chế cho hoạt động thị trường liên ngân hàng và một số giải pháp, kiến nghị khác.

Đặng Thị Huyền Anh (2012), Tác động tỷ giá thực đến cán cân thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế[2]. Trong nội dung về lý luận chung, tác giả đã trình bày tỷ giá hối đoái thực và tác động của nó lên cán cân thương mại trong sự ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế và trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế của Trung Quốc và Thái Lan. Trên cơ sở phân tích tiến trình hội kinh tế quốc tế của Việt Nam, chương 2 của luận án đã xác định mức độ ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế tới hiệu quả tác động của tỷ giá thực tới cán cân thương mại của Việt Nam. Tác giả đã sử dụng mô hình Marshall-Lerner để kiểm chứng về hệ số co giãn của xuất khẩu và nhập khẩu đối với tỷ giá hối đoái. Trên cơ sở đó kết hợp với quan điểm và định hướng của Đảng, Nhà nước về vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển hoạt động xuất nhập khẩu, các giải pháp nâng cao hiệu lực tác động của tỷ giá thực đã được trình bày như lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá phù hợp, sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ trực tiếp lẫn gián tiếp điều tiết tỷ giá, phát triển thị trường ngoại hối và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng…

Chu Khánh Lân, Nguyễn Minh Phương (2012), Điều hành chính sách tiền tệ tại Việt nam trong bối cảnh hiện nay - Thực trạng và giải pháp [13], đã phân tích


thực trạng điều hành CSTT của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 2004 tới 2012, đặc biệt tập trung vào giai đoạn hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế từ năm 2007. Hai tác giả đã chỉ ra dòng vốn đầu tư nước ngoài ồ ạt đổ vào Việt Nam sau sự kiện gia nhập WTO đã tạo ra khó khăn cho công tác điều hành CSTT khi Ngân hàng Nhà nước không can thiệp trung hoà được lượng lớn VND tung ra thị trường khi mua vào lượng lớn ngoại tệ. Hệ quả của CSTT nới lỏng liên tục là lạm phát tăng cao vào nửa đầu năm 2008 buộc Ngân hàng Nhà nước phải thực thi CSTT thắt chặt với những biện pháp mang tính "sốc", ảnh hưởng tiêu cực tới sự ổn định và an toàn thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng. Không chỉ dừng ở đó, đề tài đã phân tích được những ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài tác động tới nền kinh tế Việt Nam xuất phát từ cuộc khủng hoảng tài chính suy thoái kinh tế thế giới vào nửa cuối năm 2008. Hai tác giả đi đến kết luận là việc chịu ảnh hưởng của sự biến động tới nền kinh tế trong nước khi hội nhập kinh tế quốc tế là khó tránh khỏi nhưng điều quan trọng hơn là phản ứng của CSTT lại những tác động đó là rất quan trọng. Giải pháp chính được đề tài đưa ra là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần ưu tiên mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và sử dụng linh hoạt các công cụ CSTT để đối phó với các cú sốc tiêu cực từ bên ngoài, kiểm soát những ảnh hưởng phụ không tốt của những cú sốc tích cực. Bên cạnh đó, cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng lành mạnh, nâng cao năng lực tài chính và hoạt động là cần thiết để hệ thống tổ chức tín dụng có thể đứng vững trước các cú sốc ngày càng tăng nhanh về tần suất, phạm vi, và mức độ ảnh hưởng.

Hoàng Thị Lan Hương (2013), Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 [7]. Điểm nổi bật trong nghiên cứu là tác giả đã dành chọn một chương để giới thiệu tổng quan tình hình nghiên cứu về chính sách tỷ giá trình bày các nghiên cứu về lựa chọn chế độ tỷ giá, hiệu ứng tác động của tỷ giá tới dự trữ ngoại hối và bảng cân đối tiền tệ của NHTW, tác động của tỷ giá tới cán cân thương mại… đi kèm với các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Kinh nghiệm hoàn thiện chính sách tỷ giá tại một số quốc gia châu Á như Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia đã được trình bày, phân tích để rút ra bài học kinh nghiệm. Diễn biến chính sách tỷ giá của Việt Nam từ năm 1989 đã được


trình bày qua bốn giai đoạn lớn và được kiểm định thông quan các mô hình kinh tế lượng về hiệu ứng trung chuyển của tỷ giá và các nhân tố tác động, kiểm định hệ số co giãn của cầu xuất nhập khẩu đối với tỷ giá. Trên cơ sở đó, tác giả đã xây dựng các phương án cho chính sách tỷ giá của Việt Nam và đưa ra các đề xuất với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm hoàn thiện chính sách tỷ giá như lựa chọn chế độ tỷ giá cẩn trọng, không phá giá tiền tệ với mục đích cải thiện cán cân vãng lai, nới rộng biên độ tỷ giá, dừng việc hạ lãi suất huy động vốn nội tệ ngắn hạn…

Uỷ ban Kinh tế Quốc hội Việt Nam (2012), Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở Việt Nam [38], đã phân tích những vấn đề cơ bản về CSTT và khuôn khổ điều hành CSTT lạm phát mục tiêu trên phương diện lý thuyết và kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới. Các tác giả đã phân tích các mục tiêu và các công cụ của CSTT, cùng với cơ chế truyền tải trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2010. Một số tồn tại được chỉ ra bao gồm chưa xác định rõ cơ chế truyền dẫn các tác động của CSTT, hệ thống tiêu chí tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước chưa thực sự rõ ràng, khả năng điều tiết các điều kiện thị trường như cung tiền, lãi suất còn hạn chế, các công cụ điều hành CSTT chưa thực sự hoàn thiện, điều hành CSTT mang nhiều tính hành chính. Một trong những nguyên nhân của các tồn tại trên là việc hệ thống NHTM Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập còn hạn chế về khả năng quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ - tài sản có, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các chính sách vĩ mô, tình trạng đô la hoá hạn chế khả năng can thiệp vô hiệu của Ngân hàng Nhà nước, nguồn nhân lực và công nghệ còn những hạn chế nhất định… Khi xem xét các điều kiện tiên quyết để đưa ra áp dụng lạm phát mục tiêu thành công, các tác giả đi đến kết luận thời điểm hiện nay (2012) chưa phải là thời điểm phù hợp để chuyển sang áp dụng cơ chế lạm phát mục tiêu. Để có thể áp dụng cơ chế này trong tương lai xa, Việt Nam cần phải xây dựng lộ trình cải cách thể chế và chuẩn bị các tiền đề cho việc áp dụng khuôn khổ điều hành (ban đầu có thể áp dụng cơ chế ngầm định hoặc một phần)…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Ngoài ra, còn có nhiều nghiên cứu khác về CSTT, hoạt động của Ngân hàng Nhà nước và hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam như: Hà Huy Tuấn (2003), Cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình hội nhập quốc tế về tài chính ở Việt Nam; Lê


Đổi mới điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 4

Văn Luyện (2003), Những giải pháp đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng Việt Nam trong điều kiện hội nhập với hệ thống tài chính, tiền tệ quốc tế; Dương Thu Hương (2005), Hoàn thiện chính sách tiền tệ và giải pháp điều hành phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm bảo đảm ổn định và phát triển kinh tế giai đoạn 2000 - 2020; Nguyễn Thị Kim Thanh (2005), Những vấn đề đặt ra và giải pháp hoàn thiện mục tiêu, cơ chế truyền tải của chính sách tiền tệ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; Phan Nữ Thanh Thuỷ (2007), Hoàn thiện chính sách tiền tệ Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế; Bùi Duy Phú (2008), Phân tích định lượng về tác động của chính sách tiền tệ tới một số nhân tố vĩ mô của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới…Nguyễn Thị Thu Hiền (2012), Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Nhìn chung, các nghiên cứu này đã giải quyết được các vấn đề liên quan tới hoạt động điều hành CSTT của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trên nhiều mục tiêu, phương pháp và phạm vi nghiên cứu khác nhau.

1.3. NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ giữa các quốc gia trên thế giới trong mấy chục năm vừa qua đã khiến mối quan hệ giữa các quốc gia trở nên chặt chẽ hơn bao giờ hết. Điều này đặt ra một câu hỏi là liệu các NHTW có bị mất khả năng điều hành CSTT một cách độc lập nhằm đạt được các mục tiêu của CSTT của mình hay không. Lý thuyết kinh tế từ lâu đã thừa nhận mối quan hệ có tác động qua lại giữa nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Mô hình Mundell- Fleming được phát triển từ những năm 1960 và 1970 cũng như các mô hình kinh tế của trường phái New Keynesian đã nghiên cứu những ảnh hưởng của các cú sốc của một quốc gia này tới các quốc gia khác là đối tác thương mại của mình. Các mô hình này đều cho rằng cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi là đủ để hấp thụ những cú sốc từ bên ngoài nhằm đảm bảo cho ổn định tài chính trong nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khả năng điều hành CSTT một cách độc lập của các nền kinh tế lớn nhất trên thế giới đã đứng trước nhiều nghi vấn khi tồn tại ý kiến cho rằng


toàn cầu hoá đã khiến việc xác lập một mức lãi suất phù hợp vừa giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa kiềm chế lạm phát trở nên ngày càng khó khăn hơn.

Một cách khái quát nhất, hội nhập kinh tế tài chính quốc tế có thể làm phức tạp và thậm chí là hạn chế khả năng mà CSTT có thể đạt được mục tiêu của mình theo rất nhiều cách và đã được rất nhiều tác giả khác nhau nghiên cứu như Montot và Vitale (2009), Woodford (2007), Devereux và Sutherland (2008). Các cách mà hội nhập kinh tế quốc tế ảnh hưởng tới CSTT bao gồm:

Thứ nhất, khi các quốc gia ngày càng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu thì thị trường tài chính, giá cả và các hoạt động kinh tế khác càng dễ bị ảnh hưởng bởi các cú sốc từ bên ngoài. Ví dụ, hội nhập kinh tế quốc tế đã dẫn tới cạnh tranh giữa các quốc gia lớn hơn và giá cả linh hoạt hơn, từ đó làm giảm phạm vi mà các NHTW có thể kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua gia tăng lạm phát và vì thế làm giảm các mức lạm phát tối ưu (Rogoff (2004), Spiegel (2008)). Khi đó, các nhà hoạch định CSTT phải đối phó với nhiều loại diễn biến kinh tế quốc tế khác nhau hơn và gặp nhiều khó khăn hơn trong dự báo các biến số vĩ mô so với trước đây.

Thứ hai, toàn cầu hoá có thể thay đổi các kênh truyền dẫn CSTT. Ví dụ khi thương mại quốc tế ngày càng trở nên quan trọng, CSTT có thể truyền dẫn qua kênh tỷ giá hối đoái hiệu quả hơn so với qua kênh tác động lên tổng cầu.

Thứ ba, sự phát triển mạnh mẽ của các thị trường tiền tệ và thị trường liên ngân hàng trong những năm vừa qua đã khiến nhiều NHTW phải phát triển một loạt các công cụ mới nhằm ổn định thị trường và kiểm soát thanh khoản theo một cách tiếp cận mới là phải phối hợp quốc tế giữa các NHTW để thực hiện chức năng người cho vay cuối cùng khi mà các định chế tài chính không chỉ thiếu hụt thanh khoản bằng nội tệ mà hiện nay đang ngày càng phải đối mặt với rủi ro thiếu hụt thanh khoản ngoại tệ (Bernanke, 2008).

Một số các nghiên cứu cụ thể hơn về tác động của hội nhập kinh tế - tài chính quốc tế tới CSTT như: Kamin (2010) đã nghiên cứu về tác động tiềm tàng của hội nhập tài chính quốc tế tới CSTT. Kết quả nghiên cứu của Kamin đã chỉ ra rằng các NHTW của quốc gia theo đuổi cơ chế tỷ giá thả nổi có khả năng


quyết định mức lãi suất ngắn hạn một cách độc lập và vì thế có ảnh hưởng rộng hơn tới các điều kiện về tài chính cũng như diễn biến kinh tế vĩ mô của quốc gia đó. Tuy nhiên, các điều kiện tài chính nội địa lại dễ bị ảnh hưởng bởi các cú sốc từ bên ngoài, gây khó khăn cho việc đưa ra các quyết định phù hợp của nhà hoạch định CSTT. Hơn nữa, khủng hoảng tài chính thế giới đã khẳng định tầm quan trọng của việc thiết lập các kênh truyền dẫn các cú sốc về thanh khoản và tín dụng giữa các quốc gia với nhau do các giao dịch tài chính hiện nay chủ yếu được thực hiện bởi các loại tiền tệ mạnh như USD và EUR nên khả năng cung cấp thanh khoản và vai trò người cho vay cuối cùng của nhiều NHTW trở nên bị hạn chế. Do vậy, những diễn biến trong hội nhập kinh tế tài chính quốc tế đã có tác động nhất định tới điều hành CSTT.

Cooper và Little (2001) đã nghiên cứu về những ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế tới CSTT của Mỹ trong giai đoạn 1960-2000. Các tác giả đã đưa ra bằng chứng chứng tỏ kinh tế Mỹ đã mở cửa hơn so với các nước khác trên thế giới trong vòng bốn thập kỷ đó như các giao dịch thương mại và giao dịch vốn quốc tế đã gia tăng đáng kể so với các giao dịch nội địa và những diễn biến trong nền kinh tế quốc tế đã đặt ra những yêu cầu mới trong điều hành CSTT của Mỹ. Cụ thể, ngay từ đầu giai đoạn nghiên cứu, các biện pháp nhằm kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài đã được bắt đầu áp dụng khi xuất hiện những quan ngại về vấn đề cán cân thanh toán của Mỹ. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này khi phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng dầu mỏ khiến giá cả tăng cao, Fed đã phải lựa chọn biện pháp cân đối giữa mục tiêu ổn định giá cả và mức việc làm tối đa trong tình hình nếu như không có hội nhập kinh tế thì có thể đã không xảy ra. Một nguy cơ tiềm tàng nữa từ hội nhập kinh tế quốc tế với việc điều hành CSTT của Mỹ là tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai kéo dài trong nhiều năm đã làm gia tăng mức nợ nước ngoài của Mỹ với các nước khác trên thế giới. Hơn nữa trong bối cảnh ngày càng nhiều các quốc gia trở nên bị đô la hoá, Fed sẽ phải cân nhắc tới những quyết định về CSTT của mình có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế thế giới nói chung và các quốc gia này nói riêng do hậu quả của đô la hoá có thể dẫn tới việc phụ thuộc lẫn nhau giữa nền kinh tế Mỹ với nền kinh tế các quốc gia đó, làm giảm tính độc lập


trong điều hành CSTT của Mỹ.

1.4. LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ VỚI ĐỀ TÀI "ĐỔI MỚI ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ" CỦA NGHIÊN CỨU SINH SANTY PHONMEUANGLAO

Luận án "Đổi mới điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nước CHDCND Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế" sẽ tập trung nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ và toàn diện các vấn đề từ lý luận tới thực trạng điều hành CSTT, hội nhập kinh tế quốc tế; cũng như các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều hành CSTT của Ngân hàng nước CHDCND Lào trong giai đoạn đến 2015.

Thứ nhất, luận án sẽ trình bày cơ sở lý luận về CSTT, điều hành CSTT với việc lựa chọn mục tiêu và sử dụng các công cụ, kênh truyền dẫn trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế tới hoạt động của NHTW và vấn đề liên quan đến tác động của CSTT tới nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc sử dụng mô hình IS - LM - BP được phân tích kỹ lượng nhằm đưa ra kết luận về khả năng tác động của CSTT trong từng điều kiện cụ thể trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ hai, luận án sẽ mô tả khái quát tình hình kinh tế và tiền tệ của CHDCND Lào làm cơ sở để phân tích một cách toàn diện và có hệ thống công tác điều hành CSTT của Ngân hàng nước CHDCND Lào. Quá trình tiếp cận được tiến hành một cách bài bản từ việc đánh giá tình hình phát triển về kinh tế, diễn biến tiền tệ và hệ thống ngân hàng tại Lào với quy mô của khu vực tiền tệ phát triển mạnh, nền kinh tế có mức độ đô la hoá cao và sự phát triển nhanh chóng của hệ thống NHTM tại Lào cũng như quá trình hội nhập kinh tế ngày một sâu hơn. Qua đó, NCS dự định chỉ ra được những vấn đề mà Ngân hàng nước CHDCND Lào gặp phải trong việc thực hiện các biện pháp điều hành CSTT.

Thứ ba, thực trạng điều hành CSTT của Ngân hàng nước CHDCND Lào trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sẽ được trình bày trong 4 giai đoạn tương ứng từ năm 1997 cho tới nay với bối cảnh kinh tế vĩ mô cũng như mục tiêu đặt ra đối với CSTT. Trên cơ sở đó, luận án sẽ chỉ ra những thành công, hạn chế và những nguyên nhân của các hạn chế trong công tác điều hành CSTT của Ngân hàng nước


CHDCND Lào trong giai đoạn nghiên cứu.

Thứ tư, luận án trình bày kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Lào giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng điều hành CSTT của Ngân hàng nước CHDCND Lào. Xuất phát từ đánh giá thực tiễn, luận án sẽ xây dựng một hệ thống bao gồm 5 nhóm giải pháp cần thực thi để tăng cường hiệu quả CSTT trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như về lựa chọn mục tiêu, hoàn thiện công cụ CSTT, đặc biệt là công cụ gián tiếp, lựa chọn cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết với tính linh hoạt ngày càng tăng dần, giảm dần tình trạng đô la hoá, chủ động và linh hoạt điều hành CSTT, tăng cường mức độ độc lập của NHTW, lành mạnh hoá hệ thống ngân hàng trước đòi hỏi từ thực tiễn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ năm, luận án sẽ đề xuất một số kiến nghị liên quan tới đẩy mạnh phối hợp giữa các chính sách kinh tế vĩ mô với sự tổ chức, điều hành của Chính phủ, thúc đẩy thị trường tài chính, hoạt động thương mại và tăng cường thông tin, tuyên truyền chính sách nhằm hỗ trợ gián tiếp cho công tác điều hành CSTT của Ngân hàng nước CHDCND Lào.

Từ những vấn đề trên, có thể khẳng định luận án "Đổi mới điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế" của nghiên cứu sinh Santy Phonmeuanglao, thuộc chuyên ngành quản lý kinh tế, mã số 62.34.01.01, không trùng lặp với các công trình khoa học nào trong và ngoài nước CHDCND Lào đã công bố.

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí