9
Du lịch đã làm hạn chế việc sử dụng các phương tiện giải trí của người dân địa phương đối với các trung tâm vui chơi giải trí, khu thể thao tổng hợp và bãi tắm. | |
26 | Du lịch làm gia tăng các tệ nạn xã hội như tình trạng phạm tội, nghiện hút, mại dâm, cờ bạc, rượu chè, buôn lậu, trộm cắp... tại địa phương |
V | Những tác động môi trường tích cực |
27 | Du lịch đã giúp bảo tồn môi trường thiên nhiên và bảo vệ các loài động vật hoang dã tại các khu du lịch. |
28 | Du lịch đã giúp cải thiện môi trường sinh thái địa phương ở rất nhiều khía cạnh như bảo tồn, tôn vinh… |
29 | Du lịch đã cải thiện diện mạo (bộ mặt) của địa phương (hợp thị giác và có tính thẩm mỹ) |
30 | Du lịch cung cấp động cơ cho việc phục hồi các công trình kiến trúc mang tính lịch sử. |
VI | Những tác động môi trường tiêu cực |
31 | Việc xây dựng các cơ sở lưu trú du lịch như khách sạn, nhà nghỉ phục vụ du khách làm phá huỷ môi trường cảnh quan tại các khu du lịch. |
32 | Du lịch có tác động tiêu cực đến các tài nguyên thiên nhiên như suy giảm sự đa dạng của các loài động thực vật. |
33 | Du lịch gây ra đáng kể việc ô nhiễm không khí, nguồn nước, tiếng ồn, chất thải rắn và ô nhiễm đất trồng. |
34 | Do hoạt động du lịch, hiện giờ diện tích đất nông nghiệp và đất tự nhiên trong khu vực bị thu hẹp lại. |
35 | Các trang thiết bị phục vụ du lịch được xây dựng trong và phụ cận tại các khu du lịch không hài hoà với môi trường tự nhiên và kiểu kiến trúc truyền thống. |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang - 1
- Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang - 2
- Đặc Điểm Và Những Nguyên Tắc Phát Triển Du Lịch Dựa Vào Cộng Đồng
- Khả Năng Phát Triển Du Lịch Dựa Vào Cộng Đồng Tại Cù Lao Ông Hổ, An Giang
- Lễ Hội Và Các Sự Kiện Truyền Thống Địa Phương
- Cây Trồng Đặc Trưng Và Những Hình Thức Lao Động Đặc Trưng
Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.
Nguồn: Phạm Hồng Long, Nhận thức của người dân địa phương về tác động của du lịch và sự ủng hộ của họ cho phát triển du lịch: trường hợp vịnh Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam, Luận án Tiến sĩ (2013).
1.6. Những bên liên quan tham gia du lịch dựa vào cộng đồng
1.6.1. Cộng đồng địa phương
Việc tham gia vào du lịch dựa vào cộng đồng ở địa phương mang tính tự
nguyện dựa trên sự trao đổi và thống nhất giữa ban quản lý du lịch dựa vào cộng đồng địa phương với các hộ gia đình. Dù tham gia hay không tham gia, dù tham gia nhiều hay ít thì các hộ gia đình có trách nhiệm chung trong việc xây dựng những hình ảnh tốt đẹp nhất về du lịch dựa vào cộng đồng tại địa phương mình.
Có 3 mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại một địa phương, mô hình thứ nhất là cả cộng đồng cùng tham gia vào du lịch dựa vào cộng đồng; mô hình thứ hai chỉ gồm một bộ phận cộng đồng hoặc hộ gia đình tham gia và mô hình thứ ba là mô hình liên doanh giữa cộng đồng hoặc một số thành viên cộng đồng và đối tác kinh doanh. [31, tr.10]
Mức độ tham gia trong một dự án du lịch dựa vào cộng đồng của cộng đồng có thể khác nhau tùy theo từng nơi. Một số lựa chọn để cộng đồng tham gia vào du lịch dựa vào cộng đồng bao gồm:
- Cá nhân sản xuất và bán hàng địa phương (hoa quả, hàng thủ công .) cho du khách trực tiếp hoặc thông qua các doanh nghiệp du lịch. Đây là một cách tốt để lan tỏa thu nhập trong cộng đồng.
- Doanh nghiệp du lịch tư nhân (thường ở bên ngoài cộng đồng - Doanh nghiệp tư nhân bên ngoài) được phép cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch tại điểm du lịch dựa vào cộng đồng và sau đó chia sẻ lại lợi nhuận cho cộng đồng trên cơ sở thỏa thuận.
- Một số cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch một cách không chính thức (doanh nghiệp vận hành và quản lý bởi cá nhân địa phương), thường các cá nhân này thiếu kỹ năng và kiến thức du lịch nên việc thành công cũng còn hạn chế
- Các doanh nghiệp do cộng đồng cùng sở hữu và điều hành (doanh nghiệp cộng đồng): Mô hình này đôi khi có thể thiếu tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức hoạt động, nhưng điều này có thể được khắc phục theo thời gian.
- Liên doanh giữa cộng đồng và doanh nghiệp tư nhân: Bao gồm chia quyền sở hữu, hoặc các thỏa thuận hợp đồng chặt chẽ liên quan đến dịch vụ ăn ở cho khách hoặc các hoạt động du lịch khác.
Nếu toàn bộ hoặc một bộ phận cộng đồng lựa chọn một trong các phương pháp này, thì cần phải phát triển một chiến lược r ràng được thông qua không chỉ
bởi các thành viên của cộng đồng địa phương mà còn bởi các bên liên quan khác có quan tâm đến du lịch dựa vào cộng đồng. Điều này đặc biệt cần thiết nếu chọn mô hình doanh nghiệp do cộng đồng cùng sở hữu và điều hành. Thiết lập một bộ phận quy hoạch du lịch cùng với các thành viên trong cộng đồng là một điều kiện tiên quyết cho bất kỳ loại du lịch dựa vào cộng đồng nào.
1.6.2. Chính quyền địa phương
Được cộng đồng địa phương tín nhiệm, bầu ra và đại diện cho cộng đồng. Họ là những người lãnh đạo, có vai trò tổ chức và quản lý, tăng cường sức mạnh đoàn kết tập thể của cộng đồng, đặc biệt phát huy tiềm năng, thế mạnh của cộng đồng trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng theo các chủ trương, đường lối của nhà nước và pháp luật, là cầu nối giữa cộng đồng với thế giới bên ngoài.
1.6.3. Các tổ chức, các nhà tài trợ, các tổ chức thuộc chính phủ và phi chính phủ, các nhà khoa học.
Là nhân tố hỗ trợ cộng đồng về việc lập dự án quy hoạch, phát triển du lịch, tài chính, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm và cơ chế chính sách để phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Các tổ chức này có vai trò là những người chỉ lối dẫn đường, giúp cộng đồng thực hiện các mục tiêu phát triển du lịch trong giai đoạn đầu, đưa ra các phương pháp làm du lịch. Sau một thời gian du lịch hoạt động, họ sẽ trao quyền quản lý cho cộng đồng và chính quyền địa phương.
1.6.4. Các doanh nghiệp lữ hành và dịch vụ du lịch
Là cầu nối giữa khách du lịch với cộng đồng, giữ vai trò môi giới trung gian để bán sản phẩm du lịch cho cộng đồng và cung cấp một phần sản phẩm du lịch mà cộng đồng chưa cung ứng đủ, đảm bảo cho sự đa dạng và chất lượng cho sản phẩm du lịch. Họ có thể sử dụng lao động là người địa phương, góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân bản địa. Bên cạnh đó, họ góp phần vào việc chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng bằng việc đóng thuế, phí môi trường, mua vé thắng cảnh cho cộng đồng.
1.6.5. Khách du lịch
Thực tế tại nhiều mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, phần lớn khách du lịch đến từ các nước phát triển. Do vậy, họ có thói quen ăn ở vệ sinh và
sống tiện nghi. Đây chính là những khó khăn trong việc đảm bảo sự hài lòng của khách du lịch đối với sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng.
1.7. Khu vực có khả năng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
Để xác định khả năng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng của một khu vực, cần xem xét đến các yếu tố như: sự kết nối văn hoá, vị trí địa lý, sự thu hút từ yếu tố tài nguyên, trang thiết bị, tính tiếp cận của điểm đến, các dịch vụ bổ sung, tính hợp lý của giá cả, an ninh trật tự, hình ảnh tích cực của điểm đến.
- Sự kết nối văn hoá: Yếu tố quê hương, cội nguồn, gia đình, dòng họ có tầm ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn điểm đến của du khách. Họ có thể du lịch kết hợp với thăm người thân, du lịch để tìm hiểu, quay về với cội nguồn. Ngoài ra, yếu tố tôn giáo, tâm linh cũng tạo sức hút không nhỏ trong việc lựa chọn điểm đến của du khách.
- Vị trí địa lý: Được xem xét trên góc độ khoảng cách từ khu vực phát triển du lịch đến các khu trung tâm, đô thị, các đầu mối giao thông. Với vị trí địa lý càng xa, giao thông cách trở càng khó cho việc thu hút khách du lịch, ngược lại, khu vực có vị trí địa lý gần các khu trung tâm càng thuận lợi cho giao thông, tạo điều kiện cho các hoạt động du lịch phát triển.
- Sự thu hút từ các yếu tố tài nguyên: Có thể chia nguồn TNDL thành hai nhóm chính: nguồn tài nguyên liên quan đến yếu tố văn hóa và nguồn tài nguyên tự nhiên.
Nguồn tài nguyên liên quan đến yếu tố văn hóa gồm: Dân tộc thiểu số; các loại hình biểu diễn địa phương như bài hát, điệu múa; lễ hội, di tích lịch sử; công trình tôn giáo; loại hình nghệ thuật; hàng thủ công, cảnh quan văn hóa; cây trồng đặc trưng, hình thức lao động đặc trưng; ẩm thực; hoạt động thường nhật của cộng đồng; sự tiếp đón thân thiện của người dân.
Nguồn tài nguyên tự nhiên gồm: Khí hậu, nguồn nước, khu vực thiên nhiên, công viên, động thực vật, các điểm tham quan đặc biệt như thác nước, dòng sông…
- Trang thiết bị: Bao gồm những trang thiết bị phục vụ cho việc đảm bảo an toàn và dịch vụ y tế cơ bản cho du khách; trang thiết bị đảm bảo kết nối thông tin thuận tiện; trang thiết bị phục vụ giao thông như đường xá, phương tiện giao thông; trang thiết bị cho dịch vụ du lịch: cơ sở lưu trú, hệ thống nhà hàng, quán ăn, hệ
thống nhà vệ sinh công cộng…
- Tính tiếp cận của điểm đến: Đựợc xét trên khía cạnh hạ tầng giao thông; kênh thông tin; thủ tục hành chính.
Hạ tầng giao thông: xem xét các loại hình giao thông để đến điểm du lịch: đường hàng không, đường sắt, đường thuỷ, đường bộ. Theo đó, khảo sát các tuyến giao thông đang được khai thác.
Kênh thông tin: đóng vai trò cung cấp, truyền tải thông tin về điểm đến, cụ thể: truyền hình, báo chí, internet, sách, công ty du lịch, người dân địa phương…
Thủ tục hành chính: Gồm những quy định, thủ tục đối với khách du lịch, cụ thể như quy định về thủ tục đăng ký tại cơ sở lưu trú, quy định lưu trú đối với người nước ngoài…
- Các dịch vụ bổ sung: bên cạnh các dịch vụ du lịch, các dịch vụ bổ sung sẽ đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của khách du lịch. Dịch vụ bổ sung bao gồm: dịch vụ vui chơi, giải trí, thể thao, chăm sóc sắc đẹp, dịch vụ cung cấp thông tin, các dịch vụ công cộng…
- Tính hợp lý của giá cả: Khi giá cả hợp lý, khách du lịch cảm thấy lượng tiền bỏ ra phù hợp giá trị mang lại, đồng thời, với giá cả càng thấp, chi phí du khách bỏ ra càng thấp, vì vậy điểm đến sẽ thu hút nhiều khách hơn. Tính hợp lý của giá cả được nhìn nhận trên giá cả dịch vụ du lịch, giá cả ăn uống, lưu trú, giá cả phương tiện lưu thông và giá các dịch vụ bổ sung…
- An ninh trật tự: Khu vực phát triển du lịch dựa vào cộng đồng phải đảm bảo sự ổn định an ninh trật tự, đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của du khách, có phương án đối phó với những tình huống khẩn cấp.
- Hình ảnh tích cực của điểm đến: là yếu tố giúp điểm đến có vị trí nhất định trong tâm trí du khách, nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định lựa chọn hay không lựa chọn điểm đến của du khách. Hình ảnh tích cực của điểm đến phải là yếu tố mô tả được và đánh giá được.
Tiểu kết chương 1:
Chương 1 của luận văn đã giải quyết được cơ sở lý luận cơ bản của DLDVCĐ để tạo nền tảng lý luận cho luận văn. Trước hết, tác giả đã khái quát việc nghiên cứu khái niệm DLDVCĐ của một số tác giả, đồng thời đưa ra một số khái
niệm phù hợp về DLDVCĐ. Tác giả cũng tập trung vào việc xác định và phân tích các đặc điểm, các nguyên tắc phát triển, các loại hình du lịch và các hoạt động dịch vụ trong DLDVCĐ, phân tích mối quan hệ giữa CĐĐP với các hoạt động DLDVCĐ. Thêm vào đó, việc tập trung tìm hiểu về những bên tham gia DLDVCĐ, tìm hiểu những tiêu chí nhằm xác định những khu vực có khả năng phát triển DLDVCĐ, chính là những cơ sở lý luận cơ bản cho việc phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển DLDVCĐ tại địa bàn nghiên cứu.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI CÙ LAO ÔNG HỔ, AN GIANG
2.1. Khái quát chung về cù lao Ông Hổ, An Giang
Cù lao ông Hổ trước đây thuộc Tổng Bình Thành, tỉnh Long Xuyên. Cù lao nằm giữa dòng sông nước mênh mông, kề sát bên tỉnh lỵ Long Xuyên. Tên gọi cù lao Ông Hổ là địa danh xưa, gắn với truyền thuyết con hổ nghĩa tình.
Tương truyền, ngày xưa có hai vợ chồng nông dân, hàng ngày đánh bắt cá để kiếm sống. Một hôm bơi xuồng đi kiếm củi về, nhìn trên đám lục bình có con vật rất giống con mèo mướp, hai vợ chồng bơi xuồng đến gần để xem thì đây là một con hổ con lạc mẹ, nó đang bị ướt, lạnh. Hai vợ chồng vớt con hổ lên xuồng và đem về nhà nuôi dưỡng. Hổ mỗi ngày một lớn, sống trong tình thương của người nên hổ được thuần hóa hiền lành, không giống như giống loài sống hoang dã. Hai vợ chồng về sau chỉ sinh được một người con gái, cô bé thường chơi đùa với hổ và gọi hổ bằng anh hai. Khi tới tuổi trưởng thành, cô gái lấy chồng và về làm dâu xứ khác, hai ông bà chỉ còn sống với hổ làm bạn sớm hôm. Khi hai ông bà qua đời, người dân trong làng thương xót lo chôn cất làm mộ, hổ buồn rầu bỏ đi.
Hàng năm theo lệ, hổ vẫn về lại cù lao vào ban đêm, mang theo hươu, nai, heo rừng mà hổ săn được để tế ông bà lão. Lần cuối cùng, người ta thấy hổ đi quanh hai nấm mồ, nhưng đến nửa đêm thì hổ chết. Thương con vật sống có tình, dân làng chôn cất con vật giữa hai nấm mồ của ông bà lão. Từ đó, dân làng lập miếu thờ Ông Hổ và đặt tên cho cù lao này là cù lao Ông Hổ.[5, tr.25]
Cù lao Ông Hổ nay là xã Mỹ Hòa Hưng, trực thuộc thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, phía Bắc và phía Đông giáp huyện Chợ Mới, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Châu Thành và nội thành thành phố Long Xuyên. Dân số toàn xã là
4.581 hộ với 23.699 người chiếm 8,6% dân số toàn thành phố, mật độ dân số 1.117 người/km2 trong đó nam giới là 11.501 người chiếm 48,53 % và nữ giới là 12.198 người với 51,47 %, tỷ lệ hộ nghèo là 4,89% với số hộ là 224 hộ, hộ cận nghèo là 18 hộ với 0,39%. Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 21,21km2, gồm 9 ấp: Mỹ Thuận, Mỹ Long 1, Mỹ Hiệp, Mỹ Khánh 1, Mỹ Long 2, Mỹ Khánh 2, mỹ An 1, Mỹ An 2, Mỹ Thạnh [8]