Cơ Sở Lý Luận Về Điều Hành Chính Sách Tiền Tệ Tác Động Tới Nền Kinh Tế Trong Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế


(4) Thúc đẩy cải cách hoạt động điều hành CSTT của NHTW hướng tới các thông lệ và chuẩn mực quốc tế

Những thách thức mới đến từ việc hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra yêu cầu cải cách toàn diện và sâu sắc công tác điều hành CSTT từ tư duy đến thực hiện. Những cơ hội hợp tác, trợ giúp về kinh nghiệm và kỹ năng điều hành thông qua trao đổi và ứng dụng các công cụ và phương pháp mới về điều hành, kiểm soát các chỉ tiêu tiền tiền trên cơ sở tôn trọng các yếu tố thị trường giữa các NHTW sẽ thúc đẩy quá trình phát triển NHTW. Việc tiếp nhận những trợ giúp từ bên ngoài thường gắn liền với những cam kết về tiến trình cải cách hoạt động từ phía NHTW trong nước, quá trình này sẽ tự đòi hỏi NHTW phải xem xét điều chỉnh lại các hoạt động điều hành CSTT của mình cho phù hợp với những thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

(5) Tạo ra cơ hội hợp tác, trao đổi thông tin và phối hợp hành động giữa các NHTW trên phạm vi khu vực và toàn cầu

Tham gia vào kinh tế thế giới tạo điều kiện cho sự ra đời các hiệp định song phương và đa phương như hệ thống thương mại đa phương trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới, Khu vực tự do thương mại ASEAN và Bắc Mỹ NAFTA, các tổ chức tài chính độc lập như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thanh toán quốc tế… Trở thành thành viên của các tổ chức này và tham gia vào các diễn đàn chính thức được các tổ chức này tổ chức, tạo điều kiện cho NHTW các quốc gia trao đổi thông tin, phối hợp hành đồng trước những biến động bất lợi của nền kinh tế thế giới nói chung, khu vực nói riêng, thậm chí giúp đỡ các quốc gia gặp khó khăn. Nhờ sự phối hợp đồng bộ này mà những tác động bất lợi của thị trường hàng hoá lẫn tài chính tới hệ thống tài chính trong từng quốc gia có thể được suy giảm phần nào.

(6) Kỷ luật ngân sách được tăng cường và điều hành CSTK được thực hiện theo hướng thận trọng hơn để hướng tới mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều hành CSTT

Phối hợp giữa các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là CSTT và CSTK, luôn đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả công tác điều hành nền kinh tế của Chính phủ mỗi quốc gia. Hội nhập kinh tế tức là phải mở cửa thị trường trong nước với thị trường nước ngoài, sẽ dẫn tới việc phải dỡ bỏ những biện pháp bảo hộ, bao cấp của


Nhà nước cho các doanh nghiệp trong nước. Hoạt động thu chi Ngân sách sẽ trở nên minh bạch hơn theo những cam kết thực hiện và chất lượng các khoản chi tiêu thường xuyên lẫn chi tiêu đầu tư của Nhà nước sẽ được cải thiện dần. Một CSTK lành mạnh sẽ làm giảm bớt gánh nặng phải tài trợ cho thâm hụt ngân sách đè nặng lên CSTT khi mà các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ chủ yếu được mua bởi các NHTM. Khi CSTK thực hiện tốt vai trò của mình, thì CSTT sẽ có được sự linh hoạt đáng kể khi theo đuổi các mục tiêu cần thiết trong từng giai đoạn.

* Những tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế tới điều hành chính sách tiền tệ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Quá trình hội nhập gắn liền với quá trình tự do hoá thị trường tài chính, đem lại nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít thách thức. Ngoài những thách thức mà các NHTM phải khắc phục trong việc cạnh tranh để duy trì và mở rộng thị phần cũng đặt ra những thách thức lớn cho NTW trong việc kiểm soát luồng vốn, điều tiết tiền tệ, lãi suất, tỷ giá trước những tác động thường xuyên và khó lường của thị trường tài chính quốc tế, cũng như sự vận hành của nền kinh tế với quy mô và đặc điểm khác trước khi hội nhập kinh tế quốc tế… Xem xét những tác động tiêu cực do hội nhập quốc tế mang lại sẽ giúp NHTW nhận thức được những khó khăn trong điều hành CSTT.

(1) Mức độ tự chủ CSTT bị giảm đi dưới tác động của hội nhập tài chính

Bộ ba bất khả thi là một trong những lý thuyết rất quan trọng của tài chính quốc tế, được phát triển dựa trên những ý tưởng của Robert Mundell và Marcus Fleming vào thập niên 1960. Cho tới những năm 1980, khi vấn đề kiểm soát vốn bị thất bại ở nhiều quốc gia cùng với mâu thuẫn giữa việc neo giữ tỷ giá và CSTT độc lập ngày càng rõ ràng thì lý thuyết bộ ba bất khả thi đã trở thành nền tảng cho kinh tế học vĩ mô của nền kinh tế mở.

Hình 2.2 minh hoạ nguyên tắc hoạt động của bộ ba bất khả thi. Mỗi cạnh thể hiện cho các mục tiêu tốt nhất, lần lượt là: CSTT độc lập, ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính hoàn toàn. Đối nghịch với mỗi cạnh (hay mỗi mục tiêu) là các công cụ chính sách tại các đỉnh. Mục tiêu hội nhập tài chính đối ngược với đỉnh kiểm soát vốn, mục tiêu ổn định tỷ giá đối ngược với đỉnh thả nổi hoàn toàn, mục tiêu CSTT độc lập đối ngược với đỉnh liên minh tiền tệ. Bất kỳ cặp mục tiêu nào cũng có thể đạt được bởi một đỉnh nằm giữa và một quốc gia hoàn toàn không khả thi để đạt được đồng thời cả ba mục tiêu.


Hình 2 2 Tam giác bộ ba bất khả thi Ba trường hợp có thể xảy ra cụ thể là 1

Hình 2.2: Tam giác bộ ba bất khả thi

Ba trường hợp có thể xảy ra, cụ thể là: (1) Ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính được kết hợp bằng cách lựa chọn chế độ tỷ giá cố định nhưng phải từ bỏ CSTT độc lập. Điều này có nghĩa Chính phủ đã mất đi một công cụ để điều chỉnh lãi suất trong nước độc lập với lãi suất nước ngoài; (2) CSTT độc lập và hội nhập tài chính được kết hợp bằng cách lựa chọn chế độ tỷ giá thả nổi. Với lựa chọn này, NHTW được quyền tự do ấn định lãi suất nhưng đổi lại tỷ giá phải vận hành theo những nguyên tắc của thị trường; (3) Ổn định tỷ giá và CSTT độc lập được kết hợp bằng cách lựa chọn thị trường vốn đóng hay Chính phủ phải thiết lập kiểm soát vốn hoàn toàn. Khi có kiểm soát vốn, mối liên hệ giữa lãi suất và tỷ giá sẽ bị phá vỡ.

Như vậy, các quốc gia muốn gia tăng mức độ hội nhập tài chính trong khi vẫn muốn duy trì tỷ giá hối đoái tương đối ổn định đồng nghĩa với việc phải giảm mức độ tự chủ trong CSTT.

(2) Cơ chế truyền tải CSTT đối mặt với nhiều thách thức hơn

Sự tăng lên nhanh chóng của chu chuyển vốn quốc tế, sự xuất hiện của các công cụ tài chính mới và những giao dịch tài chính không thực hiện qua hệ thống ngân hàng làm giảm khả năng kiểm soát khối lượng tiền cung ứng của NHTW. Chu chuyển vốn quốc tế bao gồm đầu tư trực tiếp, gián tiếp, chuyển tiền tư nhân ngày càng gia tăng trong quá trình hội nhập kinh tế. Điều này khiến khiến nền kinh tế đón nhận hoặc phải chi ra một lượng ngoại tệ lớn. Lượng ngoại tệ vào nhiều sẽ làm tăng sức ép lên giá đồng nội tệ và việc kiểm soát cung tiền mở rộng của NHTW sẽ gặp khó khăn. Bởi trong cấu thành của cung tiền mở rộng bao gồm cả tiền gửi ngoại tệ,


nếu lượng ngoại tệ vào nhiều, đặc biệt là qua đường kiều hối sẽ làm tăng khối lượng tiền trong nền kinh tế ngoài tầm kiểm soát của NHTW. Theo lý thuyết cũng như trên thực tiễn, kết quả của cán cân thanh toán sẽ làm thay đổi tài sản có ngoại tệ ròng, mà sự thay đổi tài sản có ngoại tệ ròng sẽ làm thay đổi tổng phương tiện thanh toán. Như vậy, diễn biến cán cân thanh toán hay luồng ngoại tệ vào đã có tác động đến sự thay đổi tài sản có ngoại tệ ròng và do đó, làm biến động tổng phương tiện thanh toán rất không ổn định.

Hội nhập kinh tế làm gia tăng những giao dịch tài chính phi ngân hàng do sự hình thành ngày càng nhiều hơn các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Hoạt động của tổ chức này làm thay đổi số nhân tiền của nền kinh tế, tác động vào khối lượng tiền cung ứng. Tự do hoá tài chính làm tăng nguồn vốn đầu tư nước ngoài và tạo ra cơ sở giúp thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả hơn, gián tiếp ảnh hưởng đến kênh tín dụng của CSTT.

(3) Tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao

Quá trình hội nhập kinh tế, mở cửa thị trường hàng hoá và dịch vụ quốc tế cho các nền kinh tế mới nổi đã làm giảm giá cả các mặt hàng công nghiệp và một số dịch vụ trên toàn cầu, nhưng tăng trưởng kinh tế tại những thị trường này đang gây áp lực tăng giá thực phẩm và nguyên liệu thô sử dụng trong công nghiệp chế tạo. Khi các luồng vốn nước ngoài đổ vào trong nước, NHTW thường phải mua ngoại tệ vào nhằm giữ ổn định tỷ giá, đảm bảo cho hoạt động xuất nhập khẩu. Việc liên tiếp mua vào lượng cung ngoại tệ sẽ làm tăng cung nội tệ và nếu không có biện pháp can thiệp trung hoà hợp lý sẽ gây sức ép tăng lạm phát trong nước.

Ngoài ra, các luồng vốn vào còn gây ra dịch chuyển từ các tài sản nước ngoài sang các tài sản trong nước cũng làm tăng khối lượng tiền cung ứng. Luồng vốn nước ngoài vào nhiều còn gây nên hiện tượng đầu tư tràn lan, kém hiệu quả mang tính chất đầu cơ nên làm tăng sức ép lạm phát, gây khó khăn cho NHTW khi hướng tới mục tiêu ổn định giá cả.

(4) Cơ cấu kinh tế ở mỗi quốc gia thay đổi đòi hỏi điều chỉnh cơ cấu tín dụng từ phía NHTW

Hội nhập kinh tế tất yếu làm thay đổi cơ cấu kinh tế ở mỗi quốc gia do tác động của việc chuyên môn hoá sản xuất, phân công lao động quốc tế; do sự thay đổi


cơ cấu đầu từ của nguồn vốn nước ngoài… Cơ cấu kinh tế thay đổi khiến dòng vốn tín dụng cũng cần chuyển dịch vào những ngành mới đang được ưu tiên phát triển. Việc thay đổi định hướng tín dụng, chuyển dịch dòng vốn giữa các ngành là điều mà các nhà hoạch định chính sách, nhất là NHTW cần tính đến để có thể phối kết hợp giữa các chính sách, đạt được mục tiêu chung của toàn nền kinh tế.

(5) CSTT trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào CSTT của các quốc gia khác

Sự phụ thuộc nhau giữa CSTT các quốc gia sẽ dẫn tới điều hành CSTT của các nền kinh tế đang phát triển sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào chính sách của các nước phát triển, các nền kinh tế lớn, làm cho việc sử các công cụ để đạt được mục tiêu cuối cùng của CSTT cũng sẽ trở nên khó khăn hơn. Sự tác động và đan xen giữa các yếu tố dễ tạo ra những phỏng đoán và kỳ vọng bất lợi cho điều hành CSTT, có thể đi ngược lại mong muốn ban đầu của NHTW.

Sự biến động của thị trường tài chính và kinh tế vĩ mô khu vực và quốc tế sẽ lan truyền đến các mục tiêu CSTT, khiến việc điều hành CSTT trở nên phức tạp. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế từ các nền kinh tế bên ngoài đến các nước có nền kinh tế nhỏ, mở cửa là khó tránh khỏi nhưng vấn đề trở nên đáng quan ngại hơn đối với việc thực thi CSTT trong điều kiện cơ chế tỷ giá cố định là cơ chế này không có khả năng tự điều chỉnh để làm giảm các cú sốc từ bên ngoài vào nền kinh tế.

(6) Thị trường tài chính dễ xảy ra biến động

Việc mở cửa thị trường tài chính nội địa sẽ làm tăng rủi ro thị trường do các tác động từ bên ngoài dẫn đến quá trình điều hành CSTT trở nên phức tạp. Sự liên kết giữa các thị trường tài chính trên toàn cầu được hình thành từ quá trình tự do hoá tài chính. Thị trường tài chính trong nước sẽ trở nên gắn kết chặt chẽ và biến động sát hơn với thị trường tài chính quốc tế, đặc biệt là lãi suất và tỷ giá nên khả năng lây lan những rủi ro và những biến động giữa các thị trường tài chính trở nên rất lớn. Ví dụ, sự đổ vỡ của một bộ phận trên thị trường tài chính có thể nhanh chóng lây lan tới các thị trường khác thông qua việc rút vốn đầu tư nhanh chóng, tạo nên một cuộc khủng hoảng ngoại hối. Cho nên, việc điều hành CSTT của NHTW phải tính đến các nhân tố tác động từ thị trường tài chính quốc tế vốn có xu hướng liên tục biến động và khó dự báo.


(7) Dự trữ ngoại hối và tỷ giá hối đoái dễ bị biến động lớn

Đối với các nước đang phát triển, thị trường tài chính có thể biến động mạnh, nhất là dự trữ ngoại tệ và tài sản tài chính do nguyên nhân chảy vốn ra nước ngoài hay mất quyền kiểm soát thị trường tài chính. Hơn nữa, khả năng chống chọi lại những cú sốc như vậy của các trung gian tài chính, công chúng cũng như NHTW thường chỉ ở mức độ thấp, dẫn tới xác suất xảy ra khủng hoảng dự trữ ngoại hối là rất lớn. Sự luân chuyển của nguồn vốn quốc tế, nhất là nguồn vốn ngắn hạn có thể làm cho dự trữ ngoại hối của các nước biến động dữ dội và giá tài sản tài chính lên xuống thất thường, khiến cho thị trường tài chính xáo động.

2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TÁC ĐỘNG TỚI NỀN KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

2.3.1. Tác động của chính sách tiền tệ tới nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Khi một quốc gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới, các hoạt động thương mại và đầu tư sẽ có điều kiện để phát triển mạnh mẽ. Từ đó, các hoạt động trong nền kinh tế cũng thay đổi theo khi hành vi của người tiêu dùng, doanh nghiệp, Chính phủ, cũng như cấu trúc của nền kinh tế điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh kinh tế mới. Do vậy, điều hành CSTT của NHTW buộc phải có những thay đổi khi mà các tác động của CSTT tới nền kinh tế sẽ có những đặc điểm khác với trường hợp nền kinh tế đóng.

Tác giả sử dụng mô hình Mundell - Fleming được công bố bởi Mundell (1962, 1963) và James Fleming (1962). Mô hình Mundell - Fleming mô tả ảnh hưởng của CSTK và CSTT tới mức sản lượng và lãi suất trong nền kinh tế cũng như hiệu quả của CSTT và CSTK đối với mục tiêu cân bằng nội và cân bằng ngoại của nền kinh tế. Mục tiêu cân bằng nội (hay còn gọi là cân bằng bên trong) là bảo đảm tổng cầu bằng với tổng cung của nền kinh tế tại mức sản lượng tiềm năng, nếu không nền kinh tế sẽ chịu áp lực lạm phát hoặc giảm phát. Trong khi đó, mục tiêu cân bằng ngoại (cân bằng bên ngoài) có nghĩa là cán cân thanh toán chính thức cân bằng, hay dự trữ ngoại hối quốc gia không đổi [68], [69].


a/ Xác định đường IS, LM, và BP

Để có thể nghiên cứu về mô hình Mundell - Fleming, trước hết cần phải xác định các đường IS, LM, và BP để làm cơ sở cho việc hình thành các chính sách kinh tế và tác động của các chính sách này tới cân bằng bên trong và bên ngoài.

(i) Đường IS:

Đường IS trong nền kinh tế mở biểu diễn những phối hợp khác nhau giữa thu nhập và lãi suất mà tại đó các khoản rò rỉ bao gồm tiết kiệm và chi tiêu nhập khẩu bằng tổng các khoản bơm vào bao gồm đầu tư, chi tiêu Chính phủ, và xuất khẩu hàng hoá.

Phương trình đường IS có dạng:


Trong đó C 0 là tiêu dùng tự định I 0 là đầu tư tự định G 0 là chi tiêu 2

Trong đó: C0 là tiêu dùng tự định; I0 là đầu tư tự định; G0 là chi tiêu Chính phủ tự định; IM0 là cầu nhập khẩu tự định; EX0 là xuất khẩu tự định; T0 là thuế tự định; i là lãi suất; mpc là xu hướng tiêu dùng cận biên; d là độ nhạy cảm của đầu tư với lãi suất; n là độ nhạy cảm của xuất khẩu với lãi suất; Y là thu nhập của nền kinh tế; m là hệ số nhân chi tiêu:

Đường IS là đường có độ dốc âm với hệ số Các nhân tố làm dịch 3

Đường IS là đường có độ dốc âm với hệ số:


Các nhân tố làm dịch chuyển đường IS bao gồm C 0 IM 0 I 0 G 0 EX 0 và T 4

Các nhân tố làm dịch chuyển đường IS bao gồm: C0, IM0, I0, G0, EX0, và T0. Đường IS cho biết sản lượng của nền kinh tế sẽ nằm tại vị trí nào đối với mức lãi suất nhất định, nhưng không thể xác định được mức cân bằng duy nhất là điểm nào trên đường IS vì chưa biết mức lãi suất cân bằng là bao nhiêu. Vì vậy, khi xem xét thị trường hàng hoá cần phải xem xét trên cả thị trường tiền tệ.

Đường IS có độ nghiêng đi xuống từ trái sang phải là vì khi mức thu nhập tăng dẫn đến các khoản rò rỉ cũng tăng, các khoản rò rỉ tăng đòi hỏi mức lãi suất phải giảm để kích thích đầu tư tăng, như vậy mới bảo đảm tổng các khoản rò rỉ bằng tổng các khoản bơm vào.


(ii) Đường LM:

Đường LM biểu diễn những phối hợp khác nhau giữa thu nhập và lãi suất mà tại đó thị trường tiền tệ đạt được cân bằng, nghĩa là cung tiền bằng cầu tiền.

Phương trình đường LM có dạng:


Trong đó h là độ nhạy cảm của cầu tiền đối với lãi suất k là độ 5

Trong đó: h là độ nhạy cảm của cầu tiền đối với lãi suất; k là độ nhạy cảm của cầu tiền đối với thu nhập; MS là cung tiền danh nghĩa; P là giá cả hàng hoá trong nước; Y là thu nhập của nền kinh tế; i là lãi suất.

Đường LM là đường có độ dốc dương với hệ số:


Các nhân tố làm dịch chuyển đường LM bao gồm lượng cung tiền danh nghĩa và hành vi điều chỉnh tỷ giá của NHTW. Đường LM có độ nghiêng đi lên từ trái qua phải do khi thu nhập tăng đòi hỏi nhu cầu tiền cho mục đích giao dịch tăng theo; do lượng tiền cung ứng không thay đổi nên nhu cầu tiền đầu cơ phải giảm, và nhu cầu đầu tư giảm khi mức lãi suất tăng lên.

(iii) Đường BP:

Đường BP biểu diễn sự phối hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập phản ánh trạng thái cân bằng của cán cân thanh toán quốc tế, tức trạng thái cân bằng bên ngoài của nền kinh tế.

Phương trình đường BP có dạng:

BP=TB(Y, ER) +K(i-i*)

Trong đó: TB là cán cân thương mại; Y là thu nhập của nền kinh tế; ER là tỷ giá thực; K là cán cân vốn; i là lãi suất trong nước; i* là lãi suất nước ngoài.

Các nhân tố làm dịch chuyển đường BP bao gồm luồng vốn ròng K, nhân tố xuất khẩu và nhập khẩu tự định, và hành vi điều chỉnh tỷ giá của NHTW. Đường BP có độ nghiêng đi lên vì khi thu nhập tăng, làm tăng nhập khẩu và cán cân vãng lai xấu đi. Để bù đắp phần giảm của cán cân vãng lai thì luồng vốn ròng chảy vào nền kinh tế phải tăng lên và để điều này xảy ra, mức lãi suất trong nước phải tăng lên. Độ nghiêng của đường BP phụ thuộc vào độ co giãn trong huy động vốn quốc tế. Tính co giãn càng cao thì đường BP càng nằm ngang.

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí