Giải Thích Các Biến Trong Mô Hình


thấy sự gia tăng (giảm) cung cho vay đối với khách hàng. Giả thuyết được tác giả đưa ra trong nghiên cứu này là:

Giả thuyết H2: Tăng trưởng tín dụng có thể làm tăng rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng

Tăng trưởng tỷ lệ dự trữ ngoại hối (FXI): một công cụ thường xuyên được sử dụng tại các quốc gia đang phát triển là chính sách tỷ giá ổn định. Theo Calvo và Reinhart (2002), sự phổ biến ngày càng tăng tại các thị trường mới nổi để ổn định tỷ giá bằng cách điều chỉnh lãi suất, sự can thiệp ngoại hối (FXI) vẫn còn phổ biến. FXI dự kiến sẽ thay đổi cơ sở tiền tệ và đóng vai trò tương tự với chính sách tiền tệ. Bởi vì dữ liệu của FXI hầu như không có sẵn trên các quốc gia, nghiên cứu đo lường biến FXI bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận của Ghosh và cộng sự (2016); Minghua Chen và cộng sự (2017) như sau:

FXI𝑡 = ∆ (𝑅𝑒𝑠𝑒𝑟𝑣𝑒𝑠𝑡𝑡) . (𝜎𝑅𝑒𝑠𝑒𝑟𝑣𝑒𝑠𝑡)

𝐺𝐷𝑃𝑡 𝜎𝑅𝑒𝑠𝑒𝑟𝑣𝑒𝑠𝑡 + 𝜎𝑅𝐸𝐸𝑅𝑡


Trong đó:


∆ (𝑅𝑒𝑠𝑒𝑟𝑣𝑒𝑠𝑡𝑡): đại diện cho thay đổi của dự trữ ngoại hối thuộc sở hữu trong

𝐺𝐷𝑃𝑡

năm t so với GDP của quốc gia. Giả định rằng một quốc gia sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách mua hoặc bán dự trữ ngoại tệ của mình (Calvo và Reinhart, 2002), sự gia tăng (giảm) của dự trữ ngoại tệ làm thay đổi cung cầu tiền tệ trong nước trên thị trường.

Nghiên cứu điều chỉnh Δ(Reservest/GDPt) khỏi sự khác biệt do thay đổi theo

thời gian bằng cách sử dụng một lượng sai số (𝜎𝑅𝑒𝑠𝑒𝑟𝑣𝑒𝑠𝑡)

𝜎𝑅𝑒𝑠𝑒𝑟𝑣𝑒𝑠𝑡+ 𝜎𝑅𝐸𝐸𝑅𝑡

Trong đó

𝜎𝑅𝑒𝑠𝑒𝑟𝑣𝑒𝑠𝑡 là độ lệch tiêu chuẩn của dự trữ ngoại hối hàng tháng trong năm t, và

𝜎𝑅𝐸𝐸𝑅𝑡 là độ lệch chuẩn của chỉ số hàng tháng về tỷ giá hối đoái thực đa phương.


Dựa trên cơ sở lý thuyết đã trình bày trong chương 2, khi NHNN can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách mua ngoại tệ trên thị trường, như vậy sự gia tăng của dự trữ ngoại tệ làm cung tiền tệ trong nước trên thị trường tăng cho thấy một chính sách tiền tệ mở rộng, các ngân hàng có thể tiếp cận với nguồn vốn một cách dễ dàng hơn, rủi ro mất khả năng thanh toán giảm xuống. Do đó, trong nghiên cứu này tác giả đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết H3: Tỷ lệ dự trữ ngoại hối gia tăng có thể làm giảm rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng

Tăng trưởng cung tiền M2 (𝜟𝑺𝑴) Tổng phương tiện thanh toán (M2) phản ánh khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế tại một thời điểm nhất định, giúp các nhà hoạch định chính sách có thể theo dõi, đánh giá diễn biến khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế, từ đó đưa ra quyết định việc sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, kiểm soát cung ứng tiền tệ, duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng, kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sự thiếu hụt hay dư thừa của cung tiền tệ so với cầu đều có thể dẫn tới những tác động không tốt cho nền kinh tế. Vì trình độ phát triển của thị trường tài chính không giống nhau giữa các nước và thay đổi theo thời gian nên các phép đo cung tiền M2 có thể khác nhau giữa các quốc gia và thay đổi theo thời gian. Việc lựa chọn ra một phép đo chính thức trong thực tế sẽ căn cứ vào việc phép đo lượng tiền nào giúp thực hiện được tốt nhất việc dự báo các biến số kinh tế mà tiền tệ có ảnh hưởng nhiều như tỷ lệ lạm phát, chu kỳ kinh doanh. Theo Brei và các cộng sự (2013), nghiên cứu kiểm soát các hoạt động này bằng cách sử dụng 𝛥(𝑆𝑀)𝑡, được đại diện cho sự thay đổi khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế tại một thời điểm nhất định. Một giá trị cao hơn của chỉ số này được hiểu là một hành động tiền tệ mở rộng được thực hiện bởi ngân hàng trung ương.

Khi cung tiền M2 tăng cho thấy chính sách tiền tệ mở rộng, ngược lại khi cung tiền M2 giảm cho thấy chính sách tiền tệ thắt chặt. Một chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm gia tăng giá cả bất động sản, gia tăng giá trị tài sản thế chấp và vốn ngân hàng, dẫn đến giá trị tài sản của ngân hàng tăng lên. Kết quả là tăng trưởng huy động và


tăng trưởng tín dụng trong nền kinh tế đều có dấu hiệu tích cực, các hoạt động của NHTM vì vậy mang lại hiệu quả và đạt được mức lợi nhuận tốt hơn, giảm rủi ro mất khả năng thanh toán. Do đó, trong nghiên cứu này tác giả đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết H4: Tăng trưởng cung tiền M2 gia tăng có thể làm giảm rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng

Nghiên cứu kiểm soát các đặc điểm của NHTM có thể ảnh hưởng đến tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng sau đây:

Mức độ cạnh tranh (Lerner): một số nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng của mức độ cạnh tranh đối với rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng trước các cú sốc tiền tệ (Minghua Chen, Ji Wu, Bang Nam Jeon, Rui Wang, 2017). Quy mô và cấu trúc vốn của các ngân hàng ảnh hưởng tới mức độ cạnh tranh của thị trường ngân hàng. Những ngân hàng có quy mô và cấu trúc vốn tương đồng hoạt động trên thị trường tạo ra mức độ cạnh tranh cao hơn. Tương tự, những ngân hàng lớn có khả năng chi phối những ngân hàng nhỏ làm tăng tính độc quyền trên thị trường tăng lên. Có nhiều bằng chứng khác nhau liên quan đến những ảnh hưởng khác nhau của chính sách tiền tệ dưới những ảnh hưởng của quy mô và cấu trúc vốn khác nhau đối với rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng trong các nghiên cứu xuyên quốc gia. Do đó, trong nghiên cứu này tác giả đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết H5: Khi mức độ cạnh tranh trên thị trường ngân hàng gia tăng sẽ làm tăng rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng.

Đa dạng hóa thu nhập (INC): theo nghiên cứu của Demirgüç-Kunt và Huizinga (2010), tác giả kiểm soát các đặc điểm về đa dạng hoá thu nhập và nguồn vốn ngắn của các ngân hàng như các biến kiểm soát. Cụ thể, đa dạng hoá thu nhập được đo bằng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trong tổng thu nhập hoạt động. Một số ý kiến cho rằng đa dạng hóa thu nhập làm rủi ro ngân hàng thấp hơn và lợi tức ổn định nhờ hạn chế rủi ro danh mục. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu thực nghiệm tìm thấy bằng chứng trái ngược nhau khi đa dạng nguồn thu nhập làm tăng rủi ro hoạt động dẫn đến


các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro cao hơn (Demsetz và Strahan, 1997; Stiroh, 2004). Do đó, trong nghiên cứu này tác giả đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết H6: Đa dạng hoá thu nhập gia tăng sẽ có tác động làm tăng rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRO) và tỷ lệ lạm pháp (INF): nghiên cứu sử dụng hai biến số kinh tế vĩ mô vào các biến số kiểm soát đó là tốc độ tăng trưởng của GDP thực và tỷ lệ lạm phát, dữ liệu của hai biến này được lấy từ công bố chính thức của Tổng cục thống kê Việt Nam. GDP thực được tính bằng cách sử dụng GDP danh nghĩa được điều chỉnh bởi chỉ số giảm phát GDP, và tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm thay đổi trong chỉ số giá tiêu dùng. Các nghiên cứu của Demirgüç-Kunt và Detragiache (1998), Marcucci and Quagliariello (2009) cũng cho thấy, khi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế gia tăng sẽ có tác động làm giảm rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng do việc gia tăng thu nhập trả nợ của các cá nhân, doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Bên cạng đó, các nghiên cứu của Demirgüç-Kunt và Detragiache (1998), Marcucci and Quagliariello (2009) cũng cho thấy khi lạm phát gia tăng sẽ kéo theo sự gia tăng của chi phí đầu vào, điều này ảnh hưởng đến thu nhập trả nợ của các cá nhân, doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng và làm gia tăng rủi ro mất khả năng thanh toán. Do đó, trong nghiên cứu này tác giả đưa ra các giả thuyết:

Giả thuyết H7: Tốc độ tăng trưởng kinh tế gia tăng sẽ có tác động làm giảm rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng.

Giả thuyết H8: Lạm phát của nền kinh tế gia tăng sẽ có tác động làm tăng rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng.

Chất lượng thể chế (INS): La Porta và các cộng sự (1998); Levine (1999) cho rằng môi trường thể chế, bao gồm hiệu quả của việc thực thi hợp đồng và minh bạch thông tin của các thay đổi trên thị trường đối với các ngân hàng, cũng ảnh hưởng đến sự phát triển tài chính và kiểm soát rủi ro mất khả năng thanh toán của hệ thống ngân hàng đáng kể. Việc tăng cường các quy định, chế tài chặt chẽ hơn là thúc đẩy


các hoạt động tài chính thận trọng, từ đó làm giảm rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM. Do đó, trong nghiên cứu này tác giả đưa ra các giả thuyết:

Giả thuyết H9: Chất lượng thể chế tốt sẽ làm gia tăng ảnh hưởng của chính sách tiền tệ lên rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng.

3.1.2. Mô hình nghiên cứu

Để đánh giá ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM các nghiên cứu trước đây chủ yếu đưa ra mô hình với các biến giải thích đại diện cho một số đặc điểm riêng của các ngân hàng như quy mô và cấu trúc vốn, khả năng vốn hóa, còn điều kiện kinh tế vĩ mô, chất lượng thể chế và tính minh bạch của chính sách ảnh hưởng đến tác động này vẫn còn hạn chế. Chẳng hạn, tính minh bạch của thị trường trong hoạt động kinh doanh ngân hàng cao làm giảm rủi ro liên quan đến chính sách tiền tệ-ngân hàng, hàm ý chính sách cho các nhà hoạch định thận trọng để xác định đúng mức công cụ chính sách trong ngành ngân hàng. Hoặc, một động thái hướng tới sự minh bạch của chính sách cao hơn cũng được khuyến khích áp dụng như các công cụ bổ sung của chính sách tiền tệ nhằm làm giảm rủi ro mất khả năng thanh toán cho ngân hàng khi chính sách tiền tệ được nới lỏng (Brissimis và cộng sự, 2014. Jiménez và cộng sự, 2014).

Nghiên cứu của Minghua Chen và cộng sự (2017) có tên là “Monetary Policy and Bank Risk-taking: Evidence from Emerging Economies” dựa trên dữ liệu từ hơn 1000 ngân hàng tại 29 nền kinh tế mới nổi trong giai đoạn 2000-2012 cho thấy rằng chính sách tiền tệ mở rộng làm tăng rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng trong mẫu nghiên cứu.

Trên cơ sở các giả thuyết nghiên cứu đã được phát triển, để xác định tác động của chính sách tiền tệ đối với rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM Việt Nam, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên nghiên cứu của Minghua Chen và cộng sự (2017), như sau:


Riski,t = 𝛽0 + 𝛽1Risk (i, t − 1) + 𝛽2MPt + 𝛽3CRt+ 𝛽4FXIt +𝛽5INFt +𝛽6LERNER i,t

+𝛽7INC𝑖,𝑡 +𝛽8GRO𝑡 + 𝛽9𝑆𝑀𝑡+𝑓𝑖 + εi,t (1)


Nhằm xem xét tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM trong điều kiện thay đổi về chất lượng thể chế và trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số 2, nghiên cứu xem xét bổ sung biến tích trong mô hình (2) dưới đây:

Riski,t = 𝛽0 + 𝛽1Risk (i, t − 1) + 𝛽2MPt ∗ 𝐼𝑁𝑆𝑡 + 𝛽3CRt+ 𝛽4FXIt +𝛽5INFt

+𝛽6LERNER i,t +𝛽7INC𝑖,𝑡 +𝛽8GRO𝑡 + 𝛽9𝑆𝑀𝑡+𝑓𝑖 + εi,t (2) Trong đó:

Riski,t: Rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM i năm t


Risk (i, t − 1) : Rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM i năm t-1


MPt: Chính sách tiền tệ của Việt Nam năm t bao gồm: lãi suất tái chiếu khấu (MP-I1) và lãi suất tái cấp vốn (MP-I2)

CRt: tỷ lệ tăng trưởng tín dụng nền kinh tế Việt Nam năm t FXIt: Tỷ lệ tăng trưởng dự trữ ngoại hối của Việt Nam năm t INFt : Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam năm t

GROt : Tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm t


INCi,t : Đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng i năm t


LERNERi,t : Mức độ cạnh tranh của NHTM i năm t


SM t : Tăng trưởng cung tiền M2 của Việt Nam năm t


INS t : Chất lượng thể chế của Việt Nam năm t


𝑓𝑖 : yếu tố cố định của ngân hàng i theo từng giai đoạn thời gian


εi,t: sai số của mô hình (1)


Mô tả các biến được liệt kê chi tiết như sau:


Bảng 3.1: Giải thích các biến trong mô hình



Tên biến


Ký hiệu


Công thức tính/nguồn dữ liệu

Kỳ vọng dấu

Biến phụ thuộc


Riski,t

Rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM


𝑍𝑠𝑐𝑜𝑟𝑒


(𝑅𝑂𝐴𝑖,𝑡) + 𝐸𝐴𝑖,𝑡)

𝜎(𝑅𝑂𝐴𝑖,𝑡)

𝜎(ROAi,t) được tính bằng độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân trong một thời kỳ 3 năm, thường lấy t đến t-3


Biến độc lập


Riski,t-1

Biến độ trễ của Rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM


L1.𝑍𝑠𝑐𝑜𝑟𝑒



+

𝟏

Chính sách tiền tệ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Tác động của chính sách tiền tệ tới rủi ro mất khả năng thanh toán tại các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam - 11



Lãi suất tái chiết khấu


MP_Δi1


𝐿𝑆 𝑡á𝑖 𝑐ℎ𝑖ế𝑡 𝑘ℎấ𝑢𝑡


-

Lãi suất tái cấp vốn


MP_ Δi2


𝐿𝑆 𝑡á𝑖 𝑐ấ𝑝 𝑣ố𝑛𝑡


-

𝟐

Chính sách tiền tệ bổ sung


Tăng trưởng tín dụng nền kinh tế


Δ𝐶𝑅𝑡

𝑇í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑡 − 𝑇í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔𝑡−1

𝑇í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔𝑡−1

𝑇í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑡: là doanh số cho vay năm t

𝑇í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑡−1: là doanh số cho vay năm t-1


-

Tăng trưởng dự trữ ngoại hối


FXI𝑡


Dự trữ ngoại hối t- Dự trữ ngoại hốit-1 Dự trữ ngoại hốit-1


+

Tăng trưởng cung tiền M2


𝑆𝑀𝑡


Cung tiền M2 t- Cung tiền M2t-1 Cung tiền M2t-1


+

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/12/2022