uyển chuyển, thích hợp với từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế. Những kinh nghiệm trên rất có giá trị đối với việc hoạch định chính sách thúc đẩy và nâng cao kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của Lào.
Một số bài học có ý nghĩa quan trọng:
Trước hết là điều chỉnh mở rộng quyền kinh doanh. Theo đó quyền hoạt động xuất khẩu được phân bổ cho các địa phương và các ngành công nghiệp các thành phần kinh tế khác nhau, các vùng lãnh thổ khác nhau cũng được tham gia vào hoạt động xuất khẩu bỏ hẳn cơ chế độc quyền. Chức năng của Bộ Thương mại và hợp tác quốc tế là giám sát, điều tiết hoạt động xuất khẩu của các tổ chức kinh tế theo đúng pháp luật.
Thứ hai, có sự đa dạng hoá các hình thức kinh doanh ngoại thương, những hình thức kinh doanh thông dụng của cơ chế thị trường đã dần thay thế cho các hiệp định thương mại, nghị định thư.
Mậu dịch trả tiền ngay, mậu dịch gia công, mậu dịch bồi hoàn, tô nhượng, đã thực sự thúc đẩy quan hệ buôn bán đa chiều với các nước khác.
Thứ ba, phát triển mạnh mẽ nền ngoại thương mở theo hướng ngoại và khuyến khích “tự do xuất khẩu”. Phần lớn hàng hoá xuất khẩu được kinh doanh theo kiểu “thả nội”, tuỳ sự điều tiết của thị trường, chính vì vậy mà sản phẩm của Trung Quốc ngày càng đa dạng về chủng loại, phong phú về quy mô.
Thứ tư, chọn ngành có ưu thế để sản xuất mặt hàng xuất khẩu.
Rõ ràng, hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc được tiến hành đồng bộ trên tất cả các mặt, then trọng bằng cách cho thí điểm dần và thả lỏng theo cơ chế thị trường.
1.4.3. Kinh nghiệm Việt Nam
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm, Nội Dung, Vai Trò Của Chính Sách Xuất Khẩu
- Tiêu Chí Và Phương Pháp Xác Định Mặt Hàng Chiến Lược
- Kinh Nghiệm Của Một Số Nước Trong Xây Dựng Và Thực Thi Chính Sách Xuất Khẩu Mặt Hàng Chiến Lược
- Tốc Độ Tăng Trưởng Gdp Qua Các Giai Đoạn Kế Hoạch
- Chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 9
- Kết Quả Sản Xuất Lương Thực - Thực Phẩm Năm Của Nước Chdcnd Lào 2005-2009
Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.
Việt Nam đã có kinh nghiệm thành công trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu trong năm 2001 chiếm đến 50% GDP. Ngay cả khi không tính dầu mỏ thì tỷ lệ xuất khẩu so với GDP cũng ở mức gần 40%
GDP. Một số kinh nghiệm của Việt Nam mà Lào cần nghiên cứu học tập như:
[18] Khay Khăm VANNAVONG SY (2002), Mở rộng quan hệ kinh tế giữa Lào với các nước láng giềng trong giai đoạn hiện nay (Mài chuyên khảo),tr. 80,88. [16] Trần Trí Thanh (2000), Giáo trình quản trị doanh nghiệp xuất khẩu, NXB Thống kê, tr. 14, 20, 27.
- Cơ chế vận hành của thị trường đã khắc phục được tình trạng “ngăn sông, cấm chợ”, hình thành thị trường thống nhất, khá ổn định và thông suốt trong cả nước.
- Quản lý nhà nước về thương mại có sự đổi mới từ trung ương đến địa phương. Nhà nước thiết lập và tạo môi trường pháp lý đảm bảo sản xuất, lưu thông hàng hoá nội địa và xuất nhập khẩu; qui định những mặt hàng, dịch vụ kinh doanh có điều kiện và hạn chế kinh doanh.
- Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chính sách khuyến khích phát triển các HTX, chính sách phát triển thương nghiệp miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc...
Doanh nghiệp nhà nước đã từng bước vươn lên, thích ứng với cơ chế mới, hiệu quả kinh doanh được nâng cao, giữ được vai trò nòng cốt ở những mặt hàng trọng yếu, ở những khâu và lĩnh vực then chốt, chi phối 70-75% khâu bán buôn, chiếm 20 - 21% tổng mức lưu chuyển bán lẻ.
- Từng bước hình thành các kênh lưu thông của một số mặt hàng chủ yếu: với sự tham gia đông đảo của các loại hình thương nhân thuộc các thành phần kinh tế, hợp tác xã sản xuất kinh doanh, làng nghề sản xuất thủ công hàng hoá chiến lược xuất khẩu v.v...góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, gắn sản xuất với tiêu thụ, gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu và bảo đảm các nhu cầu trong nước. Mạng lưới kinh doanh thương mại, dịch vụ tiếp tục được mở rộng trên cả ba địa bàn: thành thị, nông thôn và miền núi, với sự tham gia của các chủ thể kinh doanh.
- Kết cấu hạ tầng thương mại ngày càng phát triển theo hướng văn minh, hiện đại: Năm 1996 cả nước có gần 5.000 chợ đến cuối năm 2004 tăng lên 8.751 chợ với sự đa dạng về loại hình kinh doanh và quản lý, xuất hiện một số chợ đầu mối nông sản và chợ chuyên doanh. Các hình thức Trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng tự phục vụ, hội chợ - triển lãm thương mại, trung tâm giao dịch hàng hóa... đang hình thành và phát triển ở khu vực thành thị, các vùng kinh tế trọng yếu. Năm 1997 cả nước mới có một số ít siêu thị, đến năm 2004 ở 21 tỉnh, thành phố đã có 681 trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tự chọn thuộc sở hữu nhà nước, tư nhân, hợp tác xã (HTX) với sự phong phú và đa dạng về mẫu mã chủng loại, chất lượng bảo đảm, phương thức phục vụ văn minh, hấp dẫn đối với khách hàng.
Hiện nay, Việt Nam đã có chính sách cho các doanh nghiệp và tư nhân vay tín dụng để sản xuất hàng xuất khẩu, với nhiều hình thức tín dụng khác nhau. Trong đo có 3 hình thức tín dụng chủ yếu là:
- Tín dụng Ngân hàng
- Tín dụng Thương mại
- Thuê tài chính
Trong 3 loại tín dụng trên Việt Nam đã áp dụng thành công trong việc súc tiến đầu tư sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Tuy nhiên trong mỗi hình thức tín dụng trên đều có ưu điểm và nhược điểm riêng.
Việt Nam còn dùng hệ chỉ số của các mặt hàng để so sánh, đánh giá tính hiệu quả trong xuất khẩu của một số mặt hàng sau cụ thể là: Chỉ số giá trị xuất khẩu, chỉ số thị trường thế giới, chỉ số tình hình cung nội địa, chỉ số Trung bình, chỉ số đánh giá của chuyên gia tư vấn quốc gia v.v...Mặc dù cũng có những chỉ số đánh giá chính sác và không chính sác, nhưng cũng là bài học kinh nghiệm tốt trong việc lựa chọn mặt hàng chiến lược.
Từ những kinh nghiệm của Việt Nam, Lào cần rút ra một số bài học
kinh nghiệm như sau: Thực hiện các chính sách sản xuất hàng hóa xuất khẩu, tổ chức các khu kinh tế chế suất, các khu đô thị, siêu thị, xây các khu chợ trao đổi hàng háo, khuyến khích thương mại nhà nước và tư nhân, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc sản xuất và xuất khẩu. Khai thác tiềm năng, trí tuệ, tay nghề trong nước, thu hút đầu tư sản xuất hàng xuất. Nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, tăng cường sức cạnh tranh sản xuất hàng hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới. Dùng chỉ số lựa chọn hàng chiến lược xuất khẩu. Về tín dụng thương mại mà Việt Nam đã áp dụng phổ biến và thành công tương đối tốt, Lào có thể áp dụng chính sách tín dụng này rộng rãi trong xuất khẩu hàng chiến lược trong tương lai.
Bài học rút ra từ kinh nghiệm của các nước
* Đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu chiến lược
Một yếu tố then chốt của “đa dạng hoá hàng hoá xuất khẩu” là ưu tiên phát triển hàng chiến lược. Điều này không có gì trái với xu hướng mở rộng diện mặt hàng, trái lại chính trên cơ sở đó mà việc lựa chọn phát triển hàng xuất khẩu chiến lược càng được thực hiện tốt hơn. Vấn đề là sự lựa chọn và phát triển hàng xuất khẩu chiến lược phải đảm bảo được sự “đa dạng hoá”. Bởi lẽ “sự đa dạng hoá” hàng xuất khẩu chiến lược góp phần khắc phục hiện tượng phát triển lệch lạc và bất lợi trong lĩnh vực xuất khẩu của các nước đang phát triển như Lào.[11] Kinh tế các nước Đông nam Á (1997),Tr. 42, 40-70, NXB Thống kê, Hà nội.
Vấn đề đặt ra ở đây là: vậy thì mỗi nước cần bao nhiêu mặt hàng xuất khẩu chiến lược là vừa? Kinh nghiệm của các nước trên nói chung và các nước cụ thể nói trên cho thấy mỗi nước nên tập trung ưu tiên cho việc phát triển từ 5 - 10 mặt hàng xuất khẩu chiến lược. Số lượng mặt hàng chiến lược tuy không nhiều nhưng lớn về khối lượng và giá trị xuất khẩu; có ý nghĩa
chiến lược, quyết định đối với sự thành bại của toàn bộ hoạt động xuất khẩu của một quốc gia. Với số lượng từ 5 - 10 mặt hàng như vậy vừa cho phép khắc phục tình trạng thị trường bất lợi cho mặt hàng này hay mặt hàng kia, vừa mở ra những khả năng tập trung phát triển quy mô lớn và có chiều sâu, kịp thời chớp lấy những thời cơ tốt của thị trường thế giới.
* Vai trò của chính phủ trong việc xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chiến lược
Cho đến nay, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của một quốc gia thường được coi là kết quả của sự nỗ lực cả từ phía Chính phủ lẫn giới kinh doanh. Ai có vai trò quan trọng hơn, giữa Chính phủ với những định hướng và chính sách can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp, hay giới kinh doanh với những “vũ khí “ lợi hại là sự hiểu biết và khả năng vận dụng nhanh nhạy, ứng biến có hiệu quả trước những biến đổi bất thường của kinh tế thị trường, chưa ai có thể khẳng định được, nhưng có một điểm mọi người đều thống nhất là sự thành công của một quốc gia có sự đóng góp quyết định của Chính phủ.
Nhà nước thông qua nghiên cứu thị trường nước ngoài và chiến lược phát triển kinh tế của các viện nghiên cứu và các cơ quan quản lý mà lựa chọn, định hướng sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm xuất khẩu chiến lược phù hợp với nguồn lực trong giai đoạn phát triển và bối cảnh quốc tế, đồng thời xây dựng hệ thống chính sách, biện pháp phục vụ việc phát triển sản phẩm chiến lược. Lào là một nước kém phát triển nên lựa chọn ngành chủ đạo có ưu thế của mình để sản xuất hàng xuất khẩu đúng với tiềm năng của đất nước.
Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa là đánh giá thấp vai trò của giới kinh doanh. Giới kinh doanh chính là người cụ thể và chi tiết, hiện thực hoá sự lựa chọn sản phẩm xuất khẩu. Sự ganh đua, cạnh tranh, tìm tòi, sáng tạo để phát triển sản phẩm và thị trường đưa lại lợi nhuận cho công ty và đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu của quốc gia.
* Thay đổi mặt hàng xuất khẩu chiến lược một cách hợp lý
Mặc dù mặt hàng xuất khẩu chiến lược được ví như những con “chủ bài” trong nền ngoại thương của một quốc gia, nhưng vị trí của một mặt hàng xuất khẩu chiến lược không phải là vĩnh viễn. Điều quan trọng là quốc gia phải biết xác định khi nào cần tiếp tục duy trì, khi nào cần thay đổi. Điều này tuỳ thuộc vào khả năng của bản thân quốc gia và sự nhạy bén nhìn nhận thị trường quốc tế của quốc gia đó.
Nói tóm lại, việc xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chiến lược là một nội dung hết sức quan trọng trong chính sách ngoại thương quốc gia. Không có một công thức cố định về việc xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chiến lược để áp dụng chung cho tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, những bài học về vai trò của Chính phủ, bài học về sự đa dạng hoá mặt hàng và thay đổi các mặt hàng xuất khẩu chiến lược một cách hợp lý chính là những bài học kinh nghiệm thực sự có ý nghĩa đối với các quốc gia đang phát triển nói chung và đặc biệt đối với Lào.
Kết luận chương 1
Chính sách xuất khẩu mặt hàng chiến lược có tầm quan trọng trong việc xây dựng mặt hàng xuất khẩu chiến lược bởi giữa sản xuất và xuất khẩu có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại. Sản xuất tốt thì sẽ có hàng xuất khẩu chiến lược chất lượng tốt, kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng cao, kinh tế tăng trưởng và ngược lại. Sản xuất là điều kiện cần của xuất khẩu. Muốn tạo ra được hàng hoá chiếm lĩnh thị trường thì khâu sản xuất phải được chú trọng, để tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, giá thành hạ.
Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chiến lược tốt sẽ phát triển mạnh hoạt động xuất khẩu dẫn đến tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống của người dân từ đó góp phần thúc đẩy quá trình phân công lao động trong nước theo hướng công nghiệp hoá là định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước Lào.
Chương 1 đã nêu lên được một số khái niệm cơ bản về chính sách và đã nêu ra cơ bản nội dung của chính sách, và các khái niệm về xuất khẩu. Trong đó chính sách bao gồm chính sách chung và chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược. Trong chương này tác giả đã nêu được các bài học kinh nghiệm của các nước bạn và bài học rút ra cho Lào trong quá trình xây dựng chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược trong thời gian tới. Đây là điểm nhấn rất quan trọng mà các luận văn trước đã không làm được. Việc rút ra bài học kinh nghiệp từ các nước khác tuy không quá khó khăn nhưng nó góp phần to lớn trong việc xem xét lại toàn bộ chính sách xuất khẩu của Lào, so sánh với các nước đã đạt được nhiều thành tựu về xuất khẩu. Từ đó thấy được phương hướng giải quyết các nhược điểm, cách phát huy các ưu điểm để có thể thực hiện chính sách xuất khẩu giúp cho xuất khẩu đạt được những thành tựu to lớn sau này.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CHIẾN LƯỢC CỦA NƯỚC CHDCND LÀO GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
2.1 Tổng quan về hoạt động xuất khẩu của nước CHDCND Lào
2.1.1 Một số đặc điểm tự nhiên
CHDCND Lào được thành lập ngày 02/12/1975, là một nước nằm ở khu vực Đông Nam Á, ở giữa Bán Đảo Đông Dương với diện tích 236.800 Km2, được chia thành 16 tỉnh và Thủ đô Viêng Chăn. Có biên giới chung với 5 nước láng giềng, phía Bắc có biên giới với CHND Trung Hoa với chiều dài 416 Km, phía Nam giáp với Vương quốc Campuchia với chiều dài 492 Km, phía Đông giáp với CHXHCN Việt Nam với chiều dài 2067 Km, phía Tây Bắc giáp với Myanma với chiều dài 230 Km và phía Tây Nam giáp với Vương Quốc Thái Lan với chiều dài 1730 Km. 3/4 là diện tích đồi núi và cao
nguyên trải dài ở phía Đông Bắc, Đông và Nam Lào, đồng bằng chỉ chiếm 1/5 lãnh thổ nằm hoàn toàn ở phía Tây là nơi tập trung đông dân sinh sống của Lào. Diện tích đất rừng là 230.800 Km2 (chiếm 97,47% diện tích của cả nước) và mặt nước là 6.000 Km2, có rất nhiều sông suối to nhỏ trong đó sông lớn nhất là sông Mêkông chảy dài từ Bắc tới Nam Lào. Chiều dài từ Bắc vào Nam Lào là 1.799 Km và chiều rộng từ 100 – 400 Km. Lào là một nước rất giàu về tài nguyên thiên nhiên khoáng sản nhưng chưa được khai thác và là một nước có nhiều tiềm năng về phát triển các ngành nông nghiệp.[44] Chính phủ (2004), Nghị định về việc ban hành tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và kế hoạch ngân sách nhà nước số 340/CP,4/11/2005, Viêng chăn, tr. 55. Lào mới khai thác được khoảng 80 vạn ha, bình quân mỗi lao động