3.6 Kết luận chương 3
Chương 3 của luận án đã đề xuất các mô hình nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu trước nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu của luận án. Luận án cũng phân tích chi tiết các biến trong mô hình nghiên cứu, đồng thời đưa ra các giả thuyết để thực hiện kiểm định trong chương 4. Bên cạnh đó, chương 3 cũng phân tích chi tiết về các ước lượng và các kiểm định sẽ thực hiện trong các mô hình nghiên cứu và nguồn dữ liệu mà luận án thực hiện. Đây là cơ sở để chương 4 đưa ra kết quả nghiên cứu về tác động của chính sách tiền tệ đến tính ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại, tác động của chính sách tiền tệ đến mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại và tác động của mức độ chấp nhận rủi ro đến tính ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Các kết quả sẽ được làm rõ trong chương 4 của luận án bao gồm thực trạng biến động chính sách tiền tệ, dự phòng cho vay và hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam; mô tả thống kê dữ liệu nghiên cứu; phân tích kết quả ước lượng về tác động của chính sách tiền tệ đến tính ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam, tác động của chính sánh tiền tệ đến mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam và tác động của mức độ chấp nhận rủi ro đến tính ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2019.
4.1. Tình hình biến động chính sách tiền tệ, dự phòng cho vay và hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam từ 2007 – 2019.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và khủng hoảng nợ xấu diễn ra trong nước, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều nỗ lực để ổn định tình hình kinh tế vĩ mô, một trong những định chế tài chính và cũng là thành phần cần duy trì sự ổn định hệ thống ngân hàng, trải qua cuộc khủng hoảng nợ xấu đã làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của các ngân hàng thương mại và sự ổn định chung của hệ thống tài chính. Những phân tích dưới đây sẽ cho chúng ta cái nhìn bao quát về tình hình biến động giữa chính sách tiền tệ, mức độ chấp nhận rủi ro và ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam xuyên suốt từ năm 2007 đến 2019.
Hình 4.1: Thực trạng biến động lãi suất tái chiết khấu từ 2007 – 2019
Nguồn: Tác giả tổng hợp xử lý trên Excel
Các đường biến động được sử dụng trong hình 4.1 được tính dựa trên giá trị lãi suất tái chiết khấu. Lãi suất tái chiết khấu có sự biến trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2014. Lãi suất có nhiều thay đổi trong 3 năm 2007 đến 2009 là giai đoạn xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đây là giai đoạn nền kinh tế trải qua nhiều khó khăn, các doanh nghiệp Việt Nam chịu ảnh hưởng do khủng hoảng tài chính, sự trì trệ và sụt giảm trong hoạt động sản xuất cũng như tiêu dùng ảnh hưởng đến nguồn tiền huy động của các ngân hàng dẫn đến các ngân hàng bù đắp lượng tiền thiếu hụt thông qua khoản vay từ NHNN, việc lãi suất giảm từ 10.6% năm 2008 chỉ còn 5% vào năm 2009 đã minh chứng cho điều này.
Năm 2011, sau giai đoạn bùng nổ thị trường bất động và vỡ bong bóng bất động sản cuối 2011 đầu 2012 gây ra hệ lụy xấu đến các doanh nghiệp bất động sản cũng như các ngân hàng tham gia tài trợ cho các doanh nghiệp tại thị trường này. Sau giai đoạn các ngân hàng liên tục tăng huy động vốn tài trợ vào bất động sản làm lãi suất tăng liên tục từ 5% năm 2009 đến gần 13% năm 2011, điều này phản ánh sự mất ổn định của hệ thống ngân hàng thương mại do việc sử dụng nguồn vốn huy động một cách thái quá để tài trợ cho thị trường bất động sản. Hành động “Ném trứng vào một rổ” của nhiều ngân hàng thương mại dẫn đến khủng hoảng nợ xấu 2012 do thị trường bất động sản sụp đỗ, đây là hệ lụy tất yếu. Trong giai đoạn từ 2014 đến 2018, lãi suất có sự ổn định tương đối dao động trong khoảng biến thiên 4%.
Thông qua sự thay đổi lãi suất tái chiết khấu qua các giai đoạn biến động khác nhau của hệ thống ngân hàng đặt trong các bối cảnh khác nhau của nền kinh tế đã cho ta thấy phần nào lý do tại sao lãi suất tái chiết khấu là công cụ của chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước để thực hiện việc điều tiết hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Hình 4.2: Biến động dự phòng cho vay trung bình 30 ngân hàng từ 2007 – 2019
Nguồn: Tác giả tổng hợp xử lý trên Excel
Dự phòng cho vay của các ngân hàng Việt Nam đạt đỉnh hơn 1.7% năm 2012, là năm xảy ra khủng hoảng nợ xấu. Khi nợ xấu tăng buộc các ngân hàng phải tăng dự phòng cho vay (dự phòng nợ xấu), phản ánh thực trạng các ngân hàng đang nhận thức về rủi ro tín dụng đang tăng lên. De Moraes và cộng sự (2016) trong nghiên cứu tại Brazil, Hasan và Wall (2003) cho các quốc gia Châu Âu, Nguyễn Thị Thu Hiền và Phạm Đình Tuấn (2014) tại Việt Nam đều khẳng định mối quan hệ thuận chiều giữa nợ xấu và dự phòng rủi ro như một quy luật tất yếu của rủi ro và nhận thức rủi ro, các nghiên cứu thực nghiệm này là bằng chứng giải thích tại sao dự phòng rủi ro gia tăng và đạt đỉnh năm 2012.
Hình 4.3: Biến động an toàn vốn trung bình 30 ngân hàng từ 2007 – 2019
Nguồn: Tác giả tổng hợp xử lý trên Excel
An toàn vốn tối thiểu (CAR) được xem là chỉ số đủ vốn của một định chế tài chính, chỉ số này nếu cao hơn mức vốn tối thiểu 8% theo hiệp ước Basel II nghĩa là số vốn
của ngân hàng ứng phó được yêu cầu tối thiểu đối với rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Trong các NHTM, chỉ có ngân hàng BIDV có hệ số CAR có giá trị nhỏ hơn 8%, tương ứng 6.62% năm 2008, trong khi đó ngân hàng Ngân hàng TMCP Bản Việt (Vietcapital Bank) có hệ số cao lớn nhất trong mẫu là 77.9% vào năm 2007. Biểu đồ thể hiện biến động của chỉ số CAR trung bình của các ngân hàng thương mại qua các năm đã cho thấy tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trung bình của các ngân hàng thương mại Việt Nam giảm từ 20.9% năm 2008 xuống 11.95% năm 2019. Trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012, các ngân hàng tăng nguồn vốn tự có để phục vụ cho mục đích cho vay, đa phần tài trợ vào thị trường bất động sản. Sau khủng hoảng nợ xấu 2012, tỷ lệ tài sản có rủi ro của nhiều ngân hàng bật tăng do nợ xấu đã kéo theo sự sụt giảm của hệ số CAR từ 17.3% năm 2012 xuống 13.2% năm 2014. Việc tăng giảm hệ số CAR luôn được theo dõi và giám sát vì tỷ số an toàn vốn không chỉ phản ánh khả năng hấp thụ rủi ro của các ngân hàng thương mại mà nó còn thể hiện sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng, đặc biệt là sau khi NHNN bắt buộc các NHTM áp dụng Basel II hoàn tất vào cuối năm 2019.
4.2. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu.
Bảng 4.1 thống kê mô tả bên dưới tập hợp các giá trị đặc trưng như số quan sát, độ lệch chuẩn, giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của các biến sử dụng trong bài nghiên cứu. Số liệu của 30 ngân hàng trong 13 năm hình thành bộ dữ liệu bảng với 390 quan sát; tuy nhiên, việc thu thập đầy đủ số liệu của 30 ngân hàng thương mại Việt Nam có gặp khó khăn, do đó việc thiếu quan sát tại một vài kỳ là điều không thể tránh khỏi. Tuy vậy, việc thiếu quan sát không làm mất tính cân bằng của dữ liệu bảng nên các kết quả ước lượng vẫn có độ tin cậy cao.
Bảng 4.1. Thống kê mô tả số liệu 30 ngân hàng giai đoạn 2007 – 2019
Obs | Mean | Std. Dev. | Min | Max | |
prov | 375 | 0.0126938 | 0.0060351 | 0.0005529 | 0.0397429 |
car | 325 | 0.1509714 | 0.0789344 | 0.0662 | 0.779 |
ir | 390 | 0.0666484 | 0.0298046 | 0.04 | 0.13 |
r_reg | 378 | 28.10044 | 1.612534 | 22.08936 | 32.53819 |
o_gap | 390 | 0.0006688 | 0.0201994 | -0.024003 | 0.0423699 |
c_gap | 390 | 5.73E-10 | 0.0635637 | -0.094809 | 0.1195508 |
default | 331 | 0.022125 | 0.0149289 | 0.0008351 | 0.1140172 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đo Lường Tính Ổn Định Tài Chính Của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.
- Tổng Hợp Dấu Kết Quả Nghiên Cứu Tác Động Của Mức Độ Chấp Nhận Rủi Ro Và Các Yếu Tố Khác Đến Tính Ổn Định Tài Chính Của Ngân Hàng
- Tóm Tắt Phương Pháp Ước Lượng Từ Các Nghiên Cứu Gần Nhất
- Biến Động Hệ Số Rủi Ro Trung Bình 30 Ngân Hàng Từ 2007 – 2019
- Mô Hình Tác Động Chính Sách Tiền Tệ Đến Mức Độ Chấp Nhận Rủi Ro – Mô Hình (2).
- Thảo Luận Kết Quả Hồi Quy Gmm Tác Động Chính Sách Tiền Tệ Đến Mức Độ Chấp Nhận Rủi Ro.
Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.
Obs | Mean | Std. Dev. | Min | Max | |
roa | 378 | 0.0162783 | 0.0105945 | -0.051359 | 0.0636573 |
liquid | 378 | 0.0527117 | 0.037823 | 0.0016571 | 0.2433302 |
nlta | 378 | 0.5470724 | 0.1375818 | 0.1139039 | 0.8516832 |
depta | 378 | 0.6164401 | 0.1511976 | 0.0273549 | 0.8937174 |
Variable
Nguồn: Xử lý trên STATA – Phụ lục 1
Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước được xác định theo các quy định cụ thể (Thông tư 30/2019/TT-NHNN ngày 27/12/2019 quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài). Dễ dàng nhận thấy sau năm 2008 dự trữ bắt buộc của NHTM Việt Nam tăng lên, điều này cho thấy nhận thức về rủi ro thanh khoản trong hoạt động của các ngân hàng đã được NHNN đặc biệt lưu tâm. Về lý thuyết, khi mức dự trữ bắt buộc tăng sẽ ảnh hưởng tới lượng cung tiền của các NHTM, làm giảm nguồn cung tiền trong hoạt động tín dụng cũng như cảnh báo về rủi ro có thanh khoản trong hoạt động thu hút tiền gửi và cho vay. Các NHTM sẽ thắt chặt hơn các quy định trong hoạt động tín dụng từ đó nâng cao nhận thức rủi ro (tăng mức dự phòng cho vay).
Hình 4.4: Biến động mức dự trữ bắt buộc trung bình 30 ngân hàng từ 2007 – 2019
Nguồn: Tác giả tổng hợp xử lý trên Excel
Tỷ suất sinh lợi trung bình của các ngân hàng thương mại giảm dần đều từ năm 2009 đến năm 2013, đây là giai đoạn mà các ngân hàng đối mặt với khủng hoảng nợ xấu và việc tái cơ cấu nợ cũng như tái cấu trúc ngân hàng. Tỷ suất sinh lợi
trung bình của các ngân hàng chỉ đạt 1.2% năm 2013 là năm có giá trị thấp nhất và tăng trở lại đạt 1.9% năm 2019. Trong nhóm mẫu 30 ngân hàng, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) có tỷ suất sinh lợi cao nhất là 6.36% vào 2019. Trong khi đó Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBANK) lỗ tương ứng - 5.136% vào 2011. Tỷ suất sinh lợi bình quân của 30 ngân hàng từ năm 2007 đến 2019 là 1.6%.
Hình 4.5: Biến động tỷ suất sinh lợi trung bình 30 ngân hàng từ 2007 – 2019
Nguồn: Tác giả tổng hợp xử lý trên Excel
Tỷ số thanh khoản đại diện cho khả năng thanh toán trong ngắn hạn của các ngân hàng thương mại. Tỷ số thanh khoản bình quân của 30 ngân hàng thương mại trong giai đoạn từ 2007 đến 2019 là 5.27% với độ lệch chuẩn tương ứng 3.78% cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ trong ngắn hạn của các ngân hàng thương mại Việt Nam khá tốt, trong đó Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam có tỷ lệ thanh khoản lên đến 24.33% vào năm 2008. Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam có hệ số thanh khoản chỉ 0.16% năm 2009. Hệ số thanh khoản thấp là dấu hiệu cho thấy khả năng đối mặt với rủi ro thanh toán trong ngắn hạn cao; tuy nhiên, duy trì tỷ lệ tiền mặt cao cũng làm ngân hàng mất đi cơ hội đầu tư hoặc cấp tín dụng trong ngắn hạn. Biểu đồ biến động của hệ số thanh khoản trung bình từ năm 2007 đến 2019 phản ánh sự giảm dần của tỷ lệ thanh khoản trung bình của hệ thống ngân
hàng; tuy nhiên từ năm 2013 đến 2019 hệ số này dao động trong khoảng 4%, là tỷ lệ khá an toàn.
Hình 4.6: Biến động tỷ số thanh khoản trung bình 30 ngân hàng từ 2007 – 2019
Nguồn: Tác giả tổng hợp xử lý trên Excel
Một tỷ số khác được Smaoui và cộng sự (2019) đo lường thể hiện cho rủi ro của các ngân hàng là hệ số rủi ro trên tổng tài sản (NLTA). Khi hệ số rủi ro tăng hàm ý các ngân hàng thực hiện cho vay nhiều hơn. Việc tăng dư nợ cho vay là dấu hiệu cho thấy việc bơm vốn vào nền kinh tế đang được thực hiện tốt, là cơ sở cho phát triển các hoạt động kinh tế, tuy nhiên tăng dư nợ cho vay sẽ làm tăng rủi ro nợ khó đòi (nợ xấu) mà các ngân hàng phải đối mặt nếu hoạt động cho vay không được kiểm soát tốt. Tỷ số rủi ro của các ngân hàng tăng từ hơn 5.1% năm 2012 đến gần 6.3% năm 2019. Ngân hàng TMCP Phương Đông có tỷ số rủi ro lên đến 85.16% năm 2008, đây cho con số đáng ngại cho thấy dự nợ cho vay quá cao sẽ làm tăng tính rủi ro mà ngân hàng này phải đối mặt khi nợ xấu diễn ra. Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Tiên Phong có tỷ số rủi ro (dư nợ cho vay) chỉ 11.39% vào năm 2008, thấp nhất trong mẫu nghiên cứu.