Tác động cột sống Phần 2 - 10

MỘT SỐ ỨNG DỤNG XÁC ĐỊNH TRỌNG ĐIỂM VÀ GIẢI TỎA TRỌNG ĐIỂM BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG

1. Thiểu năng tuần hoàn não (nhũn não)

Thiểu năng tuần hoàn não là một bệnh danh Tây y. Các triệu chứng thường gặp là nhức đầu, chóng mặt, mờ mắt, trí nhớ và khả năng tập trung trí tuệ giảm sút. Cơn thoáng khuất não: thoáng quên, mất ngôn ngữ, mất vận động vài phút, thể nặng có thể mù đọc, mất cảm giác toàn thân hoặc nửa người, liệt ½ người hoặc toàn thân, liệt có kèm theo hôn mê.

Bệnh xảy ra ở cả nam và nữ, người nhiều tuổi, lao đông trí óc bị nhiều hơn lao động chân tay, người trẻ tuổi.

1.1. Đại cương

PP TĐCS căn cứ vào các triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não (TNTTN) để xác định các đặc trưng có liên quan được biểu hiện hai mặt đối lập của 4 đặc trưng trên hệ cột sống để xác định trọng điểm (chẩn bệnh) và giải tỏa trọng điểm (trị bệnh).

Qua thực tiễn điều trị cho thấy bệnh TNTHN thường có những biểu hiện chủ yếu sau đây:

- Đốt sống biến đổi: C1,7; D1,2,3,4. Ngoài ra, từng trường hợp cụ thể của người bệnh các đốt sống sau đây cũng biến đổi; C2,3,5,6;D5,6,7,8,9,10,11; L1,2,3; S1,2,3; cụt.

- Hệ cơ biến đổi: Chủ yếu các vùng delta 1, 2, 3, 4. Ngoài ta tùy từng trường hợp cụ thể của người bệnh mà các vùng khác cũng có thể biến đổi.

- Nhiệt độ da biến đổi: Nhiệt độ da vùng chẩm, cổ gáy thấp hơn bình thường. Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể của người bệnh mà các cùng nhiệt độ da ngực trái, cổ phải, lưng trên, mỏ ác, rốn, hai sườn phải, thắt lưng cũng biến đổi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Theo nguyên lý chung của PP TĐCS, chúng tôi nghĩ đến bệnh thiểu năng tuần hoàn não có liên quan đến sự rối loạn chức năng của tim, phổi, dạ dày, ruột, thận và hệ thần kinh giao cảm.

1.2. Phương pháp xác định trọng điểm và phương hướng giải tỏa trọng điểm

Tác động cột sống Phần 2 - 10

các triệu chứng bệnh thiểu năng tuần hoàn não

1.2.1. Nhức đầu

- Trạng chứng: Đau vùng sau đầu, cảm giác tê bì, kém minh mẫn.

- Đốt sống biến đổi: C1, 7.

- Hệ cơ biến đổi: Vùng delta 1, 2.

- Nhiệt độ da biến đổi: Vùng chẩm, cổ gáy, đầu không bình thường.

- Chức năng rối loạn: Thần kinh, đại tràng.

1.2.2. Chóng mặt, mờ mắt, người lảo đảo

- Đốt sống biến đổi: C1, L3; S1,2,3,4.

- Hệ cơ biến đổi: Vùng delta 1, 6, 8.

- Nhiệt độ da biến đổi: Chẩm, thắt lưng.

- Chức năng rối loạn: Thần kinh, đại tràng.

1.2.3. Cơn thoáng khuất não

- Trạng chứng: Thoáng mê, người lâng lâng, bồng bềnh, không hiểu người khác nói gì.

- Đốt sống biến đổi: C6, 7; D1; L5; S1, S2.

- Hệ cơ biến đổi: Vùng delta 2, 3, 7, 8.

- Nhiệt độ da biến đổi: Cổ gáy lạnh, ngực trái nóng, cao hơn bình thường.

- Chức năng rối loạn: Chức năng tuần hoàn rối loạn.

1.2.4. Thoáng ngất

- Đốt sống biến đổi: C1; D1, D2,

- Hệ cơ biến đổi: Vùng delta 1, 3.

- Nhiệt độ da biến đổi: Toàn thân lạnh, ngực trái nóng cao.

- Chức năng rối loạn: Thần kinh, tim mạch.

1.2.5. Mất vận động một phần chỉ trong vài phút

- Đốt sống biến đổi: C6, 7; D1, 2, 3, 9, 10, 11; L1, 2, 3; S1, 2.

- Hệ cơ biến đổi: Vùng delta 2, 3, 5, 6, 8.

- Nhiệt độ da biến đổi: Nửa đầu, sườn phải, thắt lưng, mỏ ác.

- Chức năng rối loạn: Gan, thận, dạ dày.

1.2.6. Cảm giác giảm

- Đốt sống biến đổi: C1; D7, 10; L3, 5; S5.

- Hệ cơ biến đổi: Vùng delta 1, 5, 6, 8.

- Nhiệt độ da biến đổi: Chẩm, vú phải, mỏ ác.

- Chức năng rối loạn: Đại tràng, gan, dạ dày.

1.2.7. Tê bì cánh tay

- Đốt sống biến đổi: C5.

- Hệ cơ biến đổi: Vùng delta 2.

- Nhiệt độ da biến đổi: Chẩm, cổ phải.

- Chức năng rối loạn: Đại tràng, hô hấp.

1.2.8. Trí nhớ giảm

- Đốt sống biến đổi: C6, 7; D1, 2, 3, 4; L4.

- Hệ cơ biến đổi: Vùng delta 2, 3, 5, 7.

- Nhiệt độ da biến đổi: Ngực trái, thắt lưng.

- Chức năng rối loạn: Tim, thận.

1.2.9. Người mệt mỏi

- Đốt sống biến đổi: D7, 8.

- Hệ cơ biến đổi: Vùng delta 4, 5.

- Nhiệt độ da biến đổi: Giữa lưng, vai phải.

- Chức năng rối loạn: Mật, lách.

1.2.10. Liệt nửa người

- Đốt sống biến đổi: C6, 7; D1; L4, 5; S1, 2, 5.

- Hệ cơ biến đổi: Vùng delta 2, 3, 7, 8.

- Nhiệt độ da biến đổi: Chẩm, lưng trên, nhiệt độ bên liệt thấp hơn bình thưởng.

- Chức năng rối loạn: Thần kinh, tuần hoàn, não.

1.2.11. Liệt toàn thân

- Đốt sống biến đổi: C4, 7; D1; L4, 5; S1, 2, 5.

- Hệ cơ biến đổi: Vùng delta 1, 5, 6, 8.

- Nhiệt độ da biến đổi: Ngực trái, lưng trên, giữa lưng.

- Chức năng rối loạn: Tim, phổi, lách.

2. Hội chứng tăng huyết áp

Hội chứng tăng huyết áp là một bệnh danh thuộc hệ tuần hoàn.

Các triệu chứng thường gặp: mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, cảm giác nóng ở mặt, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mặt mày xây xẩm, nhìn sự vật quay lộn, da xanh, xuất huyết dưới da, niêm mạc, mặt. Bệnh nặng hơn gây xuất huyết não, tê liệt,…

Bệnh xảy ra với người đứng tuổi, người béo mắc bệnh nhiều hơn.

Chúng tôi đã ứng dụng PPTĐCS để xác định trọng điểm và phương hướng Giải tỏa trọng điểm trị bệnh.

2.1. Đại cương

- Đốt sống biến đổi: C5, 6, 7; D1, 2, 3; l1, 2. Ngoài ra tùy từng trường hợp cụ thể mà các đốt sống sau đây cũng biến đổi: D4, 5, 6, 9, 10, 11, 12; L3, 4, 5;

S3, 4.

- Hệ cơ biến đổi: Chủ yếu vùng Delta 2, 3. Ngoài ra, tùy từng trường hợp các vùng delta 4, 5, 6, 7 cũng biến đổi.

- Nhiệt độ da biến đổi: Chủ yếu vùng đầu, mặt, cổ, 2 má nóng cao. Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể mà các vùng nhiệt độ, ngực trái, vai phải, sườn phải, thắt lưng, chẩm, rốn, mỏ ác, bụng dưới cũng biến đổi.

Theo nguyên lý chung của PP TĐCS, chúng tôi nghĩ đến bệnh tăng huyết áp có liên quan đến sự rối loạn các chức năng của tim, gan, mật, thận, đại tràng, dạ dày, ruột non, bang quang và thần kinh.

2.2. Phương pháp xác định trọng điểm và phương hướng giải tỏa trọng điểm các triệu chứng bệnh cao huyết áp

2.2.1. Nhức đầu buồn nôn

- Trạng chứng: Người mệt mỏi, nhức đầu dữ dội, buồn nôn, cảm giác bốc nóng ở mặt.

- Đốt sống biến đổi: C7.

- Hệ cơ biến đổi: Vùng delta 2.

- Nhiệt độ da biến đổi: Đầu, mặt, cổ nóng.

- Chức năng rối loạn: Thần kinh, nội tiết.


2.2.2. Hoa mắt, chóng mặt, ù tai

- Trạng chứng: Mắt hoa, tai ù, đứng không vững.

- Đốt sống biến đổi: L3.

- Hệ cơ biến đổi: Vùng delta 6.

- Nhiệt độ da biến đổi: Thắt lưng, vai phải.

- Chức năng rối loạn: Mật, thận.

2.2.3. Xây xẩm mặt mày, đứng không vững

- Đốt sống biến đổi: D1.

- Hệ cơ biến đổi: Vùng delta 3.

- Nhiệt độ da biến đổi: Lưng trên nóng cao.

- Chức năng rối loạn: Tâm, phế.

2.2.4. Da xanh

- Trạng chứng: Da xanh, mệt mỏi, khó thở, tiêu hóa kém.

- Đốt sống biến đổi: D5, 6.

- Hệ cơ biến đổi: Vùng delta 4.

- Nhiệt độ da biến đổi: Ngực trái, mỏ ác nóng cao.

- Chức năng rối loạn: Tuần hoàn, dạ dày.

2.2.5. Xuất huyết dưới da, niêm mạc, mắt

- Đốt sống biến đổi: D4.

- Hệ cơ biến đổi: Vùng delta 3.

- Nhiệt độ da biến đổi: Đầu, mặt, cổ, ngực trái nóng.

- Chức năng rối loạn: Tuần hoàn, dạ dày.

2.2.6. Tiểu tiện không lợi

- Đốt sống biến đổi: D11, L1, 2, 3, 5.

- Hệ cơ biến đổi: Vùng delta 5, 6.

- Nhiệt độ da biến đổi: Vai phải, thắt lưng.

- Chức năng rối loạn: Mật, thận, bang quang.

2.2.7. Tăng huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu bình thường

- Đốt sống biến đổi: C5, 6, 7; D1, 2, 3, 10; L1, 2, 3.

- Hệ cơ biến đổi: Vùng delta 2, 3, 5, 6.

- Nhiệt độ da biến đổi: Đầu, mặt, cổ, ngực trái, thắt lưng nóng cao.

- Chức năng rối loạn: Thần kinh, tim, thận.

2.2.8. Tăng huyết áp tối đa, giảm huyết áp tối thiểu

- Trạng chứng: Mệt mỏi, khó thở.

- Đốt sống biến đổi: D4.

- Hệ cơ biến đổi: Vùng delta 4.

- Nhiệt độ da biến đổi: Ngực trái nóng cao.

- Chức năng rối loạn: Tuần hoàn.

2.2.9. Tăng huyết áp tối thiểu, huyết áp tối đa bình thường hoặc giảm

- Trạng chứng: Người mệt mỏi, nhức đầu dữ dội, buồn nôn, cảm giác bốc nóng ở mặt.

- Đốt sống biến đổi: S3, 4.

- Hệ cơ biến đổi: Vùng delta 1, 8.

- Nhiệt độ da biến đổi: Rốn.

- Chức năng rối loạn: Ruột non.

2.2.10. Huyết áp tối đa, tối thiểu đều tăng

- Đốt sống biến đổi: C7, D1, 2, 3, 10; L1, 2, 3.

- Hệ cơ biến đổi: Vùng delta 2, 3, 6, 7.

- Nhiệt độ da biến đổi: Đầu, mặt, cổ, ngực trái, lưng trên, thắt lưng nóng.

- Chức năng rối loạn: Thần kinh, nội tiết, tuần hoàn, thận.

3. Viêm đa khớp dạng thấp

Bệnh biểu hiện ở khớp, ngoài khớp, ở nội tạng, xảy ra với mọi lứa tuổi, mọi giới. Người trẻ tuổi và trẻ em bị nhiễm nhiều hơn.

Khí hậu ẩm thấp, ăn uống thiếu thốn, nhiễm trùng là điều kiện thuận lợi để bệnh phát triển.

Các triệu chứng thường gặp: Sốt, người gầy, biếng ăn, nhiều khớp bị sưng, đau, nóng đỏ, không mủ. Cử động hạn chế, đau, gân to nhiều chỗ, bệnh nặng dẫn đến cứng khớp, lệch khớp, teo cơ...lách to, có những nốt đỏ dưới da

Chúng tôi đã ứng dụng phương pháp Tác động cột sống để xác định trọng điểm và phương hướng giải tỏa trọng điểm trị bệnh.


3.1. Đại cương

PPTĐCS căn cứ vào các triệu chứng bệnh viêm đa khớp dạng thấp để xác định các đặc trưng có liên quan được biểu hiện hai mặt đối lập của 4 đặc trưng trên hệ cột sống, để xác định trọng điểm (chẩn bệnh) và giải tỏa trọng điểm (trị bệnh).

Qua thực tiễn điều trị chúng tôi thấy bệnh viêm đa khớp dạng thấp thường có những biến đổi như sau:

- Đốt sống biến đổi: C7, D1,2,3; L3,4,5. Ngoài ra tùy từng trường hợp cụ thể mà các đốt sống D7,8,9,10,11,12; L1,2; S1,2,3,4,5 cũng có thể biến đổi.

- Hệ cơ biến đổi: Vùng 4,5,6,7 biến đổi.

- Nhiệt độ da biến đổi: Ngực trái, cổ phải, giữa lưng, thắt lưng, rốn.

Theo nguyên lý chung của phương PPTĐCS chúng tôi nghĩ đến bệnh viêm khớp dạng thấp có liên quan đến các chức năng tim, phổi, lách, thận, ruột non và thần kinh rối loạn.

3.2. Phương pháp xác định trọng điểm và phương hướng giải tỏa trọng điểm các triệu chứng bệnh viêm đa khớp dạng thấp

3.2.1. Sốt nhẹ

- Trạng chứng: Khi viêm cấp sốt vào khoảng 37,7-38°C, người gầy, da xanh, biếng ăn.

- Đốt sống biến đổi: D7,8,9,10; S3.

- Hệ cơ biến đổi: Vùng Delta 4,5.

- Nhiệt độ da biến đổi: Toàn thân nóng cao, sườn phải, rốn nóng cao.

- Chức năng rối loạn: Gan, dạ dày.

3.2.2. Các khớp sưng đau

- Trạng chứng: Nhiều khớp bị sưng, nóng đỏ, đau có tính chất lan rộng nhưng không có mủ.

- Đốt sống biến đổi: D1, 2, 3, 4, 12; L2, 3, 4.

- Hệ cơ biến đổi: Vùng Delta 3, 4, 5, 6.

- Nhiệt độ da biến đổi: Ngực trái, bụng con, sườn phải, vai phải, cổ phải, thắt lưng.

- Chức năng rối loạn: Tuần hoàn, hô hấp, gan, thận, bàng quang.

3.3.3. Teo cơ

- Trạng chứng: Sau nhiều lần tái diễn cơ bị teo.

- Đốt sống biến đổi: C4, D1, 2; S1, 2, 3, 4.

- Hệ cơ biến đổi: Vùng Delta 2,3,7 – Các cơ teo xơ.

- Nhiệt độ da biến đổi: Địa phương, rốn, ngực trái

- Chức năng rối loạn: Chức năng tuần hoàn, tiêu hóa, thần kinh rối loạn.

3.3.4. Viêm mống mắt, mi mắt

- Đốt sống biến đổi: C7, D1

- Hệ cơ biến đổi: Vùng Delta 2

- Nhiệt độ da biến đổi: Đầu, mặt, cổ, gáy nóng cao

- Chức năng rối loạn: Thần kinh rối loạn

3.3.5. Nổi hạch ở cổ, nách

- Đốt sống biến đổi: C7.

- Hệ cơ biến đổi: Vùng Delta 2- Cơ ức đòn chũm teo lại.

- Nhiệt độ da biến đổi: Cổ, gáy nóng cao, cổ phải nóng cao.

- Chức năng rối loạn: Thần kinh, hô hấp rối loạn.

3.3.6. Có những nốt đỏ dưới da, ở các khớp đau

- Trạng chứng: Những nốt dưới da to bằng hạt ngô ở những vùng khớp lớn.

- Đốt sống biến đổi: C1; D1, 2, 3.

- Hệ cơ biến đổi: Vùng Delta 2, 3.

- Nhiệt độ da biến đổi: Địa phương.

- Chức năng rối loạn: Thần kinh, lách rối loạn.

3.3.7. Gân co nhiều chỗ

- Đốt sống biến đổi: C7, D1, 9, 10, 11.

- Hệ cơ biến đổi: vùng Delta 1, 5.

- Nhiệt độ da biến đổi: Sườn phải, giữa lưng, lưng trên.

- Chức năng rối loạn: chức năng tuần hoàn, hô hấp rối loạn.

4. Đau lưng

Bệnh danh thuộc hệ cơ xương khớp. Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh đã được trình bày trong cuốn Bệnh học nội khoa của Giáo sư Đặng Văn Chung.

Các triệu chứng thường gặp: Đau mỏi, khó chịu giữa sống lưng. Đau hai

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 10/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí