Xuất Khẩu Có Tác Động Tích Cực Đến Giải Quyết Công Ăn Việc Làm Và Cải Thiện Đời Sống Của Nhân Dân

- Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công việc quản trị sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất mở rộng thị trường.

2.2.3 Xuất khẩu có tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân

Tác động của xuất khẩu đến việc làm và đời sống bao gồm rất nhiều mặt. Trước hết sản xuất, chế biến và dịch vụ hàng xuất khẩu đang trực tiếp là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp.

Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ trực tiếp đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Quan trọng hơn cả là việc xuất khẩu tác động trực tiếp đến sản xuất, làm cho cả quy mô lẫn tốc độ sản xuất tăng lên, các ngành nghề cũ được khôi phục, ngành nghề mới ra đời, sự phân công lao động mới đòi hỏi lao động được sử dụng nhiều hơn, năng suất lao động cao và đời sống nhân dân được cải thiện.

2.2.4 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta

Chúng ta thấy rõ xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Có thể hoạt động xuất khẩu có sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác và tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ khác phát triển. Chẳng hạn, xuất khẩu và công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế… Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại chúng ta vừa kể lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu.

Tóm lại đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa đất nước.

3. Các chính sách và biện pháp hỗ trợ xuất khẩu

*Các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Các chính sách và biện pháp hỗ trợ hỗ trợ xuất khẩu được chia làm ba

nhóm:

Biện pháp hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009-2010 - 3

1) Nhóm chính sách và biện pháp liên quan đến tổ chức nguồn hàng, cải biến cơ cấu xuất khẩu;

2) Nhóm chính sách và biện pháp tài chính;

3) Nhóm chính sách và biện pháp liên quan đến thể chế - tổ chức.

3.1. Các biện pháp để tạo nguồn hàng và cải biến cơ cấu xuất khẩu

3.1.1 Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực

a) Khái niệm

Song song với chính sách đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, các quốc gia đều có chính sách xây dựng những mặt hàng chủ lực – những con át chủ bài của nền ngoại thương.

Trên thế giới mỗi nước, thậm chí mỗi nhóm nghiên cứu có thể đưa ra khái niệm về mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác nhau. Có nước quan niệm hàng hóa nào sản xuất ra chủ yếu dành cho xuất khẩu thì gọi là hàng xuất khẩu chủ lực; có quan điểm cho rằng hàng xuất khẩu nào có thị trường tiêu thụ ổn định thì mặt hàng đó là chủ lực; có quan điểm lại cho rằng hàng hóa xuất khẩu nào mà có tỷ trọng nguyên liệu nội địa chủ yếu không phục thuộc vào nước ngoài thì coi đó là hàng chủ lực. Tất cả các quan niệm trên đều đúng một phần nhưng chưa toàn diện và đầy đủ. Chính vì chưa có định nghĩa nào chính xác nên theo quan niệm của tác giả chúng ta có thể hiểu hàng chủ lực như sau:

“Hàng chủ lực là những hàng hóa có điều kiện sản xuất ở trong nước với hiệu quả kinh tế cao hơn những hàng hóa khác; có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định, chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia.

Trên cơ sở đó người ta thừơng chia cơ cấu xuất khẩu của một quốc gia thành 3 nhóm hàng:

(1) Nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực: là loại hàng chiếm vị trí quyết định trong kim ngạch xuất khẩu do có thị trường nước ngoài và điều kiện sản xuất trong nước thuận lợi.

(2) Nhóm mặt hàng xuất khẩu quan trọng: là loại hàng không chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu, nhưng đối với từng thị trường, từng địa phương lại có vị trí quan trọng.

(3) Nhóm mặt hàng xuất khẩu thứ yếu: gồm nhiều loại, kim ngạch của chúng thường nhỏ.

b) Quá trình hình thành và đặc điểm

Vấn đề xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã được Nhà nước đề ra từ cuối những năm 60. Tuy nhiên chỉ mới gần đây, khi chúng ta tiếp xúc mạnh mẽ với thị trường trên thế giới, chúng ta mới cảm nhận vấn đề một cách nghiêm túc và thấy rõ được tầm quan trọng của nó.

Hàng xuất khẩu chủ lực hình thành như thế nào? Trước hết nó được hình thành qua quá trình thâm nhập vào thị trường nước ngoài, qua những cuộc cọ sát cạnh tranh mãnh liệt trên thị trường thế giới. Và cuộc hành trình đi vào thị trường thế giới ấy kéo theo việc tổ chức sản xuất trong nước trên quy mô chất lượng phù hợp với đòi hỏi của người tiêu dùng. Nếu đứng vững được thì mặt hàng đó liên tục phát triển.

Như vậy, một mặt hàng chủ lực ra đời ít nhất cần có 3 đặc điểm cơ bản:

- Có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định và luôn cạnh tranh được trên thị trường đó;

- Có nguồn lực để tổ chức sản xuất và sản xuất với chi phí thấp để thu được lợi nhuận trong buôn bán;

- Có khối lượng kim ngạch lớn trong tổm kim ngạch xuất khẩu của đất

nước.

Vị trí của mặt hàng xuất khẩu chủ lực không phải là vĩnh viễn. Một mặt hàng ở thời điểm này có thể được coi là hàng xuất khẩu chủ lực, nhưng ở thời điểm khác thì không. Hoặc nó chỉ chiếm thị phần ở một số thị trường nhất định chứ không phải ở tất cả các thị trường.

Ví dụ: vào những năm 1960 thì than có thể coi là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt nam nhưng vào đầu những năm 1990 thì có thể coi dầu thô, gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.

c) Ý nghĩa của việc xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực luôn được tất cả các nước coi trọng và tập trung đầu tư phát triển. Ví dụ các nước phát triển như Mỹ có những nhóm hàng như máy bay, ô tô, điện tử, tin học, các sản phẩm công nghệ sinh học…; Đức có ô tô, thiết bị điện, dụng cụ chính xác…; Nhật có ô tô, điện tử… Các nước đang phát triển như Thái Lan có gạo, gỗ, sản phẩm công nghiệp nhẹ, dịch vụ du lịch…; Malaysia có dầu cọ, gỗ, dầu khí, dịch vụ du lịch…

Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã gây nên áp lực kể cả kinh tế và chính trị đối với một số nước như sự kiện cung cấp khí đốt của Nga cho Ucraina và Tây Âu, sự đột biến tăng về giá dầu của những năm 2004, 2005… Do vậy việc xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực có ý nghĩa rất to lớn:

- Mở rộng quy mô sản xuất trong nước, trên cơ sở đó kéo theo việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, mở rộng và làm phong phú thị trường nội địa;

- Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, từ đó góp phần tăng ngân sách nhà nước cải thiện cán cân thanh toán quốc tế;

- Tạo điều kiện giữ vững, ổn định thị trường xuất khẩu, từ đó góp phần tăng ngân sách nhà nước cải thiện cán cân thanh toán quốc tế;

- Tạo cơ sở vật chất để mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế khoa học kĩ thuật với nước ngoài;

Để hình thành được những mặt hàng xuất khẩu chủ lực Nhà nước cần có những biện pháp, chính sách ưu tiên hỗ trợ trong việc nhanh chóng có được những mặt hàng, nhóm hàng xuất khẩu chủ lực. Các biện pháp và chính sách ưu tiên đó là thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, các chính sách tài chính… cho việc xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

3.1.2 Gia công xuất khẩu

a) Khái niệm

Theo từ điển kinh tế (Cộng hòa Dân chủ Đức) thì: “Gia công là sự cải tiến đặc biệt các thuộc tính riêng của các đối tượng lao động (vật liệu) được tiến hành một cách sáng tạo và có ý thức nhằm đạt được một giá trị sử dụng mới nào đó”. Đó là khái niệm chung về gia công.

Theo quan niệm của Việt Nam: “Gia công là một hoạt động mà một bên – gọi là bên đặt hàng – giao nguyên vật liệu, có khi cả máy móc, thiết bị và chuyên gia cho bên kia gọi là bên nhận gia công – để sản xuất ra một mặt hàng mới theo yêu cầu của bên đặt hàng. Sau khi sản xuất xong, bên đặt hàng nhận hàng hóa đó từ bên nhận gia công và trả tiền công cho bên làm hàng gọi là hoạt động gia công.

Khi hoạt động gia công vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia thì gọi là gia công xuất khẩu.

Tóm lại, gia công xuất khẩu là đưa các yếu tố sản xuất (chủ yếu là nguyên liệu), từ nước ngoài về để sản xuất hàng hóa, nhưng không phải để tiêu dùng trong nước mà để xuất khẩu thu ngoại tệ chênh lệch do tiền công đem lại. Vì vậy, suy cho cùng, gia công xuất khẩu là hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ, nhưng là loại lao động dưới dạng được sử dụng (được thể hiện trong hàng hóa), chứ không phải dưới dạng xuất khẩu nhân công ra nước ngoài.

b) Quan hệ gia công quốc tế

Một là, bên đặt gia công cung cấp nguyên liệu hoặc bán thành phẩm (không chịu thuế quan) cho người nhận gia công để chế biến sản phẩm và

giao trở lại cho bên gia công. Ở đây chưa có sự chuyển giao quyền sở hữu đối với nguyên vật liệu. Thực chất đây là hình thức “làm thuê” cho bên đặt gia công, bên nhận gia công không có quyền chi phối sản phẩm làm ra.

Hai là, nguyên liệu hoặc bán thành phẩm được xuất đi nhằm gia công chế biến và sau đó nhập thành phẩm trở lại. Trong quan hệ này, quyền sở hữu đối với nguyên liệu đã được chuyển giao. Vì vậy, khi nhập trở lại các bộ phận giá trị thực tế tăng thêm đều phải chịu thuế quan. Thực chất đây là hình thức bên đặt gia công giao nguyên vật liệu, giúp đỡ kĩ thuật cho bên nhận gia công và bao tiêu sản phẩm.

c) Các hình thức gia công xuất khẩu

* Căn cứ vào các lĩnh vực kinh tế (cơ cấu kinh tế)

+ Gia công sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu (bao gồm cả tiểu thủ công nghiệp).

+ Gia công sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu (gồm trồng trọt và chăn

nuôi).

* Căn cứ vào mức độ chuyển giao nguyên vật liệu của bên đặt hàng gia công

+ Bên đặt hàng giao cả nguyên vật liệu – có chuyên gia hướng dẫn

+ Bên đặt hàng chỉ giao nguyên vật liệu

+ Bên đặt hàng giao một phần nguyên vật liệu

d) Lợi ích gia công xuất khẩu

+ Qua gia công xuất khẩu, không những chúng ta có điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân mà còn góp phần tăng thu nhập quốc dân và đặc biệt tăng nguồn thu ngoại tệ.

+ Thúc đẩy các cơ sở sản xuất trong nước, nhanh chóng thích ứng với đòi hỏi của thị trường thế giới, góp phần cải tiến các quy trình sản xuất trong nước theo kịp trình độ quốc tế.

+ Tạo điều kiện thâm nhập thị trường các nước tránh những biện pháp hạn chế nhập khẩu do các nước đề ra.

+ Khắc phục khó khăn do thiếu nguyên liệu để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là trong ngành công nghiệp nhẹ, tranh thủ vốn và kỹ thuật nước ngoài.

e) Phương hướng phát triển gia công

Để hoạt động gia công có hiệu quả nước nhận gia công cần chý ý một số điểm sau

+ Về mặt hàng gia công: Chúng ta tập trung vào những mặt hàng tiêu dùng truyền thống, trước hết là những mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp nhẹ, cũng như một số ngành lắp ráp hàng công nghiệp tiêu dùng phù hợp với khả năng trong nước. Đồng thời chú trọng nhận gia công những mặt hàng đòi hòi công nghệ cao, để từ đó nâng cao trình độ quản lý sử dụng và có thể coi là sự chuyển giao công nghệ trong nước nhằm hiện đại hóa nền kinh tế.

Tăng hàm lượng nội địa hóa dần dần khắc phục hiện tượng làm thuê.

+ Về lựa chọn khách hàng gia công: Tìm đến những khách hàng có nhu cầu gia công lớn, có tính chất lâu dài và ổn định.

+ Cần giải quyết một số khó khăn ở trong nước như: đầu tư thiết bị, máy móc hiện đại cho các cơ sở gia công; Khắc phục thói làm ăn tùy tiện của các cơ sở gia công về quy cách, phẩm chất, về thời gian giao hàng…

3.1.3 Các biện pháp đầu tư liên quan đến tổ chức nguồn hàng, cải biến cơ cấu xuất khẩu

a) Ý nghĩa

Trong một nền kinh tế mà sản xuất nhỏ còn là phổ biến, để tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu, chúng ta không thể trông chờ vào việc thu gom những của cải tự nhiên, cũng không thể chỉ dựa vào việc thu mua những sản phẩm thừa nhưng rất bấp bênh của nền sản xuất nhỏ, phân tán, hoặc bằng lòng với năng lực sản xuất của các cơ sở công nghiệp hiện có, phải quán triệt một nguyên lý cơ bản trong thương mại là sản xuất và trao đổi những sản phẩm mà thị trường cần, chứ không phải bán những gì ta có. Vì vậy mà chúng ta

phải xây dựng thêm nhiều các cơ sở sản xuất mới để tạo ra nguồn hàng xuất khẩu dồi dào, tập trung, có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, đầu tư là biện pháp có ý nghĩa quyết định để gia tăng xuất khẩu.

+ Tăng năng lực sản xuất hàng xuất khẩu.

+ Nâng cao trình độ quản lý sản xuất và kinh doanh.

+ Góp phần chuyển giao, tiếp nhận công nghệ mới tăng năng lực cạnh tranh cho xuất khẩu.

+ Là cơ sở để mở rộng hợp tác kinh tế đối ngoại.

+ Giải quyết một số vẫn đề xã hội tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh xuất khẩu

b) Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu

Vốn đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu ở nước ta hiện nay gồm:

+ Vốn đầu tư trong nước thông thường bao gồm:

- Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trong đó bao gồm ngân sách từ Trung ương, từ các ngành, từ các địa phương. Nguồn vốn này chủ yếu tập trung đầu tư cho các chương trình khuyến khích xuất khẩu lớn mà Nhà nước đề xuất nhằm thực hiện mục tiêu nền kinh tế quốc dân hoặc mục tiêu chính trị như: Đầu tư cho khai thác dầu khí, xây dựng khu công nghiệp hóa dầu, đầu tư cho đánh bắt, khai thác thủy sản xa bờ…

- Nguồn vốn từ tư nhân như vốn đầu tư vào sản xuất, chế biến, kinh doanh hàng xuất khẩu. Nguồn vốn này ngày càng giữ vị trí quan trọng để phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung và đẩy mạnh xuất khẩu nói riêng.

+ Vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện thông qua hai hình thức chủ yếu là:

- Nguồn vốn ODA (Viện trợ có hoàn lại hoặc không hoàn lại; cho vay với lãi suất ưu đãi) nguồn vốn này chủ yếu do Chính phủ các nước hoặc do các tổ chức quốc tế cấp.

- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chủ yếu được thực hiện dưới các hình thức góp vốn kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2022