Đặc Điểm Chung Của Bệnh Nhân Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng Cùng


Bệnh nhân

Tiêu chuẩn chọn BN

Tham gia NC

Không tham gia NC



Khám lâm sàng

Hỏi yếu tố liên quan

1. Khám hội chứng cột sống:

+ Điểm đau cột sống thắt lưng.

+ Biến dạng cột sống: mất ưỡn, vẹo cột sống thắt lưng.

+ Hạn chế tầm hoạt động của cột sống thắt lưng.

2. Khám hội chứng rễ thần kinh:

+ Đau rễ thần kinh.

+ Dấu hiệu căng rễ thần kinh.

+ Rối loạn cảm giác, vận động, phản xạ. Đánh giá mức độ nặng lâm sàng.


Chụp CHT cột sống thắt lưng cùng


+ Vị trí thoát vị.

+ Thể thoát vị.

+ Chèn ép rễ thần kinh.

+ Đường kính trước sau của ống sống, …

Chẩn đoán điện

+ Khảo sát dẫn truyền vận động và cảm giác thần kinh chày, mác sâu, mác nông và bắp chân.

+ Khảo sát sóng F, phản xạ H, …

+ Khảo sát điện cơ kim: cơ cạnh sống, cơ phía xa, …



Mô tả lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá sự phù hợp

+ Tỷ lệ mắc.

+ Vị trí tổn thương hay gặp.

+ Thang điểm đánh giá chức năng,…

+ Phương pháp xét nghiệm có giá trị chẩn đoán xác định,…

+ Đánh giá vai trò việc kết hợp chẩn đoán xác định vị trí tổn thương dựa vào 3 phương pháp,…


Hình 2.18: Sơ đồ và các bước tiến hành nghiên cứu.


2.3. Xử lý số liệu

- Các số liệu nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê y học, bằng chương trình phần mềm SPSS 18.0.

- Một số phân tích được sử dụng trong nghiên cứu là:

+ Các số thống kê mô tả cần tính có tỷ lệ và trung bình của các biến số đặc điểm chung, lâm sàng, cộng hưởng từ chẩn đoán điện: tuổi, giới, vị trí thoát vị đĩa đệm, số tầng thoát vị đĩa đệm, chỉ số thời gian tiềm, vận tốc dẫn truyền vận động thần kinh chày, ...

+ So sánh sự khác biệt số liệu định lượng: kiểm định Mann – Whitney, kiểm định T-test, kiểm định Fisher Exact, kiểm định Chi bình phương.

+ Tìm mối liên quan giữa vị trí khảo sát rễ thần kinh ở từng cơ khi bị tổn thương thì sử dụng cách tính độ nhạy và độ đặc hiệu.

- Các sai lệch và biện pháp khắc phục:

+ Khi làm xét nghiệm chẩn đoán điện: có một số bệnh nhân sợ bị dòng điện kích thích khi đo dẫn truyền thần kinh hoặc sợ kích thích kim khi ghi điện cơ kim. Khắc phục hiện tượng trên chúng tôi thường giải thích kỹ trước khi làm xét nghiệm để bệnh nhân yên tâm và phối hợp thực hiện.

+ Khi làm xét nghiệm chụp cộng hưởng từ: có một số bệnh nhân sợ khi thực hiện ở phòng chụp kín và một mình. Khắc phục hiện tượng trên chúng tôi cũng phải giải thích kỹ cho bệnh nhân trước khi đi chụp. Vì thế những bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu đều thực hiện được an toàn.

2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu này không vi phạm y đức, bởi vì:

- Nghiên cứu này chỉ đơn thuần là quan sát và mô tả, không có can thiệp hay điều trị. Kỹ thuật đo dẫn truyền thần kinh, ghi điện cơ kim và chụp CHT cột sống thắt lưng cùng không xâm hại đến bệnh nhân, không gây biến chứng, không ảnh hưởng đến diễn tiến của bệnh lí chính cũng như sau này.


- Nghiên cứu có sự đồng ý của bệnh nhân: bệnh nhân hoặc họ hàng của họ hoặc người đại diện hợp pháp sẽ được nghe giải thích về nghiên cứu này. Họ sẽ được thông báo về mục đích, phương pháp, các nguy cơ có thể xảy ra và lợi ích của nghiên cứu. Nếu bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu, bệnh nhân sẽ ký vào bản thoả thuận tham gia nghiên cứu; áp dụng tương tự như vậy với người thân hoặc người đại diện hợp pháp của bệnh nhân.

- Bệnh nhân vẫn được điều trị, tư vấn, hỗ trợ và chăm sóc trong suốt quá trình nằm viện và nghiên cứu.

- Tất cả thông tin của bệnh nhân trong nghiên cứu này sẽ được giữ bí mật.

- Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích cải thiện chất lượng về chuyên môn, nâng cao chất lượng cuộc sống và sự hài lòng cho người bệnh.

- Đề tài đã được thông qua Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học của trường Đại học y Hà Nội và Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, Hải Phòng.


CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Trong khoảng thời gian nghiên cứu tại bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp – Hải Phòng, chúng tôi thu thập được 108 bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn chọn mẫu. Sau khi tổng hợp và xử lý số liệu, kết quả thu được như sau:

3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cùng

3.1.1. Đặc điểm dịch tễ học

Bảng 3.1: Phân bố tuổi, giới, nghề nghiệp của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (n=108)

Đặc điểm Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)

< 60 tuổi 51 47,2


60 – 69 tuổi 30 27,8

Nhóm tuổi

≥ 70 tuổi 27 25,0

Tuổi TB ± Độ lệch chuẩn 60,2 ± 13,7 Nam 50 46,3

Giới

Nữ 58 53,7


Lao động chân tay 95 88,0

Nghề nghiệp

Lao động trí óc 13 12,0



Nhận xét: Trong 108 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, đa số bệnh nhân trong độ tuổi lao động (<60 tuổi) (47,2%), với độ tuổi trung bình là 60,2 ± 13,7 tuổi, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 33, lớn tuối nhất là 91. Tỷ lệ Nam/ Nữ = 1/1,16 (khác biệt không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê).

Có 88% bệnh nhân trong nghiên cứu thuộc nhóm lao động chân tay, chỉ có 12% bệnh nhân thuộc nhóm lao động trí óc.


3.1.2. Bệnh sử

Bệnh sử Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)

Dưới 6 tháng

102

94,4

Thời gian mắc bệnh Từ 6-12 tháng

3

2,8

Trên 12 tháng

3

2,8

Tự nhiên

107

99,1

Hoàn cảnh xuất hiện Sau sang chấn cấp tính

1

0,9

Sau sang chấn mạn tính

0

0

Đột ngột

61

56,5

Từ từ

47

43,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán điện và cộng hưởng từ ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cùng - 11

Bảng 3.2: Bệnh sử thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng của đối tượng nghiên cứu (n=108)


Cách khởi phát


Nhận xét: Về bệnh sử thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, đa số bệnh nhân có thời gian mắc bệnh dưới 6 tháng (94,4%).

Hoàn cảnh xuất hiện là lúc bệnh nhân thấy xuất hiện biểu hiện đau do bệnh lý này gây nên, kết quả là đa số bệnh nhân thấy xuất hiện tự nhiên (99,1%).

Cách khởi phát bệnh ở đây là sự biểu hiện bệnh lý này theo cảm nhận của bệnh nhân vì thực tế cơ chế bệnh lý TVĐĐ CSTLC là biểu hiện từ từ theo thời gian; kết quả có 56,5% cách khởi phát bệnh là đột ngột.


Bệnh sử Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)


Chân phải

26

24,1

Vị trí đau

Chân trái

24

22,2


Hai bên

58

53,7


L1

1

0,9


L2

1

0,9

Hướng lan theo rễ

L3

10

9,3

thần kinh

L4

63

58,3


L5

96

88,9


S1

65

60,2


1 rễ

23

21,3

2 rễ

44

40,7


3 rễ

39

36,1


4 rễ

2

1,9


Đau khi nghỉ

0

0

Tính chất đau

Đau liên tục

80

74,1


Đau khi vận động

28

25,9


Đau nhẹ

3

2,8


Đau vừa phải

16

14,8

Mức độ đau

Đau nhiều

83

76,9


Đau dữ dội

5

4,6


Đau khủng khiếp

1

0,9

Bảng 3.3: Triệu chứng đau khởi phát (n=108)


Số lượng rễ đau


Nhận xét: Triệu chứng đau khởi phát có kết quả như sau:

- Vị trí đau: biểu hiện đau cả hai bên chiếm tỷ lệ cao nhất (53,7%), đây cũng là khó khăn cho chẩn đoán và điều trị trên lâm sàng. Đau một bên có tỷ lệ thấp hơn: 22,2% bệnh nhân đau bên trái và 24,1% bệnh nhân đau bên phải

- Biểu hiện đau trong bệnh lý này thường theo hướng lan của rễ thần kinh bị tổn thương chi phối (khu vực rễ thần kinh chi phối theo phân loại chi tiết ở bảng 1.2), chúng tôi thấy hướng lan hay gặp là theo rễ thần kinh L5 (88,9%), rễ S1 (60,2%) và L4 (58,3%).

- Thực tế trên một bệnh nhân cùng lúc có thể bị tổn thương một hoặc nhiều rễ thần kinh. Kết quả thấy: đau chủ yếu là 2 và 3 rễ thần kinh (>36%), tuy nhiên có 2 bệnh nhân đau 4 rễ thần kinh (1,9%).

- Để đánh giá mức độ đau, trong nghiên cứu chúng tôi sử dụng thang điểm VAS vì dễ sử dụng và đã được áp dụng rộng rãi trong nước và quốc tế. Thang điểm này chia thành năm mức độ đau, kết quả điểm trung bình là 4,72 ± 1,14 điểm (Giá trị nhỏ nhất là 1 và lớn nhất là 9), trong đó mức đau nhiều chiếm 76,9% và có 74,1% bệnh nhân đau liên tục trong ngày.


Bảng 3.4: Triệu chứng rối loạn cảm giác khởi phát (n=108)


Bệnh sử

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

Chân phải 26 24,1

Vị trí rối loạn cảm

Chân trái 24 22,2

giác

Hai bên 58 53,7


L1 0 0


L2 0 0

Hướng lan theo rễ thần kinh


Số lượng rễ rối loạn cảm giác

L3 12 11,1

L4 70 64,8

L5 102 94,4

S1 66 61,1

1 rễ 20 18,5

2 rễ 37 34,3

3 rễ 48 44,4

4 rễ 3 2,8

Khi nghỉ 0 0

Tính chất rối loạn

Liên tục 80 74,1

cảm giác

Khi vận động 28 25,9


Mất cảm giác 0 0


Giảm cảm giác 90 83,3

Mức độ rối loạn

Tăng cảm giác 8 7,4

cảm giác

Dị cảm giác 3 2,8


Loạn cảm giác 5 4,6



Nhận xét: Về triệu chứng rối loạn cảm giác lúc khởi phát thể hiện như sau:

- Có 53,7% bệnh nhân rối loạn cảm giác 2 bên; 22,2% bệnh nhân rối loạn cảm giác bên trái và 24,1% bệnh nhân rối loạn cảm giác bên phải.

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí