Đặc Điểm Lâm Sàng Của Bệnh Nhân Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng Cùng


- Hướng lan rối loạn cảm giác theo rễ thần kinh bị tổn thương chi phối (khu vực rễ thần kinh chi phối có phân loại chi tiết ở bảng 1.2), hay gặp là rễ thần kinh L4 (64,8%), rễ L5 (94,4) và rễ S1 (61,1%).

- Số lượng rễ rối loạn cảm giác chủ yếu là 2 và 3 rễ thần kinh, tuy nhiên có 3 bệnh nhân rối loạn cảm giác 4 rễ thần kinh.

- Đa số bệnh nhân có biểu hiện giảm cảm giác (83,3%) và có 74,1% bệnh nhân bị biểu hiện này diễn biến liên tục trong ngày.

3.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cùng

3.2.1. Hội chứng cột sống



100%

96,3%

80%

66,7%

60%

41,7%

40%

20%

13,3%

3,7%

5,6%

0%

L1

L2

L3

L4

L5

S1

Điểm đau cột sống tại mỏm gai

Biểu đồ 3.1: Vị trí đau cột sống thắt lưng.


Nhận xét: Chúng tôi tính vị trí điểm đau cột sống tại mỏm gai trên tổng số bệnh nhân (n=108). Kết quả, vị trí đau hay gặp là mỏm gai L5 (96,3%), tiếp đến là mỏm gai L4 (66,7%), mỏm gai S1 (41,7%). Thấp nhất là mỏm gai L1 (3,7%).


Bảng 3.5: Vị trí đau cột sống thắt lưng cùng theo số lượng tầng đĩa đệm bị tổn thương (n=108)

Điểm đau

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

Mỏm gai L1/L2/L3 0 0


Mỏm gai L4 1 0,9

Đơn tầng

Mỏm gai L5 13 12,3


Mỏm gai S1 1 0,9


2 tầng 57 52,8

Đa tầng


3 tầng 28 25,9


≥ 4 tầng 7 6,5



Nhận xét: Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu thấy đa số bệnh nhân có biểu hiện đau đa tầng: 2 tầng (52,8%); 3 tầng (25,8%) và từ 4 tầng trở lên (6,5%).

Trong số 15 bệnh nhân đau cột sống thắt lưng ở vị trí đơn tầng (1 tầng) thấy vị trí mỏm gai L5 gặp nhiều nhất (12,3%).


Bảng 3.6: Đặc điểm của hội chứng cột sống thắt lưng.


Dấu hiệu

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

Mất ưỡn cong sinh lý

19

17,6

Vẹo cột sống

10

9,3

Bất thường chỉ số Schober

107

99,1

Hạn chế nghiêng, ngửa, xoay

41

38,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán điện và cộng hưởng từ ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cùng - 12

Nhận xét: Đặc điểm hội chứng cột sống hay gặp nhất là có bất thường ở chỉ số Schober (99,1%); hạn chế nghiêng, ngửa, xoay (38,0%) và có 19 trường hợp mất ưỡn cong sinh lý (17,6%) và đặc điểm ít gặp nhất là vẹo cột sống (9,3%).

3.2.2. Hội chứng rễ thần kinh

Bảng 3.7: Điểm đau cạnh sống.


Điểm đau cạnh sống Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)


Bên phải

29

26,9

Vị trí (n=108)

Bên trái

21

19,4


Hai bên

58

53,7


Cạnh sống L1 – L2

2

1,9


Cạnh sống L2 – L3

3

2,8

Điểm đau

Cạnh sống L3 – L4

21

19,4


Cạnh sống L4 – L5

102

94,4


Cạnh sống L5 – S1

62

57,4

Nhận xét: Kết quả có 53,7% bệnh nhân trên lâm sàng đau cả hai bên; 19,4% bệnh nhân đau bên trái và 26,9% bệnh nhân đau bên phải. Điểm đau hay gặp là cạnh sống L4 – L5 (94,4%) và cạnh sống L5 – S1 (57,4%).

Ngoài ra, bệnh nhân có dấu hiệu Lasègue (100%), dấu hiệu chuông bấm (100%) và dấu hiệu Valleix chiếm 93,5%.


Bảng 3.8: Các rối loạn cảm giác theo rễ thần kinh chi phối (n=108).


Dấu hiệu

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

Giảm cảm giác

93

86,1

Bình thường

0

0

Tăng cảm giác

5

4,6

Dị cảm giác

2

1,9

Loạn cảm giác

6

5,5


Nhận xét: Đa số trên lâm sàng bệnh nhân có giảm cảm giác (86,1%). Bên cạnh đó, còn gặp một vài rối loạn khác như loạn cảm giác (5,5%), tăng cảm (4,6%); dị cảm giác (1,85%).


120

101

100


80

66

60

58

40


20

10

0

Rễ L3

Rễ L4

Rễ L5

Rễ S1

Biểu đồ 3.2: Vị trí rối loạn cảm giác theo rễ thần kinh chi phối.


Nhận xét: Vị trí rối loạn cảm giác hay gặp trên lâm sàng là tại vị trí rễ L5 (101/108 bệnh nhân); tiếp đến là rễ L4 (65/108 bệnh nhân); rễ S1 (58/108 bệnh nhân); cuối cùng là rễ L3 (10/108 bệnh nhân).


Bảng 3.9: Phân độ sức cơ theo thang điểm MRC (n=108).


Phân độ sức cơ

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

Độ 5

0

0

Độ 4

102

94,4

Độ 3

5

4,7

Độ 2

1

0,9

Độ 1

0

0

Độ 0

0

0


Nhận xét: Kết quả nhóm bệnh nhân nghiên cứu thấy: đa số bệnh nhân có phân độ sức cơ độ 4 (chiếm 94,4%); 4,7% bệnh nhân độ 3; 0,9% bệnh nhân độ

2. Không có bệnh nhân nào độ 5, độ 1 và độ 0.

Trong thang tổng điểm sức cơ của Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Anh (thang điểm MRC) được chia làm 5 độ: độ 0 là không có co cơ, độ 1 là có co cơ nhưng không cử động chi, độ 2 là vận động chủ động không thắng trọng lực, độ 3 là vận động chủ động thắng trọng lực, độ 4 là vận động thắng trọng lực và kháng lực, độ 5 là sức cơ bình thường.


Bảng 3.10: Đánh giá mức độ nặng lâm sàng theo thang điểm Oswestry (ODI) (n=108)

Thông số

Xuất hiện

Điểm

Tỷ lệ %

Mức độ đau

Đau khá nhiều ở thời điểm này

3

80,6

Chăm sóc cá nhân

Chính vì đau khi chăm sóc bản thân nên tôi làm chậm và cẩn thận

Đau ngăn tôi nâng đồ vật nặng khỏi

2 75,9


Nâng đồ vật

sàn, nhưng tôi có thể thực hiện nếu nó

ở vị trí thuận lợi, như: bàn…

2

54,6

Đi bộ

Đau ngăn cản việc đi bộ khoảng hơn

nửa rặm

2

50,9

Ngồi

Đau ngăn cản tôi ngồi hơn 30 phút

3

62,0

Đứng

Đau ngăn cản tôi đứng hơn 30 phút

3

53,3

Ngủ

Do đau, tôi ngủ ít hơn 4 giờ

3

55,6

Hoạt động tình dục (nếu áp dụng)

Hoạt động xã hội Đi du lịch

Hoạt động tình dục của tôi bị hạn chế nhiều vì đau

Đau đã hạn chế hoạt động xã hội của tôi và tôi thường không ra ngoài

Đau hạn chế tôi có hành trình ngắn cần thiết dưới 30 phút

3 63,2


3 77,8


4 47,2


Nhận xét: Bảng trên thể hiện kết quả đánh giá mức độ nặng theo thang điểm Oswestry (ODI) hay gặp theo từng thông số. Có thể thấy rằng >50% bệnh nhân có các thông số đều có mức điểm 3 và 4.

Thang điểm đánh giá mức độ nặng trên lâm sàng (thang điểm Oswestry (ODI)) ở bệnh TVĐĐ CSTLC gồm 10 tiêu chí: mức độ đau tại thời điểm khám bệnh, tự chăm sóc cá nhân, nâng đồ vật, đi bộ, ngồi, đứng, ngủ, hoạt động tình dục, hoạt động xã hội, đi du lịch. Kết quả có 5 mức độ đánh giá:


Mức 1 (ODI 0 – 20%): mất chức năng ít. Bệnh nhân có thể tự sinh hoạt bình thường, không cần điều trị, cần hướng dẫn tư thế lao động và sinh hoạt, bê vác, giảm cân nếu cần.

Mức 2 (ODI 21 – 40%): mất chức năng vừa. Bệnh nhân cảm thấy đau lưng nhiều hơn khi ngồi, khi bê vác, khi đứng. Du lịch và hoạt động xã hội khó khăn hơn.

Mức 3 (ODI 41 – 60%): mất chức năng nhiều. Đau lưng là vấn đề chính đối với bệnh nhân, bệnh nhân cảm thấy trở ngại trong sinh hoạt, hoạt động xã hội, sinh hoạt tình dục và khó ngủ.

Mức 4 (ODI 61 – 80%): mất chức năng rất nhiều. Đau lưng ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của bệnh nhân và công việc.

Mức 5 (ODI 81 – 100%): mất hoàn toàn chức năng. Bệnh nhân có thể phải nằm tại chỗ hoặc cảm thấy đau đớn quá mức cần có sự chăm sóc đặc biệt.


Bảng 3.11: Phân mức độ nặng lâm sàng theo thang điểm Oswestry (ODI) (n=108).


Phân mức ODI

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

Mức 1 (ODI từ 0 – 20%)

1

0,9

Mức 2 (ODI từ 21 – 40%)

9

8,3

Mức 3 (ODI từ 41 – 60%)

83

76,9

Mức 4 (ODI từ 61 – 80%)

15

13,9

Mức 5 (ODI từ 81 – 100%)

0

0,0

Trung bình ± Độ lệch chuẩn

(Điểm tối đa 50)

25,4 ± 4,6

(10 – 38)


Nhận xét: Bảng trên thể hiện phân loại mức độ nặng lâm sàng theo thang điểm Oswestry có 76,9% bệnh nhân ở mức 3 (ODI từ 41 – 60%), mức mất chức năng nhiều làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nếu tính điểm theo tỷ lệ % là ODI = 54,1 ± 9,4 (thấp nhất là 20,0 và cao nhất là 77,8).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022