Các Chủ Trương, Chính Sách Liên Quan Đến Tnr Và Người Dân Khu Tđc Trước Những Tác Động Của Việc Xây Dựng Thủy Điện A Lưới Đến Đời Sống Của

vụ không phát hiện ra chủ vi phạm vẫn còn cao tập trung tại khu vực tiếp giáp với thôn Cân Tôm 2 xã Hồng Thượng.

Khó khăn trong công tác này đó là: chế tài xử lý vi phạm đối với các đối tượng vi phạm tuy đã được thực hiện, nhưng tính răn đe không cao do hình phạt không được thực thi. Ngoài ra, đối với những vụ đủ điều kiện để khởi tố vụ án thì công tác truy tìm thủ phạm gặp nhiều khó khăn.

Đối tượng trực tiếp phá rừng chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, thuộc hộ nghèo, thiếu đất sản xuất, đời sống gặp nhiều khó khăn; ngoại trừ một số người dân tuy đã có đất sản xuất nhưng vẫn tiếp tục phá rừng, lấn chiếm đất để canh tác; đời sống của người dân sống gần rừng còn nhiều khó khăn. Một số mới tách hộ nên thiếu đất sản xuất, dẫn đến lấn chiếm đất rừng.

Việc lấn chiếm rừng thường diễn ra ở những vùng rừng xa dân cư, mỗi lúc lấn chiếm một ít nên khó phát hiện kịp thời.

Việc phá rừng, lấn chiếm đất rừng thời gian qua do một số nguyên nhân cơ bản như: việc thi công công trình thủy điện A Lưới và các công trình cơ sở hạ tầng khác làm thu hẹp đất sản xuất của người dân. Một số đối tượng phá rừng dành đất canh tác để được đền bù hoặc trồng rừng kinh tế.

Tình trạng cháy rừng vào mùa khô hạn cũng làm cho diện tích rừng bị suy giảm. Nhưng chủ yếu rừng bị cháy là rừng trồng và có thể khôi phục được. Bên cạnh đó, hoạt động trồng rừng và khai thác rừng trồng khi đến tuổi thu hoạch cũng làm ảnh hưởng đến sự thay đổi diện tích rừng của địa phương nhưng không đáng kể do được trồng mới sau khi khai thác xong.

3.2 Các chủ trương, chính sách liên quan đến TNR và người dân khu TĐC Trước những tác động của việc xây dựng thủy điện A Lưới đến đời sống của

các hộ gia đình, UBND tỉnh đã đưa ra một số chủ trương, chính sách để hỗ trợ cho bà con ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, các đề án giao đất, cho thuê đất rừng được đưa ra để bảo vệ và quản lý TNR hiệu quả. Một số văn bản quy định như sau:

- Quyết định số 430/QĐ-UBND ngày 02/3/2010 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Đề án giao rừng cho thuê rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010 – 2014 (có Đề án kèm theo).

Đề án này với mục tiêu: bảo vệ có hiệu quả diện tích rừng tự nhiên hiện có tại các huyện. Tạo động lực kinh tế khuyến khích nhân dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng đảm bảo thu nhập từ rừng trở thành một nguồn thu chính của người lao động nghề rừng, ổn định cuộc sống của nhân dân sống ở ven rừng, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa Nhà nước với người trực tiếp bảo vệ khoanh nuôi tái sinh rừng, gắn lợi ích kinh tế của rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn thiên nhiên, giữa lợi ích trước mắt và lâu dài. Hiện tại xã Hồng Thượng đã có 11 nhóm hộ gia đình được giao rừng, cho thuê rừng ở khu vực tiểu khu 306 bắt đầu từ năm 2011. Huyện A Lưới đang lập đề án tiếp tục giao đất, cho thuê rừng cho các hộ gần rừng để tiện bảo vệ và quản lý. Đây cũng là một cơ hội lớn cho người dân tại khu TĐC.

- Quyết định số 1518/QĐ-UBND ngày 25/12/2009 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Phê duyệt giá trị bồi thường thiệt hại về đất đai, tài sản trên đất cho các hộ gia đình, cá nhân và chi phí thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng công trình Nhà máy thủy điện A Lưới, huyện A Lưới. (Hạng mục: Cửa nhận nước, tuyến kênh dẫn và phụ trợ– Tại xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế).

- Quyết định số 96/QĐ-UBND ngày 26/01/2011 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Phê duyệt giá trị bồi thường, hỗ trợ về đất và tài sản trên đất cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng Công trình Thủy điện A Lưới.

- Quyết định số 928/2008/QĐ-UBND ngày 16/4/2008 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và mục đích phát triển kinh tế.

- Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND ngày 10/4/2010 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh.

Việc bồi thường, đền bù cho người dân bị ảnh hưởng do xây dựng thủy điện A Lưới được thực hiện theo 4 quyết định trên của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, khi thực hiện công tác đền bù lại xảy ra tình trạng chênh lệch giá trị đền bù giữa các quyết định. Cụ thể, quyết định số 11/2010/QĐ – UBND ngày 26/01/2011 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế có giá trị đền bù cho đất bị thiệt hại cao gấp 3 lần so với quyết định 928/2008/QĐ-UBND ngày 16/4/2008 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nên dẫn đến tình trạng người nhận trước khiếu nại với người nhận sau. Người dân cho rằng: họ chấp hành đúng quy định của Nhà nước thì lại chịu thiệt thòi, còn những người chây ỳ không chịu nhận tiền đền bù thì lại được nhận gấp 3 lần. Bên cạnh đó, việc “đất đổi đất, nhà đổi nhà” cũng không được thực hiện đúng như cam kết. Chủ đầu tư không san lấp mặt bằng đúng quy cách dẫn đến nhiều khó khăn cho người dân trong khi sản xuất nông nghiệp.

- Một số hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho người dân khu TĐC năm 2012:

+ Khai hoang, phục hoá: Quy mô: 26 ha

Hạng mục đầu tư: Cày, bừa, làm bờ vùng, bờ thửa, nhặt đá, xục bùn.

+ Hỗ trợ sản xuất giống lúa LC: Quy mô: 24,68 ha/109 hộ

Hạng mục đầu tư: Hỗ trợ giống, phân bón, vôi, thuốc BVTV, kỹ thuật.

Đối với những diện tích có khả năng làm lúa nước trong vụ Hè Thu này thì tiến hành làm thử nghiệm từ 3-5 ha, còn những diện tích còn lại vận động người dân trỉa lúa cạn LC nhằm tận dụng hết diện tích đã được khai hoang cày bừa.

+ Hỗ trợ máy cày tay và máy tuốt lúa

Quy mô: 01 chiếc máy cày tay, 01 chiếc máy tuốt lúa Hạng mục đầu tư: Hỗ trợ 100%

+ Hỗ trợ trồng và chăm sóc rừng hiện có: Quy mô: 105 ha

Hạng mục đầu tư: Hỗ trợ giống keo trồng mới, phân bón, kỹ thuật.

+ Hỗ trợ giống gà thả vườn cho 105 hộ:

Quy mô: 40 con/hộ,

Hạng mục đầu tư: Hỗ trợ giống gà ri lai, chuồng trại, thức ăn tập huấn kỹ thuật Ngoài ra, đầu quý 3 năm 2013, các hộ gia đình khu TĐC được hỗ trợ thêm

phân bón. Mỗi gia đình được hỗ trợ 2 bao phân NPK.

Những hỗ trợ trên với vốn của Công ty Thủy điện miền Trung, các dự án (WB, ADB…) đã phần nào giúp được người dân trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, những hỗ trợ này không hiệu quả nhiều đối với người dân, do chất lượng giống cây trồng và vật nuôi chưa cao. Người dân có tư tưởng là do hỗ trợ nên mang về trồng và nuôi mà không chăm sóc chu đáo. Những hỗ trợ về kỹ thuật người dân khó thực hiện được do đất xấu, nhiều đá sỏi nên có áp dụng các kỹ thuật đó vào cũng không cho hiệu quả tốt.

3.3 Phân tích ảnh hưởng của sinh kế người dân khu TĐC đến TNR

3.3.1 Đặc điểm của hộ khảo sát tại thôn Cân Tôm 2

Bảng 3.5: Đặc điểm của hộ khảo sát



Chỉ tiêu


Đơn vị

Loại hộ

Bình quân chung


Nghèo

Cận nghèo

Trung bình

Tổng số hộ/ tổng số mẫu

Hộ

33

10

7

50

Tuổi của chủ hộ

Tuổi

36,67

39,10

37,57

37,28

Chủ hộ là nữ

Người

11

0

0



Trình độ học vấn

Mù chữ

%

36,36

20

14,29


Cấp 1

%

18,18

0

0


Cấp 2

%

33,33

50

28,57


Cấp 3

%

9,09

30

28,57


TC, CĐ, ĐH

%

3,03

0

28,57


Số nhân khẩu/ hộ

Người

4,00

4,70

4,86

4,26

Số lao động/ hộ

Người

2,27

2,10

2,43

2,26

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng của người dân tái định cư Cân Tôm 2, thủy điện A Lưới, Thừa Thiên Huế - 7

Nguồn: Tác giả nghiên cứu thực địa, 2014”.

Bảng 3.5 cho ta thấy: độ tuổi trung bình chủ hộ của nhóm điều tra là 37,28. Cụ thể: hộ nghèo là 36,67 tuổi; hộ cân nghèo là 39,10 và hộ trung bình là 37,57. Bên cạnh đó, trình độ học vấn giữa các nhóm hộ cũng có sự chênh lệch lớn. Tỷ lệ mù chữ của hộ nghèo cao hơn gần 2 lần so với hộ cận nghèo và gần 2,5 lần so với hộ trung bình. Tỷ lệ có trình độ học vấn từ cấp 1 đến cấp 3 của hộ nghèo cũng thấp hơn so với các nhóm hộ còn lại. Và người dân có trình độ học vấn là trung cấp, cao đẳng, đại học tập trung chủ yếu ở nhóm hộ trung bình. Qua đó dể dàng nhận thấy, trình độ học vấn càng cao thì kinh tế hộ càng tốt. Trình độ học vấn thể hiện khả năng đưa ra các quy định trong sản xuất nông nghiệp có hiệu quả hay không, lựa chọn các hình thức sản xuất phù hợp, áp dụng các kỹ thuật mới và cách phân công

lao động trong gia đình hợp lý. Trong hoàn cảnh điều kiện sống tại nơi ở mới khó khăn như hiện nay thì trình độ văn hóa đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định các loại hình sản xuất, cải thiện sinh kế hộ thông qua việc làm thêm các loại dịch vụ khác… Hộ trung bình có trình độ văn hóa tương đối cao và khả năng tài chính đảm bảo thì cơ hội đưa ra các giải pháp cải thiện sinh kế sẽ tốt hơn so với hộ nghèo và hộ cận nghèo – là những hộ dân có trình độ văn hóa hạn chế (tỷ lệ mù chữ chiếm đa số) và tiềm lực tài chính kém. Bên cạnh đó, tuổi cao kéo theo sự năng động và thích ứng với rủi ro thấp, làm cho các hộ này khó khăn trong quá trình lựa chọn các phương án sản xuất hiệu quả cho gia đình.

Số nhân khẩu của hộ gia đình trung bình có 4,26 người tương ứng với số lao động là 2,26. Nhân khẩu trung bình tương đối cao, do khu TĐC đa số là người dân tộc thiểu số nên nhận thức về việc kế hoạch hóa gia đình chưa cao. Số lao động của hộ chủ yếu tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, vào mùa vụ thì số lao động của hộ thiếu và khi hết mùa vụ số lao động nhàn rỗi lại tăng.

Những chủ hộ là nữ đa số đều nằm trong diện hộ nghèo, còn các hộ cận nghèo và trung bình hầu như chủ hộ là nam giới. Nữ giới khi đưa ra các quyết định trong phát triển sản xuất phục vụ cho đời sống của gia đình thường ít khi chính xác như nam giới (đặc biệt là nữ giới dân tộc thiểu số). Ở các vùng sâu vùng xa và miền núi thường có tư tưởng trọng nam khinh nữ, con gái sẽ ít được đến trường và trình độ học vấn của họ rất thấp. Vì vậy, qua đây có thể thấy được tầm quan trọng của người chủ hộ trong sinh kế của hộ gia đình.

3.3.2 Tình hình đời sống của người dân khu TĐC Cân Tôm 2

3.3.2.1 Tình hình thu hồi tài sản của người dân TĐC Cân Tôm 2

Khi khởi công xây dựng dự án thủy điện A Lưới, các hộ dân bị thu hồi toàn bộ đất sản xuất, đất lâm nghiệp… để lấy mặt bằng xây dựng nhà máy, đập và hồ chứa. Bảng 3.6 dưới đây để làm rõ hơn vấn đề này:

Bảng 3.6: Các hạng mục bị thu hồi của người dân khu TĐC Cân Tôm 2



Tên hạng mục


Đơn vị

Loại hộ

Trung bình

Nghèo

Cận nghèo

Trung bình

Số hộ

SL TB

Số hộ

SL TB

Số hộ

SL TB

Số hộ

SL TB

Đất trồng lúa nước

Sào

33

5,15

10

5,60

7

6,57

50

5,44

Đất trồng lúa rẫy

Sào

24

3,50

7

3,29

5

2,60

36

3,33

Đất trồng rau màu

Sào

33

9,42

10

11,00

7

13,14

50

10,26

Đất trồng cây ăn quả

Sào

20

4,85

5

7,40

6

5,33

31

5,35

Đất ao

Sào

12

3,17

2

2,00

3

3,00

17

3,00

Đất lâm nghiệp

Ha

33

1,11

10

1,35

7

1,50

50

1,21

Đất trồng cây CN

Sào

15

3,80

7

5,57

5

7,20

27

4,89

Nguồn: Tác giả nghiên cứu thực địa, 2014”.

Các hộ gia đình tại khu vực này đều bị mất diện tích đất SXNN, các loại cây rau màu và cây ăn quả. Cụ thể, diện tích đất trồng lúa nước bị mất trung bình 5,44 sào/hộ. Hộ nghèo có khoảng 5,15 sào lúa nước, hộ cận nghèo là 5,60 sào và hộ trung bình cao nhất với 6,57 sào. Diện tích trồng lúa nước của các nhóm hộ chênh lệch nhau không đáng kể. Về đất trồng lúa rẫy trung bình của các hộ dân là 3,33 sào/hộ. Diện tích đất trồng rau màu tương đối lớn, trung bình 10,26 sào/hộ. Trong đó, hộ nghèo có diện tích là 9,42 sào; hộ cận nghèo là 11,00 sào và hộ trung bình có 13,14 sào. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng: với diện tích rau màu lớn, người dân có thể thay đổi các loại rau màu khác nhau theo từng mùa trong năm, tạo được việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên do đất nhiều đá sỏi, bạc màu nên rau màu khó phát triển nên nhiều diện tích đất còn bị bỏ không.

Ngoài ra, các hộ gia đình còn có diện tích trồng cây ăn quả như: mít, na, xoài, ổi, bưởi, nhãn, táo, vãi… cũng mang lại thu nhập đáng kể cho người dân. Hộ nghèo có diện tích đất trồng cây ăn quả trung bình khoảng 4,85 sào; hộ cận nghèo là 7,40 sào và hộ trung bình có diện tích là 5,33 sào.

Diện tích ao nuôi cá của cá hộ tương đối thấp khoảng 3,00 sào/ hộ. Số hộ có ao nuôi cá cũng ít (17/50 hộ khu Câm Tôm 2 được khảo sát).

Diện tích đất lâm nghiệp trung bình của hộ dân là 1,21 ha, chủ yếu trồng keo tai tượng, tràm, bạch đàn… Sau 3-5 năm sẽ cho thu hoạch 1 lần. Bên cạnh đó, một số hộ còn có đất trồng cây công nghiệp – đa số là trồng cà phê, hồ tiêu, chuối... Đây là những cây công nghiệp chính của vùng. Hộ trung bình có diện tích đất trồng cây công nghiệp lớn nhất trong các nhóm hộ với 7,20 sào/hộ gần gấp 2 lần so với hộ nghèo. Và hộ cận nghèo có diện tích cây công nghiệp khoảng 5,57 sào/hộ.

Như vậy, tác động của dự án thủy điện A Lưới đến người dân là rất lớn. Nó lấy đi toàn bộ đất đai, cây trồng… mà người dân gắn bó từ lâu đời. Người dân đã có thời gian cải tạo đất sản xuất ở đây từ đời này sang đời khác. Vì vậy, khi chuyển đến nơi ở mới người dân mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền của trong việc cải tạo đất canh tác. Đây là một thách thức lớn của người dân cũng như địa phương nhằm ổn định được cuộc sống tại nơi ở mới sẽ là thách thức không nhỏ cho người dân nơi đây.

3.3.2.2 Tình hình đền bù cho người dân khu tái định cư Cân Tôm 2

Sau khi đất đai bị thu hồi do thủy điện A Lưới, các hộ gia đình chuyển về khu TĐC Cân Tôm 2 đã được đền bù đất đai với phương thức “đất đổi đất, nhà đổi nhà”. Những diện tích đất thuộc sở hữu của người dân có giấy tờ hợp lệ hoặc chứng minh được đất đó thuộc quyền sở hữu của họ được cấp đất với diện tích tương đương với diện tích đất bị thu hồi. Nhà ở cũ của họ được tháo dỡ lấy vật liệu để sử dụng. Mỗi hộ gia đình được cấp một nhà ở tại khu TĐC và bốc thăm để biết vị trí được cấp.

Các tài sản như: rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp… được đền bù bằng tiền mặt theo Quyết định số 11 và số 928 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, người dân phản ánh rằng: đơn giá của 2 quyết định trên

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí