Dự Báo Những Yếu Tố Tác Động Và Phương Hướng Tăng Cường Sự Lãnh Đạo Của Các Tỉnh Ủy Ở Đồng Bằng Sông Hồng Trong Xây Dựng Khu Vực Phòng Thủ


AN, nhưng nhận thức về đường lối QP, AN, xây dựng KVPT của một số cán bộ, đảng viên, kể cả một số tỉnh ủy viên, cán bộ chủ trì, chủ chốt ở các tỉnh ĐBSH ở các mức độ khác nhau, còn có những hạn chế, chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, chủ trương chiến lược của Đảng, “còn có các biểu hiện đơn giản, chủ quan, mất cảnh giác, nặng về kinh tế, nhẹ về quốc phòng, an ninh, coi việc xây dựng KVPT là trách nhiệm riêng của LLVT” [106].

Thứ tư, năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành của một số cấp ủy, chính quyền các cấp ở địa phương có mặt chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Khả năng quán triệt, cụ thể hóa nghị quyết, chỉ thị hướng dẫn của cấp trên thành những chủ trương, biện pháp lãnh đạo phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn của một số cấp ủy còn hạn chế; năng lực tổ chức thực tiễn, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của địa phương còn nhiều bất cập. Công tác quản lý Nhà nước về QP, AN của chính quyền ở một số địa phương còn nhiều tồn tại, yếu kém. Sự nhạy bén, sắc sảo về chính trị, kiến thức về chính sách, pháp luật, dân tộc, tôn giáo, nguyên tắc và các biện pháp xử lý ở một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thật chắc, thiếu tính thuyết phục, còn có biểu hiện nôn nóng, chủ quan, coi nhẹ công tác tuyên truyền giáo dục, thuyết phục, muốn sử dụng ngay các biện pháp cứng rắn trong xử lý các tình huống, “điểm nóng” về ANCT.

Thứ năm, sự phối hợp và thực hiện chức năng tham mưu, đề xuất, hướng dẫn và tổ chức thực hiện của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể ở các tỉnh ĐBSH có lúc chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao

Chất lượng, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy trong xây dựng KVPT phụ thuộc rất lớn vào sự tham mưu, đề xuất và phối hợp hoạt động của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là cơ quan quân sự, công an. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, một phần do có sự hạn chế về kiến thức, năng lực, nhất là kiến thức về QP, QS và sự kết hợp KT với QP, phần khác do nhận thức, ý thức, trách nhiệm chưa cao dẫn đến việc tham mưu, đề


xuất chưa đúng, trúng, kịp thời, chưa sát với tình hình nhiệm vụ và đặc điểm, khả năng của địa phương. Việc quán triệt và thực hiện quy chế phối hợp, hiệp đồng giữa các cơ quan chưa tốt, nhất là trong phối hợp xây dựng cơ sở chính trị, xử lý các vấn đề bức xúc của đời sống XH… tạo sơ hở cho các đối tượng phản động, thù địch kích động, chống phá.

3.2.2.2. Một số kinh nghiệm

Một là, quán triệt sâu sắc các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về QP, AN, xây dựng KVPT và vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng đối với lĩnh vực QP, AN và xây dựng KVPT là cơ sở quyết định mục tiêu, nội dung, phương thức lãnh đạo đồng thời là điều kiện, là chỗ dựa vững chắc cho các tỉnh ủy trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức, các lực lượng thực hiện nhiệm vụ xây dựng và hoạt động của KVPT ở địa phương. Do đó, trong lãnh đạo xây dựng KVPT, các tỉnh ủy cần quán triệt nghiêm các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, bám sát vào những quan điểm đó để triển khai cụ thể hóa ở địa phương mình. Mặt khác, trong quán triệt các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về QP, AN, xây dựng KVPT không được cứng nhắc rập khuôn, máy móc mà phải phát huy trí tuệ của tập thể; nghiên cứu, nắm chắc tình hình thế giới, khu vực, trong nước, khả năng, điều kiện cụ thể của địa phương để vận dụng các quan điểm, chủ trương đó một cách linh hoạt, sáng tạo, đảm bảo chất lượng, hiệu quả cao.

Hai là, thường xuyên giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy; lãnh đạo phải toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc làm cơ sở để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng KVPT ở địa phương

Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ giai đoạn hiện nay - 16

Đây là kinh nghiệm xuất phát từ chính bản chất của hoạt động lãnh đạo của Đảng nói chung và của các tỉnh ủy ở ĐBSH đối với nhiệm vụ xây dựng


KVPT nói riêng. Củng cố QP, AN, xây dựng KVPT là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của các tỉnh ủy, do vậy trong bất luận tình huống nào, lúc thuận lợi cũng như khi khó khăn, trong điều kiện bình thường cũng như khi xảy ra các tình huống phức tạp phải luôn luôn giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy nhằm đảm bảo tính tập trung, thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các tổ chức, các lực lượng. Nhiệm vụ QP, AN, xây dựng KVPT là nhiệm vụ khó khăn, diễn biến nhanh chóng, phức tạp, đòi hỏi tính quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của tập thể cấp ủy, cá nhân người đứng đầu, do đó cần thực hiện nghiêm các nguyên tắc, cơ chế lãnh đạo, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, cơ chế ra quyết định và chế độ chịu trách nhiệm cá nhân.

Quá trình lãnh đạo xây dựng KVPT phải toàn diện cả về tiềm lực, lực lượng và thế trận, trong đó chú trọng lãnh đạo những khâu yếu, việc khó, trên các địa bàn quan trọng như: Khu vực phòng thủ then chốt, căn cứ chiến đấu, hậu cần, kỹ thuật, địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo… Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng hệ thống chính trị địa phương vững mạnh; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng “thế trận lòng dân” vững mạnh thực sự là cơ sở, là nền tảng trong xây dựng, hoạt động KVPT.

Ba là, nắm chắc và thực hiện nghiêm túc cơ chế lãnh đạo của Đảng trong xây dựng, hoạt động KVPT

Xây dựng KVPT liên quan đến nhiều tổ chức, nhiều lực lượng, do đó, để đảm bảo tính tập trung, thống nhất và phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị nhằm thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo các tỉnh ủy cần quán triệt, nắm vững nguyên tắc và thực hiện nghiêm túc cơ chế lãnh đạo của Đảng trong xây dựng, hoạt động KVPT theo tinh thần Nghị quyết 28-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X). Thường xuyên củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp


ủy đảng, năng lực quản lý điều hành của chính quyền các cấp và chất lượng tham mưu, tổ chức thực hiện của các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương.

Xây dựng và hoàn thiện các quy chế lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương; trong đó, chú trọng giải quyết tốt mối quan hệ giữa lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng và quản lý, điều hành của chính quyền tỉnh. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng nhất là vai trò nòng cốt của cơ quan quân sự, công an, biên phòng, vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan công an, chỉ huy trưởng cơ quan quân sự trong chủ trì làm tham mưu và chỉ huy các lực lượng trong xử lý các tình huống QP, AN ở địa phương.

Bốn là, thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức luyện tập, diễn tập để nâng cao khả năng, trình độ và sự phối hợp, hiệp đồng của các tổ chức, các lực lượng trong KVPT

Đây là kinh nghiệm mang tính đặc thù trong tổ chức các hoạt động thực tiễn, nhất là với những tình huống diễn ra nhanh chóng, căng thẳng, phức tạp, có sự tham gia của nhiều tổ chức, lực lượng như xây dựng và hoạt động KVPT. Diễn tập KVPT là bước thử quan trọng của cấp ủy, chính quyền, LLVT, các tổ chức chính trị - XH ở địa phương trong những tình huống QP, AN cụ thể, đưa từ đó kiểm tra, đánh giá sự vận hành của cơ chế lãnh đạo, công tác chuẩn bị và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của mọi tổ chức, mọi lực lượng trong từng tình huống. Thông qua diễn tập để nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, khả năng quản lý, điều hành của chính quyền, năng lực tham mưu và phối hợp, hiệp đồng của các ban, ngành, đoàn thể trong quá trình tổ chức thực hiện, đồng thời phát hiện những tồn tại, vướng mắc, khó khăn, bất cập để kịp thời chấn chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cả về cơ chế vận hành, khả năng, trình độ lãnh đạo, chỉ huy, thực hiện nhiệm vụ của các tổ chức, các lực lượng đáp ứng yêu cầu xây dựng và BVTQ trong tình hình mới.


Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; thường xuyên làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong xây dựng và hoạt động KVPT

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát là bài học không mới, nhưng có ý nghĩa quan trọng đảm bảo cho các nội dung, phương thức, cơ chế lãnh đạo của cấp ủy địa phương trong xây dựng KVPT được thực hiện nghiêm túc, triệt để và vận hành thông suốt, hiệu quả. Kiểm tra, giảm sát phải tiến hành thường xuyên, ở mọi khâu, mọi bước, mọi mặt hoạt động; kết hợp chặt chẽ giữa kiểm tra, giám sát của Trung ương, kiểm tra giám sát chuyên ngành và kiểm tra giám sát ở địa phương để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục, xử lý nghiêm những tồn tại, hạn chế, sai phạm; nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm và hiệu quả công tác của các cấp, các ngành, các lực lượng trong xây dựng, hoạt động KVPT.

Xây dựng KVPT là vấn đề lớn, nhiều nội dung còn mới, được tiến hành trong sự vận động không ngừng và sự tác động của thực tiễn thế giới, trong nước, địa phương. Do đó trong quá trình lãnh đạo và tổ chức thực hiện cần làm tốt công tác sơ kết, tổng kết để đánh giá đúng thực trạng lãnh đạo xây dựng KVPT ở địa phương, chỉ ra những ưu điểm cần phát huy; hạn chế, khuyết điểm cần khắc phục; những vướng mắc, các vấn đề nảy sinh và biện pháp giải quyết. Từ đó rút ra những kinh nghiệm, từng bước bổ sung, hoàn chỉnh nội dung, phương thức lãnh đạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng KVPT ở địa phương.

Tiểu kết chương 3

Với thái độ khách quan, trung thực, thông qua nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực tế ở các tỉnh ĐBSH và tham khảo các văn kiện, báo cáo, tổng kết của các cơ quan, đơn vị có liên quan ở Trung ương, các quân khu 1, 2, 3 cũng như ở địa phương cho thấy, trong những năm qua, nhiệm vụ xây dựng địa phương thành KVPT vững chắc được các tỉnh ủy ở ĐBSH quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc; nhận thức, trách nhiệm của các


cấp, các ngành, đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về xây dựng KVPT ngày càng có chuyển biến tích cực. Vai trò lãnh đạo của cấp ủy địa phương ngày càng được giữ vững; nội dung, phương thức, cơ chế lãnh đạo thường xuyên được đổi mới, bổ sung, hoàn thiện; các tiềm lực, lực lượng và thế trận trong KVPT được củng cố, tăng cường; chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, khả năng sẵn sàng chiến đấu của LLVT ngày càng được nâng lên; giữ vững ANCT, TTATXH, tạo môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng, phát triển địa phương, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Tuy nhiên, sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở ĐBSH về xây dựng KVPT thời gian qua vẫn còn những hạn chế, bất cập. Năng lực lãnh đạo của một số cấp ủy còn hạn chế; nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân về xây dựng KVPT còn giản đơn, chưa đầy đủ; kết hợp giữa hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ có lúc, có nơi chưa thật tốt; việc xây dựng thế trận, nhất là “thế trận lòng dân” trong KVPT có mặt chưa vững chắc; chất lượng hoạt động của một số tổ chức, lực lượng còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng KVPT trong tình hình mới.

Thực trạng lãnh đạo xây dựng KVPT của các tỉnh ủy ở ĐBSH xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan thuộc về năng lực, trách nhiệm của các tỉnh ủy, vai trò quản lý, điều hành của chính quyền và khả năng tham mưu, phối hợp tổ chức thực hiện của các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương. Từ thực trạng và những nguyên nhân đó có thể rút ra những kinh nghiệm quý, cả trong thành công và hạn chế, thất bại, làm cơ sở để xác định phương hướng, mục tiêu và những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy đối với lãnh đạo KVPT trong thời gian tới.


Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG XÂY DỰNG KHU VỰC PHÒNG THỦ

ĐẾN NĂM 2030

4.1. DỰ BÁO NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG XÂY DỰNG KHU VỰC PHÒNG THỦ

4.1.1. Dự báo những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng trong xây dựng khu vực phòng thủ

4.1.1.1. Những thuận lợi

Một là, tình hình thế giới, “đang trải qua những biến động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn” [78, tr.105]. Thực hiện nhất quán đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa với chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, sâu rộng, có hiệu quả. Đến nay, nước ta đã là thành viên có uy tín với 2 lần tham gia vào Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc; thiết lập quan hệ ngoại giao với 188/192 quốc gia, vùng lãnh thổ thành viên Liên Hợp quốc; thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với tất cả các nước thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc. Về QP, Việt Nam đã thiết lập quan hệ với hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó các quốc gia có tiềm lực, khoa học - công nghệ QS hàng đầu trên thế giới như Nga, Mỹ, Ấn Độ, Anh, Pháp, Đức… Với phương châm “là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”, vị thế của nước ta đang ngày càng được khẳng định và nâng cao trên trường quốc tế.

Với vị trí địa chính trị, địa KT quan trọng của mình, các tỉnh ở ĐBSH đang đẩy mạnh công tác đối ngoại, hợp tác với các địa phương, các vùng lãnh


thổ của nhiều nước, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức nhân dân tiến bộ trên thế giới để hợp tác, đầu tư phát triển KT, chính trị, QS, VH, giáo dục, y tế, khoa học - kỹ thuật, tăng cường sự hiểu biết, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau. Đây là điều kiện thuận lợi và rất quan trọng để các tỉnh ở ĐBSH thu hút vốn đầu tư, đón đầu khoa học công nghệ hiện đại và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ quốc tế để đẩy mạnh phát triển KT - XH, củng cố QP, AN và xây dựng KVPT.

Hai là, Ở trong nước, sau 35 năm đổi mới, đất nước ta đã giành được những thành tựu quan trọng: KT tăng trưởng khá, tình hình chính trị cơ bản ổn định, VH - XH có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, QP, AN được tăng cường, thế và lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước tăng lên. Điều đó đã khẳng định đường lối đổi mới đúng đắn và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung, các tỉnh ủy ở ĐBSH nói riêng đối với sự nghiệp đổi mới đất nước và từng địa phương.

Cùng với sự phát triển toàn diện của đất nước, xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành KVPT vững chắc tiếp tục được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, nghị định, Luật và các văn bản dưới luật về QP, AN; xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực trong củng cố QP, AN và xây dựng KVPT. Các KVPT đã phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và BVTQ, góp phần làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, xử lý kịp thời các tình huống QP, AN; giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tạo môi trường hòa bình, ổn định cho từng địa phương và cả nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới. Đây là cơ sở quan trọng để các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước nói chung và các tỉnh ĐBSH nói riêng tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xây dựng địa phương thành KVPT vững chắc trong tình hình mới.

Ba là, kết quả lãnh đạo phát triển KT - XH và củng cố QP, AN của các tỉnh ủy ở ĐBSH đã củng cố niềm tin, tạo tiền đề vững chắc để nhân dân các địa phương tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Dưới sự lãnh đạo

Xem tất cả 198 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí