Tác Động Của Vtv Đối Với Tổ Chức Đời Sống Gđ


việc ăn ở đâu, ăn cái gì, xem cái gì, mặc cái gì ….đó hoàn toàn là định hướng về việc một gia đình sẽ sống theo phương thức như thế nào căn cứ vào mức thu nhập trình độ hiểu biết về sản phẩm tiêu dùng hàng ngày … từ việc thích nghe bài hát nào đến đi du lịch tại đâu … Trong thời gian 12 tháng của một năm, kế hoạch sinh hoạt của một gia đình tạo nên văn hóa sinh hoạt của gia đình đó. Chủ đề này được nhiều chương trình của VTV mô tả, cùng nhiều nhân vật trải nghiệm song vẫn đâu đó chỉ mang tính cung cấp thông tin hoặc câu chuyện. Hầu hết các đánh giá cho là hữu ích về mặt nội dung và thông tin nhưng để hiện thực với từng GĐ là một điều không dễ.

Bảng 14: Tác động của VTV đối với tổ chức đời sống GĐ


Các ý kiến (tỷ lệ %)

Nhận định

Đúng

Đúng một

phần

Không

đúng

1. Cung cấp thông tin hữu ích

45,4

43,6

11,0

2. Áp dụng những giá trị mới

44,2

44,2

11,6

3. Hướng đến tiêu chí gia đình hiện

đại

43,6

46,2

10,2

4. Cấu trúc gia đình theo hướng mở

43,0

45,8

11,2

5. Tạo thói quen, sở thích riêng

37,5

50,5

12,1

6. Mọi người thường chia sẻ thông

tin cá nhân

37,4

43,9

18,6

7. Tạo hình thức sinh hoạt văn hóa

lành mạnh

37,0

45,6

17,4

8. Định hướng các thành viên

35,3

46,2

18,5

9. Giữ gìn nền nếp, tôn ti trật tự

33,0

45,5

21,5

10. Tạo không khí sôi nổi, ấm cúng

32,5

41,7%

25,8

11. Chống lại sự xâm nhập của văn

hóa ngoại lai

32,3

45,7

21,9

12. Bảo vệ mô hình gia đình truyền

thống

30,1

46,5

23,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Văn hóa gia đình tại các khu đô thị mới ở Hà Nội với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam - 18

(Nguồn: Số liệu điều tra của NCS năm 2021)


Đánh giá về nội dung tổ chức văn hóa đời sống, ông Nguyễn Hữu Trí, Khu đô thị Handi Resco: “Cũng có phần cung cấp thêm sắc màu cuộc sống một chút, nhưng vẫn còn ở xa lắm với cuộc sống, còn văn hóa gia đình tôi, từ ông bà tổ tiên dạy như thế nào, thì nó vẫn là như thế, có chăng thay đổi về hình thức thể hiện một chút với do điều kiện sống ở chung cư nó khác nhà mặt đất thôi.”

Cùng chung cảm nhận với ông Trí bà Bùi Ngọc Liên, Khu đô thị Mỹ Đình cho hay: “Tôi cảm thấy rất bình thường, giống như kiểu nghe thì cứ nghe thôi, còn làm hay không là việc của mình, nhưng dù sao nó vẫn đang ở đâu đó xa lắm với cuộc sống trừ mấy tin thời sự thôi.” Có lẽ đây là khoảng cách từ truyền hình tới thực tế cuộc sống mà không có nhiều phân tích đề cập tới. Giữa các tác phẩm báo chí truyền hình luôn có một “khoảng chờ” cho mọi bình luận từ phía dư luận xã hội, lấp đầy được khoảng chờ này hay không lại do thông tin tìm hiểu từ phía phóng viên có thực sự tiệm cận hay không. Do đó, bà Nguyễn Thị Ngọc, Khu đô thị Handi Resco cho biết: “Tôi cảm thầy cũng tàm tạm, nhưng nó chỉ dừng ở mặt bề ngoài mà thôi, những gì trên truyền hình vẫn là trên truyền hình, nó thiếu đi cách vào cuộc sống, nên tầm ảnh hưởng không có gì mấy”.

4.2. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng văn hóa gia đình tại các KĐTM ở Thủ đô Hà Nội với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng VTV

4.2.1. VHGĐ ở KĐTM tại Hà Nội đang vận động và phát triển thụ động từ tác động đa chiều của VTV, đặc biệt là truyền hình đa nền tảng VTV Go

VHGĐ là một lĩnh vực văn hóa rất nhạy cảm trước những tác động của truyền thông, trong đó đặc biệt là tác động của truyền hình VTV phát sóng hàng ngày. Nếu như vào thập niên 50, 60 của thế kỷ XX, sự hình thành và phát triển của VHGĐ nước ta chủ yếu chịu tác động của các yếu tố VHGĐ trong dòng chảy văn hóa dân tộc truyền thống cùng các trào lưu văn hóa đương đại thông qua các hình thức phát thanh, truyền thanh, cổ động, quảng cáo, thông qua giáo dục và đào tạo thì bước sang thế kỷ XXI, VHGĐ lại chịu ảnh hưởng khá nhiều từ truyền hình VTV và đặc biệt là được truyền dẫn trên nền tảng internet. Dường như sự phát triển nhanh chóng đa dạng của truyền hình VTV đã chiếm lĩnh dòng chảy truyền thông chính thống, có tính thời sự


thực tiễn, cập nhật của cộng đồng.

Tất nhiên, hiện nay trên nền tảng internet, sự xuất hiện của youtube và một số kênh truyền dẫn khác cùng với MXH cũng có sự “tranh chấp” với truyền hình (VTV) về tốc độ đưa tin, truyền dẫn thông điệp tác động đến văn hóa, con người Việt Nam đương đại. Trên thực tế, cần phải khẳng định ngay là truyền hình bao giờ cũng có độ tin cậy, xác thực, có ý nghĩa giáo dục và thẩm mỹ hơn hẳn so với các phương tiện truyền thông mới với thao tác của các cá nhân. Hiện nay, người ta thường sử dụng MXH và các trang youtube để kết nối bạn bè hoặc thỏa mãn sự tò mò và không dễ có sự tin tưởng vào tính chính xác của các lĩnh vực truyền thông mới này.

Nhìn lại quá khứ, vào năm 1976, nhiều người Việt Nam ao ước là sẽ có điện lưới toàn quốc, mỗi nhà sẽ có 1 tivi, 1 tủ lạnh và coi đó là “giấc mơ cổ tích” không biết khi nào mới thực hiện được. Tuy nhiên, cho đến nay thì điều đó đã trở thành sự thật, và sự thật ấy còn hơn cả giấc mơ năm xưa. Tại các KĐTM của Hà Nội, với mức sống hiện nay, dường như mọi GĐ đều có nhiều tivi, đều kết nối mạng internet và sử dụng truyền hình kỹ thuật số khá phổ biến, có khả năng tiếp cận với hàng trăm kênh truyền hình trong nước và quốc tế. Đó là chưa kể hầu hết mọi GĐ đều có máy tính điện tử các loại và sóng wifi. Hầu như nhiều người có điện thoại, mà đa số là điện thoại thông minh, màn hình cảm ứng. Việc tiếp cận với truyền hình hết sức đa dạng, phong phú, vừa xem trực tiếp trên máy thu hình (mà cơ bản là màn hình phẳng) và trên điện thoại thông minh, hoặc máy tính điện tử.

Truyền hình đã tận dụng nền tảng vô cùng phong phú của intrenet để truyền dẫn phát sóng liên tục, vừa onlines, vừa gián tiếp thông qua VTV Go. Người dân có thể xem đi xem lại các chương trình yêu thích còn lưu lại trên nền tảng intrenet.

Các giá trị văn hóa và VHGĐ hiện đại thông qua truyền hình đã từ từ thẩm thấu, ngấm dần trong đời sống VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội, thầm lặng tác động đến VHGĐ và con người tại các GĐ. Hiện nay, trong các không gian căn hộ khép kín, mọi giao tiếp của con người với xã hội bên ngoài hầu hết đều thông qua truyền hình và internet. Và hiếm khi con người tại các KĐTM được tiếp xúc trực tiếp với VHGĐ của cộng đồng ở nông thôn, miền núi, cao nguyên, hay vùng ven biển, mà


chủ yếu tiếp xúc qua màn hình nhỏ.

Thực tế cho thấy, một gia đình chài lưới sẽ thu hẹp không gian sống trên một chiếc thuyền lênh đênh sông nước. Tuy nhiên, các gia đình xóm chài vẫn có giao tiếp với nhau trong cuộc sống mưu sinh ở mặt sông, bến sông, nơi có chợ cá tấp nập mỗi khi thuyền về. Các gia đình nông dân ở nông thôn hàng ngày tiếp xúc với nhau qua đời sống sinh hoạt văn hóa nơi thôn dã dưới lũy tre làng. Còn các gia đình tại các KĐTM ở Hà Nội chủ yếu tiếp xúc với truyền hình và internet, hiếm khi họ sang nhà nhau để mà chứng kiến những kịch bản ứng xử trong cuộc sống hàng ngày của GĐ.

Câu hỏi đặt ra là trẻ em tại KĐTM sẽ học được những giá trị văn hóa GĐ, những khuôn mẫu ứng xử từ đâu và như thế nào? Chắc chắn chủ yếu sẽ chỉ có ba nguồn tương tác trong nhân thức là: cha mẹ, nhà trường và truyền hình, internet. Ngày nay, trẻ em ít khi được lao động, được tiếp xúc với môi trường sinh thái tự nhiên như trẻ em của thế kỷ XX. Về cơ bản, khi chủ yếu sinh sống trong căn hộ, trẻ em sẽ dành nhiều thời gian quan sát màn hình để tiếp xúc với tự nhiên, xã hội và con người bằng các hiệu ứng thính giác, thị giác ngay từ lúc thơ ấu.

Cho nên, VHGĐ hiện nay ở các KĐTM đang được hình thành chủ yếu qua sự tác động gián tiếp của truyền hình và các phương tiện truyền thông mới. Hoạt động tiếp xúc xã hội bên ngoài được thực hiện trong những lần cha mẹ cho đi siêu thị hoặc khu văn hóa giải trí dành cho cư dân của các tòa nhà. Dường như con người tại các KĐTM rất ít được tiếp xúc với thiên nhiên như gương mặt vốn có của nó, mà chỉ tiếp xúc với giả sơn, giả đảo, cây giả, hoa giả trong môi trường nhân tạo ở dưới tầng hầm có chợ thương mại, đèn điện chiếu sáng suốt ngày đêm.

Hoạt động giao tiếp trực tiếp giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, giữa con người và thiên nhiên sẽ tạo nên những cảm hứng, tạo ra những giá trị văn hóa chung và VHGĐ sinh động, phong phú.

Con người trong các GĐ tại KĐTM ở Hà Nội chủ yếu thông qua các thiết bị điện tử mà nhìn thấy cuộc sống đã được nhà đài sắp đặt xây dựng, điều chỉnh thêm, điều đó đã làm cho VHGĐ ở đây có thể theo một mô thức đồng phục và thiếu đi sự sáng tạo chủ động của con người trong GĐ ngoài xã hội. Hình như lâu dần sẽ có sự


tương đồng, giống nhau và “đồng phục” nào đó về mọi nội dung VHGĐ, rất hiếm có nét riêng về VHGĐ của từng GĐ cụ thể trong các KĐTM của Hà Nội. Trong khi đó, các GĐ ở những không gian sống nông thôn, miền núi, cao nguyên, miền ven biển…có nhiều tương tác trực tiếp giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, giữa con người và thiên nhiên về nhiều mặt, chắc chắn VHGĐ và con người ở đó sẽ sinh động và phong phú hơn nhiều.

Hầu hết các GĐ tại KĐTM ở Hà Nội chỉ sống khép kín, nội bộ và và dường như muốn có giao tiếp với bên ngoài chỉ thông qua truyền hình và internet. Hiếm khi có như tham dự tập thể cộng đồng như các đám rước, đám hội, các trò chơi dân gian, các sự kiện văn hóa lễ hội truyền thống như ở nông thôn, miền núi hay cao nguyên. Trẻ em tại các KĐTM ở Hà Nội lớn lên và phát triển nhân cách trong môi trường biệt lập, tiếp xúc gián tiếp với tự nhiên, xã hội và con người trong các quan hệ vãng lai, ngẫu nhiên. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành nhân cách của con người cũng như kỹ năng sống và hành vi ứng xử về sau.

Dường như cư dân trong các GĐ tại KĐTM đã và đang lớn lên từ không gian truyền thông mà đặc biệt là truyền hình, hơn là tiếp xúc thật sự với thiên nhiên và con người trong cuộc sống. Tất cả mọi sự kiện như được “lập trình” theo kế hoạch của nơi phát sóng truyền thông, truyền hình và có thể đang “làm ra” nguy cơ dẫn đến một sự “đồng phục” cơ học nào đó về VHGĐ giữa các gia đình (nhà nào cũng giống nhà nào) trong tương lai không xa. Đây là một nét tiêu biểu của sự hình thành và phát triển VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội.

4.2.2. VHGĐ ở KĐTM tại Hà Nội đang có xu thế hiện đại hóa cực đoan do chịu tác động nhiều mặt của truyền hình đa nền tảng VTV và các phương tiện truyền thông hiện đại

Hiện đại hóa cực đoan đang có nguy cơ trở thành một xu thế phát triển VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội. Dường như các gia đình ở đây đều là gia đình hạt nhân với hai thế hệ cha mẹ và con cái đang hướng theo các chuẩn mực rất mới, nhiều khi xa lạ với VHGĐ truyền thống.

Mọi khuôn mẫu ứng xử và các giá trị VHGĐ đều được vận thông theo các mô


thức của truyền hình đa nền tảng VTV và truyền thông hiện đại. Hiện nay, hầu như không khó khăn để tìm thấy các gia đình mướn người giúp việc chuyên nghiệp hoặc bà ngoại, bà nội ở cùng lo nội trợ và chăm sóc trẻ em. Mọi sinh hoạt hàng ngày được lập trình bằng xã hội dịch vụ từ A đến Z. Ngoài những thời gian đi làm ở công sở hoặc ở công ty, doanh nghiệp, hầu như con người KĐTM chỉ ở trong căn hộ khép kín và được phục vụ tận nơi, nếu có nhu cầu.

Mọi khuôn mẫu ứng xử trong gia đình đều được chi phối bởi lối sống hiện đại được cổ súy trên các không gian truyền thông VTV đa nền tảng: đề cao khoảng không gian riêng tư cá nhân, “cá thể hóa” mọi nhu cầu cuộc sống, dịch vụ hóa và thuê khoán các công việc, nhịp sống phổ biến là ban ngày là đi làm và về nghỉ vào chiều tối. Các sinh hoạt gia đình chủ yếu tập trung vào hai ngày nghỉ cuối tuần. Cha mẹ và con cái ít tiếp xúc với nhau hơn (nếu so sánh vấn đề này với thế kỷ XX). Người giúp việc là chiếc cầu nối giữa cha mẹ và con cái. Không hiếm trường hợp trẻ em học nói theo giọng địa phương của người giúp việc. Trẻ em do sớm tiếp xúc nhiều với truyền hình và các thiết bị điện tử nên dễ bị chậm nói, tự kỷ và béo phì cùng với những hệ lụy rối loạn tâm lý, hành vi.

Do sự buông lỏng và thiếu quan tâm của cha mẹ cho nên trẻ em ngày càng “sống thật” trong một thế giới ảo của màn hình, có nguy cơ yếu kém về kỹ năng sống, kỹ năng thực hành về mọi việc. Đây là hệ lụy của lối sống “hiện đại” quá đà, quá khác biệt so với VHGĐ dân tộc truyền thống đa và đang diễn ra tại VH GĐ các KĐTM ở Hà Nội. Sự quan tâm giành tình cảm cho nhau giữa các thế hệ trong gia đình đang bị suy giảm đến báo động. Thay vì tâm tình với con, dỗ con, ru con, các ông bố bà mẹ trẻ khi về nhà vì mệt mỏi đã để điện thoại, laptop, intenet, trò chơi điện tử và truyền hình “nói chuyện” với con cái. Có thể xem đây là sự ích kỷ và vô trách nhiệm của những người chủ trong các gia đình trẻ hiện nay. Vô hình trung, truyền hình, internet, điện thoại đang chiếm lĩnh vai trò của cha mẹ để mà “dạy dỗ” trẻ em theo một cách nào đó.

Một số chương trình truyền hình như “Chuyện đêm muộn” cùng những lời bình luận phóng túng quá mức của MC và khách mời là giới Showbiz (bao gồm người


mẫu, nghệ sĩ, ca sĩ, người đồng tính, người chuyển giới và các nhà văn hóa với quan niệm quá hiện đại…) đã vô tình cổ súy cho một kiểu sống “hiện đại”, tạo ra xu thế xuất hiện nhiều hơn các gia đình đơn thân, gia đình đồng tính, gia đình độc thân (không kết hôn), gia đình vợ chồng trẻ ngại sinh con và không sinh con, gia đình có phụ nữ ly dị nhiều chồng mà coi đó là “bình thường” (?!), gia đình nghĩa dưỡng (toàn nhận con nuôi, không lấy chồng, lấy vợ, lẫn lộn giữa việc làm từ thiện và xây dựng gia đình riêng). Thậm chí còn có chương trình bàn luận các vấn đề nhạy cảm về giới tính, về chuyển giới, về quan hệ tình dục, về các hình thức hôn nhân phức tạp mang sắc màu quá hiện đại kiểu phương Tây, rất khác so với thuần phong mỹ tục Việt Nam, mà trẻ em vô tình xem được và có xu hướng dần dần “bắt chước”, làm theo “chuyện đó” trong độ tuổi dậy thì, mới lớn và học đòi.

Có lẽ do ảnh hưởng của trào lưu của giới trẻ hiện đại có nhu cầu thích “tự do” phóng túng, thích lối sống hưởng thụ độc thân, được “vô tình” cổ súy trong các phim truyền hình nhiều tập trong và ngoài nước trình chiếu trên ti vi, cho nên những người trẻ tuổi có tâm lý ngại lập gia đình, ngại sinh con, sẵn sàng ly hôn nhiều lần.

Hiện nay, không ít các GĐ tại KĐTM Hà Nội có con trai và con gái độ tuổi từ 25 đến 40 chỉ muốn yêu đương tìm cảm giác mới lạ, thay người yêu chóng vánh, thờ ơ về việc kết hôn, ngại có con, ngại làm con dâu, con rể, mà nếu kết hôn thì né tránh trách nhiệm sinh đẻ. Khi có con, họ lại có xu hướng đùn đẩy trách nhiệm cho ông bà nội ngoại, thậm chí “trốn con”, ngại chăm con, gần gũi con, không thích và không biết ru con, nựng con, bày tỏ tình cảm với con. Đó là hiện tượng báo động về sự suy giảm các giá trị VHGĐ trong xã hội hiện đại.

Tại các GĐ tại KĐTM ở Hà Nội, người ta đã và đang tiếp xúc với cuộc sống thông qua truyền hình rất nhiều, nghĩa là chủ yếu sống trong một thế giới mà sóng truyền hình dày đặc trong không gian chung cư, căn hộ. Chính vì vậy, dường như truyền hình đã tác động rất nhiều đến con người mà đặc biệt là trẻ em. Trong khi đó, ở nông thôn, con người được sống với thiên nhiên, được tiếp xúc với cuộc sống thật với con người và xã hội như nó vốn có với những hành vi ứng xử hàng ngày rất sinh động. Đó là sự khác biệt cơ bản giữa VHGĐ của hai khu vực nông thôn và thành thị.


Do ít tiếp xúc với truyền hình hơn so với trẻ em trong các căn hộ cao cấp, khép kín ở thành phố, trẻ em nông thôn hiện nay có kỹ năng sống tốt hơn, nhanh nhẹn và khỏe hơn, sức đề kháng tốt hơn rất nhiều. Điều này là một thực tế phổ biến trong xã hội hiện nay.

Ảnh hưởng của truyền thông nói chung trong đó có truyền hình đa nền tảng đã có thể làm thay đổi quan niệm sống của thế hệ trẻ và dẫn đến làm thay đổi cả VHGĐ sau này khi họ là chủ nhân của GĐ hiện đại.

Thông qua các chương trình truyền hình giới thiệu các ngôi sao trong giới Showbiz, đã số phụ nữ ngày nay thích “làm đẹp”, thay đổi diện mạo, “trẻ hóa”, “đập mặt đi làm lại toàn bộ” (?!) và cả việc “chuyển giới” cũng được công khai chia sẻ. Đáng tiếc là điều này tạo ra hiệu ứng mặc cảm tâm lý của một số người tự nghi ngờ về giới tính của bản thân. Thậm chí nam giới cũng đi “làm đẹp”, dưỡng da, “căng chỉ” mặt, nâng mũi, gọt cằm để trở thành “nam thần” như từ ngữ truyền hình hay “quảng bá”.

Phải chăng các chương trình quảng cáo dày đặc và những “thần tượng” thẩm mỹ của Hàn Quốc và Việt Nam xuất hiện rất nhiều trên truyền hình đã dẫn dụ, mời gọi và tác động đến người Việt thế kỷ XXI về một lối sống hiện đại, chăm chút quá nhiều cho bản thân và dẫn đến hệ lụy như vậy? Và hình như người ta có xu hướng sùng bái vẻ đẹp bên ngoài mà ít suy nghĩ về vẻ đẹp bên trong tâm hồn đáng quý cần phải có của nhân loại.

Nhiều chuyện hôn nhân của diễn viên này, người mẫu nọ, ca sĩ kia đã chi phối đến quan niệm sống của con người. Truyền hình cũng có thể đã khiến cho con người sống trong những ảo tưởng phi thực tế, lựa chọn một lối sống tiêu dùng vượt quá khả năng thu nhập và gây ra nhiều hệ lụy cho cuộc sống GĐ.

Gần đây trong xã hội hiện đại, “Người đẹp và đại gia” là quan niệm về cặp “bài trùng hôn nhân” “lý tưởng” (?!). Lối sống hưởng thụ, lợi dụng, vô trách nhiệm, tiêu phí sài tài sản của cha mẹ đang tràn lan trong giới trẻ làm đau đầu các bậc phụ huynh - thế hệ con người Việt Nam đã từng sinh ra lớn lên trong gian khó của thế kỷ

XX. Hiện nay dường như con cái đòi hỏi cha mẹ quá nhiều. Nếu không được thỏa

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2022