Những Nghiên Cứu Về Truyền Thông, Truyền Hình Với Sự Tác Động Của Nó Đến Đời Sống Xã Hội, Đến Văn Hóa Và Văn Hóa Gia Đình


học nghiên cứu về GĐ và VHGĐ theo hướng tiếp cận của các chuyên ngành Triết học, Xã hội học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Văn hóa học…

Theo hướng nghiên cứu này, có một số công trình sau:

- Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay (2001), Luận án Tiến sĩ Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học của Nghiêm Sĩ Liêm Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh [56].

- Gia đình Việt Nam và vai trò của người phụ nữ trong gia đình Việt Nam hiện nay (2003), Luận án Tiến sĩ Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học của Dương Thị Minh, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh [23].

- Gia đình trong việc bảo vệ chăm sóc trẻ em của nước ta hiện nay (2004), Luận văn Thạc sĩ Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học của Phạm Thị Xuân Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh [101].

- Gia đình truyền thống với việc xây dựng gia đình văn hóa mới của người Mường ở Hòa Bình (2005), Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học của Đặng Trọng Nghĩa Trường Đại học Văn hóa Hà Nội [39] .

- Phát huy vai trò của người phụ nữ trong việc xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay (2006), Luận văn Thạc sĩ Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học của Lê Cẩm Lệ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh [57].

- Văn hóa gia đình Việt Nam trong thời đại hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Trần Đức Ngôn (2010), Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Hà Nội [117]. Trong đề tài này Trần Đức Ngôn đã có những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn VHGĐ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giao lưu hội nhập quốc tế.

- Văn hóa gia đình ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình hiện nay (2012), Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Văn hóa học của tác giả Võ Thị Thanh Thủy, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh [137]…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

- Sự biến đổi văn hóa gia đình ở vùng tái định cư huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (2015) Luận án Tiến sĩ Văn hóa học của Nguyễn Thị Nguyệt, Viện Văn hóa


Văn hóa gia đình tại các khu đô thị mới ở Hà Nội với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam - 4

Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam [75].

- Văn hóa gia đình truyền thống người Lào (Nghiên cứu trường hợp huyện Xay, tỉnh Oudomxay) (2016), Luận án Tiến sĩ Văn hóa học của Phadone Insaveang, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam [102].

Có thể nói, hầu hết các luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ nghiên cứu về đề tài GĐ và VHGĐ đều đã đề cập đến lý luận và thực tiễn cùng các vấn đề có liên quan đến thực trạng GĐ và VHGĐ, về vai trò của GĐ và VHGĐ đối với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ, việc xây dựng GĐ văn hóa trong phạm vi một địa phương, xây dựng GĐ văn hóa của một tộc người dân tộc thiểu số; vai trò của người phụ nữ trong GĐ và trong việc xây dựng GĐ văn hóa…v.v. Đồng thời, hầu hết các tác giả đã đưa ra các nhóm giải pháp thiết thực, có tính khả thi phù hợp đề tài nghiên cứu, góp phần hướng tới mục tiêu xây dựng GĐ Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, góp phần tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước. Ngoài ra, trên môi trường báo chí, truyền hình, truyền thông đa nền tảng rộng lớn bao gồm internet, báo điện tử, báo in, tạp chí… ở nước ta thời gian qua, cũng xuất hiện nhiều bài viết của các nhà báo, các nhà nghiên cứu có tâm huyết và trách nhiệm muốn nghiên cứu GĐ và VHGĐ trong bối cảnh đất nước đổi mới, mở cửa, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, chủ động đón nhận toàn cầu hóa, tiếp biến văn hóa và hội nhập quốc tế.

1.2. Những nghiên cứu về truyền thông, truyền hình với sự tác động của nó đến đời sống xã hội, đến văn hóa và văn hóa gia đình

1.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới về truyền thông, truyền hình với sự tác động đến con người và xã hội

Ngay từ những thập kỷ đầu thế kỷ XX, trên thế giới, người ta đã nghiên cứu về khả năng tác động của truyền thông đại chúng đến với con người và xã hội. Dưới đây là một số lý thuyết nghiên cứu tiêu biểu về tác động của truyền thông đối với con người và xã hội:

- Thứ nhất là: Lý thuyết Mũi kim tiêm (Hypodermic needle model) do Harold Laswell (1927) đề xuất với quan điểm cùng một kích thích sẽ tạo ra phản ứng giống


nhau ở đám đông (thời gian này, truyền thông đại chúng chủ yếu là báo in, phim câm và radio). Chương trình của truyền thông đại chúng sẽ giống như “viên đạn ma thuật” thâm nhập vào tâm trí người có tác dụng “tẩy não” đám đông. Các chương trình radio bấy giờ đã đem đến hiệu ứng tinh thần cho hàng chục triệu ngời trên thế giới

- Thứ hai là: Lý thuyết Mô hình truyền thông hai bước (Two - step flow model/ do Lazarfeld) do Berelson & Gaudet (1948) đề xuất đã phân tích về vai trò của truyền thông đối với quyết định của cử tri Mỹ khi bầu tổng thống của đất nước họ. Truyền thông giúp cho cử tri thêm khẳng định quyết định của họ khi đi bầu cử.

- Thứ ba là: Lý thuyết Thiết lập chương trình nghị sự (Agendam- setting) của Maxwell McCombs và Donald Shaw (1972) cho rằng sẽ thu hút sự chú ý của công chúng bằng hàng loạt tác phẩm truyền hình chuyên tâm về một chủ đề nào đó, thì tức khắc công chúng sẽ cho rằng đó là vấn đề quan trọng. Thậm chí, chính quyền cũng phải cho rằng đó là vấn đề không thể không quan tâm.

- Thứ tư là: Lý thuyết Đóng khung (Framing theory) do Evring Goffman (1974) đề xuất về vai trò tác động của truyền thông là sự “Đóng khung” những sự kiện cần thiết, theo đó đóng gói lại đem đến cho công chúng. Người làm truyền thông chỉ lựa chọn những sự kiện nổi bật nào đó xây dựng các chương trình truyền thông. Điều này sẽ điều khiển sự tiếp nhận thông tin của công chúng theo ý đồ của người làm truyền thông. Tuy nhiên, khi tiếp nhận các sản phẩm truyền thông, công chúng sẽ có “khung nhận thức” riêng dựa vào những tiền đề kiến thức của chính họ. Và như vậy “khung” của nhà truyền thông và “khung” của người tiếp nhận có thể không tương thích. Người làm truyền thông phải biết bao quát về vấn đề này, từ đó chủ động sản xuất các chương trình truyền thông phù hợp với tiền đề kiến thức của từng nhóm xã hội, để khắc phục sự không tương thích về tiếp nhận thông tin giữa các nhóm này, nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông đến cho mọi người.

-Thứ năm là: Lý thuyết về Hiệu ứng mồi (Theory of priming effects) của Jo & Bercowitz (1994) cho rằng: các sự kiện tình tiết thu nhận được từ phương tiện truyền thông đại chúng sẽ kích hoạt ý tưởng, suy nghĩ, cảm xúc và xu hướng hành động của con người.


- Thứ sáu là: Lý thuyết Sử dụng và hài lòng trong thế kỷ 21 (Use and gratifications theory in the 21 st century) do Thomas E.Ruggiero (2000) đề xuất nhằm giải thích vấn đề thường xảy ra hiên nay là : tại sao công chúng lại bị thu hút vào một hình thức truyền thông nào đó? Thomas E.Ruggiero cho rằng công chúng tìm đến thông tin trên các không gian truyền thông một cách chủ động nhằm thỏa mãn nhu cầu cụ thể của chính họ. Đây là sự chủ động của của công chúng trong việc lựa chọn, tiếp nhận hay không chấp nhận các thông điệp truyền thông. Đây là lý thuyết tôn trọng sự lựa chọn thông tin của công chúng, từ đó thiết kế các chương trình truyền thông hướng tới con người và xã hội.

Tổng hợp lại, có thể thấy các lý thuyết truyền thông đều dựa trên sự giả định rằng có tồn tại mối liên hệ giữa cách sử dụng truyền thông và các cá nhân trong xã hội để phát triển các ý tưởng và hình thành quan điểm lý thuyết. Theo Oxfam (2016), các lý thuyết về tác động truyền thông đều được xây dựng trên nguyên lý cơ bản, đó là chỉ có một số ít kiến thức về thực tế xã hội của chúng ta là đúc kết từ kinh nghiệm trực tiếp, còn một phần rất lớn những kiến thức của mỗi cá nhân được tích luỹ từ các nguồn thông tin đại chúng. Gần đây có nhiều thông tin bị lan tràn qua mạng xã hội. Tuy nhiên, nếu các thông tin đó không có nguồn gốc từ truyền thông chính thống thì sẽ khó gây được sự tin tưởng của công chúng.

Từ những năm 2000, các phương tiện truyền thông đa nền tảng phát triển đột biến bùng nổ và ngày càng trở nên quan trọng, trở thành quyền lực thứ tư có “quyền năng bí ẩn và quyết liệt” nhất giúp các quốc gia hội nhập với khu vực và thế giới trên các phương diện kinh tế, văn hóa, chính trị, giáo dục, công nghệ một cách nhanh chóng và toàn diện. Các phương tiện truyền thông được coi là một trong những yếu tố căn bản để thế giới loài người được “phẳng” hơn.

Năm 2006, Thomas L. Friedman đã khái quát sự phát triển ba kỷ nguyên toàn cầu hóa trong công trình “Thế giới phẳng” và nhấn mạnh đến vai trò của các phương tiện truyền thông hiện đại là Internet, điện thoại di động, điện tín, và các hình thức hỗ trợ kỹ thuật số khác trong “Thế giới phẳng” đó. Hiện nay, tại nhiều quốc gia trên thế giới (trong đó có Việt Nam), toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, phủ sóng internet, mà


đặc biệt là truyền hình đa phương tiện, đa nền tảng đã, đang và sẽ còn tác động rất mạnh mẽ, nhiều mặt đến sự biến đổi của văn hóa, nói chung và VHGĐ nói riêng.

1.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam về truyền thông, truyền hình và tác động của nó đến đời sống xã hội và con người, đến văn hóa và VHGĐ trong thời kỳ đổi mới

Năm 2001, Tạ Ngọc Tấn đã hoàn thành công trình khoa học rất công phu, có tính chất cơ sở nền tảng trong nghiên cứu truyền thông trong xã hội hiện đại và xuất bản thành sách nhan đề Truyền thông đại chúng [118]. Có thể xem đây là công trình đầu tiên nghiên cứu tổng thể quy mô và rất căn bản về truyền thông đại chúng đầu thế kỷ XXI. Tạ Ngọc Tấn đã tiếp cận một cách tổng hợp về các vấn đề lý luận truyền thông và truyền thông đại chúng, từ lịch sử hình thành, các khái niệm cơ bản, đến mô hình và cơ chế tác động của truyền thông đại chúng đến văn hóa và con người, các chức năng xã hội cơ bản của truyền thông đại chúng. Đặc biệt, công trình nêu trên đã đi sâu phân tích các loại hình truyền thông đại chúng cơ bản, trong đó có “chương V” viết về truyền hình rất bài bản từ khái niệm đến lịch sử phát triển, kỹ thuật sản xuất các chương trình truyền hình [118, tr. 127]. Công trình còn phân tích đến khả năng tác động bao trùm rộng lớn và cũng hết sức cụ thể của truyền thông đại chúng nói chung và truyền hình nói riêng đến sự phát triển văn hóa và con người.

Năm 2001, với công trình Lịch sử báo chí Việt Nam [37], Đỗ Quang Hưng đã phác thảo bức tranh tổng thể về sự hình thành và phát triển của báo chí Việt Nam trong hơn một thế kỷ qua, trong đó đặc biệt quan tâm kỹ lưỡng đến loại hình báo chí hiện đại đang phát triển cực kỳ nhanh chóng là báo hình (truyền hình).

Năm 2002, Hà Minh Đức xuất bản sách Cơ sở Lý luận báo chí [49] đã trình bày công phu quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin các lĩnh vực lý luận báo chí cơ bản, trong đó có truyền hình và khả năng tác động của truyền hình đến cuộc sống xã hội và con người.

Năm 2004, Đinh Văn Hường hoàn thành công trình Tổ chức và hoạt động tòa soạn [37], đã nêu rõ toàn bộ vấn đề tổ chức sản xuất báo chí nói chung, sản xuất các chương trình truyền hình nói riêng hướng tới cuộc sống và con người sao cho đạt hiệu


quả tốt nhất.

Năm 2005, Vũ Quang Hào xuất bản sách Ngôn ngữ báo chí [139], cung cấp một cái nhìn đa chiều về khả năng thông tin và tác động của ngôn ngữ báo chí đến văn hóa xã hội và con người, trong đó riêng truyền hình có sở trường hình ảnh và âm thanh đặc biệt tác động sâu sắc đến con người.

Cũng trong năm 2005, nhóm tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Hường, Trần Quang cho ra đời sách Cơ sở lý luận báo chí truyền thông [27]. Công trình đã thể hiện cái nhìn tổng hợp các vấn đề lý luận căn bản của báo chí truyền thông, trong đó nghiên cứu khá sâu sắc về truyền hình và khả năng tác động của truyền hình đến cuộc sống xã hội và con người.

Năm 2006, Đinh Văn Hường đã xuất bản sách Các thể loại báo chí thông tấn [38]. Trong công trình này, tác giả đã bao quát hầu hết các thể loại báo chí thông tấn, trong đó nhấn mạnh đặc trưng của báo hình tác động đến đời sống.

Cũng trong năm 2006, Nguyễn Thị Minh Thái cho ra đời sách Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí [76], trong đó có đề cập đến những tác động của văn học nghệ thuật được chuyển tải trên báo nói, báo hình đã tác động và ảnh hưởng như thế nào đến con người và văn hóa Việt Nam, trong đó có những tác động đến sự hình thành nhân cách con người trong gia đình từ lúc ấu thơ đến lúc trưởng thành.

Năm 2007, nhóm các nhà nghiên cứu báo chí truyền thông gồm Tạ Ngọc Tấn, Trịnh Đình Thắng, Đinh Thế Huynh, Lê Mạnh Bỉnh hoàn thành sách Cơ sở lý luận báo chí [119] trình bày những nghiên cứu toàn diện vấn đề vận hành báo chí, nghiên cứu về những mối quan hệ bên trong, sự vận động qua lại giữa báo chí với các tiến trình xã hội. Đặc biệt, công trình đã nghiên cứu sâu về chức năng của báo chí truyền thông, trong đó có truyền hình đã tác động đến văn hóa và con người trong quá trình phát triển.

Năm 2007, Phạm Thành Hưng hoàn thành công trình Thuật ngữ báo chí Truyền thông [105] với trên 200 mục từ chuyên môn, trong đó cắt nghĩa nhiều thuật ngữ liên quan như: Truyền thông; Truyền hình; Truyền hình cáp; Truyền hình vệ tinh; Truyền hình số; Truyền phát trực tiếp…


Năm 2011, Nguyễn Văn Dững đã xuất bản công trình Báo chí truyền thông hiện đại [77], tập hợp những nghiên cứu cơ bản về lĩnh vực này. Sau khi nghiên cứu tổng hợp các vấn đề lý luận cơ bản, tác giả đã chỉ ra cơ tác động của báo chí truyền thông hiện đại đến con người và xã hội, trong đó chú ý đến sức mạnh sở trường đặc biệt của báo hình (tức là truyền hình).

Cũng trong năm 2011, Dương Xuân Sơn sau nhiều năm khảo sát, tìm tòi về báo chí truyền thông đã tổng hợp các thành quả trong nghiên cứu và giảng dạy và cho ra đời Giáo trình Báo chí truyền hình [24]. Có thể nói, đây là giáo trình đầu tiên chuyên biệt và khá dày dặn về truyền hình và báo chí truyền hình (324 trang) có ý nghĩa thiết thực trong công tác đào tạo phóng viên truyền hình. Trong công trình này, Dương Xuân Sơn đã có những nghiên cứu mới về chức năng của báo chí truyền hình và nhấn mạnh đến Chức năng phát triển văn hóa và giải trí của truyền hình [25, tr. 45]. Dương Xuân Sơn đã coi đây “…là một trong các chức năng quan trọng của truyền hình, là yếu tố có tính quyết định đến sự phát triển của truyền hình. Thông qua các chương trình truyền hình, khán giả có điều kiện giải trí, vừa có điều kiện nâng cao kiến thức của mình về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội” [24, tr.46]

Năm 2016, Dương Xuân Sơn tiếp tục hoàn thành công trình Các loại hình báo chí truyền thông [26], tập hợp các kết quả nghiên cứu về truyền thông và truyền thông đại chúng trong xã hội hiện đại. Sau khi tiếp cận đặc trưng, đặc điểm của thông tin báo chí, nhà nghiên cứu trình bày những vấn đề lý luận cơ bản của các loại hình báo chí truyền thông, trong đó phân tích khá kỹ về truyền hình và các xu hướng phát triển của truyền hình hiện nay với ba xu hướng chính: Thứ nhất là: đa dạng thông tin; Thứ hai là: tăng cường tính tương tác; Thứ ba là: phát triển dịch vụ giải trí [26, tr.183 - 184].

1.3. Những nghiên cứu về VHGĐ với việc tiếp nhận truyền hình

Nhìn chung, trong thời gian qua, giới chuyên môn ở nước ta qua chủ yếu tập trung nghiên cứu về lý luận truyền thông, truyền hình nói chung, hoặc chỉ nghiên cứu riêng rẽ về GĐ và VHGĐ từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Hiện nay vẫn còn thiếu vắng những công trình nghiên cứu về VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội nói riêng và VHGĐ ở các KĐTM trên cả nước, nói chung. Thực tế cho thấy, hiện nay chưa có


công trình nào nghiên cứu chuyên biệt về VHGĐ ở các KĐTM tại Hà Nội với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình đa nền tảng VTV.

Tuy nhiên, gần đây, vào năm 2020, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, do Vũ Diệu Trung (chủ trì) đã hoàn thành công trình nghiên cứu xuất bản thành sách nhan đề: Tác động của phương tiện truyền thông mới đối với văn hóa gia đình Việt Nam [120].

Sau khi khái quát tổng quan về các vấn đề lý luận GĐ và VHGĐ, công trình này chủ yếu khảo sát, đánh giá về các phương tiện truyền thông mới là internet và các mạng xã hội (MXH) trên các nền tảng công nghệ thông tin đa dạng đã tác động đến VHGĐ ở nước ta như thế nào. Theo đó, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số ý tưởng phát triển VHGĐ trước tác động của các phương tiện truyền thông mới trong những năm tiếp theo.

1.4. Nhận xét chung

Tổng hợp lại, từ thực tiễn thành quả nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước, có thể đánh giá sơ bộ lịch sử vấn đề nghiên cứu truyền thông, truyền hình, về VHGĐ, nói chung và VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội, nói riêng với việc tiếp nhận các chương tình truyền hình VTV trên các không gian truyền thông intrnet như sau:

-Thứ nhất, phần lớn các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đều tiếp cận GĐ như một thiết chế xã hội và một thiết chế văn hóa trong một nền văn hóa quốc gia dân tộc. Từ đó, nhiều học giả đã đóng góp công sức thiết lập được những vấn đề lý luận quan trọng có ý nghĩa nền tảng về GĐ và giá trị VHGĐ.

-Thứ hai, những nghiên cứu về GĐ và VHGĐ từ trước đến nay đều chủ yếu tập trung nghiên cứu về GĐ dưới góc độ tiếp cận Gia đình học, Xã hội học, Dân tộc học, Nhân học. Dường như còn khá thiếu vắng những công trình tiếp cận GĐ từ góc nhìn Văn hóa học.

-Thứ ba, những nghiên cứu về truyền hình trong hệ thống của truyền thông đại chúng về cơ bản đã xác lập được những nội dung tri thức chủ yếu có tính chất nền móng của lĩnh vực này. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, hầu như chưa có nghiên cứu nào đi sâu chuyên biệt về VHGĐ ở KĐTM tại Hà Nội với việc tiếp nhận truyền

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí