Tác động cột sống phần 1 - 2

Riêng xương cụt đưa về phía trước.

Giải phẫu học hiện đại chia cột sống ra làm 5 khu vực:

- Khu vực thứ nhất là khu cổ, ký hiệu bằng chữ C (do lấy mẫu tự C, bắt đầu của từ Cervicalis V., có nghĩa là đốt cổ), gồm 7 đốt.

- Khu vực thứ hai là khu lưng, ký hiệu bằng chữ D (Dorsalis), gồm 12 đốt.

- Khu vực thứ ba là khu thắt lưng, ký hiệu bằng chữ L (Lombalis), gồm 5

đốt.


- Khu vực thứ tư là khu hông, ký hiệu bằng chữ S (Sacrilisl), gồm 5 đốt.

- Khu vực thứ năm là khu cụt, vẫn dùng nguyên từ Coccyx.

Để ứng dụng các thủ thuật thích hợp, Phương pháp Tác động Cột sống căn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

cứ vào đường cong sinh lý của cột sống để chia hệ cột sống thành 9 vùng 1

cứ vào đường cong sinh lý của cột sống để chia hệ cột sống thành 9 vùng khác nhau:

Tác động cột sống phần 1 - 2

1. Khu cổ trên, từ C1 đến C3 gồm 3 đốt,

2. Khu cổ dưới, từ C4 đến C7 gồm 4 đốt,

3. Khu trên lưng trên, từ D1 đến D3 gồm 3 đốt,

4. Khu dưới lưng trên, từ D4 đến D7 gồm 4 đốt,

5. Khu trên lưng dưới, từ D8 đến D9 gồm 2 đốt,

6. Khu dưới lưng dưới, từ D10 đến D12 gồm 3 đốt,

7. Khu thắt lưng, từ L1 đến L5 gồm 5 đốt,

8. Khu hông, từ S1 đến S5 gồm 5 đốt,

9. Khu cụt Coccyx.

Rõ ràng giải phẫu học hiện đại phân chia cột sống theo hình thái học là chủ yếu, còn Phương pháp Tác động Cột sống phân chia theo yêu cầu xử lý và tác động thích hợp cho từng khu vực.

Điều đó không gây ra trở ngại gì phức tạp cho thủ thuật viên, vì gọi và ký hiệu chúng tôi vẫn giữ nguyên như y học hiện đại đang sử dụng.

Khi đứng trước người bệnh, người thầy thuốc theo Phương pháp Tác động Cột sống cũng cần quan sát hình thái cột sống của người bệnh như các trường phái cột sống thế giới đã làm.

Phương pháp của chúng tôi trùng hợp với một số hình vẽ của André de Sambucy (Pháp) về mặt hình thái học, còn những điểm khác biệt chúng tôi sẽ

trình bày ở phận dưới.

Hình thái cột sống nhìn nghiêng:

a. Lưng tròn lướt

b. Gù trên

c. Lưng tròn chung

d. Gù dưới

e. Gù chính giữa

Hình thái cột sống nhìn thẳng:

a. Lưng vẹo trái hoàn toán,

b. Vẹo vùng thắt-lưng bên trái, phía trên hầu như vô sự,

c. Lưng vẹo phải hoàn toàn,

d. Vẹo vùng thắt lưng bên phải,

e. Vẹo. lưng trái (ít gặp),


g. Vẹo hình chữ S với hai khoảng cong một ở vùng thắt lưng bên trái và một ở vùng lưng phải),

h. Vẹo lưng phải (hay gặp ở học sinh),

i. Cột sống không bình thường (nhiều đường cong nhỏ chạy dích dắc).

1.2. Hiện tượng đốt sống không bình thường

Hiện tượng đốt sống không bình thường gồm 2 phần:

- Hình thái đầu gai đốt sống không bình thường.

- Hình thái lớp cơ trên đầu gai sống không bình thường.

1.2.1. Đặc điểm và hình thái đốt sống không bình thường

1.2.1.1. Hình thái đốt sống lồi

Đốt sống lồi ra phía sau bao gồm các hiện tượng:

a. Đốt sống lồi ra phía sau toàn phần.

b. Đầu gai sống lồi cân phần trên ra phía sau.

c. Đầu gai sống lồi cân phần dưới ra phía sau.

d. Nhiều đốt sống liên nhau lồi ra phía sau.

1.2.1.2. Hình thái đốt sống lồi lệch

Đốt sống lồi ra phía sau và lệch về một bên phải hoặc trái gồm có:

a. Đầu gai sống lồi ra phía sau và lệch cân về một bên phải hoặc trái

b. Đầu gai sống có một góc trên lồi và lệch về một bên phải hoặc trái.

c. Đầu gai sống có một góc dưới lồi và lệch về một bên phảihoặc trái.

d. Nhiều đốt sống liên nhau lồi và lệch về một bên phải hoặc trái.

1.2.1.3. Hình thái đốt sống lệch

Đốt sống không lồi, không lõm mà lệch về một bên phải hoặc trái gồm có:

a. Đầu gai sống lệch cân về một bên phải hoặc trái.

b. Đầu gai sống lệch một góc trên về một bên phải hoặc trái.

c. Đầu gai sống lệch một góc dưới về một bên phải hoặc trái.

d. Nhiều đốt sống lệch về một bên phải hoặc trái.

1.2.1.4. Hình thái đốt sống lõm lệch

Đầu gai sống lõm đưa về phía trước và lệch về một bên phải hoặc trái gồm có:

a. Đầu gai sống lõm về phía trước và lệch cân về một bên phải hoặc trái.

b. Đầu gai sống lõm về phía trước và một góc trên lệch về bên phải hoặc trái.

c. Đầu gai sống lõm về phía trước và một góc dưới lệch về bên phải hoặc trái.

d. Nhiều đốt sống liên nhau lõm về phía trước và lệch về bên phải hoặc trái.

1.2.1.5. Hình thái đốt sống lõm

Đầu gai sống lõm cân đưa về phía trước gồm có:

a. Đầu gai sống lõm cân, toàn phần đưa về phía trước.

b. Đầu gai sống lõm cân, phần trên đưa về phía trước.

c. Đầu gai sống lõm cân, phần dưới đưa về phía trước.

d. Nhiều đốtsống lõm liên nhau đưa về phía trước.

1.2.2. Hình thái đầu gai sống không bình thường

(1) Đầu gai sống của đốt sống lồi có hình thái to lớn hơn các đầu gai sống của các đốt bình thường.

(2) Đầu gai sống của đốt sống lồi lệch có hình thái to và đưa lệch về một phía phải hoặc trái.

(3) Đầu gai sống của đốt sống lệch có hình thái bình thường như những đốt khác nhưng lệch về một phía phải hoặc trái.

(4) Đầu gai sống của các đốt sống lõm lệch có hình thái nhỏ hơn các đầu gai của đốt sống bình thường nhưng lệch về một phía phải hoặc trái.

(5) Đầu gai sống của các đốt sống lõm có hình thái nhỏ hơn các đầu gai của đốt sống bình thường nhưng đầu gai của các đốt còn có các dạng như sau:

a. Đầu gai sống sần sùi như những mẩu xương.

b. Đầu gai sống nhẵn nhụi như bình thường.

c. Đầu gai sống có lớp gai như răng cá ở hai bên phải hoặc trái của gai sống.

d. Đầu gai sống lõm xuống, ở đốt trên và đốt dưới của đốt sống lõm nổi lên thành hai gờ trên và dưới đè đốt sống lõm xuống.

1.2.3. Đặc tính của đốt sống bệnh lý

- Các đốt sống bệnh lý có thể phục hồi được qua thao tác điều trị.

Theo kinh nghiệm điều trị bằng Phương pháp Tác động Cột sống, các hình thái mất bình thường như lồi, lệch, lõm... nếu rối loạn ít thì có thể phục hồi ngay qua một lần điều trị, nếu rối loạn lớn hơn thì có thể phục hồi dần dần trong quá trình điều trị. Như vậy có nghĩa là trong quá trình điều trị đốt sống bệnh lý có hình thái lồi sẽ bớt và hết lồi, đốt sống có hình thái lệch sẽ bớt và hết lệch, đốt sống có hình thái lõm sẽ bớt và hết lõm.

Điều này chứng minh rằng thao tác trị bệnh khi tuân thủ các nguyên tắc định lực, định hướng, định lượng, và các phương thức, các thủ thuật của Phương pháp Tác động Cột sống đã có hiệu lực tức khắc đối với hiện tượng bệnh lý, rằng thủ thuật có khả năng kích thích sự tự điều chỉnh của cơ thể chống lại bệnh tật bằng cách giải tỏa các ổ bệnh trên hệ cột sống và các điểm rối loạn liên quan tương ứng ổ ngoại vi cột sống.

- Khi đã gọi là đốt sống bệnh lý thì dù ở hình thái nào (lồi, lệch hay lõm) bao giờ cũng có hiện tượng dính cứng ở một hay nhiều đốt sống.

Có trường hợp đốt sống chỉ bị dính phần trên hoặc góc trên với đốt trên, hoặc có trường hợp đốt sống chỉ bị đỉnh phần dưới hoặc góc dưới vớiđốt dưới (hình thái đơn lệch), lại có trường hợp đốt sống bệnh lý bị dính cả phần trên với đốt sống trên và cả phần dưới với đốt sống dưới (hình thái lệch cân toàn phần). Dựa vào hình thái của đốt sống và đặc tính này, khi chẩn bệnh phải căn cứ vào cơ sở của các đốt sống bị dính cứng ấy để quy nạp chẩn đoán, để ra phương hướng điều trị.

- Chỉ khi thầy thuốc tuân thủ đúng các nguyên tắc về định lực, định hướng

và định lượng, ứng dụng đúng các phương thức và thủ thuật để tác động tại trọng điểm thì các đốt sống bệnh lý mới khắc phục được tình trạng dính cứng và phục hồi nguyên trạng.

2. Lớp cơ

2.1. Đặc điểm và hình thái lớp cơ trên các đốt sống không bình thường

Khi các đốt sống có hiện tượng không bình thường thì lớp cơ trên đầu gai sống cũng thay đổi hình thái khác thường tùy thuộc vào 5 hiện tượng của đốt sống không bình thường, ở lớp cơ đầu gai sống thể hiện dày cộm hay teo mống như sau:

2.1.1. Hình thái lớp cơ trên đốt sống lồi

a. Đầu gai sống lồi ra phía sau toàn phần thì lớp cơ trên đốt sống đó dầy cộm hẳn lên, dầy hơn lớp cơ trên các đốt sống bình thường.

b. Đầu gai sống có hiện tượng lồi cân ở phần trên ra phía sau thì lớp cơ trên phần lồi đó dầy cộm hơn các khu vực bình thường.

c. Đầu gai sống có hiện tượng lồi cân ở phần dưới ra phía sau thì lớp cơ trên phần lồi đó dầy cộm hơn các khu vực bình thường.

d. Đầu gai sống của nhiều đốt liền nhau lồi ra phía sau thì lớp cơ trên phần lồi đó dầy cộm hơn các khu vực bình thường.

2.1.2. Hình thái lớp cơ trên đốt sống lồi lệch

Đốt sống lồi ra phía sau và lệch về một bên phải hoặc trái gồm có các hình

thái:

a. Đốt gai sống lồi ra phía sau và lệch về một bên thì lớp cơ bên lồi lệch đó

dầy cộm hơn các khu vực bình thường, còn lớp cơ bên đối xứng bị khuyết mỏng hơn các khu vực bình thường.

b. Đầu gai sống có một góc trên lồi ra phía sau và lệch về một bên phải hoặc trái thì lớp cơ ở góc lồi của đốt sống đầy cộm hơn các khu vực bình thường, và bên đối xứng của đốt sống lớp cơ bị khuyết mỏng hơn các khu vực bình thường.

c. Đầu gai sống có một góc dưới bị lồi ra phía sauvà lệchvề một bên phải hoặc trái thì lớp cơ ở góc lồi của đốt sống đầy cộm hơn các khu vực bình

thường, và bên đối xứng của đốt sống lớp cơ bị khuyết mỏng hơn các khu vực bình thường.

d. Đầu gai sống của nhiều đốt liền nhau lồi ra phía sau và lệch về một bên phải hoặc trái thì lớp cơ ở khu vực lồi lệch đó đầy cộm hơn các khu vực bình thường, và lớp cơ bên đối xứng của các đốt sống lệch bị khuyết mỏng hơn các khu vực bình thường.

2.1.3. Hình thái lớp cơ trên đốt sống lệch

Đốt sống lệch là đốt không lồi, không lõm, nhưng lệch về một bên phải hoặc trái, gồm có các hình thái:

a. Đầu gai sống lệch cân về một bên phải hoặc trái thì lớp cơ ở bên lệch đó dầy cộm hơn các khu vực bình thường, còn lớp cơ bên đối xứng của đốt sống bị khuyết mỏng hơn khu vực bình thường.

b. Đầu gai sống lệch một góc trên về một bên phải hoặc trái thì lớp cơ ở trên góc lệch đó dầy cộm hơn các khu vực bình thường, còn lớp cơ bên đối xứng của đốt sống bị khuyết mỏng hơn lớp cơ của các khu vực bình thường.

c. Đầu gai sống lệch một góc dưới về một bên phải hoặc trái thì lớp cơ ở trên góc lệch đó dầy cộm hơn các khu vực bình thường và lớp cơ ở bên đối xứng của các đốt sống bị khuyết mỏng hơn lớp cơ của các khu vực bình thường.

d. Đầu gai sống của nhiều đốt liền nhau lệch về một bên phải hoặc trái thì lớp cơ ở khu vực lệch đó dầy cộm hơn các khu vực bình thường, và lớp cơ ở bên đối xứng của các đốt sống lệch bị khuyết mỏng hơn các khu vực bình thường.

2.1.4. Hình thái lớp cơ trên đốt sống lõm lệch

a. Đầu gai sống lõm về phía trước và lệch cân về một bên phải hoặc trái thì lớp cơ ở đầu gai sống bị teo mỏng hơn các lớp cơ ở các khu vực bình thường đặc biệt là phía bên lệch lớp cơ bịcứng, và lớp cơ bên đối xứng của đốt sống bị khuyết lõm.

b. Đầu gai sống lõm về phía trước và lệch một góc phần trên ở phía bên phải hoặc trái thì lớp cơ ở đầu gai sống bị teo mỏng hơn các lớp cơ của các khu vực bình thường, ngoài ra lớp cơ ở phía góc lệch đó bị co cứng và lớp cơ ở bên đối xứng của đốt sống bị lõm khuyết.

c. Đầu gai sống lõm về phía trước vàlệch một góc ở phần dướivề bên phải hoặc trái thì lớp cơ ở đầu gai sống bị teo mỏng hơn lớp cơ ở các khu vực bình thường, đặc biệt là phía góc lệch đó, lớp cơ bị co cứng mà phía bên đối xứng của đốt sống lớp cơ bị lõm khuyết.

d. Nhiều đốt sống liền nhau lõm về phía trước và lệchvề bên phải hoặc trái thì lớp cơ ở đầu gai sống bị teo mỏng hơn lớp cơ ở các khu vực bình thường. Đặc biệt là lớp cơ ở bên lệch bị co cứng mà bên đối xứng cua các đốt sống lệch bị lõm khuyết.

2.1.5. Hình thái lớp cơ trên đốt sống lõm

Đầu gai sống lõm cân toàn phần đưa về phía trước gồm có các hình thái:

a. Đốt sống lõm cân về phía trước thì lớp cơ ở đầu đốt sống lõm bị teo mỏng hơn lớp cơ ở các đốt sống bình thường.

b. Đốt sống lõm phần trên đưa về phía trước thì lớp cơ ở chỗ lõm đó bị teo mỏng hơn lớp cơ ở các khu vực của các đốt sống bình thường.

c. Đốt sống lõm phần dưới đưa về phía trước thì lớp cơ ở chỗ lõm đó bị teo mỏng hơn lớp cơ ở các khu vực của các đốt sống bình thường.

d. Nhiều đốt sống lõm liền nhau đưa về phía trước thì lớp cơ cả một khu vực lõm đó đều bị teo mỏng hơn lớp cơ của khu vực các đốt sống bình thường.

2.1.6. Hình thái lớp cơ dầy cộm

Lớp cơ dầy cộm ở đốt sống không bình thường có các hình thái: hình thái thư nhuận, hình thái cứng hơn thư nhuận, hình thái mềm hơn thư nhuận, như sau:

a. Hình thái cơ thư nhuận: khi ấn, miết và vê trên lớp cơ cộm cảm thấy lớp cơ có vẻ thư nhuận như những lớp cơ bình thường. Đặc biệt là lớp cơ này bị cộm, cợn. Còn có cộm ít là mỏng, và cộm nhiều là dầy. Hình thái này đẩy không chuyển động.

b. Hình thái cơ cứng: khi ấn, miết, vê trên lớp cơ cộm ta cảm thấy lớp cơ đó bị cứng hơn các lớp cơ thư nhuận. Đặc biệt lớp cơ này còn có cộm ít (tức là mỏng) và cộm nhiều (tức là dầy). Hình thái này đẩy không chuyển động.

c. Hình thái cơ mềm: khi ấn, miết và vê trên lớp cơ cộm ta cảm thấy lớp cơ đó mềm và nát hơn các lớp cơ thư nhuận bình thường. Đặc biệt là lớp cơ này

còn có cộm ít (tức là mỏng) và cộm nhiều (tức là dầy). Hình thái này đẩy không chuyển động.

2.1.7. Hình thái lớp cơ thành sợi

Lớp cơ thành sợi ở trên đốt sống không bình thường có các hình thái: sợi tròn to (như dây thừng), sợi xơ nhỏ (thành lớp lăn tăn), sợi xơ rối (như cục tóc rối kết lại), sợi dẹt to thành dải dai chắc, sợ dẹt mỏng nhiều lớp lăn tăn....

а. Hình thái sợi tròn to: khi miết ta cảm thấy chuyển động, trật trẹo, có hình dáng tròn thành sợi như sợi dây thừng cứng, ấn không tan và dai chắc.

b. Hình thái sợi xơ cứng: khi miết ta cảm thấy những sợi xơ nhỏ này căng và cứng, ấn không tan và dai chắc, có trường hợp thể hiện lên thành đám (rộng hẹp khác nhau) nhưng xếp theo một chiều như ta xếp nắm tăm. Miết trượt trên lớp này thấy lăn tăn và chuyển động.

c. Hình thái sợi xơ rối: khi miết và vê ở trên thể này ta cảm thấy lăn tăn rất nhỏ, hình dung như cục tóc rối kết lại thành khối và bám chắc ở đầu gai sống.

d. Hình thái sợi dẹt, dày, to: khi miết và vê ta cảm thấy như dải dẹt dai chắc, miết trượt cảm thấy chuyển động hình dung như một sợi dẹt dài ngắn khác nhau.

e. Hình thái sợi dẹt mỏng: khi miết và vê ta cảm thấy nhiều lớp mỏng co cứng xếp lại chồng lên nhau không thành sợi dài. Khi miết trượt cảm thấy chuyển động và thành lớp lăn tăn co cứng. Những hình thái sợi dài nói trên đây có nhiều trường hợp khác nhau: sợi dài bắt chéo từ cột sống sang cơ lưng, từ cơ lưng nằm ngang đè lên đầu gai sống và nằm dọc ở cột sống dài hay ngắn, to hay nhỏ khác nhau.

2.1.8. Hình thái lớp cơ teo mỏng

Lớp cơ teo mỏng trên đốt sống không bình thường có các hình thái:

a. Hình thái teo mỏng: khi miết và vê trên đốt sống không bình thường ta cảm thấy lớp cơ trên đầu gai sống bị teo mỏng hơn lớp cơ ở các đốt sống bình thường. Chú ý, khi đặt ngón tay trên đầu gai sống chỉ cảm thấy có một lớp da mỏng phủ trên đầu gai sống mà không cảm thấy lớp cơ đệm.

b. Hình thái khuyết lõm: khi miết và vê trên đốt sống không bình thường ta

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/03/2024