Tác động cột sống phần 1 - 1

MỤC LỤC

Bài 1. ĐẠI CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG 5

1. Định nghĩa 5‌‌

2. Chỉ định - chống chỉ định của phương pháp tác động cột sống 5‌

2.1. Chỉ định 5‌‌

2.2. Chống chỉ định 5‌

Bài 2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ VÀ BỆNH LÝ CỦA BỐN ĐẶC TRƯNG 7‌‌

1. Cột sống 7‌

1.1. Hình thái sinh lý bình thường 7

1.2. Hiện tượng đốt sống không bình thường 10‌‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

2. Lớp cơ 13‌

2.1. Đặc điểm và hình thái lớp cơ trên các đốt sống không bình thường ... 13 2.2. Đặc tính của lớp cơ 17‌‌‌

Tác động cột sống phần 1 - 1

3. Nhiệt độ da 18‌

3.1. Nhiệt độ da các vùng cơ thể và những sự thay đổi về nhiệt độ da trong trạng thái bệnh lý 18‌‌‌‌‌‌‌

3.2. Đặc tính của nhiệt độ da 21‌‌‌

4. Cảm giác 23‌‌

4.1. Ứng dụng cảm giác đau trong chẩn bệnh và trị bệnh 24‌

4.2. Đặc tính về cảm giác 25‌

Bài 3. PHÂN BIỆT LOẠI VÀ THỂ 26‌‌‌

1. Hình thái loại và thể đốt sống lồi 27‌‌‌

1.1. Hình thái loại đơn lồi 28‌

1.2. Hình thái loại liên lồi 28

1.3. Hình thái loại lồi trên 28‌

1.4. Hình thái loại lồi dưới 28

2. Hình thái loại và thể đốt sống lồi – lệch 29

2.1. Hình thái loại đơn lồi - lệch 29‌

2.2. Hình thái loại liên lồi - lệch 29

2.3. Hình thái loại lồi - lệch trên 30‌‌‌

2.4. Hình thái loại lồi - lệch dưới 30

2.5. Phân biệt hình thái các thể của các loại lồi - lệch 31‌‌

3. Hình thái loại và thể đốt sống lệch 32‌

3.1. Hình thái loại đơn lệch 32‌‌‌‌

3.2. Hình thái loại liên lệch 32

3.3. Hình thái loại lệch trên 33

3.4. Hình thái loại lệch dưới 33

3.5. Sự phân biệt về hình thái các thể thuộc các loại đốt sống lệch 34

4. Hình thái loại và thể đốt sống lõm lệch 34

4.1. Hình thái loại đơn lõm - lệch 34

4.2. Hình thái loại liên lõm lệch 35

4.3. Hình thái loại lõm lệch trên 35

4.4. Hình thái loại lõm lệch dưới 36

4.5. Sự phân biệt hình thái các thể thuộc loại lõm - lệch 36

5. Hình thái loại và thể đốt sỗng lõm 37

5.1. Hình thái loại đơn lõm 37

5.2. Hình hình loại liên lõm 37

5.3. Hình thái loại lõm trên 37

5.4. Hình thái loại lõm dưới 38

5.5. Sự phân biệt hình thái các thể thuộc loại lõm 38

6. Định nghĩa về thể 39

6.1. Thể ngoài 40

6.2. Thể giữa 40

6.3. Thể trong 40

6.4. Các thể liên 41

Bài 4. CÁC NGUYÊN TẮC CHẨN VÀ TRỊ BỆNH TRÊN CỘT SỐNG 42

1. Nguyên tắc đối xứng 42

1.1. Đặc trưng sinh lí và bệnh lí 42

1.2. Cơ sở so sánh theo quy định của nguyên tắc đối xứng 43

1.3. Sự đối xứng và đối lập các đặc trưng bệnh lí 44

1.4. Nguyên tắc đối xứng trong chẩn bệnh 48

1.5. Nguyên tắc đối xứng trong trị bệnh 49

1.6. Tóm tắt 50

2. Nguyên tắc hưng phấn 50

3. Nguyên tắc định khu – định điểm 51

4. Nguyên tắc tạo sóng cảm giác 53

5. Nguyên tắc định lực thao tác 55

6. Nguyên tắc định hướng 56

7. Nguyên tắc định lượng 57

7.1. Thời gian thao tác 57

7.2. Thời gian của quá trình điều trị 59

8. Nguyên tắc điều nhiệt 60

Bài 5. THỦ THUẬT CHẨN VÀ TRỊ BỆNH 62

1. Thủ thuật chẩn bệnh 62

1.1. Thủ thuật áp 62

1.2. Thủ thuật vuốt 63

1.3. Thủ thuật ấn 66

1.4. Thủ thuật vê 67

2. Các thủ thuật trị bệnh 69

2.1. Thủ thuật đẩy 70

2.2. Thủ thuật xoay 71

2.3. Thủ thuật bật 73

2.4. Thủ thuật rung 74

2.5. Thủ thuật bỉ 76

2.6. Thủ thuật lách 77

Bài 6. CÁC PHƯƠNG THỨC CHẨN VÀ TRỊ BỆNH 79

1. Các phương thức chẩn bệnh 79

1.1. Phương thức điều nhiệt 79

1.2. Phương thức co cơ tương ứng 81

1.3. Phương thức động hình 82

1.4. Phương thức đối động 83

1.5. Phương thức chuyển tư thế 85

2. Các phương thức trị bệnh 88

2.1. Phương thức nén 88

2.2. Phương thức sóng 109

2.3. Phương thức đơn chỉnh và song chỉnh 130

Bài 7. MỘT SỐ ỨNG DỤNG XÁC ĐỊNH TRỌNG ĐIỂM VÀ GIẢI TỎA TRỌNG ĐIỂM BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG 130

1. Thiểu năng tuần hoàn não (nhũn não) 130

1.1. Đại cương 130

1.2. Phương pháp xác định trọng điểm và phương hướng giải tỏa trọng điểm các triệu chứng bệnh thiểu năng tuần hoàn não 131

2. Hội chứng tăng huyết áp 133

2.1. Đại cương 133

2.2. Phương pháp xác định trọng điểm và phương hướng giải tỏa trọng điểm các triệu chứng bệnh cao huyết áp 133

3. Viêm đa khớp dạng thấp 135

3.1. Đại cương 136

3.2. Phương pháp xác định trọng điểm và phương hướng giải tỏa trọng điểm các triệu chứng bệnh viêm đa khớp dạng thấp 136

4. Đau lưng 137

4.1. Đại cương 138

4.2. Phương pháp xác định trọng điểm và phương hướng giải tỏa trọng điểm của các triệu chứng bệnh đau lưng 138

5. Thoái khớp 140

5.1. Đại cương 140

5.2. Phương pháp xác định trọng điểm và phương hướng giải tỏa trọng điểm các triệu chứng bệnh thoái khớp 141

6. Đau cứng cột sống 143

6.1. Đại cương 143

6.2. Phương pháp xác định trọng điểm và phương hướng giải tỏa trọng điểm các triệu chứng bệnh đau cứng cột sống 144

Bài 1.

ĐẠI CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG


1. Định nghĩa

Là phương pháp người thầy thuốc dùng phần mềm của các ngón tay tác động lên hệ cột sống để chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh.

Phương pháp được đúc rút tinh hoa của cố lương y Nguyễn Tham Tán - Người thầy tổ sáng lập ra sau hơn 40 năm nghiên cứu ứng dụng và truyền dạy có các nguyên tắc, thủ thuật và các phương thức chẩn đoán và điều trị chặt chẽ khoa học, giúp thầy thuốc dễ theo dõi áp dụng và thực hiện đạt hiệu quả cao trong chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh.

Phương pháp lấy 4 đặc trưng là tiêu chuẩn để theo dõi, đánh giá trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh: Nhiệt độ da, hình thái lớp cơ, hình thái gai cột sống và cảm giác.

2. Chỉ định - chống chỉ định của phương pháp tác động cột sống

2.1. Chỉ định

- Các chứng đau:

+ Đau đầu

+ Đau cổ vai gáy

+ Đau thần kinh liên sườn

+ Viêm quanh khớp vai

- Các chứng liệt trẻ em, liệt người lớn:

+ Liệt do di chứng bại não

+ Liệt mặt (do các nguyên nhân)

+ Hội chứng cổ vai tay

+ Đau lưng

+ Đau thần kinh hông to

+ Liệt ½ người do tai biến mạch máu não

+ Liệt do chấn thương cột sống

- Bệnh về khớp: Viêm khớp dạng thấp; thoái hóa khớp; thoái hóa cột sống..

- Suy nhược thần kinh, đau đầu, mất ngủ,...

- Đau dạ dày, hen phế quản, huyết áp dao động, rối loạn nhịp tim, đau bụng kinh, đái dầm, thiểu năng tuần hoàn não, tăng huyết áp, huyết áp thấp...

2.2. Chống chỉ định

- Các bệnh ngoài da, tổn thương da, viêm da dị ứng, chàm.

- Sai khớp, gãy xương.

- Các bệnh cấp cứu nội, ngoại khoa.

Bài 2.

ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ VÀ BỆNH LÝ CỦA BỐN ĐẶC TRƯNG

Phần giới thiệu về đặc điểm và bệnh lý của 4 đặc trưng bao gồm:

1. Cột sống 3. Nhiệt độ da

2. Lớp cơ 4. Cảm giác

1. Cột sống

1.1. Hình thái sinh lý bình thường

Cột sống gồm 33 hoặc 34 đốt sống hợp thành, chia ra:

- 7 đốt sống cổ từ C1 đến C7;

- 12 đốt sống lưng từ D1 đến D12;

- 5 đốt sống thắt lưng từ L1 đến L5;

- 5 đốt sống hông từ S1 đến S5;

- 4 hay 5 đốt xương cụt.

Các đốt sống hông dung hợp lại thành một liên tảng, các đốt xương cụt cũng dung hợp lại thành một liên tảng. Giữa các đốt sống có đĩa đệm.

Trên cột sống, đốt sống cổ thứ nhất (C1) và đốt sống cổ thứ hai (C2) có hình thù hết sức đặc biệt.

Đốt C1 nâng đỡ hộp sọ nên có hình một vòng tròn dẹt, thân đốt không rõ và lỗ đốt rất rộng, đảm bảo cho hộp sọ có thể quay chuyển được dễ dàng.

Vì thế chúng ta gọi đốt Cl là đốt đội, người châu Âu gọi là đốt Atlas (lấy tên Atlas là một đại lực sĩ trong điển tích thần thoại Hy Lạp).

Đốt cổ thứ hai (C2) được gọi là đốt trục. Đốt C2 có hình khuyên tròn, phía trên và trước khuyên này lồi lên một mỏm gọi là mấu răng khế - giải phẫu học hiện đại gọi là mỏm răng (apophyse odontoide).

Đốt trục khớp với đốt đội giúp cho hộp sọ chuyển động, quay phải – quay trái được dễ dàng. Ngay cả khi ta gật đầu, cúi đầu ra phía trước cũng là nhờ trục của đốt C2 nghiêng về phía trước. Vì thế người châu Âu đặt tên cho nó là Axis (trục).

Khi khám một cột sống, thầy thuốc càn chú ý đến đốt sống cổ thứ 6, thứ 7 (C6 và C7).

Ở mỏm ngang đốt C6 có một chỗ lồi cao, ta gọi là lồi trên, người châu Âu gọi là củ sát-xe-nhắc (tubercule de Chassaignas). Ở mỏm gai đốt C7 cũng có một lồi cao rất rõ trội hơn của Sát-xe-nhắc, ta gọi là lồi dưới.

Các đốt sống cổ, nếu lấy đốt C1 và C7 làm mốc, thì đều cong về phía trước và đốt C4 là đốt cong sâu nhất.

Các đốt sống lưng, do cần tiếp xúc với các đầu sườn sau, nên mỗi đốt có tới bốn diện khớp để tiếp giáp với xương sườn. Các lỗ đốt đều tròn. Thân đốt khá dày, mỏm gai rất dài và thõng sâu, do đó khi ta sờ thấy đuôi gai của một đốt nào đó thì ngón tay của ta đã đang đặt ở ngang tầm của đốt dưới rồi.

Để tìm đốt sống, ta phải dựa vào các xương bả vai, xương sườn cụt và bờ xương hông, dùng các góc cạnh của các xương đó làm mốc để tìm.

Đốt D l nằm dưới lồi dưới của C7.

Đốt D3 nằm trên đường thẳng nối hai bờ trong trên của hai xương bả. Đốt D7 nằm trên đường thẳng nối hai góc dưới của xương bả.

Từ đốt D1 trở xuống, cột sống lưng có xu thế cong về phía sau và D4 là điểm thứ nhất nhô cao lên. Từ D8 trở đi, cột sống có hình cong lướt và D 10 là điểm thứ hai nhô lên cao.

Các đốt sống thắt lưng so với các đốt sống lưng khỏe hơn rất nhiều vì chúng phải chịu toàn bộ sức nặng của con người gia trọng lên nó. Các mỏm gai ngắn, rộng và ngang thân đốt sống to, không tiếp khớp với xương sườn nên các mỏm ngang dài và nhọn. Lỗ đốt hình tam giác.

Đốt thắt lưng thứ hai (L2) nằm trên đường thẳng nối hai đầu xương sườn cụt (nhìn phía ngoài mặt da, đó là nơi eo lưng bắt đầu thắt lại).

Đốt thắt lưng thứ tư (L4) nằm trên đường thẳng nối hai bờtrên xương hông.

Về mặt hình thái, từ L1 đến L5, cột sống có xu thế thẳng đều, nhưng cần chú ý:

- Ở nam giới, L4 và L5 đưa về phía trước,

- Ở nữ giới, L4 và L5 vẫn thẳng đều,

(và nếu không như vậylà hiện tượng bệnh).

Từ S1 đến S5, cột sống có xu hướng đưa về phía sau. Điểm cao nhất là S5.

Xem tất cả 66 trang.

Ngày đăng: 10/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí