Nhiệt Độ Da Các Vùng Cơ Thể Và Những Sự Thay Đổi Về Nhiệt Độ Da Trong Trạng Thái Bệnh Lý

cảm thấy đầu gai sống như bị khuyết đi mà lớp cơ ở chỗ khuyết đó bị lõm sâu xuống khác thường.

2.2. Đặc tính của lớp cơ

1. Có thể dùng thủ thuật trị bệnh ứng dụng theo các nguyên tắc, các phương thức của Phương pháp Tác động Cột sống để làm thay đổi hình thái lớp cơ.

Trong khi thao tác trị bệnh, thầy thuốc cần tập trung theo dõi cảm giác trên đầu ngón tay của mình để có thể nhận thấy khi lớp cơ có thay đổi trong lúc thao tác, cụ thể là lớp cơ co cứng, đẩy sẽ bớt cứng rồi mềm trở lại độ thư nhuận bình thường, lớp cơ nhược sẽ phục hồi dần, hết nhược rồi trở lại thư nhuận bình thường.

2. Khi lớp cơ đã thư nhuận bình thường là ổ bệnh đã được giải tỏa, thao tác đến ngưỡng phải ngừng ngay.

Sở dĩ thầy thuốc cần theo dõi sự biến đổi của lớp cơ trong khi thao tác vì khi đã có hiện tượng báo đến ngưỡng của định lượng mà vẫn tiếp tục thao tác thì lớp cơ bị tác động quá ngưỡng tiếp thu của cơ thể sẽ có phản vệ co lại, hiệu quả vừa đạt sẽ bị xóa hoàn toàn, lớp cơ bị tác động quá nhiều có thể xưng đau, người bệnh lại có cảm giác khó chịu như ban đầu.

3. Lớp cơ co cứng căng như mặt trống: những trường hợp này chỉ có thể làm lớp cơ thay đổi bằng cách đắp bột cua đồng phối hợp với thủ thuật mới phục hồi được sự thư nhuận của lớp cơ.

4. Lớp cơ co dầy gây cộm giác rất đau nhưng khả năng phục hồi rất nhanh. Có khi thầy thuốc dùng thủ thuật thao tác chỉ một lần điều trị tại trọng điểm đã hết co.

5. Lớp cơ co mỏng phải điều trị lâu dài mới phục hồi được. Những lớp cơ này tương ứng với những bệnh mãn tính, với những ổ bệnh đã có tổn thương thực tế.

6. Lớp cơ mềm dầy tương ứng với các dạng nhiễm trùng lao vì vậy phải kết hợp dùng thuốc chống lao trong quá trình điều trị mới giải tỏa được.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

7. Lớp cơ mềm mỏng không gặp trong hình thái bệnh lý mà chính là hậu quả biến đổi đột ngột của sự tác động qua lực, nếu không điều chỉnh lại sẽ gây ra một sự rối loạn mới vì vậy gặp trường hợp này thầy thuốc phải lập tức tác động

ngay bên đối xứng của trọng điểm để cho lớp cơ mềm mỏng đó được phục hồi lại ngay.

Tác động cột sống phần 1 - 3

8. Lớp xơ sợi chỉ gặp trong lớp cơ sâu của các đốt sống bị khuyết lõm, ít gặp trong các đốt sống lệch, và không gặp trong các đốt sống lồi. Hình thái này chỉ thay đổi khi thầy thuốc đã giải tỏa được các đốt sống lồi hoặc lồi lệch ở phía trên của các đốt sống lõm bệnh lý ấy.

9. Lớp cơ teo nhược chỉ phục hồi khi đã giải tỏa được những lớp cơ co cộm ở phía trên của chỗ có cơ teo nhược.

3. Nhiệt độ da

3.1. Nhiệt độ da các vùng cơ thể và những sự thay đổi về nhiệt độ da trong trạng thái bệnh lý

Phương pháp Tác động Cột sống coi nhiệt độ da các vùng cơ thể bình thường là sự biểu hiện của cơ thể lành mạnh, và nhiệt độ không bình thường là biểu hiện cơ thể đang ở trong tình trạng bệnh lý.

Khi cơ thể có bệnh, nhiệt độ da biểu hiện ba trạng thái cao, thấp, hay rối

loạn.

3.1.1. Nhiệt độ da ở cơ thể khỏe mạnh

Nhiệt độ da của cơ thể bình thường được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao theo từng vùng như sau: trung bình 25°-28° c.

1. Vách mũi, ngón chân cái

2. Ngón tay trỏ

3. Mu bàn chân

4. Cổ chân

5. Mu bàn tay, thắt lưng

6. Bắp chân

7. Cẳng tay

8. Cơ mông

9. Cổ tay

10. Lưng, vai, cánh tay

11. Ngực, bụng

12. Trán, gò má

13. Cổ, gáy

14. Vùng nách, dưới lưỡi, hậu môn, trung bình 36,9°

Nhiệt độ da ở cơ thể khỏe mạnh có thể thay đổi tạm thời trong các trường hợp lao động, nghỉ ngơi, có sự thay đổi đột ngột về tâm lý (buồn, lo sợ, suy nghĩ, tức giận...), tùy theo tình trạng cơ thể (đói, no...), tùy theo thời gian sáng,

trưa, tối, tùy theo mùa mà có thể có những thay đổi khác nhau ở từng người, tùy theo vị trí và các bộ phận cơ thể.

Những trường hợp thay đổi nhiệt độ da tức thời như đã nói ở trên thường nhiệt độ ấy không kéo dài và vẫn được coi là nhiệt độ sinh lý bình thường.

Chẳng hạn khi người mẹ đang cho con bú thì nhiệt độ vùng vai phải và vùng thắt lưng nóng cao. Khi con ngừng bú thì nhiệt độ trở lại bình thường. Hiện tượng này được coi là hoạt động sinh lý bình thường mà không phải là hiện tượng bệnh lý.

Phương pháp Tác động Cột sống coi nhiệt độ da là cơ sở cơ bản để chẩn bệnh và theo dõi trong khi trị bệnh nên đã chia nhiệt độ da ở tình trạng bệnh lý thành ba lĩnh vực:

a. Nhiệt độ trọng khu - trọng điểm là nhiệt độ trên phạm vi cột sống trong phạm vi có ổ rối loạn.

b. Nhiệt độ vùng tương ứng với nội tạngchia ra 11 vùng:

1. Vùng cổ, vai, ngực trái: liên quan chức năng tim mạch

2. Vùng cổ phải: liên quan chức năng hô hấp

3. Vùng dưới vú phải: liên quan chức năng gan

4. Vùng vai phải: liên quan chức năng mật

5. Vùng mỏ ác: hên quan chức năng dạ dầy

6. Vùng giữa lưng: liên quan chức năng lá lách, các tuyến nội tiết, tuyến tụy, tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận

7. Vùng thắt lưng: liên quan chức năng thận, sinh dục

8. Vùng khe mông: liên quan chức năng tử cung, vòi trứng

9. Vùng bụng con: liên quan chức năng bàng quang, tiết niệu

10. Vùng trước rốn: liên quan chức nàng ruột non

11. Vùng chẩm: liên quan chức năng ruột già, trực tràng

c. Nhiệt độ địa phương được chia ra 14 vùng sắp xếp theo nhiệt độ sinh lý lúc bình thường từ thấp đến cao nhất để làm nhiệt độ chuẩn so sánh với nhiệt độ bệnh lý.

3.1.2. Nhiệt độ da thay đổi do tình trạng bệnh lý

Khi trong cơ thể có bệnh thì nhiệt độ da có thể biểu hiện:

- Nhiệt độ da cao hơn bình thường

- Nhiệt độ da thấp hơn bình thường

- Nhiệt độ da rối loạn

1. Nhiệt độ da cao hơn bình thường: Nhiệt độ da cao hơn bình thường có thể biểu hiện:

a. Nhiệt độ da cao toàn thân: Khi áp dụng thủ thuật áp thấy không có vùng nào ở nhiệt độ bình thường (thông thường biểu hiện khi người bệnh sốt cao).

b. Nhiệt độ da cao ở vùng nhất định: Nhiệt độ da cao hoặc không ổn định thường biểu hiện ở 3 nơi:

- Trên cột sống ở vùng đốt sống lồi;

- Ở hai bên cơ lưng có hiện tượng co, cộm, phù...

- Ở từng vùng ngoài thân mình (đầu, mặt cố, chân).

2. Nhiệt độ da thấp hơn bình thường: Nhiệt độ da thấp hơn bình thường có thể biểu hiện:

a. Toàn thân nhiệt độ da thấp: Khi áp dụng thủ thuận áp tại các vùng da trên cơ thể thấy có cảm giác lạnh hay lạnh ngắt.

b. Nhiệt độ da thấp thể hiện từng vùng nhất định: Nhiệt độ da thấp hoặc không ổn định thường biểu hiện ở 3 nơi:

- Trên cột sống ở vùng đốt sống lõm;

- Ở hai bên cơ lưng tại các cơ có trạng thái mềm duỗi;

- Từng vùng nhiệt độ da thấp có liên quan đến bệnh tật thuộc nội tạng và các bộ phận cơ thể tương ứng.

Hiện tượng nhiệt độ da thấp có thể rộng hẹp tùy theo diện tích khuyết tật của cột sống và diện tích của các cơ mềm duỗi trên cơ lưng.

3. Hiện tượng nhiệt độ da rối loạn

Hiện tượng nhiệt độ da rối loạn là có những vùng nhiệt độ da cao trong lúc đó có những vùng nhiệt, độ da thấp, lại có những vùng nhiệt độ da ổn định trên cùng cơ thể một người bệnh.

Biểu hiện của sự rối loạn này thường đối xứng theo chiều ngang hoặc, theo

chiều dọc trên dưới.

a. Nhiệt độ da rối loạn ở hai bên cột sống: một bên có nhiệt độ da cao, một bên nhiệt độ da thấp có liên quan đến tật của đốt sống lồi và tình trạng các cơ: da nhiệt cao xuất hiện ở đốt sống lồi và vùng cơ co cứng, da nhiệt thấp xuất hiện ở đốt sống khuyết và vùng cơ mềm duỗi.

b. Nhiệt độ da rối loạn đối xứng trên dưới: thông thường khi vùng trên có nhiệt độ da cao thì vùng dưới có nhiệt độ da thấp. Hiện tượng da nhiệt cao cũng có ởcác đốt sống Lồi và lớp cơ co cứng, và nhiệt độ thấp có ở các đốt sống lõm và khuyết, các lớp cơ mềm duỗi như đã nói ở trên.

3.1.3. Kết luận

Hiện tượng thay đổi nhiêt độ da có liên quan chặt chẽ tới:

- Tổn thương cột sống.

- Tình trạng cứng, mềm của lớp cơ.

- Tật bệnh ở các phủ tạng và các bộ phận cơ thể cũng có ảnh hưởng đến nhiệt độ da của từng vùng tương ứng.

3.2. Đặc tính của nhiệt độ da

Nhiệt độ da giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong chẩn và trị bệnh theo Phương pháp Tác động Cột sống. Bởi vậy thủ thuật đầu tiên được ứng dụng là thủ thuật áp để tìm nhiệt độ trọng khu và trọng điểm, nhiệt độ vùng tương ứng nội tạng, qua đó ứng dụng các thủ thuật khác để tìm trong điểm điều trị cho người bệnh.

Cơ sở để so sánh là nhiệt độ sinh lý bình thường của từng vùng nhiệt độ da trên cơ thể con người.

Vì vậy trong khi điều trị bằng Phương pháp Tác động Cột sống, người thầy thuốc phải chú trọng tới những đặc tính sau đây về nhiệt độ da trên cơ thể người bệnh:

1) Chỉ khi cơ thể có bệnh thì nhiệt độ sinh lý mới thay đổi

Phương pháp Tác động Cột sống phân biệt nhiệt độ địa phương, nhiệt độ trọng khu - trọng điểm, và nhiệt độ vùng tương ứng nội tạng.

Căn cứ vào đặc tính này, Phương pháp Tác động Cột sống chẩn bệnh nhanh và chính xác vì thầy thuốc có cơ sở là nhiệt độ dađể kiểm tra lời kể bệnh, mà

không có lời kể bệnh thì thầy thuốc căn cứ vào nhiệt độ da biến đổi vẫn chẩn bệnh được chính xác.

2) Nhiệt độ da biến đổi rất nhậy trên cơ thể người bệnh trong khi thao tác trị bệnh

Cụ thể là trên cùng một người bệnh, có lần thầy thuốc chỉ mới tác động độ 2-3 giây đồng hồ thì nhiệt độ cơ thể đã có thay đổi, nhưng cũng có lần tác động đến 20 hay 30 giây mới có phản xạ báo đến ngưỡng định lượng mà,cơ thể người bệnh có thể tiếp nhặn được.

3) Nhiệt độ da biến đổi không phụ thuộc vào ngưỡng tiếp nhận định lượng của cơ thể người bệnh

Căn cứ vào đặc tính này, người thầy thuốc phải chú ý tới hai trường hợp

sau:

a. Khi tác động đúng trọng điểm, nhiệt độ da có biến đổi nhưng chưa đến

ngưỡng của định lượng thì phải chẩn để tìm trọng điểm mới, tiếp tục điều trị cho đến ngưỡng của định lượng mới ngừng thao tác.

b. Mặc đầu nhiệt độ đã biến đổi nhưng chưa giải tỏa hoàn toàn được ổ bệnh mà cơ thể người bệnh đã có phản xạ đến ngưỡng định lượng thì vẫn phải ngừng thao tác, chờ lần điều trị sau.

4) Nhiệt độ da biến đổi thuận chiều khi thao tác trị bệnh đúng trọng điểm

Trong khi thao tác trị bệnh, thầy thuốc thường xuyên phải thăm dò nhiệt độ tại những vùng có nhiệt độ bệnh lý. Biến đổi thuận chiều có nghĩa là nhiệt độ bệnh lý nếu cao hơn nhiệt độ sinh lý bình thường thì trong quá trình điều trị nhiệt độ sẽ hạ dần đến mức nhiệt độ sinh lý bình thường (chẳng hạn trong khi chữa bệnh huyết áp cao); hoặc là nhiệt độ bệnh lý thấp hơn nhiệt độ bình thường thì trong quá trình điều trị nhiệt độ sẽ tăng dần lên đến mức nhiệt độ sinh lý bình thường (chẳng hạn trên những lớp cơ teo nhược). Nhiệt độ biếnđổi thuận chiều chứng minh rằng ta đã tác động đúng trọng điểm, nguyên tắc, phương thức và thủ thuật.


5) Nhiệt độ chỉ trở lại bình thường khi ổ rối loạn đã được giải tỏa hoàn

toàn

Sau khi thao tác, khi thăm dò thấy nhiệt độ đã trở lại đúng nhiệt độ sinh lý

bình thường là ổ rối loạn đã hết rối loạn, chẳng hạn như trên cơ thể người mẹ mất sữa, hoặc trên bệnh nhân hen, thầy thuốc rất dễ nhận biết sự thay đổi nhậy bén trong khi thao tác trị bệnh.

Căn cứ vào những đặc tính trên đây của nhiệt độ đa, Phương pháp Tác động cột sống quy định một nguyên tắc quan trọng khi trị bệnh:

Khi tác động trị bệnh mà nhiệt độ bệnh lý không thay đổi thì tuyệt đối không được tác động nữa vì một vùng nhiệt độ da không chỉ liên quan đến mỗi đốt sống mà liên quan đến nhiều đốt sống, do đó trong khi điều trị phải luôn luôn theo dõi sự biến đổi của nhiệt độ da. Khi đã có tác động mà nhiệt độ bệnh lý không thay đổi chứng tỏ rằng tác động chưa đúng trọng điểm. Khi đó phải xác định lại trọng điểm thật chính xác mới được tiếp tục tác động trị bệnh.

4. Cảm giác

Có thể con người có nhiều cảm giác khác nhau, nhưng Phương pháp Tác động cột sống chỉ căn cứ vào cảm giác đau tăng hoặc giảm trên hệ cột sống để làm cơ sở chẩn đoán và trị bệnh.

Bởi vậy sự bình thường và mất bình thường về cảm giác trên hệ cột sống là một trong bốn đặc trưng để xác định về sinh lý và bệnh lý của cơ thể.

Phương pháp Tác động Cột sống lại phân biệt cảm giác đau tăng hoặc giảm thành hai dạng khác nhau:

1) Cảm giác đau khu trú ở một vùng nhất định trên cột sống mà người bệnh tự nhận biết được gọi là cảm giác đau bệnh lý.

2) Cảm giác đau trên cột sống mà người bệnh chỉ nhận biết được khi thầy thuốc dùng thủ thuật tác động đúng vị trí đó gọi là cảm giác đau của hiện tượng bệnh lý.

Cảm giác đau bệnh lý là cảm giác đau thuộc về bệnh của cột sống như: cột sống có hình gai đôi, cột sống vôi hóa hay thoái hóa, trượt đĩa đệm, trật khớp, viêm cột sống dính khớp và nhiều trường hợp khác nữa.

Cảm giác đau của hiện tượng bệnh lý là hiện tượng có liên quan đến bệnh

lý của các cơ quan nội tạng và mọi bộ phận cơ thể.

Trong khi chẩn bệnh, Phương pháp Tác động cột sống cần chú ý tới mối liên quan của cảm giác đau hoặc cảm giác giảm với các đặc trưng bệnh lý.

Các đặc trưng bệnh lý gồm có sự biến đổi về các đốt xương sống, lớp cơ đệm, nhiệt độ và cảm giác như sau:

- Trên các đốt sống lồi, lồi lệch và lệch thì ở nơi cao nhất hoặc lệch nhất trên đầu gai sống biểu hiện lớp cơ co cộm, nhiệt độ nóng cao. Khi đặt ngón tay tác động trên lớp cơ co thì ngườibệnh có cảm giác đau tăng.

- Trên các đốt sống lõm hoặc lõm lệch thì ở nơi lõm sâu nhất trên đầu gai sống biểu hiện lớp cơ teo nhược, nhiệt độ thấp và cảm giác giảm. Khi dùng thủ thuật tác động tại chó đó thì người bệnh cũng không nhận biết được rõ ràng về cảm giác đau.

4.1. Ứng dụng cảm giác đau trong chẩn bệnh và trị bệnh

Ở đây chúng tôi muốn nhắc lại rằng khi cơ thể người bệnh có cảm giác đau mỏi, bạc nhược thì bao giờ trên hệ cột sống cũng biểu hiện cảm giác đau của hiện tượng bệnh lý tức cảm giác đau khi có tác động bằng thủ thuật.

Phương pháp Tác động Cột sống căn cứ vào tính chất đau của cảm giác để chẩn đoán bệnh.

Tính chất đau: Cảm giác đau của hiện tượng bệnh lý thường khu trú trên một diện rộng, có thể từ một đến nhiều đốt liền nhau, nhưng trong đó bao giờ cũng phải có một điểm nhỏ có cảm giác đau nhất. Điểm đau này thầy thuốc có thể nhận biết được bằng sự phản ứng của cơ thể người bệnh như giật, thót mình, hoặc phản ứng của hệ cột sống như oằn lún lừng, cong gù lưng, hoặc vặn vẹo qua phải hay qua trái v.v...

Điểm đau nhất này được coi là trung tâm của hiện tượng bệnh lý khu trú ở trên hệ cột sống mà Phương pháp Tác động quy định là trọng điểm. Trọng điểm được coi là căn cứ để chẩn đoán quy nạp mối liên quan của các bộ phận của cơ thể bị rối loạn vì có liên quan với các đặc trưng bệnh lý: lớp cơ co dầy nhất, đốt sống lồi, lệch nhất, nhiệt độ cao nhất.

Điểm đau của hiện tượng bệnh lý là một đặc điểm không chỉ riêng khu trú

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/03/2024