Kiểm Tra Và Giám Sát Chất Lượng Tín Dụng Chặt Chẽ

Với những biện pháp tích cực trong việc đa dạng sản phẩm dịch vụ tín dụng, Ngân hàng sẽ có thể nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như đạt được nhiều thành tựu hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của mình.

3.2.5. Kiểm tra và giám sát chất lượng tín dụng chặt chẽ


- Quản lý, giám sát khoản vay: Ngân hàng cần thực hiện giám sát và thu thập các báo cáo tài chính mới nhất của khách hàng. Ngân hàng cần phải yêu cầu khách hàng cung cấp báo cáo tài chính thường xuyên hàng kỳ nếu thấy kahcsh hàng cóa dấu hiệu khó khăn trong việc trả nợ cho Ngân hàng.

- Rà soát xem lại tài sản đảm bảo nợ của khách hàng: Ngân hàng cần xem xét liệu tài sản đảm bảo này có bán được trong điều kiện kinh tế mà thị trừng bất động sản đang dọc xuống hư hiện nay hay không (vì phần lớn tài sản đảm bảo nợ thường là bất động sản và động sản). Ngân hàng nên thuê chuyên gia đánh giá bất động sản và động sản để họ có thể đánh giá một cách khách quan và chính xác hơn, dễ chấp nhận cả hai bên ( ngân hàng và khách hàng vay vốn).

- Rà soát ngay hồ sơ pháp lý của khoản vay, yêu cầu bổ sung khi cần thiết.


- Để nhìn nhận và đánh giá đúng đắn hơn, ngăn ngừa được sự ham muốn mưu lợi bất chính của khách hàng, nâng cao nghiệp vụ thông tin giữa các bộ phận chuyên môn của các tổ chức tín dụng với nhau, Ngân hàng cần phải thực hiện liên kết với các tổ chức tín dụng, giữa Ngân hàng với các tổ chức phí ngân hàng, giữa Ngân hàng với các định chế tài chính khác, vì Ngân hàng là việc này; Ngân hàng sẽ có được thông tin liên quan với khách hàng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về chất lượng dịch vụ tín dụng và sự hài lòng của khách hàng cùng với việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Minh Hóa, chương 3 đưa ra một số giải pháp nhằm mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của Agribank chi nhánh Minh Hóa như: Hoàn thiện chính sách tín dụng; Nâng cao phương tiện hữu hình đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của thị trường đồng thời đáp ứng sự hài lòng của khách hàng; Hoàn thiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần nâng cao năng lực phục vụ của ngân hàng; Đa dạng hóa danh mục sản phẩm tín dụng; Kiểm tra và giám sát chất lượng tín dụng chặt chẽ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Căn cứ vào tình hình thực tế, đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan ban ngành có liên quan nhằm hỗ trợ Agribank chi nhánh Minh Hóa nói riêng và các tổ chức tín dụng khách nói chung trong hoạt động kinh doanh dịch vụ tín dụng trong thời gian sắp tới.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Minh Hóa Bắc Quảng Bình - 12


1. Kết luận

Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng là vấn đề có tính sống còn đối với các Ngân hàng thượng mại nói chung và Agribank chi nhánh huyện Minh Hóa nói riêng. Mặc dù đạt được nhiều thành công nhưng chất lượng tín dụng của Agribank chi nhánh huyện Minh Hóa vẫn chưa thực sự được đảm bảo tốt nhất. Lượng khách hàng tín dụng chủ yếu của Ngân hàng vẫn tập trung vào nhóm khách hàng cá nhân và khác hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong khi tỷ lệ nợ xấu được đảm bảo nhưng vẫn có xu hướng gia tăng. Quy trình tín dụng, tổ chức quy trình tín dụng còn thực sự chưa hiệu quả. Trình độ cán bộ nhân viên còn hạn chế…

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng đối với các ngân hàng thương mại nói chung và Agribank chi nhánh huyện Minh Hóa nói riêng, trong luận văn, tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ tín dụng của Agribank chi nhánh huyện Minh Hóa. Tác giả chỉ rò những thành tựu và hạn chế của dịch vụ tín dụng mà Ngân hàng cung cấp trong thời gian qua, đồng thời có đưa ra các nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên. Trên cơ sở này, tác giả đề xuất những giải pháp định hướng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của Ngân hàng.

2. Kiến nghị


Kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước.


*Kiến nghị về phía Nhà nước Việt Nam: Cần phải ban hành, hoàn thiện và đồng bộ hóa các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp và có liên quan để tạo môi trường kinh tế - pháp lý vững chắc cho hoạt động của các doanh nghiệp, cũng như hoạt động của các Ngân hàng. Cần tạo guồng máy hoạt động nhịp nhàng, có hiệu quả giữa các doanh nghiệp, hạn chế thấp nhất rủi ro cho ngân hàng. Sự hoạt động đồng bộ của các cơ quan như Ủy ban hân dân các cấp, Bộ, Sở công nghiệp, Tài chính, Ngân hàng nhà nước, Công an, Tòa án nhân dân các cấp là hết sức cần

thiết, nhờ đó, các doanh nghiệp có thể nhân chóng triển khai hoạt động, đồng thời giúp các ngân hàng giám sát tốt hơn trong việc sử dụng vốn vay, đảm bảo vốn vay sử dụng đúng mục đích, hạn chế được rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

* Kiến nghị về phía Ngân hàng nhà nước Việt Nam: Cần tăng cường hơn nữa vai trò quản lý vĩ mô của mình trong lĩnh vực ngân hàng; cần tham mưu cho chính phủ trong việc hoạch định các chính sách tiền tệ, đảm bảo sự ổn định trong nên kinh tế và dự an toàn trong hệ thống các Ngân hàng thương mại, nhất là trong thời kỳ này, hiện tượng dự suy giảm của ngành tài chính ngân hàng đang diễn ra. Ngân hàng nhà nước cần phải tăng cường công tác thanh tra, xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo thực hiện hoạt động kiểm soát của hệ thống ngân hàng có hiệu quả và an toàn nhất. Cần mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm tín dụng của Ngân hàng nhà nước bằng nhiều hình thức, đặc biệt là nhận thông tin, chọn lọc thông tin và từ đó cung cấp kịp thời, chính xác các nguồn tin trong nước và thế giới…. để các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng có căn cứ giải pháp tích cực trong hoạt động nói chung và kinh doanh tín dụng nói riêng.

Kiến nghị đối với Agribank.


* Về phía Agribank: Cần tiêu chuẩn hóa cán bộ Ngân hàng mà trước hết là cán bộ tín dụng, cán bộ lãh đạo và cán bộ quản lý kinh doanh; thường xuyên quan tâm mở lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn về tín dụng, nguồn vốn, thẩm định, tin học, thanh toán quốc tế…. để nâng cao trình độ cho các cán bộ. Cần xử lý dứt điểm những khoản nợ khó đòi, xóa nợ đối với chi nhánh theo quy định của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước để từng bước phân loại nợ, trích lập dự phòng một cách hợp lý. Tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm soát trong toàn bộ hệ thống, giám sát và đôn đốc kịp thới những sai phạm của các chi nhánh, nhất là trong hoạt động tín dụng. Thành lập trung tâm tín dụng của Agribank, nối mạng toàn hệ thống nhằm có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chi nhánh trong việc quyết định cho vay đối với khách hàng. Thường xuyên tổ

chức các hội thao trong hệ thống về các hình thức rủi ro tín dụng, biện pháp phòng ngữa hạn chế rủi ro nhằm rút kinh nghiệm cho toàn hệ thống.

* Về phía Agribank chi nhánh huyện Minh Hóa: Cần phải đặt ra những

giải pháp cho những khó khăn của chính mình trong ngắn hạn và dài hạn.


Trong công tác khách hàng mở rộng tín dụng, Ngân hàng cần năm được tình hình sắp xếp loại các doanh nghiệp để xem xét định hướng đầu tư; cần mở rộng và chú trọng đầu tư cho vay Công ty TNHH, cá thể sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo đủ điều kiện vay vốn, mở rộng cho vay tiêu dụng đối với cán bộ công nhân viên của các cơ quan nhà nước, trường học, ……. có chuyển lương qua chi nhánh; cần áp dụng một cách linh hoạt cơ chế lãi suất cho vay; tiếp tục giữ quan hệ tốt với các khách hàng truyền thống, có uy tín, đồng thời mở thêm quan hệ với khách hàng mới làm ăn có hiệu quả, vay vốn lớn có tài sản đảm bảo;

Trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng, Ngân hàng cần giám sát chặt chẽ vốn vay từ khâu kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay; xếp loại và đánh giá đầy đủ các mặt của khách hàng, hạn chết và loại dần việc đầu tư các khách hàng làm ăn kém hiệu quả, thẩm định chắc chắn các món vay phát sinh; nâng dần tỷ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản trong tổng dư nợ, hàng quý tổ chức phân tích chất lượng dịch vụ tín dụng để đánh giá, phân loại nợ để có biện pháp xử lý với từng loại nợ. Ngoài ra, cần phải thường xuyên đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụng để biết được mức độ hài lòng của khách hàng đồi với dịch vụ tín dụng như thế nào từ đó đưa ra được các biện pháp để cải thiện dịch vụ.

Đối với công tác cán bộ, Ngân hàng nên phân loại cán bộ, giao phụ trách tùng nhóm khách hàng cho phù hợp trình độ quản lý của cán bộ; chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ để các cán bộ từng bước có thể tiếp cận các dự án lớn; tổ chức trao đổi nghiệp vụ thường xuyên hơn để cán bộ học tập lẫn nhay, nâng cao nghiệp vụ.

Đối với các mặt hoạt động dịch vụ khác, Ngân hàng cần tiếp tục thực hiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ đã triển khai như: phục vụ tốt và mở rộng thêm các

khách hàng có nhu cầu Thanh toán quốc tế mở L/C; tăng cường chế chấp lô hàng và bán bảo hiểm để đảm bảo an toàn vốn và thu bảo hiểm; triển khai trả lương qua thể đến các khách hàng doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, tiếp tục phát hành thể ATM đến khách hàng; phục vụ tốt khách hàng có nhu cầu bảo lãnh để thu phí dịch vụ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Báo cáo tổng kết năm (2016), Agribank chi nhánh huyện Minh Hóa

2. Đại học thương mại 2003, Lý thuyêt tài chính tiền tệ, nhà xuất bản thống kê Hà Nội.

3. David Begg (1995), Kinh tế học, NXB Giáo dục Hà Nội.

4. Nguyễn Đăng Dờn (2004), Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, TP. Hồ Chí

Mính

5. Các Mác (1978), Tư bản quyển III tập 2, NXB Sự thật Hà Nội.

6. Cẩm nang quản lý tín dụng ngân hàng (1993), NXB Thống kê Hà Nội (nhiều

tác giả).

7. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia

Hà Nội.

8. Học viện Ngân hàng (2003), Giáo trình Marketing Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

9. Vũ Văn Hoá (1998), Lý thuyết tiền tệ, NXB Tài chính Hà Nội

10. Hoàng Hữu Hoà (2001), Phân tích thống kê, Đại học kinh tế Huế.

11. Nguyễn Lâm Hoè (1994), Từ điển kinh tế Anh-Pháp-Việt tài chính-ngân hàng, NXB giáo dục viện khoa học ngân hàng.

12. Tô Ngọc Hưng (2004), Cẩm nang ngành ngân hàng, NXB giao thông vận tải.

13. Vũ ngọc Khuê (1991), (dịch) Từ điển quản lý tài chính ngân hàng, NXB ngoại văn viện tiền tệ - tín dụng

14. Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1998), NXB chính trị quốc gia Hà Nội

15. Luật bổ sung sửa đổi một số điều luật NHNN (2003), NXB chính trị quốc gia

Hà Nội.

16. Luật các tổ chức tín dụng (1998), NXB chính trị Quốc gia Hà Nội

17. Agribank chi nhánh huyện Minh Hóa (2014), Báo cáo thường niên 2014

18. Agribank chi nhánh huyện Minh Hóa (2015), Báo cáo thường niên 2015

19. Agribank chi nhánh huyện Minh Hóa (2016), Báo cáo thường niên 2016

26. Nguyễn Văn Tiến (2003), Tài chính Quốc tế hiện đại, NXB Thống kê Hà Nội.

27. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê.

28. Đặng văn Thanh (2006), Những quy định của pháp luật về họat động tín

dụng, NXB tư pháp Hà Nội 2006.

29. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Trường ĐHKT TP.HCM, NXB Hồng Đức.

30. Nguyễn Huy Phong và Phạm Ngọc Thúy (2007), “SERVQUAL hay SERVPERF – Một nghiên cứu so sánh trong ngành siêu thị bán lẻ Việt Nam”, Tạp chí phát triển KH&CN, 10: 24-32

31. Bùi Nguyên Hùng và Nguyễn Thúy Quỳnh Loan (2004), Quản lý chất lượng,

NXB ĐHQG TP.HCM

32. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của Thống đốc NHNN ban hành: Quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng Vò Kim Thanh (2001), Chất lượng tín dụng Ngân hàng thương mại, NXB Kim .Đồng

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí