Các Loại Hình Và Cách Thức Tham Gia Mạng Sản Xuất Toàn Cầu

Chương 2


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THAM GIA MẠNG SẢN XUẤT Ô TÔ TOÀN CẦU

2.1. Khái niệm mạng sản xuất toàn cầu

Hiện nay, khi nói đến mạng sản xuất toàn cầu, có nhiều khái niệm được sử dụng như: chuỗi giá trị toàn cầu, mạng sản xuất quốc tế, mạng sản xuất toàn cầu..., các khái niệm này có những điểm khác biệt tuy nhiên cũng có nhiều điểm tương đồng, và trong một số trường hợp, các khái niệm này có thể dùng được thay thế cho nhau.

Mạng sản xuất toàn cầu là một hình thức tổ chức công nghiệp mới, là mạng lưới kết hợp giữa phân đoạn nhưng tập trung giữa các nhóm công ty trong một chuỗi giá trị, song song đồng thời với quá trình hội nhập nhiều tầng của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị. Khái niệm mạng sản xuất toàn cầu ngày càng trở nên phổ biến bởi các công ty đa quốc gia sử dụng nguyên tắc lợi thế so sánh để thực hiện việc chuyên môn hóa trong sản xuất sản phẩm dịch vụ, chuyên môn hóa trong từng công đoạn sản xuất nhằm đạt được chi phí sản xuất thấp nhất và lợi nhuận cao nhất. Các công ty đa quốc gia là chủ thể chính tạo ra mạng sản xuất toàn cầu bằng cách xây dựng những nhà máy sản xuất ở những quốc gia này nhưng lại nghiên cứu và thiết kế sản phẩm ở những quốc gia khác và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cuối cùng lại ở những nhóm thị trường khác nhau [64].

Còn Henderson và cộng sự lại cho rằng mạng sản xuất toàn cầu là liên kết giữa chức năng và hoạt động, trong đó có sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Tổ chức của mạng sản xuất ngày càng đa dạng và phức tạp và phát triển rộng trên phạm vi toàn cầu. Mạng sản xuất toàn cầu không chỉ giúp các doanh nghiệp tham gia vào hệ thống, mà qua đó, các hình thức tổ chức sản xuất truyền thống đã bị xóa bỏ ranh giới thông qua phát triển đa dạng các mối quan hệ. Nó còn thúc đẩy quá trình hội nhập giữa các doanh nghiệp và các nền kinh tế [76].

Bên cạnh đó, Dilts lại có quan điểm mạng sản xuất toàn cầu không bao gồm tất cả các sản phẩm và dịch vụ được giao dịch trên thị trường quốc tế mà chỉ có chuỗi sản xuất tại một số quốc gia. Mạng sản xuất toàn cầu mang đặc trưng của chuỗi giá

trị toàn cầu vì chủ thể này có xu hướng duy trì những hoạt động có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, marketing cũng với quyền sở hữu các bí quyết sản xuất và hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn ở chính công ty đầu não và thuê ngoài những không cần nhiều nhân công và các dịch vụ hỗ trợ [59].

Cụ thể hơn, mạng sản xuất toàn cầu là hệ thống sản xuất, trong đó các công đoạn của quá trình được thực hiện hiệu quả nhất về cả thời gian và kinh tế. Mạng sản xuất toàn cầu thể hiện các liên kết tổ chức bên trong hoặc giữa các nhóm công ty trong hoạt động sản xuất phân phối và hỗ trợ tiêu dùng sản phẩm cụ thể. Bên cạnh đó, nó còn là liên kết giữa các địa điểm của một quốc gia và các nền kinh tế trong một khu vực, qua đó đạt được mục tiêu phát triển tối đa. Sự khác biệt giữa công ty đứng đầu và các công ty thành viên trong mạng sản xuất chính là cách thức kiểm soát các nguồn lực chủ chốt và các khâu như thiết kế sản phẩm, nhãn hiệu quốc tế và marketing và tạo ra đòn bẩy đối với các thành viên khác trong mạng.

Theo lý luận của kinh tế học không gian, mạng sản xuất toàn cầu là một mạng lưới các nút sản xuất, mỗi nút có một vị trí địa lý khác nhau và có thể là ở các quốc gia khác nhau. Mỗi nút sản xuất này thường là một cụm liên kết ngành tại đó bao gồm các cơ sở sản xuất của bản thân các công ty xuyên quốc gia đứng đầu các mạng sản xuất và các nhà cung ứng quốc tế hoặc địa phương cùng ngành.

Như vậy, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, có nhiều khái niệm về mạng sản xuất toàn cầu, tuy nhiên trong khuôn khổ Luận án này tác giả sử dụng khái niệm mạng sản xuất toàn cầu là mô hình phát triển cao của tổ chức sản xuất hiện đại, trong đó gồm một công ty đứng đầu có năng lực quản lý, công nghệ và chuỗi các nhà cung ứng phân bổ tại nhiều quốc gia. Công ty đứng đầu có vai trò chi phối mạng với cơ chế quản trị khác nhau như đề ra các chuẩn mực để tham gia chuỗi cung ứng. Một công ty cung ứng có thể nằm đồng thời trong nhiều mạng sản xuất.

2.2. Các loại hình và cách thức tham gia mạng sản xuất toàn cầu

2.2.1. Khái niệm tham gia mạng sản xuất toàn cầu

Từ những khái niệm mạng sản xuất toàn cầu ở trên, và theo các cách tiếp cận khác nhau thì bất kỳ hoạt động nào của doanh nghiệp tham gia vào một hoặc nhiều

công đoạn hay hoạt động nào đó trong quá trình sản xuất hàng hóa trong mạng sản xuất toàn cầu đều có thể được coi là tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu.

2.2.2. Các loại hình mạng sản xuất toàn cầu


Dựa vào mối quan hệ giữa công ty đứng đầu và các công ty cung ứng tham gia mạng sản xuất, có thể phân chia mạng sản xuất toàn cầu thành hai loại như sau: (1) mạng sản xuất toàn cầu do nhà sản xuất dẫn dắt; (2) mạng sản xuất toàn cầu do người mua chi phối.

Thứ nhất, mạng sản xuất toàn cầu do nhà sản xuất dẫn dắt là mạng sản xuất toàn cầu mà các nhà sản xuất thường là các công ty đa quốc gia như Toyota hoặc Samsung…, công ty đứng đầu này là các nhà chế tạo lớn, có uy tín, đóng vai trò trung tâm trong việc kết nối, điều phối toàn bộ mạng sản xuất. Các hoạt động trong mạng sản xuất được chia tách thành từng công đoạn riêng biệt nhau và được thực hiện ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới với điều kiện đó là nơi thực hiện công đoạn đó hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất và có thể kết hợp với các hoạt động khác trong mạng sản xuất nhanh nhất [14]. Công ty đứng đầu giữ vị trí trung tâm trong mạng sản xuất, quyết định chiến lược cũng như cơ cấu và thường kiểm soát các hoạt động mang lại nhiều giá trị gia tăng như: nghiên cứu, triển khai, thiết kế sản phẩm, còn những hoạt động không có lợi thế và mang lại ít giá trị gia tăng sẽ thuê ngoài.

Mạng sản xuất do nhà sản xuất dẫn dắt thường đại diện cho những lĩnh vực sản xuất công nghiệp chế tạo có hàm lượng vốn và công nghệ cao như công nghiệp ô tô, máy bay, máy tính điện tử và các sản phẩm cơ khí chế tạo.... Mạng sản xuất này có mạng lưới rộng lớn các chi nhánh, các nhà bán lẻ, các nhà nghiên cứu thị trường ở nhiều quốc gia trên thế giới. Do vậy, để trở thành một nhà cung ứng trong mạng sản xuất này đòi hỏi phải có một trình độ năng lực công nghệ nhất định và lực lượng lao động có kỹ năng tốt.

Thứ hai, mạng sản xuất toàn cầu do người mua chi phối là mạng sản xuất toàn cầu mà ở đó các nhà bán lẻ lớn, những nhà phân phối có thương hiệu, hoặc các công ty thương mại đóng vai trò trong việc xác định các khâu sản xuất được phân bố ở đâu

trong hàng loạt các nước xuất khẩu. Mạng sản xuất toàn cầu do người mua chi phối có đặc tính sử dụng nhiều lao động và thường là sản xuất hàng tiêu dùng như dệt may, giày dép, đồ chơi...

Công nghiệp dệt may là một ví dụ điển hình trong mạng sản xuất do người mua chi phối. Chuỗi giá trị trong ngành dệt may được chia làm năm công đoạn chính thức: (1) cung ứng nguyên vật liệu thô; (2) cung ứng cầu kiện; (3) mạng sản xuất các nhà máy may; (4) các kênh xuất khẩu được dẫn dắt bởi các trung tâm thương mại; và

(5) mạng lưới các công ty tiếp thị và bán lẻ. Mỗi công đoạn trong chuỗi giá trị ngành dệt may có những yêu cầu khác nhau về vị trí địa lý, kỹ năng lao động, các điều kiện công nghệ, quy mô, loại hình doanh nghiệp. Những đặc tính này có ảnh hưởng đến khả năng phân phối và lợi nhuận của toàn chuỗi giá trị [19].

2.2.3. Cách thức tham gia mạng sản xuất toàn cầu để phát triển công nghiệp


Muốn tận dụng mạng sản xuất toàn cầu để phát triển một ngành công nghiệp nào đó trong nước, trước tiên phải tham gia mạng sản xuất toàn cầu. Như đã trình bày ở trên, hoạt động phân tán sản xuất đóng vai trò quan trọng. Chính vì vậy, để tham gia mạng sản xuất toàn cầu, cần chú trọng thu hút các phân đoạn sản xuất của các công ty xuyên quốc gia. Muốn thu hút được, cần chú ý những điểm sau:

Thứ nhất, khi các công ty xuyên quốc gia thiết kế cấu trúc địa lý của mạng sản xuất, họ sẽ đánh giá lợi thế vị trí cho các phân đoạn và đánh giá chi phí kết nối các phân đoạn đó với nhau. Không phải nước nào, khu vực nào cũng được chấp nhận vào mạng [89]. Điều kiện để tham gia mạng sản xuất toàn cầu, các quốc gia cần phải có một hệ lợi thế vị trí nhất định và phải có chi phi kết nối mạng thấp. Lợi thế vị trí tối thiểu bao gồm cung cấp điện năng, dịch vụ khu công nghiệp và các cơ quan hữu trách về thu hút FDI hoạt động tích cực, hiệu quả. Chi phí kết nối mạng bao gồm chi phí vận tải, viễn thông và chi phí các loại dịch vụ liên lạc khác. Đối với việc vận tải các linh kiện và cụm linh kiện hỗ trợ, thì chi phí tài chính, chi phí thời gian và tính đáng tin cậy của hoạt động logistics có ý nghĩa rất quan trọng để tham gia hữu hiệu vào các mạng sản xuất toàn cầu [88].

Thứ hai, lợi thế vị trí của các phân đoạn và việc kết nối các phân đoạn thường kèm theo tính kinh tế động theo quy mô trong từng ngành hoặc từng cấp. Một khi quốc gia hay khu vực nào đó đã được kết nạp vào mạng sản xuất và số lượng các nhà sản xuất trong mạng tăng lên, thì cả quốc gia đó lẫn công ty xuyên quốc gia sẽ bắt đầu tích lũy thông tin và bí quyết, nhờ đó càng củng cố lợi thế vị trí và kết nối.

Thứ ba, công ty xuyên quốc gia phải chịu những chi phí không hề nhỏ để lập các kênh giao dịch theo quan hệ và xây dựng các mạng sản xuất. Để lập hoặc tái cấu trúc mạng sản xuất, một công ty xuyên quốc gia phải chịu một khoản chi phí ngầm đáng kể trong việc xác định lợi thế vị trí và khả năng của các đối tác kinh doanh, cũng như thiết lập các kết nối đáng tin cậy. Vì vậy, một khi mạng sản xuất đã được xây dựng, các giao dịch trở nên ổn định và dựa nhiều vào các quan hệ.

Vì vậy, theo các nhà nghiên cứu [44], [88], [89], để tham gia mạng sản xuất toàn cầu, quốc gia đang phát triển cần chú ý tạo điều kiện cho các phân đoạn của công ty xuyên quốc gia nước ngoài giảm được chi phí. Có ba nhóm chi phí đáng chú ý sau đây: Thứ nhất là chi phí thành lập mạng; Thứ hai là chi phí kết nối mạng. Phân tán sản xuất chỉ đem lại lợi nhuận nếu chi phí (cả về thời gian và tài chính) vận chuyển các linh kiện và bộ phận hỗ trợ từ nước này sang nước khác thấp; Thứ ba là bản thân chi phí sản xuất.

Bảng 2.1: Các biện pháp giảm chi phí để thu hút các phân đoạn sản xuất của các công ty xuyên quốc gia


Giảm chi phí thành lập mạng

Giảm chi phí kết nối mạng

Giảm chi phí sản xuất


Phân tán sản xuất về mặt địa lý


Tạo thuận lợi, thúc đẩy đầu tư bằng cách tạo ra môi trường đầu tư cạnh tranh và thân thiện với doanh nghiệp

- Tạo thuận lợi cho kết nối về mặt thể chế (giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan, tạo thuận lợi cho thương mại, tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại ưu đãi song

phương và khu vực)


- Tự do hóa đối với công nghiệp hỗ trợ

- Tự do hóa đầu tư

- Nâng cấp dịch vụ hạ tầng (điện, khu công nghiệp)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.




- Kết nối bằng công trình (đường xá, kho tàng, cảng, thông tin

liên lạc)



Phân tán sản xuất về mặt tổ chức doanh nghiệp (sẽ đi kèm với hội tụ ngành địa phương)


Xúc tiến tiếp xúc giữa công ty xuyên quốc gia với doanh nghiệp địa phương

- Giảm chi phí giao dịch trong các hoạt động kinh tế

- Hài hòa hóa các thể chế kinh tế và hệ thống pháp luật trong nước với quốc

tế


- Đẩy mạnh hiệu ứng hội tụ thông qua doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Đẩy mạnh đổi mới-sáng tạo

Nguồn:[88].


Việc một mạng sản xuất gồm nhiều loại thành viên phân theo năng lực công nghệ và kỹ năng gợi ý những con đường khác nhau để nâng cấp doanh nghiệp khi tham gia mạng sản xuất toàn cầu. Hình dưới đây minh họa đơn giản hai cách thức cơ bản để phát triển một ngành công nghiệp nhìn từ phương diện tổ chức của mạng sản xuất toàn cầu.


Hình 2 1 Hai cách thức cơ bản để phát triển một ngành công nghiệp bằng cách 1

Hình 2.1: Hai cách thức cơ bản để phát triển một ngành công nghiệp bằng cách tham gia mạng sản xuất toàn cầu nhìn từ phương diện tổ chức của mạng Nguồn: [10]

Tuy nhiên, có thể có cách tổng hợp của hai cách trên, ví dụ như (i) Từ CM (Contract Manufacturer) trở thành OEM (Original Equipment Manufacturer); (ii) Từ OEM trở thành ODEM (Original Design Equipment Manufacturer) thông qua phát triển thêm kỹ năng thiết kế; (iii) Từ ODM (Original Design Manufacturer) trở thành

ODEM (Original Design Equipment Manufacturer) thông qua phát triển kỹ năng quản trị mạng và kỹ năng thuê ngoài đối với CM; (iv) Từ OEM trở thành OBEM (Original Brand Equipment Manufacturer) bằng cách phát triển năng lực xây dựng thương hiệu; (iv) Từ ODM (Original Design Manufacturer) trở thành OBDM (Original Brand Design Manufacturer) bằng cách phát triển năng lực xây dựng thương hiệu; (v) Từ ODEM, OBEM, OBDM trở thành OIM (Original Integrated Manufacturer) bằng cách phát triển năng lực tổng hợp.


Hình 2 2 Khung phân tích cách thức phát triển một ngành công nghiệp bằng cách 2

Hình 2.2: Khung phân tích cách thức phát triển một ngành công nghiệp bằng cách tham gia mạng sản xuất toàn cầu nhìn từ phương diện tổ chức của mạng Nguồn: [10]


Tuy nhiên, cách thức phát triển một ngành công nghiệp và công nghiệp hóa nền kinh tế, có những điểm sau đây cần lưu ý:

Thứ nhất, doanh nghiệp phải xây dựng năng lực của mình dựa vào nhu cầu trong nước, lấy thị trường trong nước phát triển làm tiền đề. Thị trường trong nước càng lớn và càng mở rộng nhanh thì doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng sản xuất, phát triển năng lực vận hành sản xuất quy mô lớn, sẵn sàng đáp ứng các đơn đặt hàng lớn từ nước ngoài.

Thứ hai, doanh nghiệp cần tiếp cận dễ dàng với các đầu vào trung gian giá thấp. Bởi vì nếu các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các đầu vào trung gian giá thấp thì các doanh nghiệp sẽ càng dễ nâng cấp. Bởi vì, khi doanh nghiệp tự nâng cấp

lên tầng cao hơn, nó đòi hỏi phải có nguồn cung ứng các đầu vào trung gian từ các tầng thấp hơn nó. Nếu không có nguồn cung ứng từ tầng thấp, doanh nghiệp không có đầu vào để sản xuất đáp ứng các đơn đặt hàng đối với sản phẩm phức tạp hơn.

Thứ ba, các doanh nghiệp cần đạt được các chứng chỉ quốc tế về sản xuất. Doanh nghiệp muốn nâng cấp khi tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu do nhà sản xuất dẫn dắt phải có khả năng đạt được các chứng chỉ quốc tế về sản xuất. Có hai loại mạng sản xuất toàn cầu, đó là mạng do nhà sản xuất dẫn dắt và mạng do người mua toàn cầu dẫn dắt. Mạng sản xuất do nhà sản xuất dẫn dắt đòi hỏi các thành viên phải nâng cấp quá trình sản xuất và đạt được các chứng chỉ quốc tế để đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và tiêu chuẩn hiệu quả kinh doanh của cả mạng [69].

Gereffi cho rằng, càng phân tán sản xuất quốc tế các người mua toàn cầu và các OBM càng quen với việc thuê các nhà sản xuất nước ngoài cung ứng cho mình. Đồng thời, các nước đang phát triển cũng dần dần có được kết cấu hạ tầng và năng lực sản xuất cần thiết cho phép vận hành nền sản xuất quy mô lớn. Đây là tiền đề cho những nhà sản xuất-nhà cung ứng ở các nước đang phát triển nâng cấp năng lực của mình để đáp ứng các đơn đặt hàng số lượng lớn hơn và sản phẩm phức tạp hơn [70].

Thứ tư, các doanh nghiệp cần biết nhắm tới những phân khúc đã được chuyên môn hóa của chuỗi giá trị của mạng sản xuất toàn cầu [70]. Đó có thể là những khúc có giá trị gia tăng cao phù hợp với năng lực sẵn có. Đó cũng có thể là những năng lực chung có thể liên kết các nhà đầu tư nước ngoài với nhau. Dù theo kiểu nào thì cũng có thể phục vụ cả thị trường nội địa lẫn quốc tế. Kiểu chuyên môn hóa chuỗi giá trị này tất nhiên sẽ đòi hỏi mức độ phụ thuộc nhất định vào đầu vào/dịch vụ nhập khẩu.

Thứ năm, các doanh nghiệp cần có chỗ dựa thị trường trong nước, tiếp cận dễ dàng các đầu vào trung gian và tự nâng cao năng lực công nghệ của mình. Việc phát triển các cụm liên kết ngành có vai trò quan trọng. Cụm liên kết ngành hỗ trợ cả ba điều kiện đó, thông qua mật độ dày đặc các liên kết xuôi (với khách hàng ở hạ nguồn), ngược (với đầu vào trung gian ở thượng nguồn) và thông qua các tác động thúc đẩy năng lực đổi mới của doanh nghiệp [10].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2023