Cơ Sở Phương Pháp Luận Và Phương Pháp Nghiên Cứu

5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở vận dụng phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về Nhà nước và Pháp luật, về tội phạm học, xã hội học; về quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020. Phép duy vật biện chứng là phương pháp luận để nhận thức bản chất của vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng để giảm và tiến tới xoá bỏ hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam. Quan điểm duy vật lịch sử được coi là cơ sở phương pháp luận để nhận thức quy luật phát triển của xã hội của thời đại mà chúng ta hướng tới để xây dựng (xã hội XHCN tiến tới chủ nghĩa cộng sản). Nhờ đó, người nghiên cứu làm rõ những nét đặc thù và giá trị kế thừa có chọn lọc phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh, trong từng thời kỳ để việc áp dụng các quy định của BLHS đối với một số cấu thành tội phạm trước đây và hiện tại đang ở khung hình phạt tử hình thì nay theo định hướng về hạn chế và tiến tới xoá bỏ hình phạt tử hình trong tương lai khi đất nước phát triển theo hướng Công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Bên cạnh đó đề tài được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp. Nhờ sử dụng các phương pháp nói trên, luận văn có một số đánh giá về những tồn tại hạn chế và những điểm còn bất cập chưa phù hợp với thực tế áp dụng trong giai đoạn hiện nay và giai đoạn tiếp theo khi đất nước phát triển theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế sâu rộng, để từ đó có hướng đề xuất hoàn thiện PLHS Việt Nam hiệu quả nhất đáp ứng được cả trong hiện tại và tương lai.

6. Những cái mới về mặt khoa học của luận văn

Thứ nhất, Luận văn đưa ra được luận chứng về sự cần thiết phải giảm và tiến tới xoá bỏ hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam.

Thứ hai, Luận văn đưa ra những quan điểm mang tính định hướng đúng

phù hợp với lộ trình hội nhập quốc tế, Luật pháp quốc tế cả hiện tại và trong tương lai mà Việt Nam chúng ta đã và đang tiến hành ký kết, tham gia một cách đầy đủ và có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.

Thứ ba, Luận văn cũng đã đưa ra đề xuất cụ thể về thời điểm phù hợp để giảm và tiến tới xoá bỏ hình phạt tử hình đối với một số cấu thành tội phạm không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế đang trên đà phát triển, nhận thức xã hội có nhiều đổi thay mang tính tích cực. Đồng thời đưa ra một số kiến giải lập pháp nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật hình sự đảm bảo tính nhất quán về mặt chủ trương thể hiện tính nhân đạo, nhân văn cao cả của Đảng và Nhà nước ta nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả của việc quản lý xã hội.

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Đề tài có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu chính sách pháp luật hình sự Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần phát triển lý luận về một số vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xoá bỏ hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam. Để từ đó đưa ra những luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc nghiên cứu có chọn lọc nhằm thể chế hoá chính sách nhân đạo của Nhà nước trong quá trình hoàn thiện pháp luật hình sự quy định về hình phạt tử hình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu đề tài có thể phục vụ cho việc trang bị kiến thức chuyên sâu về mặt lý luận để từng bước thay đổi nhận thức đối với cán bộ pháp luật, các học giả, các nhà quản lý và hoạch định chính sách pháp luật… để góp một phần nhỏ trong lĩnh vực hoàn thiện chính sách pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng, tạo tiền đề thuận lợi cho công cuộc xây dựng “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” [65, Điều 2].

8. Kết cấu của luận văn

Một số vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam - 3

Trong khuôn khổ hạn chế của luận văn với mục đích thực hiện những nhiệm vụ trong phạm vi một số vấn đề cơ bản của việc nghiên cứu đề tài. Do đó, bên cạnh Lời nói đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn còn có 3 chương. Cụ thể như sau:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về hình phạt tử hình.

Chương 2: Những quy phạm của Pháp luật hình sự Việt Nam quy định về hình phạt tử hình từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay .

Chương 3: Các luận cứ nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam theo hướng giảm và tiến tới xoá bỏ hình phạt tử hình.

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM


1.1. Các nghiên cứu hiện nay về hình phạt tử hình

Ở Việt Nam chúng ta do điều kiện hoàn cảnh đất nước bị đô hộ nhiều năm của chế độ Thực dân phong kiến và Đế quốc Mỹ, chúng ta phải trải qua hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc chống lại hai cường quốc mạnh vào hạng nhất thế giới là Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ trong nhiều năm, cho nên nền kinh tế cũng còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, khoa học luật Hình sự Việt Nam ra đời rất muộn so với các nước tiến bộ trên thế giới. Với những điều kiện, bối cảnh đất nước như vậy thì việc nghiên cứu lý luận về hình phạt nói chung và hình phạt tử hình nói riêng không có sự quan tâm phát triển. Vào những năm trước đây (khoảng thập niên 90 của thế kỷ XX), chưa có một tài liệu nào mang tính chất nghiên cứu về hình phạt tử hình ở nước ta giai đoạn này, mà hình phạt tử hình chỉ có thể tìm thấy hoặc được đề cập rất ít, mang tính chất tìm hiểu ở một vài giáo trình của các cơ sở đào tạo luật trong nước.

Trong những năm gần đây nền kinh tế của đất nước đã có sự đổi mới và phát triển, các quan hệ pháp luật cũng từng bước được quan tâm của xã hội, do đó một số các nhà nghiên cứu khoa học pháp luật hình sự trong nước đã bước đầu có sự quan tâm đến vấn đề hình phạt tử hình trong hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam. Cụ thể như: Tác giả Võ Khánh Vinh và Nguyễn Mạnh Kháng, hai tác giả cũng đã nghiên cứu về hình phạt tử hình và cho rằng, việc duy trì hình phạt tử hình ở nước ta hiện nay là một yêu cầu khách quan trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm đang diễn ra phức tạp. Tuy nhiên hai tác giả cũng đã đề cập đến việc không ngừng hoàn thiện nó cho phù hợp với tình hình thực tế. Hai tác giả này cũng đã đưa ra hướng hoàn thiện hình phạt tử hình đó là: “đổi mới

hình thức thi hành án tử hình và hạn chế hình phạt tử hình trong Tư pháp hình sự thông qua quá trình phi hình sự hoá” [96, tr. 119 - 124; 18, tr. 23].

Tác giả Trần Quang Tiệp trong bài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thi hành hình phạt tử hình”, tác giả đã tập trung phân tích một loạt các vướng mắc trong quá trình thi hành hình phạt tử hình. Theo ông, hình phạt tử hình là một hình phạt nghiêm khắc nhất tước đi mạng sống của người bị kết án. Bên cạnh đó ông còn sơ lược lịch sử các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về thi hành hình phạt tử hình, đối chiếu với các quy định về thi hành hình phạt tử hình của các nước trên thế giới, tác giả đã đưa ra một số vấn đề về thi hành hình phạt tử hình ở nước ta cần hoàn thiện, như: “thời hạn xét đơn xin ân giảm án tử hình của Chủ tịch nước, hình thức xử bắn gây tốn kém và gây ức chế về mặt tâm lý cho những người tham gia đội bắn; việc cho phép thân nhân tử tội nhận xác sau khi thi hành hình phạt tử hình”…v.v. [73, tr. 43]. Chính vì vậy, sự điều chỉnh của pháp luật về thi hành hình phạt tử hình cần phải đảm bảo tính chặt chẽ, thận trọng, chính xác tuyệt đối.

Tác giả Trần Văn Độ, khi bàn về vấn đề tử hình có quan điểm cho rằng việc duy trì hình phạt tử hình hiện nay ở nước ta là cần thiết nhằm đấu tranh phòng chống một số loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, theo tác giả, phạm vi áp dụng hình phạt tử hình nên được thu hẹp lại và chỉ cần giữ hình phạt này đối với các tội giết người, hiếp dâm trẻ em, cướp tài sản, một số tội về ma tuý. Bên cạnh đó, tác giả còn đề nghị luật nên bổ sung một số nội dung theo xu hướng nhân đạo và giảm bớt áp lực hơn về mặt tâm lý cho cả phạm nhân và người thực thi nhiệm vụ như: “cho phép hoãn thi hành án tử hình đối với các trường hợp có khả năng ân giảm, quy định thủ tục bảo đảm thi hành án tử hình nhanh chóng để tránh tâm lý nặng lề, cần thay đổi hình thức xử bắn và bổ sung hình thức tiêm thuốc độc đối với tử tội”…[38, tr. 66]

Khi nghiên cứu về hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam chúng

ta phải kể đến tác giả Phạm Văn Lợi và cộng sự đã nghiên cứu một cách khá chi tiết về hình phạt này được thể hiện tại cuốn sách chuyên khảo: “Một số vấn đề về hình phạt tử hình và thi hành hình phạt tử hình”. Tại đây, tác giả đã phân tích chi tiết khái niệm, đặc điểm, mục đích và bản chất của hình phạt tử hình, đồng thời tác giả cũng đã sơ lược về lịch sử các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về hình phạt tử hình, phân tích những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về hình phạt tử hình và thi hành hình phạt tử hình. Trên cơ sở của việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình và thi hành hình phạt tử hình ở Việt Nam, nghiên cứu những xu hướng chung quy định của pháp luật hình sự các nước trên thế giới. Tại phần nghiên cứu hình phạt tử hình theo quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới tác giả cũng đã đề cập đến quan điểm của các nước đó là có nên duy trì hình phạt tử hình hay xóa bỏ hình phạt tử hình? Nhiều người theo quan điểm đòi phải hủy bỏ hình phạt tử hình cho rằng:

Sự sống của con người là cái quý giá nhất mà tạo hóa đã ban cho, con người không nên sử dụng pháp luật để tước đi cái đó. Ngoài ra họ còn lập luận rằng, Tòa án có thể mắc sai lầm trong việc quyết định hình phạt tử hình, mà khi đã thi hành xong hình phạt tử hình thì không sửa chữa được nữa… Mặt khác, xu thế chung của toàn cầu có thể nhận thấy là Cộng đồng quốc tế đã nhất trí hướng tới một thế giới không có hình phạt tử hình… Trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự của nhiều nước, việc hủy bỏ hình phạt tử hình trong hệ thống hình phạt sẽ có xu hướng tăng lên [53, tr. 80- 81].

Tổng quát chung cho thấy các nghiên cứu trong nước về hình phạt tử hình không nhiều và hầu hết đều tập trung khẳng định rằng hình phạt này là còn cần thiết ở nước ta. Tuy nhiên theo xu thế tiến bộ và nhân đạo, các tác giả đều cho rằng nên thu hẹp phạm vi hình phạt tử hình trong BLHS. Bên cạnh

đó, cần hoàn thiện pháp luật về thi hành hình phạt tử hình nhằm đảm bảo tính nhân đạo và mục đích răn đe, giáo dục của hình phạt này. Nhưng về mặt thực tế các tác giả chỉ mới đề cập đến vấn đề nhân đạo và một số bất cập trong quá trình áp dụng và thi hành hình phạt tử hình mà chưa đi sâu phân tích dưới các góc độ khác nhau để thấy rõ những điểm còn bất cập, tồn tại; đồng thời chưa chỉ ra được những đổi thay của nền kinh tế, sự tiến bộ rõ rệt của xã hội trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước ta để từ đó đưa ra các giải pháp trong việc hoàn thiện pháp luật hình sự theo hướng giảm và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình.

Trong những năm gần đây đã có một số nghiên cứu, bài viết đi sâu phân tích theo xu hướng giảm và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình đó là: tác giả Vũ Thị Thúy, với nghiên cứu một cách khá chi tiết về hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam được thể hiện tại cuốn sách chuyên khảo: “Một số vấn đề về hình phạt tử hình và thi hành hình phạt tử hình” do nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh phát hành năm 2010. Tại đây, tác giả cũng đã phân tích chi tiết những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về hình phạt tử hình và thi hành hình phạt tử hình. Trên cơ sở của việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình và thi hành hình phạt tử hình ở Việt Nam, nghiên cứu chi tiết hai xu hướng trên thế giới bàn về duy trì hình phạt tử hình hay xóa bỏ hình phạt tử hình. Sau khi phân tích đề cập một loạt các vấn đề tác giả cũng đưa ra quan điểm: “Theo xu hướng chung của thế giới, dựa trên cơ sở điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước và tình hình tội phạm, chúng ta cần thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tử hình trong Bộ Luật hình sự Việt Nam” [72, tr. 193].

Còn GS.TSKH. Lê Văn Cảm*, Nguyễn Thị Lan “Hình phạt tử hình

trong pháp luật hình sự Việt Nam: Giữ nguyên hay cần giảm và tiến tới loại bỏ?”. Tại nội dung bài viết tác giả cũng đã đi sâu phân tích nhiều vấn đề,

nhiều khía cạnh trên nhiều bình diện khác nhau như: 1) về mặt nhận thức xã hội;

2) về mặt lập pháp; 3) về mặt thực tiễn; 4) về sự cần thiết bảo vệ quyền sống của con người, bởi lẽ theo tác giả đây là quyền cao quý nhất trong hệ thống các quyền trong lĩnh vực tư pháp hình sự; 5) về quan hệ đối ngoại, tác giả cho rằng: “trong bối cảnh xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, để có thể xây dựng thành công NNPQ thì Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đó… Theo tính toán của tổ chức ân xá quốc tế thì trong pháp luật hình sự của mình có 7 quốc gia (trong đó có Việt Nam) thuộc nhóm có số tử tù hàng năm cao nhất” [18, tr. 3-11]. Từ đó tác giả đưa ra quan điểm cần giảm và tiến tới loại bỏ hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam.

Đặc biệt trong thời gian gần đây, để cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 đi vào cuộc sống, đẩy mạnh triển khai thực hiện chính sách pháp luật hình sự theo tình thần Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Trong đó “đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội; Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” [8, tr. 1-2]. Do đó, Đảng và Nhà nước ta chủ trương lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân và đặc biệt là đội ngũ trí thức góp ý vào dự thảo sửa đổi Bộ luật hình sự cho phù hợp với tình hình thực tế và thực tiễn áp dụng. Việc sửa đổi bổ sung lần này trong dự thảo Bộ luật hình sự có một số vấn đề có liên quan đến hình phạt tử hình đã nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội và của các học giả, các nhà luật gia với nhiều quan điểm khác nhau xung quanh việc có nên bỏ hẳn án tử hình hay không? Giảm bao nhiêu tội và những tội nào?. Trong bài viết “Giảm hình phạt tử hình trong dự thảo Bộ luật hình sự sửa đổi: từ góc nhìn của công chúng và chuyên gia” của TS. Trương Hồ Hải. Tại bài viết này tác giả đã đề cập đến quyền sống theo các quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam; các quan điểm về việc giảm số lượng tội danh có

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022