DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Hai cách thức cơ bản để phát triển một ngành công nghiệp bằng cách tham gia mạng sản xuất toàn cầu nhìn từ phương diện tổ chức của mạng 28
Hình 2.2: Khung phân tích cách thức phát triển một ngành công nghiệp bằng cách tham gia mạng sản xuất toàn cầu nhìn từ phương diện tổ chức của mạng 29
Hình 2.3: Sơ đồ minh họa cấu trúc mạng sản xuất ô tô toàn cầu 35
Hình 3.1: Vai trò của công nghiệp ô tô 67
Hình 3.2: Sản lượng sản xuất ô tô của một số quốc gia đứng đầu thế giới từ 2000- 2020 70
Hình 3.3: Sản lượng sản xuất ô tô của một số quốc gia năm 2020 71
Hình 3.4: Cấu trúc mạng sản xuất công nghiệp ô tô Thái Lan 72
Hình 3.5: Mạng sản xuất toàn cầu của Toyota (dự án IMV) 80
Có thể bạn quan tâm!
- Sự tham gia của Thái Lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và hàm ý chính sách cho Việt Nam - 1
- Sự tham gia của Thái Lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và hàm ý chính sách cho Việt Nam - 3
- Đánh Giá Và Khoảng Trống Nghiên Cứu
- Các Loại Hình Và Cách Thức Tham Gia Mạng Sản Xuất Toàn Cầu
Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.
Hình 3.6: Sản lượng sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ ô tô Thái Lan từ 1991-tháng 5/2021 93
Hình 3.7: Thị trường xuất khẩu ô tô của Thái Lan năm 2020 94
Hình 3.8: Thị trường xuất nhập khẩu ô tô của Thái Lan năm 2020 95
Hình 3.9: Vị trí của các nhà sản xuất ô tô ở Thái Lan 100
Hình 4.1: Số lượng các OEM, các nhà cung cấp cấp một, hai và ba của Việt Nam
.................................................................................................................................107
Hình 4.2: Xuất khẩu phụ tùng linh kiện ô tô năm 2020 112
Hình 4.3: Số tổ chức đạt chứng chỉ ISO TS 16949:2009 trên thế giới 116
DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp 1: Một số ví dụ điển hình về tham gia mạng sản xuất ô tô toàn cầu của Thái Lan
.................................................................................................................................. 80
Hộp 2: Một số ví dụ thành công trong việc nâng cấp ngành nhằm tham gia mạng sản xuất toàn cầu 83
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngay từ năm 2014 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1168/QĐ- TTg ngày 16/7/2014 về “Phê duyệt chiến lược phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”. Nội dung chiến lược nêu rõ “…chú trọng liên kết, hợp tác với các tập đoàn sản xuất ô tô lớn trên thế giới để phát triển công nghiệp ô tô đồng bộ với phát triển hạ tầng giao thông, đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước về các loại xe có lợi thế cạnh tranh, phù hợp với chính sách tiêu dùng và các yêu cầu về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng; nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới; tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước theo hướng hiện đại”.
Công nghiệp ô tô là một trong những ngành công nghiệp đi đầu, kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Do đó, phát triển công nghiệp ô tô được xem là nhân tố tích cực thúc đẩy các ngành có liên quan phát triển, tạo động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tại văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng và Chính phủ một lần nữa lại nhấn mạnh “Việt Nam cần phải đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển kinh tế số …trong đó riêng về công nghiệp Việt Nam cần phải phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng như công nghiệp năng lượng, cơ khí chế tạo…ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ mới, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ như điện tử, viễn thông, công nghiệp ô tô…”.
Mục tiêu của Chính phủ đề ra đó là xây dựng công nghiệp ô tô Việt Nam trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa về các loại xe có lợi thế cạnh tranh, tham gia xuất khẩu, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác và nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới. Và để đạt được điều đó, cách thức duy nhất là các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động và tham gia
ngày càng sâu hơn vào chuỗi giá trị công nghiệp ô tô, tăng dần tỷ lệ nội địa hóa của ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, cũng như tiến tới tham gia vào các chuỗi giá trị công nghiệp ô tô toàn cầu.
Nền kinh tế toàn cầu hiện nay đang tái cấu trúc theo xu hướng tăng cường liên kết hội nhập dưới dạng chuỗi giá trị và mạng sản xuất. Công nghiệp ô tô liên quan đến việc sản xuất hàng nghìn chi tiết linh kiện khác nhau trong đó có nhiều chi tiết có kích thước và trọng lượng lớn khiến cho việc cân nhắc về vị trí đặt nhà máy để giảm chi phí logistics luôn được các hãng chế tạo ô tô quan tâm. Bên cạnh đó, thị hiếu về ô tô của các thị trường khác nhau rất đa dạng. Những điều này khiến cho công nghiệp ô tô là ngành có mức độ phân tán sản xuất và tổ chức sản xuất theo mạng toàn cầu rất cao. Ngày nay, không một quốc gia nào không tham gia mạng sản xuất toàn cầu mà lại có thể phát triển được công nghiệp ô tô. Do đó có thể nói, tham gia mạng sản xuất toàn cầu là cơ hội và là phương tiện để phát triển công nghiệp ô tô.
Tuy nhiên, dù mạng sản xuất sẽ mang lại những cơ hội, nó cũng hàm chứa nhiều rủi ro. Các công ty xuyên quốc gia không bao giờ sẵn sàng chia sẻ và chuyển giao công nghệ, mà chủ yếu tận dụng thị trường lao động rẻ của các nước đang phát triển. Điểm mấu chốt của chiến lược tham gia mạng sản xuất khu vực và toàn cầu chính là tạo dựng mối liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và các công ty xuyên quốc gia, xây dựng năng lực công nghệ phù hợp với đội ngũ lao động có tay nghề cao nhằm đón các cơ hội chuyển giao công nghệ từ các công ty xuyên quốc gia.
Công nghiệp ô tô của Thái Lan đã và đang phát triển mạnh mẽ trong hơn 60 năm với sự hỗ trợ của cả Chính phủ và khu vực tư nhân. Cùng với những nỗ lực phát triển không ngừng năm 2013 Thái Lan đã trở thành quốc gia sản xuất ô tô đứng đầu Đông Nam Á và đứng thứ 9 trên thế giới với đóng góp 12% GDP vào nền kinh tế Thái Lan. Đạt được thành công như hôm nay là quá trình phát triển không ngừng của công nghiệp ô tô Thái Lan với hàng loạt chính sách của Chính phủ. Năm 1960 Thái Lan mới chỉ sản xuất được 525 chiếc xe trong khi tiêu thụ nội địa là 6.080 chiếc xe. Thời gian nay Thái Lan đã áp dụng tương đối mạnh các biện pháp bảo hộ công nghiệp ô tô của mình nhằm một mặt thu hút các công ty xuyên quốc gia đầu tư vào Thái Lan,
mặt khác nhằm thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển. Chính sách quan trọng nhất của nhà nước Thái Lan là thực hiện các yêu cầu nội địa hóa vào năm 1972, đòi hỏi các nhà sản xuất ô tô mua các linh kiện sản xuất tại địa phương. Năm 1990 số lượng xe sản xuất tại Thái Lan tăng đáng kể bởi hai lý do chính. Một mặt, sự tăng giá của đông yên Nhật Bản khuyến khích các nhà sản xuất Nhật Bản mở rộng nhà máy sản xuất của họ tại Thái Lan. Mặt khác, Chính phủ Thái Lan cam kết tự do hóa, bãi bỏ quy định về công nghiệp ô tô. Tuy nhiên, những nỗ lực này cũng không thành công nhiều vì thị trường Thái Lan lúc đó còn khá nhỏ.
Năm 1997, Khủng hoảng tài chính châu Á và sự mất giá của động bath gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất đặc biệt công nghiệp ô tô. Sự suy giảm nhu cầu nội địa do đó các nhà sản xuất điều chỉnh kế hoạch sản xuất của họ. Cụ thể là giảm sản lượng, giảm số lượng lao động, điều chỉnh thời gian làm việc và tăng cường xuất khẩu nhằm bù đắp sự thiếu hụt trong nước. Do đó chỉ trong một thời gian ngắn công nghiệp ô tô đã phục hồi nhanh chóng. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 đã chứng minh rằng Thái Lan có tiềm năng mạnh mẽ để trở thành cơ sở xuất khẩu. Các công ty nổi tiếng trên thế giới như Toyota, Honda, Mazda, Mitsubishi, Isuzu, Ford, GM, Suzuki… đã quyết định sử dụng Thái Lan như một cơ sở xuất khẩu của họ. Thái Lan là một ví dụ điển hình cho sự tham gia thành công vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu. Sự thành công của công nghiệp ô tô Thái Lan đã minh họa cho tính hiệu quả của phương thức tổ chức sản xuất này. Trên 60 năm kinh nghiệm phát triển công nghiệp ô tô, Thái Lan đã trở thành một phần của mạng lưới sản xuất toàn cầu của nhiều hãng sản xuất xe hơi có tên tuổi lớn như Toyota, Honda, Mazda, Mitsubishi, Isuzu, Ford, GM, Suzuki, … Với các nước đang phát triển của Châu Á, Thái Lan đã trở thành một quốc gia có nhiều dấu ấn trong sự phát triển của ngành công nghiệp này bằng sự gia tăng xuất khẩu khá mạnh các linh kiện cũng như các sản phẩm hoàn chỉnh. Mặc dù chưa có thương hiệu riêng, song các hãng ô tô lớn trên thế giới đang lấy Thái Lan như là một nhà cung ứng các linh kiện chủ yếu và Thái Lan đang trở thành nơi cung cấp các sản phẩm trung gian trong công nghiệp ô tô của khu vực.
Việt Nam là quốc gia đi sau, đặc biệt các ngành công nghiệp còn rất non trẻ về kỹ thuật, thiếu vốn và kinh nghiệm quản lý. Trong khi đó, các nước đi trước như Thái Lan lại thành công rực rỡ với công nghiệp ô tô, đặc biệt là những thành tựu đạt được khi tham gia mạng sản xuất ô tô toàn cầu. Những thành tựu của Thái Lan đạt được trong ngành này thật diệu kỳ. Công nghiệp ô tô Thái Lan đã hoàn toàn trở thành một ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu. Xe ô tô sản xuất tại Thái Lan đã đạt được tiêu chuẩn quốc tế với giá cả cạnh tranh.
Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là: Thái Lan đã và đang làm thế nào để tham gia ngày càng tích cực vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu, nhờ đó phát triển được công nghiệp ô tô của mình. Đặc biệt trong bối cảnh mới của cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu thế sử dụng năng lượng tái tạo nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, Thái Lan đã có những bước chuyển mình đáng kinh ngạc từ sản xuất xe ô tô động cơ Diesel sang sản xuất xe ô tô điện và Việt Nam có thể học được gì từ kinh nghiệm thực tiễn của Thái Lan là vấn đề được nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu. Luận án “Sự tham gia của Thái Lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và hàm ý chính sách cho Việt Nam” với mong muốn trên cơ sở nghiên cứu bài học kinh nghiệm của Thái Lan sẽ đúc rút ra các bài học có giá trị cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện các giải pháp để thúc đẩy sự tham gia mạng sản xuất ô tô toàn cầu của Việt Nam.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu của luận án là nghiên cứu sự tham gia của Thái Lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu để đúc rút bài học giúp Việt Nam tham gia có hiệu quả (tham gia vào công đoạn sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao, đồng thời nâng cao quy mô thị trường và cải thiện năng lực sản xuất...) vào các mạng sản xuất ô tô toàn cầu để phát triển công nghiệp ô tô của mình.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tham gia mạng sản xuất ô tô toàn cầu để xây dựng khung phân tích.
- Áp dụng khung phân tích vào phân tích thực tiễn tham gia mạng sản xuất ô tô toàn cầu của Thái Lan.
- Tổng kết kinh nghiệm của Thái Lan và rút ra hàm ý cho Việt Nam về việc tham gia mạng sản xuất toàn cầu để phát triển công nghiệp ô tô.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc tham gia vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: Luận án chỉ tập trung bàn đến kinh nghiệm thành công và thất bại mang tính tiêu biểu trong việc Thái Lan tham gia mạng sản xuất ô tô toàn cầu và thực trạng công nghiệp ô tô Việt Nam nhằm đưa ra hàm ý chính sách cho Chính phủ Việt Nam.
- Phạm vi về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu sự tham gia vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu của Thái Lan và Việt Nam bởi Việt Nam và Thái Lan là hai quốc qua ở Đông Nam Á đều có cùng xuất phát điểm và thế mạnh. Công cụ chính sách mà Thái Lan áp dụng trong giai đoạn đầu cũng giống như một số nước trong khu vực từng làm. Nhưng việc áp dụng chính sách thích ứng thị trường cho phép đầu tư trực tiếp đã giúp giành được lòng tin của các hãng sản xuất xe ô tô nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản, từ đó tạo nền móng vững trắc cho việc hình thành một trung tâm sản xuất ô tô của khu vực và thế giới. Đây chính là sự khác biệt cơ bản với một số nước như Malaysia hay Indonesia, hai nước có cùng xuất phát điểm nhưng lại theo đuổi chính sách sản xuất một thương hiệu ô tô quốc gia.
- Phạm vi về thời gian: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu các đối tượng tham gia vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu Thái Lan từ sau những năm 1960 đặc biệt là từ 1990 đến nay và Việt Nam từ năm 2004 đến nay khi hai nước thực sự bắt đầu phát triển công nghiệp ô tô.
- Chủ thể nghiên cứu: Chính phủ, các Bộ ngành, các doanh nghiệp chế tạo ô tô, đặc biệt các doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu, các cơ chế chính sách của Chính phủ.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
Luận án sử dụng cách tiếp cận liên ngành kinh tế học quốc tế, tiếp cận lịch sử và hệ thống. Từ góc nhìn của người đi tìm kinh nghiệm thực tiễn bổ ích cho Việt Nam, luận án sẽ nghiên cứu Thái Lan với những bối cảnh, đặc thù của đất nước khi tham gia các mạng sản xuất ô tô toàn cầu. Mạng sản xuất toàn cầu là một lĩnh vực nghiên cứu mới mẻ trong kinh tế học quốc tế, song các lý luận về mạng sản xuất toàn cầu và tham gia mạng sản xuất toàn cầu đã được nghiên cứu sôi động trong thời gian gần đây. Đó chính là công cụ để Luận án phân tích trường hợp công nghiệp ô tô Thái Lan. Cũng từ góc độ của người đi tìm kinh nghiệm thực tiễn để gợi ý cho Việt Nam, việc tìm hiểu chính sách sẽ có ích hơn, nhất là khi Việt Nam đang theo đuổi mô hình nhà nước kiến tạo phát triển.
Tiếp cận thể chế: Luận án tiếp cận những cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch công nghiệp ô tô của Chính phủ và các Bộ ban ngành liên quan.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Nguồn dữ liệu thứ cấp của Luận án được tổng hợp từ các đề tài, sách, tạp chí và các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến các nội dung Luận án cả trong nước và quốc tế. Nguồn số liệu thứ cấp được lấy từ cơ sở dữ liệu của Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp - Bộ Công Thương, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, Viện nghiên cứu ô tô Thái Lan, các tổ chức quốc tế như UNIDO, JETRO...
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
Phương pháp này dùng để phân tích, tổng hợp các tài liệu đã từng nghiên cứu liên quan đến chủ đề Luận án, bao gồm tổng quan các tài liệu lý luận và thực tiễn; hệ