phát hành trái phiếu), đánh giá và đề xuất phương án mua (số lượng, giá mua, thời gian nắm giữ, lợi nhuận kì vọng, phương án xử lý và phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra), thẩm định và phê duyệt đầu tư, đánh giá tài sản đảm bảo, cảnh báo sớm và báo cáo kết quả đầu tư.
* Về mô hình tổ chức hoạt động đầu tư trái phiếu
Tại MB, hoạt động đầu tư trái phiếu được tổ chức, quản lý theo mô hình sau:
- Đơn vị kinh doanh (chi nhánh, phòng giao dịch…): đánh giá tiếp cận tổ chức, cá nhân có nhu cầu bán trái phiếu; giám sát đánh giá hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp phát hành và thực hiện báo cáo cho đơn vị quản lý theo khối kinh doanh trong trường hợp phát hiện dấu hiệu duy giảm năng lực tài chính và các vấn đề rủi ro khác.
- Khối kinh doanh: là đơn vị đầu mối triển khai điều chỉnh các quy định, quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ thuộc phạm vi quản lý của khối, đảm bảo hoạt động đầu tư trái phiếu tuân thủ quy định nội bộ và các quy định có liên quan. Trực tiếp triển khai hoạt động đầu tư và hướng dẫn các đơn vị kinh doanh theo trục dọc thực hiện các giao dịch đầu tư mua bán trái phiếu.
- Khối tài chính - kế toán: hướng dẫn hạch toán kế toán đối với hoạt động đầu tư mua bán trái phiếu.
- Khối kiểm tra - kiểm soát nội bộ: bổ sung quy định kiểm soát nội bộ đối với hoạt động đầu tư mua bán trái phiếu.
- Khối quản trị rủi ro: tiếp nhận ý kiến của các đơn vị liên quan và đề xuất điều chỉnh, hướng dẫn thực hiện các quy định phù hợp với tình hình thực tế của ngân hàng. Kịp thời hướng dẫn các văn bản quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư trái phiếu phù hợp với thực tiễn và định hướng hoạt động của ngân hàng.
* Kết quả hoạt động đầu tư trái phiếu
Bảng 2.18 cho thấy, trong giai đoạn 2015-2019, hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tại MB không phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu. Lãi suất và NIM bình quân thu được từ hoạt động đầu tư trái phiếu khá cao, các năm 2016, 2017, 2018 NIM đầu tư trái phiếu cao hơn NIM trung bình hoạt động tín dụng. Kết quả đó đã
góp phần đa dạng hóa và tăng thu nhập cho Ngân hàng.
Bảng 3.21: Kết quả đầu tư trái phiếu và TPDN của NHTMCP Quân đội giai đoạn 2015-2019
Đơn vị tính: tỉ đồng, %
Chỉ tiêu | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | |
1 | Tổng quy mô trái phiếu | 56.911,42 | 61.138,53 | 58.556,97 | 82.859,63 | 96.332,12 |
2 | Đầu tư TP/Tổng TS | 25,70 | 24,23 | 18,95 | 23,34 | 24,01 |
3 | Đầu tư TPCP/Tổng TS | 18,56 | 15,79 | 12,14 | 12,46 | 12,05 |
4 | Đầu tư TPDN/Tổng TS | 2,70 | 2,59 | 1,75 | 2,37 | 3,63 |
5 | Đầu tư TP của các TCTD khác/Tổng TS | 4,44 | 5,85 | 5,06 | 8,51 | 8,32 |
6 | Quy mô trái phiếu DN | 1.852 | 3.047 | 5.201 | 8.187 | 14.243 |
7 | Thu lãi từ trái phiếu DN | 249 | 378 | 510 | 616 | 1.301 |
8 | Lãi suất trái phiếu bình quân (%) | 15,1 | 15,4 | 12,4 | 9,2 | 9,3 |
9 | Thu thuần từ lãi TPDN | 68 | 112 | 200 | 272 | 408 |
10 | NIM bình quân (%) | 3,7 | 4,6 | 4,9 | 4,1 | 2,9 |
11 | NIM bình quân trong hoạt động tín dụng (%) | 3,7 | 3,7 | 3,66 | 3,72 | 3,77 |
12 | Tỉ lệ nợ quá hạn | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
13 | Tỉ lệ nợ xấu | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Vốn Tự Có Của Các Nhtm Ở Việt Nam Giai Đoạn 2015-2019
- Thực Trạng Kết Quả Hoạt Động Đầu Tư Trái Phiếu Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Cơ Cấu Đầu Tư Trái Phiếu Chính Phủ Của Các Nhtm Việt Nam Giai Đoạn 2015-2019 (Theo Kì Hạn Của Trái Phiếu)
- Kết Quả Thống Kê Mô Tả Với Các Biến Nghiên Cứu
- Kết Quả Phân Tích Cho Roe Theo Tiếp Cận Quy Mô Tài Sản
- Định Hướng Phát Triển Thị Trường Trái Phiếu Việt Nam
Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của NHNN, các công ty kiểm toán và của Stoxplus
3.2.4.3. Hoạt động đầu tư trái phiếu của Ngân hàng TMCP Đại chúng
* Thực tế ban hành các văn bản nội bộ về đầu tư trái phiếu
Trong mấy năm gần đây, PVB đã liên tục ban hành các quyết định để hướng dẫn hoạt động đầu tư trái phiếu của Ngân hàng. Đó là: (i) Quyết định 5032/QĐ- PVB ngày 20/5/2016 của Ủy ban Quản lý rủi ro về ban hành Quy định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam; (ii) Quyết định 11674/QĐ/PVB ngày 22/11/2017 về việc ban hành Quy định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam; (iii) Quyết định 11215/QĐ/PVB ngày 16/8/2019 về việc ban hành Quy định nghiệp vụ đầu tư, kinh doanh hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (xem Phụ lục XX). Nội dung các quyết định đã xác định khá cụ thể các nguyên tắc mua, trái phiếu không được mua, điều kiện mua (gồm điều kiện về trái phiếu, về tổ chức phát hành và về phương án sử dụng vốn phát hành trái phiếu), giới hạn mua (thực hiện theo quy định về quản lý các tỉ lệ/giới hạn bảo đảm an toàn theo quy định của PVCOMBANK trong từng thời kì), đánh giá và đề xuất phương án mua (số lượng, giá mua, thời gian nắm giữ, lợi nhuận kì vọng, phương án xử lý và phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra), thẩm định, tái thẩm định và phê duyệt đầu tư, kiểm soát trước, trong và sau khi giải ngân, đánh giá tài sản đảm bảo, cảnh báo sớm, báo cáo kết quả và định kì báo cáo...
* Về mô hình tổ chức hoạt động đầu tư trái phiếu
Khối Nguồn vốn và Thị trường tài chính có chức năng nhiệm vụ: thực hiện đầu tư, kinh doanh hợp đồng tương lai TPCP; tính toán đề xuất các công việc liên quan đến kí quỹ; phối hợ với bộ phận TCKT để tính lãi lỗ; kí quỹ và theo d i thực hiện giao dịch hoặc tất toán giao dịch.
Khối Quản trị rủi ro: ban hành các hạn mức giao dịch, xây dựng chính sách, công cụ để giám sát, kiểm soát và cảnh báo rủi ro theo các hạn mức đã ban hành, đề xuất biện pháp phòng chống rủi ro thị trường...
Khối Vận hành: soạn thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan, thực hiện thanh toán giao dịch mua bán, lưu trữ hồ sơ...
Khối TCKT: hạch toán, kế toán các giao dịch và lỗ lãi từ đầu tư, kinh doanh trái phiếu...
Khối pháp chế: hỗ trợ và tư vấn các thủ tục pháp lý liên quan.
* Kết quả hoạt động đầu tư trái phiếu
Bảng 3.22 cho thấy trong giai đoạn 2015-2019 hoạt động đầu tư trái phiếu tại PVB không phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu và mặc dù thu nhập từ hoạt động đầu tư trái phiếu còn chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng thu nhập của ngân hàng (5%-13%) nhưng hoạt động này đã góp phần đa dạng hóa kinh doanh và thu nhập giúp ngân hàng giảm rủi ro và thua lỗ phát sinh trong một số năm (2016, 2017).
Bảng 3.22: Kết quả đầu tư trái phiếu của Ngân hàng TMCP Đại Chúng giai đoạn 2015-2019
Đơn vị tính: tỉ đồng, %
Chỉ tiêu | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | |
1 | Tổng quy mô trái phiếu | 23.687,43 | 25.900,93 | 28.252,73 | 25.843,84 | 35.110,76 |
2 | Đầu tư TP/Tổng TS | 24,01 | 22,40 | 22,30 | 18,30 | 21,33 |
3 | Đầu tư TPCP/Tổng TS | 8,01 | 6,52 | 7,67 | 7,42 | 3,81 |
4 | Đầu tư TPDN/Tổng TS | 11,71 | 12,27 | 9,90 | 7,16 | 12,81 |
5 | Đầu tư TP của các TCTD khác/Tổng TS | 4,29 | 3,61 | 4,73 | 3,72 | 4,71 |
6 | Thu nhập từ đầu tư trái phiếu | 1.086,565 | 1.437,252 | 1.518,750 | 1.445,946 | 1.598,332 |
Tổng thu nhập | 11.652,314 | 16.002,291 | 15.966,979 | 11.249,970 | 30.717,336 | |
8 | Tỉ lệ thu nhập từ đầu tư trái phiếu (%) | 9 | 9 | 10 | 13 | 5 |
9 | Nợ quá hạn | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
10 | Nợ xấu | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
11 | Tỉ lệ nợ quá hạn | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
12 | Tỉ lệ nợ xấu | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của NHNN, của các công ty kiểm toán và của PVB
3.3. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU ĐẾN KẾT QUẢ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
3.3.1. Mô hình và phương pháp nghiên cứu
3.3.1.1. Mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu tác động của đầu tư trái phiếu đến hiệu quả hoạt động của NHTM được xây dựng xuất phát từ các mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa đa dạng hóa và hiệu quả hoạt động của ngân hàng (DeYoung và Rice, 2003; Odesanmi và Wolfe, 2007; Chiorazzo và cộng sự, 2008; Baele và cộng sự, 2007;…). Trong luận án của mình, NCS vận dụng các mô hình nghiên cứu trên để đánh giá mức độ đóng góp/ tham gia của hoạt động đầu tư trái phiếu vào kết quả hoạt động của các NHTM Việt Nam dựa trên hai khía cạnh: thu nhập và rủi ro.
Mô hình nghiên cứu được xây dựng trên 2 phương pháp tiếp cận: (1) phương pháp tiếp cận dựa theo thu nhập và (2) phương pháp tiếp cận dựa theo tài sản.
Phương pháp tiếp cận theo thu nhập:
Bank Risk (hoặc Profitability)i,t= α0 + α1 × LoanInc/OpInci,t + α2 × ComInc/OpInci,t + α3 × Trad/OpInci,t + α4 × Controls t + vi + εi,t
Phương pháp tiếp cận theo tài sản:
Bank Risk (hoặc Profitability)t= β0 + β1 × Loan/TAi,t + β2 × Trad/TA i,t + β3 × Controls t-1 + vi + εit
Trong đó Bank Risk hoặc Profitability lần lượt là các biến phụ thuộc ROA, ROE để đo lường hiệu quả kinh doanh và Z-Score để đo lường rủi ro của ngân hàng.
Controls là các biến kiểm soát trong mô hình, cụ thể bao gồm: TA - Quy mô ngân hàng;
LOAN - Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản; EQUITY - Tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản;
COST - Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài sản; DTL - Tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng nợ phải trả; GDP - Tăng trưởng kinh tế;
INF - Tỷ lệ lạm phát.
Bảng 3.23 : Mô tả tóm tắt các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu
Diễn giải | Công thức | |
Biến phụ thuộc | ||
ROA (ROE) i,t | Hiệu quả kinh doanh (bao gồm khả năng sinh lời trên tài sản và VCSH) | ( ) |
Z-SCOREi,t | Rủi ro phá sản | ⁄ |
Biến độc lập | ||
LoanInc/OpInci,t | Tỷ lệ thu nhập từ cho vay | Thu nhập từ cho vay năm t/Tổng thu nhập năm t |
ComInc/OpInci,t | Tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ | Thu nhập từ hoạt động dịch vụ năm t /Tổng thu nhập năm t |
Trad/OpInci,t | Tỷ lệ thu nhập từ đầu tư trái phiếu | Thu nhập từ mua bán trái phiếu năm t /Tổng thu nhập năm t |
Tỷ lệ cho vay | Cho vay năm t/ Tổng tài sản năm t | |
Trad/TAi,t | Tỷ lệ quy mô đầu tư trái phiếu | Quy mô đầu tư trái phiếu năm t/ Tổng tài sản năm t |
Biến kiểm soát | ||
TAi,t | Quy mô ngân hàng | Logarithm (tổng tài sản) của ngân hàng i năm t |
LOANi,t | Tỷ lệ dư nợ cho vay | Tổng dư nợ cho vay năm t/tổng tài sản năm t |
EQUITYi,t | Tỷ lệ VCSH | VCSH năm t/tổng tài sản năm t |
COSTi,t | Tỷ lệ chi phí hoạt động | Tổng chi phí hoạt động năm t/tổng tài sản năm t |
DTLi,t | Tỷ lệ tiền gửi khách hàng | Tiền gửi khách hàng năm t/tổng nợ phải trả năm t |
GDPi,t | Tăng trưởng kinh tế | GDP |
INFi,t | Tỷ lệ lạm phát | Chỉ số giá tiêu dùng CPI |
3.3.1.2. Dữ liệu nghiên cứu
Để đánh giá tác động của đầu tư trái phiếu đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, nghiên cứu sinh thực hiện thu thập dữ liệu của 30 ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2019. Các chỉ số tài chính của các ngân hàng thương mại được lấy từ nguồn dữ liệu Bankscope, các chỉ số thể hiện các đặc điểm vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam được lấy từ nguồn dữ liệu IMF. Dữ liệu của nghiên cứu này thuộc dạng dữ liệu bảng không cân xứng vì sự không đồng nhất về tính sẵn có của các dữ liệu báo cáo tài chính theo từng năm của các ngân hàng trong mẫu quan sát.
Bảng 3.24: Danh sách các NHTM trong mẫu dữ liệu nghiên cứu
Tên ngân hàng | STT | Tên ngân hàng | |
1 | Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) | 16 | Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) |
2 | Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) | 17 | Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) |
3 | Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) | 18 | Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) |
4 | Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) | 19 | Ngân hàng TMCP Đại chúng (PvcomBank) |
5 | Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) | 20 | Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) |
6 | Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) | 21 | Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (SaigonBank) |
7 | Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank) | 22 | Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) |
8 | Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) | 23 | Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeaBank) |
9 | Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) | 24 | Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) |
10 | Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh (HD Bank) | 25 | Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) |
11 | Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlong Bank) | 26 | Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TP Bank) |
12 | Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienViet Post Bank) | 27 | Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (VietBank) |
13 | Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) | 28 | Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) |
14 | Ngân hàng TMCP Hàng hải (MSB Bank) | 29 | Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIBBank) |
15 | Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank) | 30 | Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) |