Một Vài Kinh Nghiệm Của Việc Chuyển Dịch Cơ Cấu Cây Trồng , Vật Nuôi Theo Hướng Sản Xuất Hàng Hóa Ở Nước Ta

thăng bằng và sự phụ thuộc đó bị phá hoại vốn là một trong những mâu thuẫn sâu sắc nhất của chủ nghĩa tư bản”[26, tr.353 - 354].

1.2.4. Một vài kinh nghiệm của việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa ở nước ta

Qua nghiên cứu, thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh Cao Bằng có những điểm tương đồng với Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang… và rút ra một số nhận xét sau:

Một là, quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở các tỉnh mặc dù điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội còn có những điểm khác nhau, nhưng cái chung nhất là dựa trên tiềm năng, thế mạnh của mình, phát triển theo cơ chế thị trường, mỗi tỉnh từng bước xác định cho mình một cơ cấu kinh tế hợp lý.

Hai là, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi các tỉnh đều xác định ngành kinh tế mũi nhọn để tập trung đầu tư, nhằm mang lại hiệu quả cao.

Ba là, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, thiết bị, nguồn nhân lực bằng mọi nguồn vốn, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia.

Bốn là, để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khi bố trí cơ cấu kinh tế hợp lý luôn chú ý tới các vùng miền lãnh thổ, vùng sâu vùng xa phù hợp với điều kiện sinh thái thổ những của từng vùng.

Năm là, cụ thể hóa các chủ trương, chiến lược bằng quy hoạch, kế hoạch, chương trình và biện pháp cụ thể, rò ràng, phối hợp giữa các ngành, địa phương.

Tóm lại, theo đà phát triển lực lượng sản xuất, nông nghiệp mang tính chất tự cung, tự cấp tất yếu chuyển lên nông nghiệp hàng hóa do phân công xã hội ngày càng phát triển. Nông nghiệp hàng hóa thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh hơn, không ngừng tăng năng suất lao động; đẩy mạnh quá trình xa hội hóa sản xuất và tích tụ, tập trung sản xuất, mở rộng thị trường hàng tiêu dùng, thị trường lao động, thị trường tư liệu sản xuất…


Chương 2

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA Ở CAO BẰNG


2.1. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở Cao Bằng‌

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Cao Bằng không thuận lợi, xa trung tâm thương mại nên gặp khó khăn trong tiêu thụ hàng nông sản

Về vị trí địa lý, Cao Bằng là tỉnh miền núi, vùng cao biên giới, phía Đông Bắc của tổ quốc. Nằm ở tọa độ địa lý 22o22’ - 23o07’ vĩ Bắc, 105o40’ - 106o40’ kinh Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, có đường biên giới dài 332 km2. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn. Tỉnh Cao Bằng có 12 huyện, 01 thị xã với 189 xã, phường, thị trấn. Diện tích tự nhiên là 6.707,86 km2 chiếm 2,12% diện tích tự nhiên của cả nước. Có 3 cửa khẩu chính: Tà Lùng, Trà Lĩnh, Sóc Giang, nhiều cửa khẩu phụ và cặp chợ biên giới là lợi thế quan trọng tạo tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại và du lịch phát triển.

Về khí hậu, Cao Bằng có khí hậu mang tính chất đặc thù của dạng khí hậu lục địa miền núi cao (khí hậu Châu Á nhiệt đới) thể hiện 4 mùa trong năm nhưng rò rệt nhất là mùa hè và mùa đông, biên độ nhiệt thay đổi lớn, lượng mưa ít và phân bố không đều. Mưa, bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 với lượng mưa trung bình hàng năm 1.500mm. Vùng mưa nhiều gồm các huyện Nguyên Bình, bắc Hà Quảng, Thông Nông, Trà Lĩnh, Quảng Hòa, Hạ Lang là 1.500 - 1.900mm; vùng mưa trung bình: Hòa An, nam Hà Quảng, Trùng Khánh là 1.300 - 1.500mm. Các hiện tượng gió lốc, gió bấc, tuyết rơi, sương muối, mưa đá xảy ra thường xuyên. Nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất

350oC, thấp nhất 0oC. Hàng năm có 3 tháng mùa hè (từ tháng 6 đến tháng 8) nhiệt độ trung bình là 30 - 34oC; tháng nóng nhất là tháng 7; mùa đông, nhiệt độ trung bình là 5 - 6oC, tháng lạnh nhất là tháng 1. Tần suất sương muối thường xảy ra vào tháng 1 và tháng

2. Với đặc điểm khí hậu đặc thù, đã tạo cho Cao Bằng những lợi thế để hình thành các vùng sản xuất cây con phong phú đa dạng, trong đó có những cây đặc sản như dẻ hạt, hồng không hạt, đậu tương có hàm lượng đạm cao, thuốc lá, chè đắng…mà nhiều nơi khác không có điều kiện phát triển.

Nhưng nhìn chung, do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của tỉnh có nhiều mặt không thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội địa hình hiểm trở, chia cắt phức tạp bởi nhiều dãy núi cao, xen kẽ là những sông suối ngắn, thung lũng hẹp độ dốc lớn, vực sâu, hay xảy ra thiên tai, dịch bệnh, thời tiết lại khắc nghiệt, ở các vùng cao của tỉnh thường xuất hiện sương muối, băng giá gây ra tình trạng rét đậm rét hại kéo dài, mưa to, lũ lụt diễn ra trên diện rộng, các công trình thủy lợi vừa xây xong đã bị cuốn trôi cho nên với nền sản xuất nông nghiệp là chính như Cao Bằng đã gặp rất nhiều khó khăn, nhiều khi gây ra thiệt hại nặng nề cho người dân về tài sản và hoa màu…

Bên cạnh đó, vốn là tỉnh nằm sâu trong nội địa, xa các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước (Thị xã Cao Bằng cách thủ đô Hà Nội 286 km theo Quốc lộ 3) và không nằm trong vùng ảnh hưởng của hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội; điều kiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông, chỉ có một loại hình giao thông duy nhất là đường bộ còn rất yếu kém, vì vậy giao thương giữa Cao Bằng với ngoài nước (Trung Quốc), với thủ đô Hà Nội cùng các tỉnh, thành trong cả nước và ngay trong nội bộ tỉnh còn rất khó khăn, nhất là ở nông thôn, vùng cao còn khó khăn, đặc biệt là giao thông nông thôn (ô tô chưa đi được bốn mùa) nên ảnh hưởng nhiều đến việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mức độ phát triển chỉ trong một chừng mực nhất định.

2.1.2. Chất lượng đất để canh tác ở Cao Bằng không đồng đều

Tài nguyên đất ở Cao Bằng nhìn chung đa dạng, phức tạp. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 6.707,86 km2, với 5.987 km2 đất nông - lâm nghiệp. Đất đai ở Cao Bằng được chia ra làm 3 nhóm đất chính với 24 loại đất khác nhau. Đó là:

Nhóm đất núi: đặc trưng cho địa hình núi, có quá trình pheralit yếu, quá trình tích lũy mùn mạnh hơn. Đất có hàm lượng mùn khá, có phản ứng hơi chua và tấn mùn dày. Trong nhóm đất này có 5 loại đá mẹ là: đá kiểm, đá vôi, nhóm đá biến chất, đá axit (granit) và đá sa thạch. Nhóm đất này thường ở địa hình dốc và do địa hình dốc nên rừng bị tàn phá nhiều. Diện tích sử dụng cho nông nghiệp của nhóm này chỉ chiếm khoảng 5,95% so với cả nhóm.

Nhóm đất đồi (đất đỏ vàng): đất phát triển trên vùng đồi, núi thấp hoặc địa hình lượn sóng. Đất có quá trình tích lũy Fe, Al (sắt, nhôm) có màu đỏ hoặc vàng, hàm lượng NPK không nhiều. Mức độ tích lũy này tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, địa hình và lớp phủ thực vật. Địa hình phần lớn bị chia cắt mạnh, sườn dốc. Đất đỏ vàng Cao Bằng chủ yếu phát triển trên các loại đá mẹ: macma, siêu kiềm, macma kiềm, macma axit, đá vôi, đá trầm tích (phiến thạch, dăm cuội) chiếm diện tích lớn nhất: 47,39%, nghèo đạm và lân; sau đó là nhóm đất phát triển trên đá biến chất (phơrit, gnai, mica) chiếm 31, 23%. Ngay trong nhóm đá trầm tích không chứa cacbonnat thì phiến thạch sét chiếm tỉ lệ cao hơn cả, nghèo dinh dưỡng, có phản ứng chua. Nhóm đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (F1) đa số có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Do địa hình dốc, bậc thang, tầng mặt bị rửa trôi sét nên đất có nhẹ đi đôi chút, nhưng tầng sâu thành phần cơ giới thường từ trung bình đến nặng. Vì vậy, xét về mặt tổng thể, đất đai Cao Bằng có nhiều mặt ưu thế: đa số đất có tầng dày từ trung bình đến rất dày. Nhưng do địa hình bị chia cắt mạnh nên đất có sườn dốc lớn. Điều đó làm hạn chế đến sử dụng đất trong nông nghiệp.

Nhóm đất bằng - thung lũng: đồi núi Cao Bằng thấp dần từ Bắc xuống Nam và chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Địa thế hiểm trở, mức độ chia cắt mạnh, núi đá vôi chạy vòng cung dọc biên giới Việt - Trung, từ Bảo Lạc đến Thạch An. Cao Bằng

không có những cánh đồng rộng lớn, mà chỉ có những thung lũng nhỏ nằm xen kẽ những vùng núi hoặc lòng máng hẹp ven các con sông tạo thành những dải phù sa nhỏ bé. Diện tích nhóm đất này chỉ chiếm khoảng 4,67% so với tổng diện tích điều tra. Trong đó bao gồm: nhóm đất phù sa: phù sa được bồi, phù sa không được bồi, phù sa bị glaay, phù sa có sản phẩm pheralit, phù sa bị ảnh hưởng cacbonnat, phù sa ngòi suối, phù sa bạc màu. Nhóm này nhìn chung có thành phần cơ giới nhẹ.

Đất thung lũng dốc tụ đa số có thành phần cơ giới trung bình, tầng tích tụ thành phần cơ giới nặng hơn. Đất tích cacbonnat ở các thung lũng đá vôi hoặc ở địa hình trũng bị ảnh hưởng mạch nước chứa cacbonnat, đất thường có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, càng xuống dưới càng nặng hơn. Đây là một ưu điểm lớn của quá trình canh tác ở Cao Bằng, đất có nền vững chắc tạo điều kiện cho quá trình giữ nước và phân bón cho cây trồng.

2.1.3. Nguồn nước dồi dào thuận lợi cho phát triển nông nghiệp

Cao Bằng có nguồn nước tương đối dồi dào, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, dịch vụ và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Mạng lưới sông suối (bảng 2.1) và hồ của Cao Bằng phong phú và đa dạng, hướng dòng chảy chủ yếu theo hai hướng Tây Bắc - Đông Nam hoặc hướng Bắc - Nam. Chúng thường được bắt nguồn từ Trung Quốc và các vùng núi cao như dãy núi Phia Dạ (huyện Bảo Lạc), Phia Oắc (huyện Nguyên Bình). Ngoài hệ thống sông lớn chính như: sông Bằng Giang, sông Hiến, sông Gâm, sông Bắc Vọng, sông Quây Sơn cung cấp một lượng lớn nước cho sản xuất nông nghiệp, Cao Bằng còn có tới 47 hồ lớn nhỏ, trong đó đáng chú ý nhất là Hồ Thang Hen, ngoài việc sử dụng nước cho sinh hoạt hồ còn là nguồn nước phục vụ tưới tiêu cho

nông nghiệp. Đặc biệt tỉnh còn có trên 100 con sông suối khác với tổng chiều dài hàng ngàn kilômet, có mô đuyn dòng chảy bình quân hàng năm từ 20 - 30 l/giây/km2. Sông, suối Cao Bằng là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho việc tưới các cây nông nghiệp và phát triển thủy điện cỡ nhỏ và trung bình.


Bảng 2.1: LƯU LƯỢNG NƯỚC ĐO ĐƯỢC QUA CÁC THÁNG TRONG NĂM 2010 [39, tr.41]


S T T

Tên trạm

Sông, suối

Diện tích lưu vực

(km2)

Lưu lượng bình quân tháng (m3/giây)

Năm (m3/s ec)

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

1

Bản Giốc

Quây Sơn

1660

6,87

5,09

6,67

8,55

42,3

108

117

141

73,4

40,2

20,9

10,2

48,5

2

Nà Vường

Vi Vọng

184

1,25

1,15

1,14

2,13

4,84

12,4

14,5

16,8

6,08

3,77

2,59

1,51

5,7

3

Bản Co

Ba Vọng

593

1,75

1,32

1,81

3,5

10,2

27,7

26,9

32,9

13,2

6,76

4,32

2,18

11,1

4

Tà Sa

Nguyên Bình

123

1,2

1,14

1,11

1,43

1,04

6,2

7,16

8,94

5,14

3,53

2,54

1,7

3,49

5

Pác Bó

Lênin

150

1,44

1,3

1,08

1,65

4,21

9,04

10,1

13,8

5,08

2,97

2,09

1,59

4,53

6

Pác Luông

Hiến

885

6,85

5,87

5,44

6,13

21,3

27

36,4

46,7

39,4

21,4

11,8

8,53

20,1

7

Cao Bằng

Bằng

2880

22,1

19,7

21,6

27,8

63,7

158

165

210

121

66,9

45,6

26,5

79,5

8

Bảo Lạc

Gâm

4060

16,3

13,3

13,8

15,3

40,1

120

161

188

104

58,3

39,6

22,5

66,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng - 4


Nguồn: Chi cục nước tỉnh Cao Bằng


31

2.1.4. Tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp cao nhưng phần lớn là lao động giản đơn

Cao Bằng là một tỉnh vùng cao có đông đồng bào dân tộc. Năm 2010 dân số tỉnh Cao Bằng là 513.108 người, trong đó dân số lao động trong độ tuổi là 324.028 người chiếm 63,15% tổng dân số trong toàn tỉnh.

Lực lượng lao động của tỉnh chủ yếu là hoạt động trong các ngành nông nghiệp, cơ cấu lao động ngành nông - lâm nghiệp năm 2010 chiếm tới 80,4% trong tổng cơ cấu lao động của tỉnh, trong khi đó nhóm ngành công nghiệp - xây dựng chỉ chiếm 6,6%, dịch vụ chiếm 13%. Song trình độ học vấn và số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật được đào tạo thấp. Đến thời điểm năm 2010, trình độ học vấn của lực lượng lao động tỉnh Cao Bằng vẫn thấp hơn mức trung bình của cả nước và tương đương với mức trung bình của các tỉnh miền núi phía Bắc (lực lượng lao động của Cao Bằng chưa từng được đi học là 51.058 người, tương đương với 16% trên tổng số lao động của tỉnh; trong khi đó lực lượng lao động chưa từng được đi học của các tỉnh miền núi phía Bắc là 11,3% và cả nước là 4,6%). Lực lượng lao động chủ yếu có trình độ từ không biết chữ đến tốt nghiệp trung học cơ sở khá cao; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao lại phân bố không đồng đều; chính sách sử dụng chưa hợp lý. Còn thiếu lao động có kỹ thuật và tay nghề cao. Đây là một điều vừa hạn chế, vừa là lợi thế. Hạn chế là chưa đáp ứng được yêu cầu hiện tại nhưng nếu được đào tạo, sử dụng sẽ có nhiều điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng cao.

Bảng 2.2. Lực lượng lao động theo trình độ đào tạo năm 2010 trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp - thủy sản [55, tr.22]


Chỉ tiêu

2010


Số lượng

Cơ cấu %

TỔNG SỐ

256516

100,00

I. Chưa qua đào tạo

219402

85,53

II. Đã qua đào tạo

37114

14,47

Hệ dạy nghề (Tổng cục dạy nghề)

29044

11,32

1. Đào tạo ngẵn hạn (dưới 3 tháng)

19768

7,71

2. Công nhân kỹ thuật

3529

1,38

3. Sơ cấp nghề

3194

1,25

4. Trung cấp nghề

2434

0,95

5. Cao đẳng nghề

119

0,05

Hệ giáo dục (Bộ GD và ĐT)

8070

3,15

6. Trung cấp chuyên nghiệp

6724

2,62

7. Cao đẳng

635

0,25

8. Đại học

708

0,28

9. (Trên ĐH) Thạc sỹ

3

0,001

10. Tiến sỹ

0

0,0


Như vậy, qua bảng 2.2 cho thấy lực lượng lao động trong lĩnh vực nông - lâm - nghiệp - thủy sản của tỉnh còn rất thấp, chủ yếu là lao động giản đơn, chưa qua đào tạo (chiếm tới 85,53%), lực lượng lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 14,47%. Do đó, trình độ sản xuất nông nghiệp của tỉnh Cao Bằng còn thấp kém, vẫn sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống là phổ biến. Vì vậy, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022