Thuận Lợi Và Khó Khăn Đối Với Việt Nam Trong Thời Gian Tới Khi Tham Gia Vào Mạng Lưới Sản Xuất Toàn Cầu

nghĩa là các doanh nghiệp bán lẻ mua đầu vào từ những doanh nghiệp sản xuất. Trong số 100 công ty đứng đầu thế giới (Fortune Global 500 năm 2007) thì có 5 công ty bán lẻ là Wal-Mart và Home Depot, Tesco, Metro và Kroger trong đó Wal- Mart đạt doanh thu lớn nhất toàn cầu trong hai năm trở lại đây (tham khảo phụ lục 1&2). Có thể thấy rằng ngày càng có nhiều tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới. Với quy mô thị trường lớn, tiềm lực tài chính vững mạnh các nhà bán lẻ sẽ chi phối các nhà cung cấp bằng chiến lược về giá, chiến lược về kênh phân phối. Có rất nhiều hình thức liên kết trong GPNs bán lẻ đã dần dần phát triển như: nhượng quyền thương mại, mua lại sát nhập giữa các tập đoàn. Vì vậy tương lai những tập đoàn này sẽ phát triển những mạng lưới lẻ trên phạm vi toàn cầu.

Với những lợi ích mà GPNs đem lại cho tất cả các bên, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển, tôi nhận thấy rằng chính các quốc gia sẽ thay đổi mình, nâng cao năng lực quốc gia để chủ động tham gia sâu hơn vào GPNs. Trước tiên, có thể thấy xu hướng chuyển dịch mạng sản xuất sang khu vực Đông Á, đặc biệt là các quốc gia ASEAN. Đây là một khu vực kinh tế mới nổi, đầy năng động với nhiều nguồn lực dồi dào chi phí thấp. Hơn nữa trình độ khoa học kĩ thuật của các quốc gia phát triển ở Đông Á như là Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc đang ngày càng phát triển. Đây sẽ là những nước có tầm ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của mạng lưới sản xuất trong tương lại đặc biệt là Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc hiện nay đang cạnh tranh ngang hàng với các tập đoàn lớn ở Châu Âu (ví dụ Huawei trông công nghiệp điện tử). Các nước trong khu vực Đông Á và ASEAN cũng đã đưa ra một số chính sách để chủ động tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu. Điều này góp phần thúc đẩy sự phát triển GPNs ở Đông Á và ASEAN. GPNs tại khu vực này sẽ dần dần cung ứng cho toàn bộ các thị trường lớn trên thế giới như Bắc Mỹ, EU, Châu Á.‌

II. Thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam trong thời gian tới khi tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu

2.1. Thuận lợi

Mặc dù là quốc gia cuối cùng tham gia vào mạng lưới sản xuất Đông Á Việt Nam vẫn có nhiều thuận lợi để tham gia sâu hơn nữa vào mạng lưới này. Nằm ở vị trí trung tâm của Đông Á với đường bờ biển dài (3.260 Km) thuận tiện cho việc giao thương với các nước trong khu vực và cả các nước Châu Mỹ nên Việt Nam được rất nhiều MNCs và TNCs chú ý. Vị trí địa lý và giao thông đường biển thuận lợi như vậy sẽ góp phần làm giảm chi phí SL, chi phí vận chuyển hàng hóa bán thành phẩm và thành phẩm. Đây là một trong những nhân tố khiến các MNCs quyết định chọn Việt Nam là địa điểm để đặt các cơ sở sản xuất của mình, nhằm tối ưu hóa chi phí SL, tăng cường phân tán sản xuất ra bên ngoài.

Hơn thế, trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam ngày càng tham gia nhiều hơn vào các khu vực thương mại tự do (FTA) cả đa phương và song phương. Việt Nam đã cùng ASEAN ký kết và triển khai thực hiện các hiệp định FTAs là hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), ASEAN- Trung Quốc (ACFTA), ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP), hiệp định thương mại tự do ASEAN – Australia

– NewZealand (AANZFTA). Ngoài ra Việt Nam đã tham gia khu vực thương mại tự do song phương với một số quốc gia là Ấn Độ (AIFTA), Nhật Bản (VJEPA). Trong thời gian tới Việt Nam cũng đang đàm phán và tiến tới ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do nữa. Điều này chứng tỏ Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu và các rào cản thương mại đã dần dần được xóa bỏ. Vì thế, quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước trong khu vực Đông Á và thế giới sẽ ngày càng cải thiện và nâng cao. Khi các TNCs và MNCs thực hiện chiến lược outsourcing tại Việt Nam họ sẽ có cơ hội tiếp cận dễ dàng với các thị trường lớn trong khu vực đã có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam.

Như đã phân tích ở các phần trên, FDI đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nên GPNs. Chính vì vậy, với mức độ hấp dẫn FDI cao Việt Nam có điều kiện thuận lợi để tham gia vào GPNs, đặc biệt là PNs tại Đông Á. Theo báo cáo Đầu tư thế giới năm 2004 của UNCTAD với chủ để “Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khu vực dịch vụ” chỉ số hoạt động thu hút FDI của Việt Nam xếp thứ

50 thế giới3. Cũng theo đánh giá của UNCTAD, Việt Nam đang đứng trong top 10 thế giới các nước có triển vọng thu hút đầu tư. Dòng vốn FDI vào Việt Nam trong một thời gian dài tương đối ổn định và có tăng trưởng. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay dòng vốn FDI thế giới đã giảm mạnh, nhưng Việt Nam vẫn là một điểm sáng thu hút FDI. Giải ngân FDI năm 2008 cũng đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43% so với năm 2007 [62]. Ngay trong tháng 1 năm 2009 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có tới 7 dự án FDI với tổng vốn đăng kí là 5,1 tỷ USD [69]. Điều này cho thấy các nhà đầu tư vẫn quan tâm tới thị trường Việt Nam, bởi vì học cho rằng những khó khăn hiện tại của Việt Nam chỉ là khó khăn tạm thời. Chính vì thế tương lại Việt Nam sẽ là một điểm đến lý tưởng cho nhiều TNCs và MNCs muốn mở rộng PNs của mình. Việt Nam có được sự tín nhiệm đầu tư FDI một phần là do môi trường chính trị ổn định, nguồn lao động dồi dào, môi trường FDI cải thiện nhanh chóng.

Lâu nay Việt Nam luôn coi giá nhân công rẻ là một lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế, thế nhưng các lợi thế này đang mất dần. Trước tiên làm sao chúng ta có thể cạnh tranh với nhiều nước khác về giá nhân công. Thí dụ, Trung Quốc vốn là một quốc gia đông dân nhất thế giới, nguồn lao động dồi dào, mức giá nhân công lại vô cùng rẻ. Hơn nữa, giá nhân công rẻ ở Việt Nam đang dần dần biến mất. Các doanh nghiệp Nhật Bản đến Việt Nam nhận định rằng làn sóng các công ty nước ngoài đổ xô vào Việt Nam đã tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa họ trong việc thu hút nhân tài. Công nhân Việt Nam sẵn sàng ra đi nếu họ tìm được một công việc mới với mức lương cao hơn cho dù đó là trái ngành nghề. Chính vì vậy, các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam khó kiếm được lao động lành nghề. Có thể thấy lợi thế về lao động giá rẻ chỉ là lợi thế so sánh tĩnh của Việt Nam và nó đang dần dần biến mất.

2.2. Khó khăn


3 Chỉ số thu hút FDI là tỷ lệ chiếm hữu của một nước trong dòng FDI toàn cầu so với phần của nước đó trong GDP toàn cầu.

Một trong những khó khăn trước tiên của Việt Nam là chịu sự cạnh tranh của các nước đi trước trong khu vực do Việt Nam là nước tham gia cuối cùng vào PNs ở Đông Á. Hơn nữa, nền kinh tế Việt Nam còn thấp so với các nước khác trong khu vực. Theo báo cáo của ngân hàng thế giới Việt Nam còn thua về thu nhập cá nhân tới 51 năm so với Indonesi, 95 năm so với Thái Lan và 153 năm so với Singapore. Tuy nhiên, nếu tính thu nhập bình quân đầu người Việt Nam chỉ cần 15 năm để bắt kịp Thái Lan và 63 năm với Singapore [61].


Bảng 3: So sánh năng lực sản xuất công nghiệp của Việt Nam với Thái Lan và Trung Quốc



Nước

2005

2006

2007

2008

GDP theo PPP (tỉ đô la Mỹ)

Trung Quốc

6. 213

6 .475

7 .104

7 .800

Thái Lan

496

509

554

553

Việt Nam

198

210

228

347

Giá trị sản xuất công nghiệp (% của GDP)

Trung Quốc

47,3

48,9

49,5

49,2

Thái Lan

43,7

44,6

45,3

44,5

Việt Nam

41,0

37,0

42,3

42,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Mạng lưới sản xuất toàn cầu - thực trạng và triển vọng - 12

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ CIA World Factbook 2006-2009


Sức sản xuất công nghiệp Việt Nam thể hiện qua năng lực của các xí nghiệp còn rất non yếu cả về thế tĩnh cũng như thế động trong sự so sánh với những người bạn láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan. Năng lực sản xuất của xí nghiệp Việt

Nam so với hai nước trên còn tồn tại một khoảng cách khá xa. Trong suối giai đoạn 2005-2008 tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp đóng góp vào GDP của Việt Nam luôn thấp hơn Thái Lan và Trung Quốc Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong GDP của Việt Nam không thấp hơn nhiều so với Trung Quốc và Thái Lan (giá trị này lần lượt là 37%%, 48,9% và 44,6% năm 2006) nhưng xét về giá trị tuyệt đối thì sản xuất công nghiệp của Việt Nam còn quá thấp so với hai nước kia. Thực tế là GDP (theo PPP) của Trung Quốc cao hơn Việt Nam từ 22,5 cho đến 31,6 lần Việt Nam, GDP (theo PPP) của Thái Lan cũng gấp khoảng 2 đến 3,5 lần GDP Việt Nam (bảng 2). Xét riêng nghành công nghiệp ô tô, tổng công suất lắp ráp ô tô của các liên doanh Việt Nam là khoảng gần 150,000 chiếc/năm, nhưng cũng không nơi nào vận hàng hết công suất do hạn chế về quy mô thị trường. Trong khi đó tại Trung Quốc, tổng công suất của công nghiệp ô tô là gần 4 triệu rưỡi chiến/năm, chỉ tính riêng 3 tháng lượng tiêu thụ các loại xe ô tô sản xuất trong nước là hơn 570,00 chiếc [3].

Năng lực công nghiệp Việt Nam còn yếu kém, chủ yếu là chế biến nông phẩm, thủy sản, gia công linh kiện phụ tùng, lắp ráp… Các quy trình sản xuất trên đều ở giai đoạn đầu, trong khi đó các nước ASEAN 5 (Singpore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philipine) đang phát triển ở giai đoạn 3 (nghiên cứu thiết kế sản phẩm, đầu tư công nghệ cao, đẩy mạnh xuất khẩu). Nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam vốn được bảo hộ rất lâu, nhưng sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, thì hàng rào bảo hộ đối với sản xuất công nghiệp không còn nữa. Nhưng khi đó công nghiệp của chúng tại lại chưa đủ lớn mạnh để cạnh tranh với các nước khác. Điều này gây ra một trở ngại lớn cho Việt Nam khi tham gia vào PNs Đông Á. Việt Nam chưa định rõ được vị trí của mình trên bản đồ phân công lao động quốc tế của khu vực này.

Hướng đi của Việt Nam khi tham gia vào PNs Đông Á là dần dần tiến tới trở thành các nhà cung cấp linh, phụ kiện cho các TNCs và MNCs. Tuy nhiên, hiện nay ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn quá non trẻ. Trong cơ cấu nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt là các ngành dệt may, gia dày, điện tử, gỗ… phải nhập nguyên phụ liệu lên tới 70% - 90%. Các doanh nghiệp FDI

phải khó khăn lắm mới tìm được nhà cung cấp linh phụ kiện tại Việt Nam. Đại diện công ty Daihatsu (Nhật Bản) cho biết bọ đi khảo sát hàng tháng trời tại 64 doanh nghiệp tìm nhà cung cấp ốc vít theo chuẩn quốc tế nhưng tất cả đều không đáp ứng [65]. Có quá ít doanh nghiệp Việt Nam làm công nghiệp hỗ trợ, nếu có thì chủ yếu tham gia khâu đóng gói, bao bì. Phần lớn các nhà cung cấp linh kiện phụ tung cho các công ty nước ngoài chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khoảng cách về tiêu chuẩn chất lượng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước khá lớn.

Chính vì các doanh nghiệp sản xuất trong nước còn yếu kém về năng lực nên công nghiệp hỗ trợ chưa hề phát triển nên Việt Nạm phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn FDI. Mặt khác để đầu tư sản xuất linh kiện đòi hỏi vốn rất lớn, một vài linh kiện điện tử chủ đạo trong máy tính hay các đồ gia dụng phải đầu tư hàng trăm triệu USD đến hàng tỷ USD vì vậy đòi hỏi tiềm lực tài chính rất lớn. Điều này nhà đầu tư của chúng ta chưa làm được. Sự phụ thuộc quá nhiều này gây nhiều bất lợi cho Việt Nam. Hiện nay Việt Nam mới chỉ chủ yếu tận dụng lợi thế so sánh tĩnh dể thu hút FDI, rất ít doanh nghiệp quan tâm tới lợi thế động (như phát triển công nghệ, trình độ kĩ thuật). Vì vậy một khi các lợi thế so sánh tĩnh mất đi (ví dụ như trường hợp lợi thế giá nhân công rẻ) thì dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ giảm đáng kể, khiến cho sản xuất công nghiệp Việt Nam gặp phải một cú sốc.

Không chỉ năng lực sản xuất yếu kém, mà Việt Nam còn đang thiếu nguồn lao đông có trình độ vững, quản lý ở cấp trung. Tuy dân số Việt Nam đông nhưng chủ yếu là ở nông thôn nên công nhân trong các nhà máy đa phần là chưa được qua đào tạo. Gần đây, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực để nâng cao trình độ học vấn, trình độ kĩ thuật cho lực lượng lao động, nhưng chúng ta vẫn chưa thực sự có được đội ngũ quản lý cao cấp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến điều này là sự tiếp thu khoa học công nghệ và tri thức thông quan các hoạt động đầu tư nước ngoài vẫn chưa được phát huy tối đa.

Ngoài ra đối với Việt Nam còn một số vấn đề khó khăn khác như chính sách và hệ thống luật của Việt Nam chưa ổn định, thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước. Thông tin hai chiều giữa các doanh

nghiệp còn rất hạn chế. Các doanh nghiệp Nhật Bản muốn có nhà máy vệ tinh ở Việt Nam cũng không biết tìm ở đâu, các doanh nghiệp Việt Nam muốn làm vệ tinh cho các doanh nghiệp Nhật Bản cũng không có cách nào tiếp cận họ.‌

III. Gợi ý chính sách đối với Việt Nam nhằm tăng cường tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu

3.1. Gợi ý chính sách dành cho Chính Phủ

3.1.1. Tích cực thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

FDI có vai trò then chốt để thực hiện công nghiệp hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mọi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. FDI còn được coi là kênh quan trọng để một quốc gia tham gia vào RPNs và GPNs. Vì vậy, Việt Nam muốn tham gia sâu rộng hơn vào GPNs trước hết phải thâm nhập sâu vào RPNs, đó là mạng lưới sản xuất tại Đông Á. Bên cạnh đó vẫn không bỏ ngỏ nguồn FDI từ các thị trường lớn như EU và Mỹ để tạo tiền đề tham gia vào GPNs.

Trước tiên Việt Nam cần phải cải thiện môi trường đầu tư để thu hút FDI. Để tham gia hiệu quả vào sự phân công lao động trong khu vực Đông Á, Việt Nam cần trở thành cứ điểm sản xuất và lưu thông có hiệu suất4 thì mới hấp dẫn các MNCs. Nếu một cơ sở sản xuất nào đó không cung cấp đúng thời hạn thì cả mạng lưới sản xuất toàn khu vực bị ảnh hưởng, do đó các MNCs rất nhạy cảm về vấn đề này khi chọn môi trường đầu tư. Phân phối là công việc của nhà sản xuất, của MNCs, nhưng yếu tố quyết định phân phối là môi trường đầu tư trong đó hạ tầng phần cứng (hệ thống giao thông, thông tin…) và phần mềm (thủ tục hành chính, thuế quan, luật lệ, quy định…) có vai trò quyết định. Phí tổn liên quan đến việc này còn được gọi là chi phí liên kết dịch vụ, yếu tố này đang ngày càng trở nên quan trọng cho việc đánh giá môi trường đầu tư.

Để hấp dẫn các nhà đầu tư nước chúng ta phải đơn giản hóa thủ tục đầu tư. Hiện nay để đàm phán, thời gian đạt được thỏa thuận đầu tư của các doanh nghiệp


4 Cứ điểm sản xuất và lưu thông có hiệu suất là nơi bảo đảm sản xuất một sản phẩm với giá thành rẻ nhờ chi phí đầu vào, chi phí lao động thấp, chất lượng cao và phân phối đúng thời hạn

nước ngoài với Chính phủ Việt Nam là rất dài. Với các nhà máy điện ở Việt Nam, các nhà đầu tư thường mất tới ba năm để đàm phán về các điều khoản với Chính Phủ, trong khi đó ở các nước Trung Đông chỉ mất có năm tháng. Hơn nữa môi trường pháp lý của Việt Nam cũng cần phải được đồng bộ hóa. Hiện nay, để đưa ra các văn bản dưới luật, hướng dẫn thi hành luật phải mất thời gian khá lâu, khoảng vài tháng có khi hàng năm. Chính vì thế một vấn đề quan trọng là chúng ta phải rút ngăn thời gian đưa ra các văn bản hướng dẫn thi hành luật, đồng thời đồng bộ hóa hệ thống luật pháp hiện hành để tạo môi trường pháp lý minh bạch, thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Một yếu tố quan trọng không kém để hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài là cơ sở hạ tầng như đất đai, điện, nước, đường, cảng biển…. Hiện nay cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn yếu kém một phần do thu nhập quốc dân của chúng ta so với các nước trong khu vực còn thu kém nhiều. Hơn nữa nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam mới chỉ trông chờ vào ngân sách nhà nước và vốn viện trợ phát triển (ODA). Theo báo điện tử Vietnamnet năm 2008, Nguồn vốn cơ sở hạ tầng sự kiến giai đoạn 2010-2020 ước tính vào khoảng 70,8 tỷ USD, chiếm 11% GDP. Vì vậy Chính Phủ phải khuyến khích tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là xây dựng hệ thống giao thông sân bay, bến cảng, khu công nghiệp, kho bãi hiện đại. Các quy định về hợp tác giữa tư nhân và nhà nước cần phải được đưa ra rõ ràng hơn để hài hòa lợi ích của cả hai bên.

Ngoài ra, Việt Nam đang lãng phí rất nhiều tiền của vào các hạng mục đầu tư công kém hiệu quả. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do quá trình ra quyết định đầu tư công không được đánh giá một cách thực sự khách quan. Hệ quả là các nhà lãnh đạo quốc gia không thể tin tưởng hoàn toan vào tính chính xác của các lý do biện hộ cho các dự án đầu tư. Chính Phủ cần thành lập một ủy ban đặc biệt, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Thủ tướng, có nhiệm vụ đánh giá, thẩm định một cách toàn diện và khách quan các dự án có quy mô vượt quá một ngưỡng nhất định nào đó. Kết luận của hội đồng thẩm định này sau đó cần được công bố một cách công khai.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí