Đặc Điểm Tổ Chức Quản Lý Và Tổ Chức Kế Toán Tại Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Ở Việt Nam


Đối với Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Hasco, tại khu vực trộn của công ty, hệ thống máy tính sẽ kiểm soát để đảm bảo tất cả các nguyên liệu được trộn đúng theo thành phần yêu cầu cho từng loại vật nuôi. Các loại nguyên liệu sau khi được trộn đề sẽ qua khâu tách tạp chất một lần nữa để đảm bảo chất lượng trước đi được chuyển vào công đoạn hấp chín bằng hệ thống hơi nước.

- Buồng hơi làm chín: Các loại nguyên liệu sau khi được trộn đề sẽ qua khâu tách tạp chất một lần nữa để đảm bảo chất lượng trước đi được chuyển vào công đoạn hấp chín bằng hệ thống hơi nước.

- Giai đoạn ép viên: Thức ăn chín được chuyển đến máy ép viên, tại đây kích thước viên thức ăn được điều chỉnh phù hợp với từng loại vật nuôi và giai đoạn tuổi của chúng.

- Giai đoạn làm lạnh: Ngay sau đó nhiệt độ được giảm đột ngột với mục đích duy trì ổn định thành phần và giá trị dinh dưỡng trong viên thức ăn giữ hương vị và độ tươi của thức ăn, do vậy sẽ kích thích cảm giác thèm ăn của vật nuôi.

- Giai đoạn sàng: Tại khu thành phẩn, để đảm bảo chất lượng về độ tươi sạch và an toàn cho vật nuôi thức ăn viên sẽ được sàng lọc theo kích thước tiêu chuẩn trước khi được chuyển vào khu chứa riêng chờ đóng bao và phân phối.

- Giai đoạn cân ra bao, đóng gói: Đây là giai đoạn cuối của quá trình sản xuất thưc ăn thành phẩm của giai đoạn này được đóng vào từng bao theo quy định bao 5 kg, 10 kg, 20kg, 50kg.

Tại Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Hasco, khu đóng bao và xuất xưởng sử dụng hệ thống điều khiển bằng máy vi tính để đóng gói sp đảm bảo độ chính xác cao về chủng loại và khối lượng. Việc đóng gói riêng từng loại sản phẩm nhằm giảm sự tiếp xúc giữa con người với cám tránh được nhiễm khuẩn tuyệt đối. Sử dụng robot trong công đoạn xếp bao thay thế lao động nặng đảm bảo chính xác về số lượng cám theo đúng yêu cầu của khách hàng.

4.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam

4.1.3.1. Đặc điểm tổ chức quản lý

Kết quả thống kê từ mẫu nghiên cứu cho thấy (Phụ lục 4.2), các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam được tổ chức quản lý theo 3 mô hình: cơ cấu bộ phận đơn giản, cơ cấu bộ phận chức năng, cơ cấu đơn vị chiến lược.


Mô hình tổ chức bộ phận đơn giản

Mô hình tổ chức bộ phận đơn giản thường áp dụng trong các doanh nghiệp quy mô nhỏ, số lượng sản phẩm sản xuất ít, người sở hữu doanh nghiệp đồng thời là người điều hành doanh nghiệp. Theo mô hình này, nhà quản lý cấp cao quản lý trực tiếp mọi hoạt động của đơn vị cấp dưới. Cơ cấu đơn giản thường chỉ có 2 hoặc 3 cấp quản lý theo chiều dọc, có đội ngũ nhân viên linh hoạt và một cá nhân toàn quyền ra quyết định. Tổ chức có cơ cấu đơn giản thường nhanh nhạy, linh hoạt với sự thay đổi của môi trường. Chi phí quản lý trong tổ chức thấp vì có ít cấp quản lý và ít nhân viên. Trách nhiệm và quyền lợi của những người lao động trong tổ chức cũng rất rò ràng. Nhà quản trị cấp cao vừa chịu trách nhiệm quản trị chiến lược và quản trị tác nghiệp nên họ cần thông tin chi tiết và thường xuyên hơn nhà quản trị ở các mô hình quản lý khác. Đối với quyết định giá thường do nhà quản trị cấp cao quyết định.

Theo kết quả điều tra có khoảng 47 doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi thực hiện mô hình quản lý này, chiếm tỷ lệ 52,22%. Có thể kể đến một số doanh nghiệp tiêu biểu như: Công ty TNHH Vimark, Công ty TNHH liên kết đầu tư Livabin, Công ty cổ phần TACN Thiên Lộc …

Giám đốc

Văn phòng công ty

Bộ phận sản xuất

Bộ phận vận chuyển

Hình 4.7. Mô hình tổ chức bộ phận đơn giản

Nguồn: Công ty CP TACN Thiên Lộc


Mô hình tổ chức bộ phận chức năng

Cơ cấu chức năng là cơ cấu tổ chức quản trị mà các nhiệm vụ quản trị được phân chia cho các đơn vị riêng biệt theo chức năng quản trị và hình thành nên những người lãnh đạo được chuyên môn hoá, chỉ đảm nhận một chức năng nhất định. Mô hình này thường áp dụng cho các doanh nghiệp quy mô lớn và vừa. Số lượng cấp quản trị theo mô hình này tương đối nhiều, mỗi bộ phận chức năng hoạt động độc lập về chuyên môn. Thông tin chi phí phục vụ quản trị thường chi tiết theo từng bộ phận và theo từng công việc. Ở những doanh nghiệp theo mô hình tổ chức này, những quyết định về giá cả sản phẩm thường được kết hợp một số bộ phận thực hiện.



Giám đốc


Phó Giám đốc


Phó Giám đốc




P. Kinh doanh

P. Tài chính kế

toán

Ban điểu hành sản xuất

P. Hành chính nhân sự

P. Quản lý chất lượng


PX sản xuất

Hình 4.8. Mô hình tổ chức bộ phận chức năng của Công ty cổ phần Việt Long

Nguồn: Công ty cổ phần Việt Long

Công ty TNHH Thương mại VIC cũng có tổ chức bộ máy quản lý theo chức năng.


Tổng Giám đốc



Phó Giám đốc

P. Hành chính

Các chi nhánh

Phòng thị trường

P. Tài chính kế

toán

P. Kỹ thuật

Xưởng sản xuất

Hình 4.9. Mô hình tổ chức bộ phận chức năng của Công ty TNHH Thương mại VIC

Nguồn: Công ty TNHH Thương mại VIC

Theo mô hình tổ chức chức năng tại công ty TNHH Thương mại VIC, Tổng giám đốc có quyền quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cùng với sự giúp việc của Phó Tổng giám đốc, các Giám đốc chi nhanh, các trưởng phó phòng và quản đốc phân xưởng.

Theo kết quả điều tra có khoảng 23 doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi thực hiện mô hình quản lý chức năng, chiếm tỷ lệ 25,5%. Có thể kể đến một số doanh nghiệp tiêu biểu như: Công ty cổ phần Việt Long, Công ty TNHH Thương mại VIC, Công ty TACN cám QT, Công ty CP PTCN Nông thôn,…


Mô hình tổ chức chiến lược

Ban kiểm soát

Ban tổng giám đốc


Chi nhánh, văn phòng đại diện


Công ty TNHH một thành viên


Các nhà máy,

đơn vị trực thuộc


Các công ty liên doanh liên kết

Hội đồng quản trị

Đại hội đồng cổ đông

Khi mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức trở nên phức tạp, ngăn cản sự phối hợp, các nhà lãnh đạo cấp cao sẽ tìm cách tạo nên các đơn vị chiến lược mang tính độc lập cao. Mô hình này thường áp dụng trong các doanh nghiệp có quy mô lớn, thường là các công ty cổ phần hoặc tập đoàn. Các doanh nghiệp này thường có chuỗi sản xuất khép kín. Các đơn vị chiến lược thường đảm nhiệm một hay một số ngành nghề kinh doanh khác nhau, và về mặt hạch toán các đơn vị này hạch toán độc lập. Tuy nhiên, người lãnh đạo đơn vị chiến lược phải báo cáo với cấp lãnh đạo cao nhất của tổ chức. Các quyết định của cấp quản trị đơn vị chiến lược dựa vào dòng thông tin chi phí trực tiếp ở các đơn vị này. Ở công ty mẹ, dòng chi phí sẽ gồm chi phí ở các phòng ban chức năng và dòng chi phí ở các đơn vị thành viên.






Văn



Ban



Ban



Ban



Ban



Ban



Ban



Ban



Ban

phòng


Nhân


Tài


Kỹ


Kế


Qu


vật


Quả


nghiên

hội


sự


chính


thuật


hoạch


ản



n lý


cứu và

đồng




kế


chất


phát



XN


KCN


phát

quản




toán


lượng


triển


dự


K




triển

trị










án






thị trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận trong việc ra quyết định kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam - 13


Hình 4.10. Mô hình tổ chức chiến lược của Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Trung Ương

Nguồn: Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Trung ương





Ban nghiên cứu thị trường




Ban dịch vụ khách hang



Ban kinh doanh nguyên liệu



Hội đồng quản trị

Tổng giám đốc

Kiểm soát nội bộ

Ban kiểm soát


Khối văn phòng

Khối kinh doanh

Khối nhà máy

Giám đốc phát triển kinh doanh

Ban quản trị - Hành chính nhân sự

Ban Tài chính – Kế toán

Ban Xuất nhập khẩu

Hình 4.11. Mô hình tổ chức chiến lược của Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Hasco

Nguồn: Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Hasco

Theo kết quả điều tra có khoảng 20 doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi thực hiện mô hình quản lý chiến lược, chiếm tỷ lệ 22,28%. Có thể kể đến một số doanh nghiệp tiêu biểu như: Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Trung ương, Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Hasco, Công ty CP TAGS Pháp Việt, Công ty cổ phần TACN Hải Phòng, Công ty CP chăn nuôi CP VN…

4.1.4. Đặc điểm của doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh.

* Đặc điểm về loại hình doanh nghiệp:

Theo kết quả thống kê ở Phụ lục 4.3, có 85,56% được gửi tới các công ty ngoài


quốc doanh, 11,11% Công ty có vốn đầu tư nước ngoài , 3,33% Công ty có vốn nhà nước. Tính theo phần trăm, các công ty ngoài quốc doanh có tỉ lệ trả lời cao hơn. Đây cũng chính là loại hình doanh nghiệp phổ biến trong ngành sản xuất TACN.

* Đặc điểm về quy mô vốn:

Phụ lục 4.4 thể hiện quy mô vốn của các doanh nghiệp CBTACN Việt Nam. Bảng chỉ ra rằng 42,2 % số công ty được hỏi có vốn kinh doanh dưới 20 tỷ đồng, và 25,58% có vốn kinh doanh vượt 100 tỷ đồng. Như vậy, qua số liệu thống kê phần lớn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi có quy mô vốn vừa và nhỏ.

Với công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Hasco, là công ty thành viên của tập đoàn Hasco hoạt động trong nhiều lĩnh vực trong đó có hoạt động lĩnh vực thức ăn chăn nuôi. Khi đầu từ vào lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, ngoài lợi thế về mặt tài chính, Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Hasco còn có lợi thế về mặt nguyên liệu bởi trong tập đoàn đã có những công ty nhập khẩu nguyên liệu nông nghiệp như ngô, đậu tương, phân vi lượng,… Trong khi các đơn vị khác phải mua nguyên liệu với giá bán thị trường thì công ty có sẵn nguồn nguyên vật liệu. Do đó, công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Hasco có lợi thế về giá nguyên vật liệu đầu vào, và chủ động nguồn nguyên liệu để phục vụ sản xuất.

Về nguồn vốn của Công ty hiện đang đầu tư 5 nhà máy với quy mô đầu tư mỗi nhà máy 100 tỷ. Công ty đặt ra mục tiêu trong 3 năm tới xây dựng được 10 nhà máy, mỗi nhà máy có quy mô vốn đầu tư từ 120 tỷ đồng đến 200 tỷ động. Mỗi nhà máy sẽ có công suất khoảng từ 6.000 tấn/tháng tới 10.000 tấn/tháng. Như vậy mỗi tháng tổng công suất của công ty đạt tới 100 tấn/tháng.

Công ty TNHH Thương mại VIC mặc dù là doanh nghiệp có quy mô vốn vừa, tổng vốn đầu tư là gần 100 tỷ trong đó vốn lưu động chiếm 85%. Do đặc điểm là doanh nghiệp quy mô vốn vừa, vốn lưu động chiếm phần lớn giúp công ty có thể quy vòng vốn nhanh, tăng tốc độ lưu thông hàng hoá.

Theo kết quả khảo sát về số lượng lao động Phụ lục 4.5, có 48 doanh nghiệp (chiếm 53,3%) có số lượng lao động dưới 200 người, 31 doanh nghiệp (chiếm 34,3%) có số lượng lao động từ 200 – 400 người, và có 11 doanh nghiệp ( chiếm 12,2%) có số lượng lao động trên 400 người.

Qua số liệu thống kê, nếu phân loại doanh nghiệp theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP thì phần lớn các DNCB TACN ở Việt Nam là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

Theo Dự án Card 030/06 VIE (2010), các DNCB TACN được phân loại theo tiêu chí: doanh nghiệp có công suất dưới 60.000 tấn/ năm là doanh nghiệp có quy mô


vừa và nhỏ, doanh nghiệp có quy mô lớn là doanh nghiệp có công suất từ 60.000 tấn/năm trở lên. Theo kết quả thống kê Phụ lục 4.6, có 65 doanh nghiệp (chiếm 72,2%) có công suất dưới 60.000 tấn/ năm và 25 doanh nghiệp (chiếm 27,8%) có công suất từ

60.000 tấn/năm trở lên. Kết quả này cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp quy mô lớn và doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ theo các cách phân loại trên tương đối giống nhau. Do đó, tác giả sử dụng tiêu thức công suất sản xuất làm tiêu thức phân loại quy mô doanh nghiệp trong luận án này.

* Đặc điểm lao động:

Do đặc điểm quy trình sản xuất của doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đơn giản nên không đòi hỏi lao động trực tiếp có trình độ chuyên môn cao. Lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông. Theo kết quả khảo sát có 82/90 doanh nghiệp là sử dụng 100% lao động trực tiếp là lao động mới tốt nghiệp cấp PTTH.

Mặt khác, thực hiện phân tích CVP là công việc của các nhà kế toán, do đó để nghiên cứu thực trạng vận dụng phân tích CVP, tác giả còn khảo sát số lượng nhân viên kế toán.

Kết quả khảo sát thu được 133 phiếu là của nhân viên kế toán, trong đó có 100 phiếu là nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn kế toán, kiểm toán, chiếm 75,19%. Ngoài ra có 32 phiếu từ nhân viên kế toán có chuyên ngành tài chính và chiếm 24,06%. (Phụ lục 4.7)

Như vậy, kết quả khảo sát có thể thấy, các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, và chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Mặt khác, đặc điểm sản phẩm TACN có giá trị nhỏ nhưng lại được chế biến với khối lượng lớn, quy trình sản xuất liên tục và khép kín, mỗi mẻ sản xuất chỉ sản xuất một loại TACN. Do vậy, để đảm bảo hiệu quả hoạt động, và đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn, đòi hỏi các nhà quản trị cần phân tích được biến động chi phí, xác định giá bán phù hợp để cạnh tranh sản phẩm trên thị trường, đem lại lợi nhuận tối ưu.

Theo kết quả phỏng vấn sâu của công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Hasco, nhà quản trị cho rằng: “Để phục vụ cho việc ra quyết định hiện nay doanh nghiệp đã tiến hành phân tích sự biến động của chi phí, giá bán, sản lượng ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Với quy mô hoạt động của doanh nghiệp hiện nay, bộ phận kế toán bố trí một bộ phận riêng làm công việc này”. Có thể thấy rằng, Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Hasco là doanh nghiệp có quy mô lớn, có đủ nguồn lực về vốn và bộ máy tổ chức để xây dựng một bộ phận kế toán thực hiện phân tích CVP để cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định.


Đối với công ty TNHH Thương mại VIC là doanh nghiệp có quy mô hoạt động vừa và nhỏ, kết quả phỏng vấn sâu đối với các nhà quản trị cũng cho rằng: “hiện này với đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp hạn chế về vốn, nên khi mua NVL để sản xuất, doanh nghiệp chỉ mua đủ lượng NVL cho sản xuất mẻ thành phẩm đó. Do vậy doanh nghiệp gặp khó khăn khi có biến động về giá nhập NVL”. Như vậy, dù là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, nhưng do đặc thù của ngành sản xuất CBTACN, quy trình sản xuất khép kín, mỗi sản phẩm lại có định mức chi phí riêng, mỗi mẻ chỉ sản xuất một loại sản phẩm. Do đó các nhà quản trị cũng rất cần thông tin về biến động chi phí, giá bán, sản lượng ảnh hưởng đến lợi nhuận để có các quyết định kinh doanh hợp lý.

4.2. Thực trạng phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong việc ra quyết định kinh doanh tại các doanh nghiệp CBTACN ở Việt Nam

4.2.1. Thống kê mẫu nghiên cứu

Nội dung này thống kê kết quả của các dữ liệu trong phiếu khảo sát, tập trung vào phần mô tả thống kê về những thông tin của những người tham gia trả lời phiếu khảo sát.

Kết thúc thời hạn khảo sát, số phiếu khảo gửi đi là 280 phiếu, thu về được 256 phiếu tương ứng với tỷ lệ phản hồi là 89,5%, tỷ lệ này có thể coi là khá cao, cho thấy lượng câu hỏi phát ra và mức độ trả lời câu hỏi tương đối phù hợp. Sau khi loại số phiếu trả lời không hợp lệ thì số phiếu hợp lệ còn lại là 250 phiếu trong đó có 117 phiếu của Nhà quản trị và 133 phiếu của Kế toán.

Biến nhân khẩu học của đối tượng khảo sát bao gồm: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, chuyên nghành đào tạo. Tỷ lệ nam giới trả lời là 115 người tương ứng tỷ lệ là 46%, tỷ lệ nữ trả lời là 135 người tương úng 54%. Trong đó có 133 người trả lời là kế toán và kế toán trưởng chiếm tỷ lệ là 46,8%, 117 người là Ban lãnh đạo công ty chiếm tỷ lệ là 53,2%.

Những người được điều tra là những người từ 22 tuổi trở lên, trong đó độ tuổi chủ yếu tập trung vào từ 35-50 tuổi là 136 người chiếm tỷ trọng là 54,4% và 25-35 tuổi ít hơn với số lượng là 69 người, chiếm tỷ trọng là 27,6%; độ tuổi trên 50 thường tập trung vào các Nhà quản trị, số lượng người tham gia khảo sát là 33 người tương ứng tỷ lệ 13,2%, ít nhất là độ tuổi dưới 25 tuổi là độ tuổi mới tốt nghiệp đại học, số lượng tham gia trả lời là 12 người chiếm tỷ lệ 4,8%.

Những người trả lời chủ yếu có trình độ Đại học, chiếm tỷ lệ là 74% tương ứng với 185 người, trình độ Cao đẳng/Trung cấp chiếm 4% tương ứng 10 người, trình độ trên Đại học tập trung chủ yếu vài Nhà quản trị và Kế toán trưởng, chiếm tỷ lệ 22% tương ứng 55 người. Điều này cho thấy trình độ học vấn của đối tượng trả lời phiếu khảo sát đa dạng nhưng tập trung chủ yếu vào trình độ Đại học và trên Đại học.

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí