Một Số Lý Thuyết Về Mạng Lưới Sản Xuất Toàn Cầu


Khái niệm IPNs được nhắc tới trong các nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế học như: B. Michael, D.Ernst, và Stephen Haggard… bao gồm các chuỗi sản xuất theo chiều dọc trải rộng trên nhiều quốc gia khác nhau trong khu vực cũng như là mạng lưới phân phối trên toàn cầu [16]. IPNs ghi lại sự mở rộng của hoạt động sản xuất quốc tế, mạng tính hệ thống hơn đồng thời cũng thể hiện việc chia tách chuỗi giá trị xuống các cấp thấp hơn đặt tại nhiều quốc gia. IPNs tập trung vào phân tích chiến lược toàn cầu của các TNCs - nhân tố trung tâm của mạng lưới bằng việc trả lời 4 câu hỏi [19]:

Thứ nhất: Công ty nên đặt các bước khác nhau trong chuỗi giá trị tại khu vực nào?

Thứ hai: Mức độ thuê ngoài của công ty như thế nào, cận nhắc giữa hoạt động thuê ngoài và sản xuất nội tại công ty?

Thứ ba: Lựa chọn phương thức nào trong quản lý mạng lưới toàn cầu: phân tán hay tập trung?

Thứ tư: Cách thức liên kết của các nhân tố trong IPNs

1.2.4. Mạng lưới sản xuất toàn cầu (GPNs)

Khái niệm về GPNs đã được Dieter Ernst đưa ra trong bốn nghiên cứu riêng biệt của mình. GPNs được xem là một sự phát triển vượt bậc về quản lý sản xuất gắn liền với toàn cầu hóa và sự phát triển công nghệ. D.Ernst nhìn nhận GPNs như là “sự kết hợp hai quá trình: tái cấu trúc phân bổ về mặt địa lý ra bên ngoài biên giới quốc gia và tái tổ chức các hoạt động sản xuất ra bên ngoài biên giới công ty” [30]. GPNs bao gồm cả hai khía cạnh: sự tương tác bên trong nội bộ doanh nghiệp và các hãng bên ngoài doanh nghiệp thực hiện các hoạt động trong một VCs cụ thể (hình 1). Các liên kết trong nội bộ doanh nghiệp (với vai trò là công ty đầu tàu) bao gồm các chi nhánh, công ty con, các công ty liên doanh. Ngoài ra, GPNs còn kết nối các nhà cung cấp, các nhà thầu phụ, các kênh phân phối và cả những trung tâm nghiên cứu phát triển, và cả những liên minh chiến lược xung quanh công ty đầu tàu với nhau [25,28].


Hình 1: Các liên kết bên trong và bên ngoài doanh nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


Nguồn Dieter Ernst 2001 The new mobility of knowledge Digital information systems and global 1


Nguồn: Dieter Ernst (2001), The new mobility of knowledge: Digital information systems and global flagship networks, East-West center.

GPNs là mô hình tổ hợp các tổ chức sản xuất phân tán theo địa lý với mục đích chính là tăng trưởng dựa vào các trung tâm sản xuất được chuyên môn hóa, giúp cho các hãng nhanh chóng tiếp cận được các nguồn tài nguyên, nhân công, công nghệ với chi phí thấp. Nói cách khác, mục đích của GPNs là tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên lợi ích thực sự lại có được từ quá trình phổ biến, trao đổi và tiếp


thu tri thức và công nghệ. Các cơ chế này sẽ được trình bày ở phần sau của khóa luận.

Có nhiều khái niệm khác nhau như đã trình bày ở trên cùng thể hiện bối cảnh hiện tại của kinh tế toàn cầu hóa, tuy nhiên mỗi một khái niệm lại có những cách tiếp cận khác nhau. Nhìn từ góc độ biên giới quốc gia hay lục địa PNs có thể bao gồm các loại hình như mạng lưới sản xuất toàn cầu (GPNs), mạng lưới sản xuất khu vực (RPNs) và mạng lưới sản xuất quốc tế (IPNs). Trước tiên chúng ta cần phân biệt giữa “chuỗi” và “mạng”. “Chuỗi” nhấn mạnh vào trật tự theo chiều dọc của các hoạt động dẫn đến phân phối, tiêu dùng, duy trì hàng hóa và dich vụ. Trong khi đó, “mạng” nhấn mạnh đến bản chất và quy mô mối quan hệ liên công ty để kết nối các công ty đơn lẻ và nhóm kinh tế với nhau. Vì thế có thể thấy GVCs, GCCs nhìn nhận bối cảnh kinh tế toàn cầu trên góc độ sản xuất cho phép phân biệt và nhận rõ những hoạt động tạo ra giá trị gia tăng cao. Trong khi đó GPNs đứng trên phương diện quản lý, tập trung vào phân tích sự liên kết giữa các thành viên trong mạng lưới, sự chi phối hoạt động toàn mạng lưới của các công ty đầu tàu. Vì thế trong GPNs vai trò của các thể chế chính trị và kinh tế đặc biệt là các tổ chức chính phủ là vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chiến lược của các công ty tại từng khu vực địa lý cụ thể. Thứ hai là cách tiếp cận theo GCCs và GPNs, khi dùng thuật ngữ “hàng hóa” chỉ nói đến các hàng hóa hữu hình, chưa bao hàm được hết các hoạt động sản xuất hiện nay. Chính vì thế mạng lưới sản xuất được sử dụng bao quát toàn bộ hoạt động sản xuất hàng hóa, dịch vụ, tái sản xuất tri thức, vốn và lao động. Thứ ba, khái niệm GPNs được sử dụng nhiều hơn so với các khái niệm khác như IPNs hay mạng lưới sản xuất xuyên quốc gia, đa quốc gia. IPNs xuất phát từ các quan điểm của một chính phủ nhất định vì thế IPNs không thể hiện được toàn bộ quá trình thâm nhập vào một khu vực nhất định, hay di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác. Khái niệm IPNs chưa đủ để diễn tả các mối quan hệ toàn cầu hay khu vực đang nổi lên trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay.


Như vậy GPNs là một cấu trúc sản xuất vô cùng phức tạp, trải rộng trên nhiều khu vực địa lý, nhiều quốc gia. Có thể nói RPNs là cơ sở ban đầu cho sự phát triển của GPNs, vì thế, một quốc gia muốn tham gia sâu hơn vào GPNs thì bước đầu phải tham gia vào RPNs.‌

II. Một số lý thuyết về mạng lưới sản xuất toàn cầu

Mạng lưới sản xuất toàn cầu được hình thành dựa trên sự phân công lao động quốc tế vì vậy lý thuyết lợi thế so sánh luôn là nền tảng để phân tích sự hình thành của mạng lưới sản xuất. Khoảng cách về trình độ công nghệ, các yếu tố liên quan đến giá cả phần nào giải thích sự di chuyển hoạt động sản xuất trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, để lý giải sự hình thành mạng lưới sản xuất toàn cầu cần có nhiều lý thuyết khác nữa. Dưới đây tôi xin đề cập tới một số lý thuyết mới liên quan tới GPNs : lý thuyết phân đoạn sản xuất, lý thuyết địa lý kinh tế mới, nội bộ hóa và mô hình đàn nhạn bay.

2.1. Lý thuyết phân đoạn sản xuất (Fragmentation theory)

Có một vài nghiên cứu về sự phân mảng sản xuất hay chuyên môn hóa theo chiều dọc nhằm giải thích sự phát triển của thương mại quốc tế. Luận điểm phân đoạn sản xuất được xem là cơ sở quan trọng để giải thích sự phát triển của phân công lao động quốc tế dựa trên quy trình sản xuất hơn là dựa theo sự phân công lao động ngành. Đây là một trong những lý thuyết cơ bản phân tích sự di chuyển FDI đến các nước kém phát triển để tạo ra các liên kết kinh tế theo chiều dọc và hình thành nên một hệ thống sản xuất quốc tế.

Hình 2: Quá trình phân đoạn sản xuất


PB Khối sản xuất SL Liên kết dịch vụ Deardorff định nghĩa phân đoạn có 2


PB: Khối sản xuất SL: Liên kết dịch vụ


Deardorff định nghĩa phân đoạn có nghĩa là “chia tách quá trình sản xuất ra thành hai hay nhiều cộng đoạn mà có thể đặt chúng độc lập ở các khu vực khác nhau nhưng đều phải hướng tới sản xuất sản phẩm cuối cùng” [23]. Các khối sản xuất (PB) này được kết nối với nhau bởi các liên kết dịch vụ (SL) (hình 2). Chính sự khác biệt về giá cả, chi phí sản xuất, trình độ công nghệ giữa các quốc gia đã tạo ra động lực để phân đoạn quá trình sản xuất ra làm nhiều khối như vậy.

Thí dụ, một nhà máy sản xuất bình thường ở Nhật Bản có đủ khả năng đảm nhiềm toàn bộ hoạt động sản xuất từ khâu đơn giản cho đến phức tạp của một sản phẩm. Tuy nhiên, một vài công đoạn sản xuất lại yêu cầu kĩ thuật cao trong khi có những bước sản xuất khác chỉ đòi hởi những lao động trình độ thấp thôi. Trong quy trình sản xuất nói trên, nếu bố trí các khối sản xuất một cách tách biệt về mặt địa lý như giữa Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc thì có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất.

Hình 3: Thủ tục thông quan giữa hai nước khi phân đoạn sản xuất


Phân đoạn sản xuất sẽ tiết kiệm được chi phí khi mà chi phí SL là đủ 3


Phân đoạn sản xuất sẽ tiết kiệm được chi phí khi mà chi phí SL là đủ thấp. Chi phí các SL bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí về công nghệ, chi phí để liên lac và nhiều loại chi phí khác để kết hợp các khối sản xuất tại nhiều khu vực khác nhau. Chi phí SL phụ thuộc chủ yếu vào trình độ khoa học công nghệ của mỗi quốc gia và phụ thuộc vào mức độ của rào cản thuế quan giữa các quốc gia. Một khâu sản xuất khi được phân tách ra và đặt ở một quốc gia khác có thể phải chịu các thủ tục thông quan chồng chéo (hình 3). Đầu tiên là khi hàng hóa ở khâu trung gian được xuất khẩu từ nước A, và tiếp theo đó nó được nhập khẩu vào nước B để thực hiện bước sản xuất tiếp theo. Sau khi hàng hóa trung gian này được sản xuất, gia tăng thêm giá trị tại nước B nó lại được xuất khẩu trở lại nước A. Mỗi khi xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa đều phải làm các thủ tục hải quan. Vì vậy, với mỗi một công đoạn như vậy thì chi phí và thời gian để làm các thủ tục đưa hàng hóa qua biên giới là rất lớn nếu như rào cản thuế quan, rào cản về thủ tục hải quan của mỗi quốc gia là phức tạp tốn kém. Điều này sẽ làm tăng chi phí SL giữa các khu vực. Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa sẽ làm giảm chi phí SL và cho phép các


doanh nghiệp trong nhiều ngành công nghiệp chia tách các PB của họ sâu hơn nữa để giảm chi phí sản xuất.

2.2. Lý thuyết địa lý kinh tế mới giải thích sự tập trung hóa sản xuất (New economic geography)

Lý thuyết địa lý kinh tế mới do Paul Krugman giáo sư đại học Princeton Hoa Kỳ đưa ra nhằm giải thích hiện tượng tích tụ công nghiệp tại một số vùng một cách ngẫu nhiên. Đồng thời lý thuyết này cũng là nền tảng cho lý thuyết tập trung hóa sản xuất được nhắc tới trong GPNs. Theo lý thuyết thương mại truyền thống của Krugman, thương mại được hình thành chủ yếu dựa vào tính kinh tế theo quy mô, các khu vực tập trung phần lớn các hoạt động sản xuất sẽ ngày càng có được nhiều lợi nhuận hơn. Với quy mô sản xuất lớn hơn, chi phí cận biên của sản phẩm sẽ giảm dần dẫn đến chi phí sản xuất nói chung giảm đi.

Tuy nhiên trong các lý thuyết về tính kinh tế theo quy mô, krugman hình dung ra “hiệu ứng ly tâm” (đẩy các hoạt động kinh tế ra xa nhau) sẽ gặp sự đối kháng của “hiệu ứng hướng tâm” kéo những hoạt động đó đến những thị trường lớn. Hiệu ứng hướng tâm này có khuynh hướng tập trung hóa các hoạt động kinh tế. Vì thế Krugman cho rằng thay vì phân tán các hoạt động sản xuất rộng rãi ra toàn cầu thì doanh nghiệp chỉ cần tập trung sản xuất tại một số quốc gia, một số khu vực và một số thành phố có mật dộ dân số cao nhưng mức thu nhập cũng cao, nơi đã có sẵn một thị trường lớn. Có ít nhất hai yếu tố tạo nên những tác động tích cực của tập trung hóa. Đầu tiên là năng lực của cơ sở hạ tầng giao thông và thông tin liên lạc tác động lớn tới chi phí SL, tiếp đó là một công ty đa quốc gia phải linh hoạt lựa chọn địa điểm để tập trung hóa sản xuất. Ví dụ, trong ngành sản xuất nông phẩm, nếu nhà máy và công nhân có thể di chuyển tự do từ vùng này sang vùng khác, thì những nhà máy và công nhân này sẽ phân tán đến gần nông dân để tối thiểu hóa chi phí vận chuyển nông phẩm lẫn hàng công nghiệp. Qua thời gian, nếu lực hướng tâm này đủ mạnh, chúng sẽ tạo ra một hiệu ứng tích lũy: những vùng, do sự tình cờ lịch sử nào đó, là nơi đầu tiên có những trung tâm sản xuất thì chúng sẽ thu hút thêm các nhà sản xuất khác và trở thành trung tâm kinh tế, trong


khi đó vùng khác sẽ trở thành ngoại vi. Lý thuyết địa lý kinh tế mới của Krugman đề cập đến sự hình thành các trung tâm công nghiệp một cách ngẫu nhiên.

Đôi khi các tác động của phân đoạn và tập trung lại diễn ra theo hướng ngược chiều nhau, nhưng thực tế toàn cầu hóa lại đẩy nhanh cả hai quá trình. Điều này dẫn tới thực trạng là một số nước sẽ được hưởng phần lớn thành quả của toàn cầu hóa trong khi các nước khác thì không.

2.3. Lý thuyết nội bộ hóa (Internalization theory)

Lý thuyết nội bộ hóa giải thích mô hình các giao dịch nội bộ ở cấp độ cao trong mạng lưới sản xuất và phân phối quốc tế. Một công ty chẳng bao giờ làm tất cả các khâu trong quy trình tạo ra một sản phẩm cuối cùng, từ việc sản xuất ra nguyên vật liệu cơ bản cho đến khâu bán lẻ sản phẩm cuối cùng. Họ thường nhập nguyên liệu hay linh kiện từ các công ty khác hay các nhà cung cấp trong nước hoặc nước ngoài. Sau đó họ lại bán sản phẩm của mình cho một công ty khác để tiếp tục quy trình gia tăng giá trị cho sản phẩm, tạo thành một sản phẩm mới. Hơn nữa, ngay trong nôi bộ doanh nghiệp, các khâu sản xuất cũng được chia nhỏ và đặt tại các khu vực khác nhau để tận dụng lợi thế từng khu vực, tiết kiệm chi phí sản xuất cho công ty.


Hình 4: Nội bộ hóa và quá trình ra quyết định của doanh nghiệp

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí