Một số nghiên cứu đã khẳng định hội tụ ngành thúc đẩy việc phổ biến công nghệ và bí quyết quản lý giữa các doanh nghiệp trong cùng vùng. Khi các mạng sản xuất đã đặt các nút của mình ở vùng hội tụ ngành nào đó, cơ hội phổ biến công nghệ và bí quyết quản lý từ công ty xuyên quốc gia sang doanh nghĩa địa phương sẽ mở ra [56], [123], [132].
Nếu cơ sở sản xuất là nút của mạng, thì vùng hội tụ ngành là tập hợp của rất nhiều nút của một mạng cũng như của đồng thời nhiều mạng. Ví dụ, các mạng sản xuất ô tô lần lượt do các nhà chế tạo ô tô lừng danh đứng đầu, như BMW, Ford, General Motors, Honda, Isuzu, Mazda, Mitsubishi, Suzuki, đều có cơ sở sản xuất ở khu vực hội tụ công nghiệp ô tô ở miền Trung Thái Lan.
2.3. Mạng sản xuất ô tô toàn cầu và vai trò
2.3.1. Xu hướng phát triển công nghiệp ô tô ở các nước đang phát triển
Đầu thập niên 1980, một số xu hướng nổi lên và tác động mạnh tới sự hình thành và phát triển công nghiệp ô tô, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
Thứ nhất, do cạnh tranh gay gắt trong công nghiệp ô tô trong bối cảnh toàn cầu hóa, các hãng ô tô đã phải liên minh với nhau thông qua các hoạt động sáp nhập, mua lại và liên kết lại với nhau để cùng phát triển.
Thứ hai, do đổi mới quy trình sản xuất ô tô - từ sản xuất hàng loạt theo tiêu chuẩn của Ford sang sản xuất kiểu tinh giản của Toyota (tích hợp marketing- thiết kế- chế tạo trong một tổ chức để đáp ứng yêu cầu của từng thị trường, từng nhóm khách hàng, dựa vào các nhà cung ứng linh kiện khác với cách thức cung ứng đúng sản phẩm: - với đúng số lượng - tại đúng nơi - vào đúng thời điểm cần thiết). Kiểu sản xuất tinh giản của Toyota sau này chuyển đổi dần thành kiểu sản xuất theo mô-đun. Các công ty xuyên quốc gia rút dần khâu sản xuất ở giữa chuỗi giá trị, và tập trung vào các phân đoạn thượng nguồn như nghiên cứu chế tạo, thiết kế hoặc vào các phân đoạn hạ nguồn như marketing, tài chính, phát triển thương hiệu và nhãn hiệu.
Thứ ba, xu hướng tản quyển theo chiều dọc ngày càng tăng. Đặc trưng của các linh kiện, phụ kiện ô tô là cồng kềnh, nặng, nên việc vận chuyển sẽ mất thời gian và tốn kém hơn so với được cung ứng tại chỗ. Do đó, các hãng ô tô có xu hướng tản
quyền cho các nhà cung ứng linh kiện cấp một, cấp hai ở gần cung cấp linh kiện cho mình. Và các nhà cung ứng cấp một lại có xu hướng muốn tản quyền cho các nhà cung ứng cấp hai, cấp ba gần vị trí mình. Vì thế, cụm liên kết ngành càng ngày càng quan trọng đối với việc sản xuất ô tô.
Thứ tư, do cạnh tranh khốc liệt của các nhà sản xuất ô tô, nên các hãng có xu hướng chuyển sản xuất tới khu vực nào gần mình nhưng có chi phí thấp hơn. Ví dụ, các hãng ô tô Mỹ chuyển dần xuống Mexico; Các hãng sản xuất ô tô Châu Âu chuyển dần sang Tây Ban Nha và Đông Âu; Còn các hãng ô tô Nhật Bản chuyển dần sang ASEAN và Trung Quốc. Xu hướng dịch chuyển sản xuất như vậy trong công nghiệp ô tô là một trong những tiền đề cho sự thành lập các khối kinh tế khu vực [121]. Khi các hãng ô tô chuyển sản xuất tới đâu, các nhà cung ứng toàn cầu cũng đi theo tới đó. Các nhà cung ứng toàn cầu có thể tiến hành thuê ngoài đối với các công ty cung ứng linh kiện địa phương. Đây là cơ hội cho các nước phát triển tham gia vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và phát triển công nghiệp ô tô của mình.
Có thể bạn quan tâm!
- Sự tham gia của Thái Lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và hàm ý chính sách cho Việt Nam - 3
- Đánh Giá Và Khoảng Trống Nghiên Cứu
- Các Loại Hình Và Cách Thức Tham Gia Mạng Sản Xuất Toàn Cầu
- Cơ Sở Cho Việc Tham Gia Vào Mạng Sản Xuất Ô Tô Toàn Cầu
- Quy Trình Lựa Chọn Nhà Cung Cấp Của Các Hãng Ô Tô
- Quá Trình Phát Triển Công Nghiệp Ô Tô Của Thái Lan Và Thành Quả
Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.
Thứ năm, các công ty sản xuất linh kiện cùng một lúc có thể cung ứng linh kiện cho nhiều hãng lắp ráp ô tô khác nhau, nên các hãng lắp ráp ô tô quốc gia của các nước đang phát triển ngày càng có điều kiện hạ giá thành đầu vào và mở rộng thị trường trong nước, thậm chí vươn ra thị trường quốc tế [10].
2.3.2. Đặc điểm của công nghiệp ô tô
Trong số các ngành công nghiệp sản xuất dân dụng, công nghiệp ô tô có liên kết đầu vào và đầu ra rộng nhất và áp dụng công nghệ cao nhất, do đó, ngành công nghiệp này có ảnh hưởng lớn đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của một quốc gia. Có ba đặc điểm chính trong công nghiệp ô tô: (1) Chế tạo và lắp ráp ô tô dựa trên tích hợp của nhiều loại công nghệ; (2) Công nghiệp ô tô thu hút hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; (3) Sản phẩm của công nghiệp ô tô được quyết định bởi kết quả về sản phẩm cuối cùng.
Chế tạo và lắp ráp ô tô dựa trên tích hợp của nhiều loại công nghệ, do đặc thù công nghiệp ô tô có dựa trên phân công chuyên môn hóa sâu rộng với nhiều ngành nghề
khác nhau, với nhiều nguyên vật liệu phối hợp với nhau nên việc sản xuất ô tô là quá trình tích hợp của nhiều công nghệ và trình độ công nghệ khác nhau từ thấp đến cao.
Công nghiệp ô tô thu hút hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Có hai hình thức chuyển giao công nghệ trong quá trình phát triển các doanh nghiệp trong công nghiệp ô tô, như: (1) Chuyển giao công nghệ theo chiều ngang, đây là hình thức chuyển giao công nghệ từ các công ty đa quốc gia sang các doanh nghiệp FDI tại nước đang phát triển hoặc chuyển giao từ các doanh nghiệp FDI sang các doanh nghiệp nội địa; (2) Chuyển giao công nghệ theo chiều dọc giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp, có ba đặc điểm chuyển giao công nghệ theo chiều dọc: (i) Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chuyển giao vốn, công nghệ sản xuất, trình độ quản lý cho các doanh nghiệp hỗ trợ trong công nghiệp ô tô trong nước; (ii) Các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực sản xuất phụ tùng, linh kiện ô tô áp dụng các công nghệ hiện đại và liên tục thay đổi theo nhu cầu của thị trường, do đó, đòi hỏi lao động có trình độ phù hợp để đảm nhiệm công nghệ sản xuất, nhờ đó năng lực và trình độ kỹ thuật của người lao động được nâng lên; và
(iii) Việc phối hợp giữa cơ quan quản lý phát triển công nghiệp ô tô với các doanh nghiệp hỗ trợ trong ngành nhằm tận dụng những tác động lan tỏa từ những lợi ích của khu công nghiệp, cụm liên kết ngành mang lại.
Sản phẩm của công nghiệp ô tô được quyết định bởi kết quả về sản phẩm cuối cùng, trong công nghiệp ô tô, sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp này lại là vật liệu đầu vào của doanh nghiệp khác. Do đó, với đặc điểm này, việc thành công của công nghiệp ô tô cũng không còn chỉ đơn thuần dựa vào quyết định lựa chọn của các doanh nghiệp, mà nó còn phụ thuộc vào những quyết sách mang tính chiến lược của quốc gia. Không phải ngẫu nhiên các chính phủ Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc đưa ra các chiến lược nội địa hóa sản phẩm ô tô, chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ không chỉ đáp ứng yêu cầu sản xuất ô tô trong nước mà còn hướng vào xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của ngành công nghiệp hỗ trợ để thâm nhập vào thị trường quốc tế.
2.3.3. Đặc điểm và cấu trúc mạng sản xuất ô tô toàn cầu
2.3.3.1. Đặc điểm mạng sản xuất ô tô toàn cầu
Mạng sản xuất ô tô toàn cầu dựa trên tích hợp của nhiều loại công nghệ, đặc điểm công nghiệp ô tô dựa trên sự chuyên môn hóa sâu rộng với nhiều ngành nghề khác nhau và phối hợp chặt chẽ lẫn nhau. Để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng là chiếc ô tô cần rất nhiều các loại linh kiện, phụ kiện, ví dụ: Nhật Bản đưa ra ước tính để chế tạo ra một chiếc ô tô cần có khoảng 20.000 – 30.000 chi tiết khác nhau. Trong quá trình chế tạo sản phẩm, đầu ra của chi tiết này lại là đầu vào của chi tiết khác, do đó công nghiệp ô tô chính là sự tích hợp của rất nhiều loại công nghệ khác nhau.
Mạng sản xuất toàn cầu phân đoạn về địa lý nhưng vẫn tồn tại tính tập trung, khi các công ty đa quốc gia mở rộng mạng lưới sản xuất của mình sang các quốc gia đang phát triển có nghĩa là các công ty đa quốc gia này đang thực hiện quá trình phân đoạn quá trình sản xuất của mình trên phạm vi toàn cầu nhằm tận dụng lợi thế của địa phương như lao động giá rẻ và giảm chi phí vận chuyển cũng như các chi phí sản xuất khác. Để hạn chế chi phí và thời gian vận chuyển, các công ty sản xuất linh kiện phụ tùng thường tập trung tại một khu công nghiệp hay cụm liên kết ngành, hoặc các công ty sản xuất nhỏ hoạt động xung quanh các công ty lớn hay còn gọi là các nhà máy vệ tinh. Các khu công nghiệp hoặc các cụm công nghiệp sản xuất, lắp ráp và chế tạo linh phụ kiện ô tô đại diện cho tính tập trung sản xuất của ngành nghề này
Các chủ thể tham gia mạng sản xuất ô tô toàn cầu liên kết chặt chẽ với nhau, trong mạng sản xuất ô tô toàn cầu bao gồm cả liên kết nội bộ công ty và kiên kết giữa các công ty trong mạng với nhau. Mạng sản xuất ô tô toàn cầu bao gồm rất nhiều tầng, đứng đầu là các công ty đa quốc gia, là doanh nghiệp đầu tàu dẫn dắt và quyết định sự tồn tại của mạng. Dưới các công ty đa quốc gia là các nhà cung ứng cấp thấp hơn và liên kết chặt chẽ với nhau và liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp đầu tàu.
Mạng sản xuất ô tô toàn cầu bị tác động bởi nhiều hệ thống pháp lý. Khi mạng sản xuất ô tô toàn cầu hoạt động, trước hết phải tuân thủ các luật pháp quốc tế và khu vực như các điều kiện về bảo hộ lao động, điều kiện về bảo vệ môi trường, các điều kiện và chứng nhận trong công nghiệp ô tô. Bên cạnh đó, những nước có thành viên
tham gia vào mạng sản xuất cũng có những cam kết song phương và đa phương với nhau trước khi tham gia mạng sản xuất. Do đó, những cam kết này cũng là những ràng buộc và có tác động tới các thành viên tham gia mạng sản xuất toàn cầu [19].
2.3.3.2. Cấu trúc mạng sản xuất ô tô toàn cầu
Mạng sản xuất ô tô toàn cầu có cấu trúc phức tạp nhiều tầng, nhiều cấp, nhưng về cơ bản, mạng sản xuất ô tô toàn cầu gồm ba chủ thể chính: (1) các hãng ô tô; (2) các hãng chế tạo mô đun linh kiện; (3) và các hãng chế tạo linh kiện ô tô (Hình 2.3).
Hình 2.3: Sơ đồ minh họa cấu trúc mạng sản xuất ô tô toàn cầu
Nguồn: [57], [119]
Các hãng ô tô là những công ty sở hữu các nhãn hiệu và thương hiệu ô tô, ví dụ hãng ô tô Ford, hãng ô tô GM, hãng ô tô Toyota, hãng ô tô Nissan, hãng ô tô Mercedes, hãng ô tô BMW... Các hãng ô tô này thường tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu ở các khâu lắp ráp những chiếc xe ô tô hoàn chỉnh, sản xuất các hệ thống quan trọng nhất của chiếc ô tô như hệ thống động cơ và truyền động và thực hiện các hoạt động tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất. Do các hãng ô tô thường tham gia vào quá trình sản xuất nên có thể gọi các hãng ô tô này là các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM). Để giữ vững thương hiệu của mình, các hãng ô tô ngoài tham gia vào sản xuất còn quản lý việc bán xe và cung cấp các dịch vụ sau bán hàng. Khi chọn địa điểm đặt nhà máy lắp ráp, các hãng ô tô thường chọn những thị trường và khu vực nào mà việc lắp ráp đạt được tính kinh tế nhờ quy mô. Theo nghiên cứu của các hãng ô tô, các nhà
máy lắp ráp thường chỉ đạt tính kinh tế nhờ quy mô nếu sản xuất, lắp ráp và tiêu thụ được khoảng 100 nghìn xe mỗi năm. Tại những thị trường đang phát triển mạnh mẽ như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, các hãng ô tô nước ngoài thậm chí còn xây dựng các nhà cung ứng tạo ra giá trị gia tăng cao như bộ phận thiết kế, bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm … Khi các hãng ô tô xây dựng nhà máy lắp ráp ở đâu, họ thường kéo theo các nhà cung ứng linh kiện toàn cầu của mình theo.
Các nhà cung ứng linh kiện cấp một, là những công ty cung ứng những mô đun linh kiện (cụm linh kiện) cho các hãng ô tô. Trong các mô đun linh kiện, các nhà cung ứng cấp một chỉ trực tiếp sản xuất những chi tiết chính, còn các chi tiết khác nhận từ các nhà cung ứng cấp hai. Các nhà cung ứng linh kiện ô tô cấp một cũng thường là các công ty xuyên quốc gia, vì thế họ còn được gọi là các nhà cung ứng toàn cầu.
Nhà cung ứng linh kiện cấp hai, là những công ty cung cấp linh kiện cho các nhà cung ứng cấp một. Các công ty này thường đảm nhiệm sản xuất một chi tiết hoặc cụm chi tiết bộ phận trong cụm chi tiết lớn mà nhà cung ứng cấp một làm ra. Nhà cung ứng linh kiện cấp hai thường làm theo đơn đặt hàng bởi các nhà lắp ráp hoặc các nhà cung cấp lớn toàn cầu. Các nhà cung ứng này cần có kỹ năng thực hiện quy trình kỹ thuật nhất định nhằm đáp ứng các yêu cầu về chi phí và tính linh hoạt. Ngoài ra, các công ty này phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và đạt được chứng nhận chất lượng (ISO9000 và phổ biến hơn là QS9000) để sản phẩm của công ty đạt chất lượng vươn ra toàn cầu.
Các nhà cung ứng cấp thấp hơn được gọi chung là các nhà cung ứng cấp 3.
Thị trường theo sau, là một bộ phận quan trọng trong mạng sản xuất ô tô toàn cầu, là thị trường cho những sản phẩm thay thế. Đây là khu vực mà nhiều công ty ở các nước đang phát triển tiếp cận đầu tiên, thậm chí, trước khi ngành lắp ráp địa phương phát triển. Ngày nay, thương mại quốc tế đã diễn ra trong các thị trường sản phẩm theo sau, các công ty sản xuất trong lĩnh vực này chủ yếu là cạnh tranh về giá cả. Tiếp cận với nguyên liệu giá rẻ hơn và kỹ năng kỹ thuật quy trình là quan trọng. Sáng tạo là không cần thiết bởi vì thiết kế sẽ được sao chép từ linh kiện hiện tại,
nhưng khả năng thiết kế đối chiếu và khả năng chuyển các thiết kế thành các bản vẽ chi tiết là rất quan trọng [27].
Xét từ góc độ liên kết với hãng ô tô, có hai loại nhà cung ứng linh kiện: (1) loại thứ nhất là các công ty con hoặc công ty liên kết với hãng ô tô. Ví dụ, các công ty Denso, Toyota Boshoku, Toyota Gosei, Aisin Seiki là các công ty con của hãng ô tô Nissan; (2) loại thứ hai là các công ty sản xuất linh kiện theo hợp đồng.
Xét từ góc độ sử dụng của người tiêu dùng, linh kiện ô tô có hai loại: (1) loại linh kiện chính hãng (còn gọi là linh kiện OEM); (2) loại linh kiện không chính hãng (hay linh kiện thứ cấp, linh kiện AM- Aftermarket). Linh kiện không chính hãng là loại bán cho người tiêu dùng khi cần thay thế phụ tùng của xe hoặc lắp thêm vào xe mà không muốn mua phụ tùng chính hãng vì một lý do nào đó ví dụ như: giá cả linh kiện chính hãng cao hơn giá của linh kiện không chính hãng. Có những công ty chỉ sản xuất một trong hai loại linh kiện này, tuy nhiên, phần lớn công ty sản xuất linh kiện đều sản xuất cả hai loại cung cấp ra thị trường.
Xét góc độ kỹ thuật, các công ty cung ứng linh kiện ô tô chia thành các loại sau:
(1) Công ty sản xuất chi tiết đông cơ; (2) Công ty sản xuất chi tiết hệ thống truyền động và hệ thống lái; (3) Công ty sản xuất hệ thống treo và phanh; (4) Công ty sản xuất các thiết bị trong xe; (5) Công ty sản xuất các hệ thống điện- điện tử; (6) Công ty sản xuất thân xe (vỏ và khung xe) [10].
2.3.4. Vai trò của việc tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu đối với phát triển công nghiệp ô tô các nước đang phát triển
Thứ nhất, tham gia vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu giúp bảo đảm tính chủ động cho công nghiệp ô tô trong nước. Với việc có thể tự cung ứng vật liệu, linh kiện phụ tùng và các bán thành phẩm tại các nước đang phát triển làm cho công nghiệp ô tô nội địa có tính chủ động, không bị lệ thuộc nhiều vào nước ngoài và các biến động của nền kinh tế toàn cầu. Hơn nữa, tham gia vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu không chỉ tạo ra giá trị gia tăng cho công nghiệp ô tô quốc gia và còn tăng sức cạnh tranh
của sản phẩm ô tô, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc gia.
Thứ hai, tham gia mạng sản xuất toàn cầu sẽ thúc đẩy phân công lao động, chuyên môn hóa trong ngành công nghiệp này. Trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp tại nước đang phát triển tham gia vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu ở các công đoạn hoặc chi tiết sản phẩm có thế mạnh. Do sự chuyên môn hóa sâu, chuyên tâm vào lĩnh vực của mình và kết hợp với đặc thù là sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp này là nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp khác, do đó, các doanh nghiệp trong mạng sản xuất liên kết chặt chẽ với nhau, năng suất và chất lượng cũng được cải thiện theo thời gian. Thực tế cho thấy, nếu các nước đang phát triển có thể sản xuất là linh kiện, phụ kiện với thương hiệu của mình thì giá trị gia tăng mang lại cao gấp nhiều lần so với sản phẩm xuất khẩu ngay từ khâu nguyên liệu thô hoặc sơ chế. Do đó, góp phần làm tăng hiệu quả trong việc khai thác các nguồn lực trong nước, giảm nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu tài nguyên và các sản phẩm chế biến thô, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp.
Thứ ba, tham gia mạng sản xuất toàn cầu thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước xây dựng mối quan hệ lâu dài và ổn định với nhà sản xuất và đối phó tốt hơn với khủng hoảng toàn cầu. Các tập đoàn ô tô, các công ty đa quốc gia công nghiệp ô tô hàng đầu trên thế giới ngày càng có vai trò chi phối, điều tiết và gần như quyết định với tầm ảnh hưởng rất rộng. Các nước đang phát triển, cũng chịu sự chi phối và điều tiết tương tự. Công nghiệp ô tô cần nhiều vốn và công nghệ, do đó, các nước đang phát triển không thể một bước phát triển vượt bậc và ngang tầm với các công ty lớn trên thế giới, mà cần phải có quá trình từng bước tham gia, nâng cấp, hợp tác và hội nhập. Để đạt được điều này, chỉ có phát triển công nghiệp hỗ trợ công nghiệp ô tô mới có thể bắt kịp và tham gia được vào mạng sản xuất ô tô. Đặc biệt phát triển công nghiệp hỗ trợ trở thành mắt xích quan trọng sản xuất linh kiện, phụ kiện trong mạng sản xuất toàn cầu chứ không phải chỉ đơn thuần lắp ráp ô tô từ linh kiện nhập khẩu. Linh kiện, phụ kiện của ngành công nghiệp hỗ trợ được sản xuất ra bởi các khâu “thượng nguồn”, đây là lĩnh vực hội nhập quốc tế rất quan trọng. Còn