Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán - 46

khách hàng có thể cảm thấy một cách ý thức hoặc không ý thức là họ bị thúc ép, và họ sẽ quay lưng lại với doanh vụ này - ngay cả khi giải pháp mà bạn đưa ra chính là cái họ cần. Trong một số phương pháp truyền thống, những người bán hàng tài chính thực sự cố gắng né tránh hoặc bỏ qua những vấn đề này. Kết quả là sau đó khách hàng thường cảm thấy rằng các sản phẩm đã bị ấn vào tay họ và phải chịu đựng sự hối tiếc của người mua. Dường như những câu hỏi không được giải đáp của họ bị nung nấu cho đến khi chúng trở thành không thể chịu đựng nổi. Nếu như khách hàng của bạn không đặt ra các câu hỏi, đưa ra những bình luận, những mối quan tâm, hay sự phản đối, thì những mong đợi không nói ra và có tiềm năng là phi thực tế có thể vẫn tồn tại. Khi đó, cho dù sản phẩm đáp ứng được tất cả các chi tiết kỹ thuật nhưng nó vẫn có thể không là gì cả trong con mắt của khách hàng, do những kỳ vọng phi thực tế này. Chống dối ' Phản đối - Trì hoãn: Chống đối xảy ra khi ai đó cảm thấy bị buộc phải làm một điều gì đó mà họ tin rằng nó không phải là lợi ích tốt nhất của họ, khi những yêu cầu của họ không được đáp ứng hay khi ai đó cố ép họ làm điều trái với ý muốn. ĐÓ là những phản ứng hợp lý và bình thường trong các tình huống nêu trên. Sự thẩm định và tìm hiểu thoả đáng đối với khách hàng cũng có thể giúp tránh được sự chống đối bằng cách thiết lập rõ ràng những thông số về giải pháp mong muốn cho một nhu cầu xác định của khách hàng. Bằng cách trả lời câu hỏi sau đây trước khi thực sự đưa ra một giải pháp, người môi giới có thể dễ dàng tránh được rất nhiều sự chống đối: Khách hàng tiềm năng hay khách hàng có thật sự cam kết đạt đến giải pháp cho nhu cầu của anh ta vào lúc này không? Anh ta thực sự muốn giải pháp đó không? Lưu ý: khách hàng có thể muốn nhưng không nhận ra rằng mình có thể có được giải pháp đó. Tại thời điểm này, liệu khách hàng có đủ nguồn lực để theo đuổi đến cùng cam kết của mình mà không làm ảnh hưởng đến các mục tiêu quan trọng khác hay không? Việc không giải đáp được những câu hỏi này trước khi đưa ra giải pháp dẫn đến rất nhiều "sự chống đối" gây chán nản và không cần thiết cho rất nhiều người. Những ý kiến phản đôi là một hình thức của sự cản trở thể hiện bằng lời nói và được xem là những cơ hội để tìm

ra những yêu cầu, khúc mắc, vấn đề bổ sung của khách hàng. Phản đối xảy ra vì một loạt những lý do. Biết được những lý do của phản đối, bạn có thể có những thông tin cần thiết để giúp cho khách hàng của bạn thoả mãn các yêu cầu của họ. Nếu cơ sở

của sự phản đối không được làm rõ, một người bán hàng tài chính có thể chào bán cho khách hàng những thứ không phù hợp, không thoả mãn đầy đủ những nhu cầu của họ, hoặc khách hàng không hiểu cái được đem ra chào bán có thể đáp ứng được các yêu cấu và mục tiêu của họ như thế nào. Những phim đối điển hình bao gồm: "Giá quá cao" "Nô sẽ không làm được điều tôi cần" "Bây giở chưa phải là lúc làm điều đó". Sự phản đối thường chỉ ra những tiêu chí quan trọng của một khách hàng và đưa ra một dấu hiệu rất hữu ích là phải làm gì để đạt được cam kết của khách hàng. Về thực chất, sự phản đối thường cho bạn biết bạn phải làm gì để thuyết phục khách hàng. Do đó thay vì chống lại ý kiến phản đối hãy đón nhận chúng. Lảng tránh chỉ là những cách tự hoãn việc đưa ra quyết định mua. Mỗi kiểu lảng tránh "được đưa ra" có thể thực tế chứa đựng một hoặc nhiều kiểu lảng tránh ngầm khác. Ví dụ, "Để tôi suy nghĩ thêm" là cách lịch sự để nói "Nó quá đắt" hay "Tôi không đủ tiền". Một số sự lảng tránh hoàn toàn có căn cứ, tuy nhiên, cũng có sự thật là nhiều trôi t số những lời lảng tránh này chỉ là những phản ứng tự đọng nhằm trì hoãn một quyết định mua. Bằng cách đặt những câu hỏi nhất định, bạn sẽ có thể tìm ra sự lảng tránh thuộc loại nào. Nếu đó là một điều kiện giới hạn hoặc cần thiết, chứ không phải là một sự trì hoãn, thì bạn nên cho khách hàng cơ hội để làm những điều họ phải làm; nếu không, bạn có thể tạo cho khách hàng cảm giác không vừa ý. Tuy nhiên, nếu sự lảng tránh của khách hàng chỉ là phản ứng tự động nhằm trì hoãn quyết định mua, thì bạn nên sử dụng một

quy trình khác. Những nhà hành nghề

chuyên nghiệp thực thụ

luôn mang đến cho

khách hàng cảm giác tích cực. Nói cách khác, không bao giờ "đóng cửa" đối với một khách hàng có thể sẽ mua sau đó. Hãy xử sự tốt với khách hàng để họ quay trở lại với bạn chứ không bỏ đi và nói với tất cả bạn bè về những diều không hài lòng của họ.

2. Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán

2.1. Mục đích của hoạt động tự doanh

a. Khái niệm hoạt động tự doanh Tự doanh là việc công ty chứng khoán tự tiến hành các giao dịch mua bán các chứng khoán cho chính mình. Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán có thể được thực hiện trên các thị trường giao dịch tập trung (trung tâm giao dịch chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán), hoặc trên thị trường OTC, .v.v.. Trên thị trường giao dịch tập trung, lệnh giao dịch của các công ty chứng khoán được đưa vào hệ thống và thực hiện tương tự như lệnh giao dịch của các khách hàng. Trên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 480 trang tài liệu này.

thị trường OTC, các hoạt động này có thể được thực hiện trực tiếp giữa công ty với các đối tác hoặc thông qua một hệ thống mạng thông tin. Tại một số nước, hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán còn được thực hiện thông qua hoạt động tạo lập thị trường (Ví dụ như Ở Mỹ). Trong hoạt động này, công ty chứng khoán đóng vai nhà tạo lập thị trường, nắm giữ một số lượng nhất định của một số loại chứng khoán và thực hiện mua bán với các khách hàng nhằm hưởng phí giao dịch và chênh lệch giá.

b. Mục đích của hoạt động tự doanh Mục đích của hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán nhằm thu lợi cho chính mình. Tuy nhiên, để đảm bảo sự ổn định và tính minh bạch của thị trường, phát luật các nước đều yêu cầu các công ty chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định sau: Điều kiện để thực hiện hoạt động tự doanh: vôn và con người Vốn vá con người là hai điều kiện cơ bản để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ trong kinh doanh chứng khoán. Để thực hiện hoạt động tự doanh, các công ty chứng khoán phải có đủ một số vốn nhất định theo quy định của pháp luật. Việc quy định mức vốn trên nhằm mục đích đảm bảo rằng các công ty chứng khoán thực sự có vốn và dùng vốn của họ để kinh doanh. Tương tự như vậy, con người cũng là yếu tố quyết định đến sự thành công của hoạt động tự doanh. Kinh doanh chứng khoán là một lĩnh vực đặc thù có sự chi phối rất lớn của nhân tố con người và thông tin. Nhân viên thực hiện nghiệp vụ tự doanh của công ty phải có một trình độ chuyên môn nhất định, có khả năng tự quyết cao và đặc biệt là tính nhạy cảm trong công việc. Tại một số nước (như Thái Lan, Mỹ), nhân viên tự doanh của công ty chửng khoán phải đáp ứng được một sẽ tiêu chuẩn nhất định như kinh nhiệm làm việc lâu năm trong ngành, phải có bằng thạc sỹ trở lên và phải có một số chứng chỉ chuyên môn nhất định. 2.2. Những yêu cẩu đối với công ty chứng khoán trong hoạt động tự doanh

Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán - 46

a. Tách biệt quản lý Các công ty chửng khoán phải có sự tách biệt giữa nghiệp vụ tự doanh và nghiệp vụ môi giới để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong hoạt động. Sự tách bạch này bao gồm cả yếu tố con người và các quy trình nghiệp vụ. Các công ty chứng khoán phải có đội ngũ nhân viên riêng biệt để thực hiện nghiệp vụ tự doanh. Các nhân viên này phải hoàn toàn tách biệt với bộ phận môi giới. Tại một số nước (như Thái Lan), các công ' ty chứng khoán thực hiện hoạt động tự doanh còn phải tuân thủ nguyên tắc phân chia ranh giới một cách rõ ràng (Chinese wall). Các nhân viên của

bộ phận này không được phép trao đổi hay sang khu vực làm việc của bộ phận khác. Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán còn phải đảm bảo sự tách bạch về tài sản của khách hàng với các tài sản của chính công ty.

b. ưu tiên khách hang Pháp luật của hầu hết các nước đều yêu cầu công ty chứng khoán phải tuân thủ nguyên tắc ưu tiên cho khách hàng khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh. Điều đó có nghĩa là lệnh giao dịch của khách hàng phải được xử lý trước lệnh tự doanh của công ty. Nguyên tắc này đảm bảo sự công bằng cho các khách hàng trong quá trình giao dịch chứng khoán. Do có tính đặc thù về khả năng tiếp cận thông tin và chủ động trên thị trưởng nên các công ty chứng khoán có thể sẽ dự đoán trước được

diễn biến của thị trường và sẽ nguyên tắc trên.

mua hoặc bán tranh của khách hàng nếu không có

c Bình ổn thị trường Do tính đặc thù của thị trưởng chứng khoán, đặc biệt là các thị trường chứng khoán mới nổi, bao gồm chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ thì tính chuyên nghiệp trong hoạt động đầu tư không cao. Điều này rất dễ dẫn đến những biến động bất thường trên thị trường. Vì vậy, các nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp rất cần thiết để làm tín hiệu hướng dẫn cho toàn bộ thị trường. Bên cạnh hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán, các công ty chứng khoán với khả năng chuyên môn và nguồn vốn lớn của mình có thể thông qua hoạt động tự doanh góp.phần rất lớn trong việc điều tiết cung cầu, bình ổn giá cả của các loại chửng khoán trên thị trường. Thông thường, chức năng bình ổn giá cả không phải là một quy định bắt buộc trong hệ thống pháp luật của các nước, tuy nhiên đây thường là nguyên tắc nghề nghiệp do các hiệp hội chứng khoán đặt ra trên thị trường và các công ty chứng khoán phải tuân thủ theo trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán còn phải tuân thủ một số quy định khác như các giới hạn về đầu tư, lĩnh vực đầu tư .v v Mục đích của các quy định này là nhằm đảm bảo một độ an toàn nhất định cho các công ty chứng khoán trong quá trình hoạt động, tránh những sự đổ vỡ gây thiệt hại chung cho cả thị trường. Quy trình nghiệp vụ trong hoạt động tự doanh: Cũng như các hoạt động nghiệp vụ khác, hoạt động tự doanh không có một quy trình chuẩn hay bắt buộc nào. Các công ty chứng khoán, tuỳ vào cơ cấu tổ chức của mình sẽ có các quy trình nghiệp vụ riêng, phù hợp. Tuy nhiên, trên giác độ chung nhất, quy trình hoạt động tự doanh có thể được chia thành một số giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Xây đựng chiến lược đầu tư Trong giai đoạn này, công ty chứng khoán phải xác định được chiến lược trong hoạt động tự doanh của mình. ĐÓ có thể là chiến lược đầu tư chủ động, thụ động hoặc đầu tư vào một số ngành nghề, lĩnh vực cụ thể nào đó.

Giai đoạn 2: Khai thác, tìm kiêm các cơ hội đầu tư Sau khi xây dựng được chiến lược đầu tư của công ty, bộ phận tự doanh sẽ triển khai tìm kiếm các nguồn hang hoá, cơ hội đầu tư trên thị trường theo mục tiêu đã đưa.

Giai đoạn 3: Phân tích, đánh giá chất lượng cơ hội đầu tư Trong giai đoạn này, bộ phận tự doanh có thể kết hợp với bộ phận phân tích trong công ty tiến hành thẩm định, đánh giá chất lượng của các khoản đầu tư. Kết quả của giai đoạn này sẽ là những kết luận cụ thể về việc công ty có nên đầu tư hay không và đầu tư với số lượng, giá cả bao nhiêu là hợp lý.

Giai đoạn 4: Thực hiện đầu tư Sau khi đã đánh giá, phân tích các cơ hội đầu tư, bộ phận tự doanh sẽ triển khai thực hiện các hoạt động giao dịch mua, bán chứng khoán. CƠ chế giao dịch sẽ tuân theo các quy định của pháp luật và các chuẩn mực chung trong ngành.

Giai đoạn 5: Quản lý đầu tư và thu hồi vôn Trong giai đoạn này, bộ phận tự doanh có trách nhiệm thao dõi các khoản đầu tư, đánh giá tình hình và thực hiện những hoán đổi cần thiết, hợp lý. Sau khi thu hồi vốn, bộ phận tự doanh sẽ tổng kết, đánh giá lại tình hình

thực hiện và lại tiếp tục chu kỳ mới.

3. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán

3.1. Tài liệu. bảo lãnh phát hành chứng khoán Tài liệu cơ bản quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia đợt phát hành chứng khoán ra công chúng bao gồm:

- Hợp đồng giữa các tổ chức bảo lãnh

- Hợp đồng bảo lãnh phát hành (cam kết bảo lãnh phát hành). Hợp đồng với các đại lý được lựa chọn. Các hợp đồng này quy định các điều khoản nhằm đảm bảo hồ sơ đăng ký phát hành và bản cáo bạch chứa đựng các thông tin đầy đủ về Linh hình tài chính và kinh doanh của tổ chức phát hành và bảo vệ các tổ chức bảo lãnh trong một số trường hợp cụ thể nếu họ không đáp ứng được các nghĩa vụ bảo lãnh. Điều quan trọng nhất

trong các tài liệu này là việc quy định phạm vi chào bán cũng như quy định về các quyền và trách nhiệm của tổ chức bảo lãnh và đại lý tham gia quá trình chào bán.

a. Hợp đồng giữa các tổ chức bảo lãnh Mỗi tổ chức bảo lãnh tham gia đợt chào bán ra công chúng phải là một bên trong hợp đồng giữa các tổ chức bảo lãnh .(Agreement A mong Underwriters - Viết tắt là AAU), đây là hợp đồng quy định các quyền và nghĩa vụ giữa các tổ chức bảo lãnh. AAU quy định tổ chức bảo lãnh chính thay mặt tổ hợp bảo lãnh trong việc phân phối chứng khoán. AAU cho phép tổ chức bảo lãnh chính lựa chọn hình thức bảo lãnh và thoả thuận các điều khoản trong hợp đồng bảo lãnh và thay mặt các tổ chức bảo lãnh thực hiện hợp đồng. TỔ chức bảo lãnh chính có quyền thoả thuận giá chiết khấu mà các tổ chức bảo lãnh sẽ mua của tổ chức phát hành, hoa hồng cho tổ chức bảo lãnh và đại lý trong việc bán chứng khoán, giá chào bán ra công chúng (POP) và tất cả các điều khoản khác liên quan giữa tổ chức phát hành và tổ chức bảo lãnh. TỔ chức bảo lãnh chính có quyền từ bỏ bất kỳ điều kiện nào trong hợp đồng bảo lãnh phát hành nếu không được đáp ứng vào thời điểm kết thúc. AAU cũng cho phép tổ chức bảo lãnh chính thực hiện các hoạt động cần thiết khác trong quá trình phân phối chứng khoán, chẳng hạn như việc phân phối bổ sung hay áp dụng các biện pháp để duy trì hay hoạt động ổn định vì lợi ích của tổ hợp, vay mượn cho tổ hợp các vấn đề tương tự khác. TỔ chức bảo lãnh chính cũng có quyền thay đổi giá POP hoặc thay đổi trị giá hoa hồng chiết

khấu sau khi hồ sơ đăng ký phát hành có hiệu lực. AAU quy định tổ chức bảo lãnh chính phân chia chứng khoán giữa các tổ chức bảo lãnh, xác định trị giá chứng khoán dành riêng để phân phối cho đại lý được lựa chọn và bán trực tiếp cho các nhà đầu tư có tổ chức. TỔ chức bảo lãnh chính có thể bán lại chứng khoán không bán được cho một tổ chức bảo lãnh trong tổ hợp hoặc chia lại số chứng khoán đó cho một tổ chức bảo lãnh khác. AAU cũng bao gồm cá(. điều khoản liên quan dấn hoa hồng của tổ chức bảo lãnh chính, của các tổ chức bảo lãnh thành viên và đại lý. Các quy định này bao gồm diều khoản chế tài để đảm bảo các chứng khoán dược phân phối cho các nhà đầu tư thực sự. Điều khoản chế tài quy định nếu chứng khoán do một tổ chức bảo lãnh bán lại cho chính tổ hợp trong thời hạn phân phối thì tổ chức bảo lãnh này phải mua lại các chứng khoán đó theo giá quy định trong tổ hợp hoặc sẽ phải trả lại một khoản tiền không vượt quá hoa hồng trả cho các đại lý được lựa chọn. Thực tế điều

khoản chế tài này được vận dụng nhằm triệt iêu lợi nhuận của tổ chức bảo lãnh nếu chứng khoán được bán cho thành viên của tổ hợp thay vì bán cho nhà đầu tư thực sự.

b. Hợp đồng bảo lãnh phát hành (hay cam kết bảo lãnh phát hành) Hợp đồng bảo lãnh (cam kết chắc chắn) là thoả thuận mà các tổ chức bảo lãnh đồng ý mua chứng khoán của tổ chức phát hành theo giá cố định để bán lại ra công chúng. Nội dung của hợp đồng bảo lãnh trước hết bao gồm các điều khoản thực thi, cam kết và xác nhận mà tổ chức phát hành phải thực hiện trước khi các tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm mua chứng khoán. Hầu hết các điều khoản 1và cam kết này liên quan đến tính chính xác của các thông tin về tổ chức phát hành được ghi trong hồ sơ đăng ký phát hành và bản cáo bạch. Tuy nhiên, hợp đồng bảo lãnh cũng có một số điều khoản điều chỉnh hoạt động của tổ hợp bảo lãnh. Ổ chức bảo lãnh chính thay mặt tổ chức bảo lãnh thành viên thực hiện hợp đồng bảo lãnh, và một khi hợp đồng bảo lãnh đã thực hiện, nó có thể có cam kết của mỗi tồ chức bảo lãnh. Cam kết của mỗi tổ chức bảo lãnh là đơn vụ do vậy nghĩa vụ mua chứng khoán của mỗi tổ chức bảo lãnh chỉ giới hạn trong cam kết của mình. Thông thường hợp đồng bảo lãnh có điều khoản "stand ofr' quy định cấm tổ chức phát hành và một số cổ đông lớn

được bán chứng khoán của đợt chào bán trong một khoảng thời gian nhất định sau khi hợp đồng bảo lãnh có hiệu lực. Các điều khoản quy định về việc' mất khả năng thanh toán cũng là một nội dung của hợp đồng bảo lãnh. Các điều khoản này quy định ràng nếu một tổ chức bảo lãnh không mua các chứng khoán mà họ nhận bảo lãnh thì tổ chức bảo lãnh chính có thể thu xếp phân phối các chứng khoán đó. Hợp đồng bảo lãnh cũng có các diều khoản liên quan đến việc bồi thường và đóng góp. TỔ chức phát hành sẽ bồi thường cho các tổ chức bảo lãnh do việc thông tin sai lệch và thiếu các thông tin quan trọng trong hồ sơ đăng ký hát hành và bản cáo bạch. Về phần mình, mỗi tổ chức bảo lãnh sẽ bồi thường cho tổ chức phát hành khi làm sai lệch hoặc thiếu sót các thông tin quan trọng trong hồ sơ đăng ký phát hành và bản cáo bạch, nhưng chỉ trong phạm vi các thông tin sai lệch hoặc thiếu sót đó do các nhà bảo lãnh cung cấp bằng văn bản cho tổ chức phát hành để đưa vào hồ sơ đăng ký và bản cáo bạch. Trách nhiệm bồi thường của c8c tổ chức bảo lãnh là tách biệt.

c Hợp đồng đại lý được lựa chọn Hợp đồng đại lý xác định mối quan hệ giữa các tổ chức

bảo lãnh và đại lý được lựa chọn tham gia đợt chào bán. Hợp đồng đại lý được ký kết giữa các tổ chức bảo lãnh với từng đại lý. Do vậy, các đại lý được lựa chọn không có mối

quan hệ hợp đồng với tổ chức phát hành. Nói chung, hợp đồng đại lý yêu cầu các đại lý bán chửng khoán ra công chúng theo giá POP. Việc bán chứng khoán cho các đại lý được thực hiện theo giá POP trừ đi phí phân phối.

3.2. Hoa hồng Việc phân chia hoa hồng của tổ chức phát hành lien quan đến việc khoá sổ bán chứng khoán và giải thể tổ hợp bảo lãnh. Cách thức nhận hoa hồng là động lực chi phối cố gắng bán chứng khoán của tổ chức bảo lãnh. Do vậy, hiểu rõ về cơ cấu của hoa hồng sẽ làm sáng tỏ nguyên do hoạt động của tổ hợp bảo lãnh phát hành. Trong trường hợp bảo lãnh chắc chắn, các tổ chức bảo lãnh mua chứng khoán của tổ chức phát hành với giá chiết khấu so với giá POP và bán lại các chứng khoán đó theo giá POP. TỔ chức bảo lãnh được hưởng phần chênh lệch giữa giá thanh toán chứng khoán và giá POP. Tuy

nhiên, các tổ chức bảo lãnh không hưởng khoản chênh lệch này đồng đều như nhau. AAU chia hoa hồng bảo lãnh thành 3 phần: phí quản lý, phí nhượng bán và phí bảo lãnh. Phần đầu tiên là phí quản lý (management fee) được trả cho tổ chức bảo lãnh chính trong việc hình thành và quản lý tổ hợp. Phí quản lý thường chiếm khoảng 20% tổng phí hoa hồng. AAU không quy định việc phân chia phí giữa các tổ chức đồng bảo lãnh chính, do đó việc phân chia phí thường gây tranh cãi. Phần thứ hai là phí nhượng bán (se/11ng concession) được trả cho các tổ chức bảo lãnh thực sự bán chứng khoán, phí này thường chiếm khoảng 60% tổng phí hoa hồng. Mỗi tổ chức bảo lãnh giữ lại một phần phí này theo tỷ lệ chứng khoán do họ phân phối. Phần còn lại 20% của hoa hồng bảo lãnh là phí bảo lãnh (underwritting compensation) được thanh toán cho các tổ chức bảo lãnh do việc chấp nhận rủi ro bảo lãnh. Phí bảo lãnh thực không đáng kể vì nó phải dùng để trang trải cho các chi phí của tổ hợp bảo lãnh để thực hiện đợt chào bán. Các chi phí của đợt bảo lãnh bao gồm các phí tư vấn, chi phí roadshow, lãi tiền vay của tổ hợp, chi phí ổn định thị trường và các chi phí khác.

3.3. Thành lập tổ hợp bảo lãnh phát hành

a. Lựa chọn thành viên tổ hợp TỔ chức bảo lãnh chính thành lập tổ hợp bảo lãnh trong khoảng thời gian ngay sau khi nộp hồ sơ đăng ký phát hành lên uỷ ban chứng khoán.

Xem tất cả 480 trang.

Ngày đăng: 13/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí