tự đánh giá và đánh giá kết quả học tập của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè…
Thứ năm, để tổ chức hiệu quả các HĐTN trong DHLS ở trường phổ thông, GV cần nắm vững lí luận, bám sát mục tiêu và chương trình giáo dục, căn cứ vào điều kiện, đặc thù hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội cụ thể của địa phương. Đồng thời, cần đa dạng hóa các HĐTN, đảm bảo tính hiệu quả, ít tồn kém và dễ tổ chức.
2.2.4.2. Hình thức tổ chức
Căn cứ vào chương trình giáo dục phổ thông, điều kiện thực tiễn, trong dạy học môn Lịch sử, để giáo dục cho HS về các giá trị văn hóa, truyền thống địa phương nói riêng và các giá trị của DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh nói chung, GV có thể tiến hành thực hiện một HĐTN như: Tổ chức HS tham quan tại các làng Quan họ gốc; Tổ chức HS trải nghiệm thực tế các hoạt động hát Quan họ tại các lễ hội truyền thống ở các làng Quan họ cổ hoặc tại “nhà chứa” của các làng Quan họ cổ; Tổ chức cuộc thi/ hội thi tìm hiểu và hát Dân ca Quan họ.
Tổ chức HS tham quan tại các làng Quan họ gốc:
Tính đến hết năm 2018, chỉ tính riêng tại tỉnh Bắc Ninh đã bảo tồn, giữ gìn và phát triển 44 làng Quan họ gốc trong tổng số 49 làng Quan họ gốc, 369 làng quan họ thực hành và 381 câu lạc bộ (CLB) quan họ thực hành, trong đó phải kể đến một số làng Quan họ gốc nổi tiếng như Làng Viêm Xá, xã Hòa Long, làng Yên Mẫn, làng Ỷ La, phường Kinh Bắc, làng Thị Cầu, phường Thị Cầu… trên địa bàn thành phố Bắc Ninh(hiện nay ở thành phố Bắc Ninh có 31 làng). Ngoài ra ở các huyện Tiên Du có 9 làng, huyện Yên Phong có 2 làng, thị xã Từ Sơn có 2 làng [13]. Các làng Quan họ gốc chính là nơi còn lưu giữ đậm nét nhất những giá trị tiêu biểu của Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh, đồng thời đó như một không gian thu nhỏ về đời sống văn hóa địa phương. Do đó, việc tổ chức tham quan tại các làng Quan họ cổ là HĐTN có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục cho HS về những giá trị văn hóa, truyền thống của địa phương. Hoạt động này được tiến hành cụ thể qua những bước sau:
Bước 1: Lập kế hoạch trải nghiệm. Đây là bước có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của HĐTN. Cần căn cứ vào điều kiện thực tế địa phương, nhà trường, nội dung chương trình dạy học, GV cần phối hợp chặt chẽ với các bộ phận: Ban Giám hiệu, GV các bộ môn, các tổ chức đoàn thể như Đoàn trường, Hội cha mẹ HS; Ban quản lý di tích; chính quyền địa phương… để xác định chủ đề và lập kế hoạch ngay từ đầu năm học.
Bước 2: Thiết kế các hoạt động cụ thể. GV cần xác định rõ mục đích, cách thức tổ chức, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, kinh phí thực hiện… HS cần chuẩn bị đồ dùng, phương tiện cần thiết để quan sát, thu thập thông tin và tiến hành viết báo cáo, bài thu hoạch theo cá nhân hoặc nhóm. Kế hoạch này chính là kịch bản của toàn bộ HĐTN và toàn bộ nội dung kịch bản sẽ được thông tin đến tất cả các đối tượng tham gia HĐTN, nhất là HS trước khi tiến hành HĐTN trong thực tế.
Bước 3: Tổ chức HĐTN. Tiến hành tổ chức HĐTN theo kế hoạch (kịch bản) đã xây dựng. GV và cán bộ phụ trách, người tham gia hướng dẫn, báo cáo cần bám sát kế hoạch đã thống nhất. Trong quá trình diễn ra HĐTN cần chú ý đảm bảo an toàn tuyệt đối cho HS. GV cần hướng dẫn HS cách thức ghi chép, quan sát, cách thu thập và xử lý các thông tin thu thập được từ đó phân tích, hoàn thiện nội dung báo cáo một cách hiệu quả.
Bước 4: Đánh giá HĐTN. Đánh giá HĐTN được thực hiện trên cả hai phương diện là thái độ, ý thức của HS trong buổi tham quan học tập và kết quả nhận thức của HS. GV có thể yêu cầu HS viết bài thu hoạch và tiến hành báo cáo thu hoạch theo nhóm hoặc cá nhân. GV có thể thu bài, lựa chọn những bài thu hoạch có chất lượng để HS trình bày trước lớp để các HS khác đối chiếu với nội dung bài thu hoạch của mình. Qua việc trình bày bài thu hoạch trước tập thể của mình, HS được rèn kĩ năng trình bày, kĩ năng biểu đạt và thể hiện cả những năng khiếu của bản thân. Đặc biệt lưu ý, trong quá trình đánh giá, ngoài những kiến thức cần thiết về DSVH cũng cần chú ý, chú trọng đến nhận thức của các em về việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của Di sản.
Có thể bạn quan tâm!
- Yêu Cầu Khi Sử Dụng Di Sản Văn Hóa Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Thpt
- Biện Pháp Sử Dụng Di Sản Văn Hóa Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Thpt Huyện Thuận Thành Tỉnh Bắc Ninh.
- Sử Dụng Di Sản Văn Hóa Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh Dạy Bài Lịch Sử Địa Phương
- Kết Quả Kiểm Tra Tại Lớp Thực Nghiệm Và Đối Chứng
- Thầy (Cô) Đánh Giá Như Thế Nào Về Việc Dạy Và Học Lịch Sử Hiện Nay Ở Trường Thpt?
- Theo Em Môn Học Nào Sau Đây Giúp Em Có Hiểu Biết Nhiều Về Di Sản Văn Hóa Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh?
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
Tổ chức cho HS trải nghiệm thực tế các hoạt động hát Quan họ
Hát quan họ đã trở thành nét đặc trưng bao trùm lên mọi lễ hội vùng Kinh Bắc, trở thành nét văn hóa trong đời sống của người dân Bắc Ninh. Để bảo tồn và phát huy những giá trị của DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh, từ năm học 2011-2012 Dân ca Quan họ đã được đưa vào giảng dạy tại tại các trường từ mầm non đề phổ thông. Tuy nhiên, các em mới chỉ được tiếp cận trong một thời gian ngắn trong không gian lớp học và do hạn chế về nhận thức, các em chưa hiểu hết được những giá trị đặc biệt trong hát Quan họ. Nếu GV tổ chức, hướng dẫn các em được trải nghiệm thực tế cùng các nghệ nhân, trong không gian đậm đặc văn hóa Quan họ sẽ là cơ sở để nâng cao nhận thức và phát triển năng lực cho HS.
Cụ thể HĐTN tại các “nhà chứa” Quan họ có thể được tiến hành bằng những bước cụ thể như sau:
Bước 1: Lập kế hoạch tổ chức HĐTN. Đầu năm GV xây dựng kế hoạch cho HS tham gia và trình nhà trường phê duyệt
Bước 2: GV liên hệ với chính quyền địa phương, chủ nhà chứa, gặp gỡ cán bộ hướng dẫn, phụ trách trình bày rõ mục đích, yêu cầu của buổi ngoại khóa để cùng có kế hoạch phối hợp, tạo điều kiện cho hoạt động đạt kết quả.
Bước 3: Chuẩn bị chu đáo về kinh phí, phương tiện đi lại, đồ dùng của GV, HS, đảm bảo an toàn, đầy đủ và phục vụ tốt cho hoạt động diễn ra. GV cũng cần phổ biến rõ cho HS mục đích, yêu cầu trước khi tham gia hoạt động hát Quan họ.
Bước 4: Tiến hành cho HS tham gia học hát Quan họ.
Tại các nhà chứa, HS được các nghệ nhân của Câu lạc bộ Quan họ giới thiệu về lịch sử ra đời của Dân ca Quan họ Bắc Ninh, những giá trị văn hóa của nhà chưa Quan họ; hướng dẫn cách mặc trang phục Quan họ truyền thống cũng như được hướng dẫn hát các làn điệu Quan họ trong nhà chứa Quan họ - không gian sinh hoạt văn hóa đặc thù riêng của người Quan họ. Qua đó, HS có thêm những kiến thức về Dân ca Quan họ, thấy tự hào và có trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị của DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
Tổ chức hội thi/ Cuộc thi tìm hiểu và hát Dân ca Quan họ
Hội thi/ Cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn HS và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho HS. Hoạt động mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, nhóm, tập thể. Vì vậy, tổ chức hội thi/ cuộc thi cho học sinh là một hoạt động cần thiết và có ý nghĩa trong HĐTN. Mục đích tổ chức hội thi/ cuộc thi nhằm lôi cuốn HS tham gia một cách chủ động, tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trường, đáp ứng nhu cầu về vui chơi, giải trí cho HS, thu hút tài năng, phát hiện, phát triển năng khiếu của HS. Hoạt động này có thể được tổ chức cụ thể như sau:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức và thể lệ cuộc thi/ hội thi:
Trong kế hoạch cần đảm bảo được các nội dung cơ bản sau:
- Mục đích, yêu cầu: Nêu rõ mục đích cơ bản và yêu cầu của hội thi là nhằm thu hút đông đảo HS tham gia vào các hoạt động tập thể, tạo môi trường cho HS thể hiện và phát huy năng khiếu hát Dân ca Quan họ, đồng thời góp phần tuyên truyền giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh nói riêng và bản sắc văn hóa dân tộc.
- Thời gian, địa điểm: Cần chọn thời gian tổ chức phù hợp. Có thể gắn với các ngày lễ lớn, ngày kỉ niệm, gắn với các hoạt động chung của nhà trường như 20/11, 26/3…
- Nội dung, biện pháp: Hội thi được tiến hành từ cấp lớp, cấp khối, cấp trường… Có thể thi theo hình thức đơn ca, tốp ca, hợp xướng, múa hoặc kết hợp.
- Tổ chức thực hiện: Phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện đến từng bộ
phận.
- Thể lệ hội thi: Quy định rõ đối tượng tham gia, quy mô tổ chức, chủ đề
cuộc thi, hình thức thi, thời gian, địa điểm, giải thưởng…
Bước 2: Công tác chuẩn bị:
- Triển khai kế hoạch đến các đơn vị liên quan
- Chuẩn bị về nhân sự: Ban tổ chức; Ban giám khảo, các tiểu ban hậu cần
- Chuẩn bị về nội dung: Đảm bảo yêu cầu phù hợp với trình độ, khả năng của HS; phát huy được khả năng sáng tạo của HS; mang tính tuyên truyền giáo dục cao; phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường.
- Chuẩn bị về điều kiện, cơ sở vật chất: dự trù kinh phí, lên phương án chuẩn bị đảm bảo về địa điểm, trang trí, âm thanh, ánh sáng…
Bước 3: Tổ chức hội thi/ cuộc thi:
- Chương trình khai mạc: Thông thường bao gồm một số nội dung:Văn nghệ chào mừng; Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu; Phát biểu chào mừng (nếu có).
- Phần thi.
- Tổng kết, trao thưởng.
- Chương trình bế mạc.
Như vậy, tổ chức HĐTN là một trong những nội dung, biện pháp không thể thiếu để nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông. Để tổ chức các HĐTN trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, GV cần nắm vững lí luận, bám sát mục tiêu và chương trình giáo dục, căn cứ vào trình độ HS và điều kiện cụ thể của cơ sở giáo dục, đa dạng hóa các hoạt động trải nghiệm, có sự chuẩn bị một cách chu đáo, kĩ lưỡng. Một số HĐTN đề xuất ở trên đã được thiết kế và thực nghiệm trong thực tiễn và bước đầu đem lại hiệu quả tích cực. Đó là cơ sở để chúng tôi có những hướng nghiên cứu tiếp theo về HĐTN và triển khai ứng dụng rộng rãi trong dạy học.
2.4. Thực nghiệm sư phạm
2.4.1. Mục đích, đối tượng, địa bàn và nội dung thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm trong thực tế dạy học LSVN trường THPT huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh về sử dụng tài liệu DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh theo hướng mà luận văn đã đề xuất. Thông qua thực nghiệm sư phạm sẽ khẳng định được vai trò, ý nghĩa, tác dụng của việc sử dụng tài liệu DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong DHLS Việt Nam ở trường
THPT. Đồng thời góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn, giáo dục ý thức gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc.
Đối tượng và địa bàn thực nghiệm: Để tiến hành thực nghiệm chúng tôi lựa chọn 2 lớp 10A9 và 10A10 trường THPT Thuận Thành số 2 huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. Đây là hai lớp có sĩ số, trình độ nhận thức tương đương nhau. Trong đó lớp 10A10 là lớp thực nghiệm, lớp 10A9 là lớp đối chứng.
Chủ đề thực nghiệm “Văn hóa Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX” (chương trình lịch sử lớp 10).
Chúng tôi tiến hành xây dựng kế hoạch dạy học (giáo án) theo hai kiểu:
Giáo án kiểu 1: Soạn giáo án thực nghiệm bằng phương pháp dạy học theo chủ đề, có sử dụng tư liệu DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh nhằm phát huy tính tích cực chủ động của HS trong học tập.
Giáo án kiểu 2: Giáo án cho lớp đối chứng do GV thực nghiệm chuẩn bị, chủ yếu soạn theo phương pháp truyền thống, sử dụng phương pháp dạy học truyền thống.
Sau khi tổ chức thực nghiệm, đối chứng sẽ tiến hành kiểm tra nhận thức của HS vào cuối giờ học và phỏng vấn nhanh đối với học sinh
2.4.2. Phương pháp thực nghiệm
Việc tiến hành thực nghiệm được tiến hành như sau:
Chúng tôi tiến hành dự giờ, theo dõi tình hình học tập bộ môn Lịch sử của HS, tìm hiểu phương pháp giảng dạy của GV, cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học… để hiểu rõ hơn về thực tiễn của việc DHLS của trường THPT Thuận Thành số 2.
Chúng tôi chọn một lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng. Ở lớp thực nghiệm chúng tôi tiến hành sử dụng tài liệu về DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong bài học lịch sử như trong luận văn đã nêu. Tại lớp đối chứng,bài giảng và phương pháp học tập được tiến hành theo phương pháp cũ, không sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
Quá trình thực nghiệm được tiến hành ở trường THPT Thuận Thành số 2, huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. Lớp thực nghiệm là lớp 10A10 gồm 38 HS, lớp đối chứng là lớp 10A9 gồm 38 HS. Các em HS ở hai lớp có trình độ nhận thức, kết quả học tập, tương đồng nhau.
Vận dụng thiết kế một chủ đề học tập như sau
Bước 1: Lựa chọn chủ đề:
Chủ đề: “Văn hóa Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX” Mục tiêu bài học:
Kiến thức: Học sinh nêu được những nét chính về các tôn giáo: Phật giáo, Nho giáo, Thiên chúa giáo; Biết được sự phát triển của giáo dục nho học phong kiến; các thành tựu văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật của nước ta trong các thế kỉ X - XIX.
Thái độ: Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc; giáo dục cho HS thái độ trân trọng, ý thức gìn giữ, bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc, di sản văn hóa tại địa phương.
Kĩ năng: Kĩ năng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh. Qua đó hình thành năng lực tư duy, năng lực tự, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực thuyết trình…
Bước 2: Chuẩn bị
GV yêu cầu HS chuẩn bị thực hiện các nhiệm vụ học tập như sau:
- HS sưu tầm tranh ảnh, tìm hiểu tư liệu về các thành tựu văn hóa trong các thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIX.
- Chuẩn bị cho hoạt động nhóm:
Giáo viên tiến hành chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một tiểu chủ đề.
Nhóm 1: Tìm hiểu về giáo dục Nhóm 2: Tìm hiểu về văn học
Nhóm 3: Tìm hiểu về những thành tựu nghệ thuật Nhóm 4: Tìm hiểu những thành tựu khoa học kĩ thuật
Việc thực hiện các nhiệm vụ học tập này sẽ giúp HS phát triển các năng lực: làm việc nhóm, hợp tác và rèn luyện các kĩ năng học tập cơ bản. Dự kiến sản phẩm của HS gồm: Power point, poster, video, sơ đồ tư duy.
Bước 3. Tổ chức các hoạt động học tập của HS: ở chủ đề “Văn hóa Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX”, chúng tôi tổ chức thành 4 hoạt động chính:
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình tư tưởng tôn giáo thế kỉ X đến thế kỉ XIX GV nêu vấn đề thông qua bài tập nhận thức giúp HS xác định rõ nhiệm vụ
học tập; GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu tư liệu trong SGK Lịch sử 10, mục I- bài 20 và mục I- bài 24; HS làm việc nhóm, cá nhân, chuẩn bị nội dung, báo cáo sản phẩm; GV nhận xét, chốt kiến thức.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tình hình giáo dục
Tổ chức trò chơi lịch sử, thiết kế các hình thức câu hỏi (ô chữ, câu hỏi có sử dụng hình ảnh, video, đuổi hình bắt chữ…) liên quan đến tình hình giáo dục nước ta từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIX. GV gợi ý một số câu hỏi như: Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển đất nước? Nội dung giáo dục thi cử thời phong kiến?; Nhận xét về nền giáo dục Việt Nam thời phong kiến?; Vì sao thầy Chu Văn An được tôn thờ?... Một số hình ảnh sử dụng để soạn câu đố như: Ảnh Văn Miếu, Tượng Chu Văn An, Ảnh Bia tiến sĩ… Liên hệ giáo dục Bắc Ninh.
HS tổ chức trò chơi dưới sự hỗ trợ của GV, mỗi câu hỏi sẽ gắn với một nội dung kiến thức có trong chủ đề. Kết thúc trò chơi, GV chốt kiến thức.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về nền văn học Việt Nam thế kỉ X đến thế kỉ XIX HS đóng vai MC, nhà văn tổ chức tọa đàm. GV hướng dẫn hỗ trợ HS thiết
kế chương trình xoay quanh một số nội dung về những thành tựu văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến XIX như: Văn học gồm những dòng văn học nào?; Nội dung chủ yếu văn học thời kì này?; Những tác giả, tác phẩm tiêu biểu?... Mỗi một nội dung kiến thức được thiết kế kết hợp với sử dụng phần mền Power point minh họa. Cuối cùng GV nhận xét và chốt kiến thức.