Nội Dung 3: Tình Hình Kinh Tế - Chính Trị - Văn Hóa; Công Cuộc Đấu Tranh Giành Độc Lập Và Bảo Vệ Di Sản Văn Hóa Cổ Truyền Của Nhân Dân Ta

Nội dung này đề cập tới những cơ sở và điều kiện ra đời, cách thức tổ chức nhà nước, tình hình kinh tế, xã hội của các quốc gia cổ đại đầu tiên trên đất nước Việt Nam. Đây chính là nội dung phản ánh những giá trị cổ truyền của dân tộc ta. Sau hàng chục năm lao động của người nguyên thủy trên lãnh thổ Việt Nam. Từ đây, xã hội có nhiều bước chuyển biến tích cực, hình thành ở đây một lãnh thổ chung, một nền văn hóa riêng biệt nhưng vẫn có những nét của văn hóa khu vực. Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc ra đời đánh dấu bước tiến vượt bậc của văn hóa Việt. Cũng trên lãnh thổ đó xuất hiện các nền văn hóa Sa Huỳnh, Sông Mã, Óc Eo và hình thành các quốc gia Chămpa, Phù Nam. Trên cơ sở kinh tế đã phát triển, người Việt trên vùng đồng bằng châu thổ phía Bắc và các lãnh thổ khác trên đất nước Việt Nam đã xây dựng nền văn minh cho riêng mình. Mặc dù còn sơ khai nhưng các nền văn minh này đã tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển sau này của văn hóa Việt. Đối với quá trình dạy học, giáo viên giúp học sinh trân trọng những bước đi đầu tiên của dân tộc, đồng thời tôn trọng những khác biệt về văn hóa đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc văn hóa vùng miền để nâng cao giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

3. Nội dung 3: Tình hình kinh tế - chính trị - văn hóa; công cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ di sản văn hóa cổ truyền của nhân dân ta

Có thể nói, đây chính là thời kỳ đất nước chìm trong loạn lạc, quá trình xâm chiếm và đô hộ của các triều đại phương Bắc. Mặc dù với tư tưởng đồng hóa về mặt văn hóa nhưng với nền tảng dân tộc cũng nội lực mạnh mẽ đã đưa cả dân tộc đoàn kết chống lại mọi âm mưu kẻ thù. Cuộc đấu tranh quyết liệt, lâu dài giữa xâm lược, đồng hóa với chống xâm lược, chống đô hộ và chống đồng hóa đã chi phối toàn bộ cuộc sống của nhân dân ta trong tiến trình lịch sử Bắc thuộc. Với nội dung học tập này, giáo viên có thể khai thác nhiều vấn đề. Một mặt đồng hóa về mọi lĩnh vực, song chính trong giai đoạn khó khăn ấy đã để lại nhiều giá trị lịch sử. Trong khu di sản Hoàng thành Thăng Long đã phát lộ một hệ thống di tích, di vật vô cùng phong phú, đa dạng. Nhiều hơn

cả là những di vật vật liệu trang trí kiến trúc cung đình cùng các đồ dùng của Hoàng cung xưa, minh chứng cho sự phát triển của kinh đô Thăng Long – kinh đô Đại Việt từ thế kỷ XII – XVIII. Dấu ấn của mỗi thời kỳ lịch sử đều tìm thấy ở khu di sản Hoàng thành Thăng Long cho thấy vị trí trung tâm của khu di sản và phản ánh lịch sử lâu dài của Kinh đô Thăng Long.

4. Nội dung 4: Quá trình xây dựng, hoàn chỉnh nhà nước phong kiến và công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa trong những thế kỷ phong kiến độc lập (thế kỷ X – XIX)

Đây là thời kỳ đạt được những thành tựu cơ bản: xây dựng nền kinh tế tự chủ, toàn diện, hoàn chỉnh bộ máy nhà nước phong kiến và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, góp phần xây dựng nền văn hóa truyền thống. Nội dung này có ý nghĩa bồi dưỡng cho học sinh ý thức độc lập dân tộc, bảo vệ sự thống nhất đất nước, có ý thức xây dựng và phát triển mạnh mẽ nền kinh tế đất nước trong thời đại ngày nay. Đồng thời, giáo dục ý thức bảo vệ di sản văn hóa, phát huy năng lực sáng tạo trong văn hóa.

5. Nội dung 5: Công cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ phong kiến

Song song với quá trình xây dựng đất nước, nhân dân Việt Nam liên tục cầm vũ khí chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc. Trong thời kỳ phong kiến, các cuộc kháng chiến tiêu biểu: Kháng chiến chống Tống (Tiền Lê – 981); kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077); ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thời Trần (1258, 1285, 1287 – 1288); chống quân Minh thời Hậu Lê (1418 – 1427); kháng chiến chống quân Xiêm (1785); kháng chiến chống Thanh (1789) do Quang Trung – Nguyễn Huệ lãnh đạo. Các cuộc kháng chiến nêu trên đều giành thắng lợi, bảo vệ được nền độc lập dân tộc. Nội dung này có ý nghĩa rõ nét trong việc giáo dục thái độ sống tích cực của học sinh, đánh giá đúng vai trò các tấm gương anh hùng, bồi đắp thêm tình yêu đất nước, ý thức công dân trước vận mệnh của đất nước trong tương lai.

6. Nội dung 6: Truyền thống yêu nước của dân tộc thời phong kiến

Truyền thống yêu nước được biểu hiện rõ trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc. Nội dung có ý nghĩa nâng cao ý nghĩa thực tiễn của bộ môn, khơi dậy, khích lệ những biểu hiện tích cực của lòng yêu nước hiện nay trong học sinh bằng những việc làm cụ thể góp phần phát huy truyền thống dân tộc. Trong hoàn cảnh của cuộc sống hiện nay, truyền thống yêu nước tiếp tục được gìn giữ, phát huy và biểu hiện nhiều nét mới, học sinh cần xác định rõ nhiệm vụ của công dân tương lai của đất nước.

2.2. Khảo sát nguồn tài liệu về di sản Hoàng Thành Thăng Long cần và có thể sử dụng trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 trường trung học phổ thông

2.2.1. Giới thiệu chung về khu trung tâm di sản Hoàng thành Thăng Long

Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội đáp ứng các tiêu chí (ii), (iii) và (vi) được quy định tại Đoạn 77 của bản Hướng dẫn thi hành công ước di sản thế giới. Giá trị nổi bật của di sản thể hiện chiều dài lịch sử, tính liên tục của một trung tâm chính trị, quyền lực và các tầng văn hóa đa dạng, phong phú [40, tr.68].

Theo tiêu chí (ii): Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội minh chứng cho sự giao lưu của các ảnh hưởng từ Trung Hoa ở phía Bắc và Vương quốc Chămpa ở phía Nam. Tài sản này chứa đựng những giao lưu liên văn hóa đã góp phần tạo nên một nền văn hóa độc đáo ở hạ lưu sông Hồng.

Kinh thành Thăng Long nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, là nơi diễn ra sự giao thoa các giá trị liên quan đến lịch sử định cư, nghệ thuật kiến trúc, kỹ thuật xây dựng và các công trình nghệ thuật kỳ vĩ từ 1000 năm trước, là một bằng chứng rất hiếm có về một khu vực được phủ dày đặc các lớp văn hóa của nhiều thời kỳ lịch sử kế tiếp.

Nằm trên vị trí giao thoa của nền văn minh Đông Nam Á và trên tuyến đường giao lưu giữa phương Đông và phương Tây, Thăng Long – Hà Nội từ

rất sớm là nơi gặp gỡ, giao thoa của nhiều nền văn minh lớn trong khu vực châu Á và trên thế giới. Vị trí địa lý cảng thị cho phép Thăng Long – Hà Nội tiếp xúc với các nền văn hóa như Trung Quốc, Ấn Độ, Tây Á và Nhật Bản qua hệ thống đường thủy. Và theo đó, thông qua các tuyến đường thương mại xuyên qua đất nước Trung Hoa và đường biển từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương, mối giao lưu kinh tế, văn hóa của Thăng Long – Hà Nội vươn đến tận các nền văn minh vùng Trung Cận Đông. Những nét văn hóa ảnh hưởng từ 1000 năm người Hán chiếm đóng vùng đồng bằng sông Hồng đến nay vẫn còn. Và mặc dù ở ngay cạnh nền văn minh lớn Trung Hoa, Thăng Long – Hà Nội vẫn giữ bản sắc của một nền văn minh vùng Đông Nam Á có nhiều tiếp xúc với các nền văn hóa phương Nam. Với nhiều sự giao thoa văn hóa như vậy, Thăng Long – Hà Nội đã tiếp nhận ảnh hưởng từ nhiều tôn giáo và các luồng tư tưởng thế giới như Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, tư tưởng dân chủ tư sản và chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên, sức mạnh văn hóa bản địa và có sự tiếp thu có chọn lọc những yếu tố đặc sắc của các nền văn minh thế giới đã làm giàu thêm cho nền văn hóa Việt. Nét đặc sắc của văn hóa nước ta chính là sự dung nạp được mọi yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài rồi sáng tạo chúng để hình thành nên một nền văn hóa riêng biệt như bây giờ. Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo là những yếu tố văn hóa có tác động mạnh mẽ đến toàn bộ công trình nghệ thuật, phong cách kiến trúc, hiện vật trong khu di sản Hoàng thành Thăng Long. Một trong những đặc điểm độc đáo và nổi bật của khu di sản là cách mà các yếu tố văn hóa từ nhiều nguồn khác nhau được hòa trộn và kết tinh thành từng lớp tạo nên một mô hình đô thị độc đáo.

Các phát hiện khảo cổ học trong khu di sản cho thấy những dấu vết văn hóa (thành Đại La) của người Hán vào thế kỷ VII – IX, trước khi Kinh thành Thăng Long được xây dựng. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ xây dựng Kinh thành mới trên nền thành cũ của người Hán, không chỉ tận dụng những gì đã có mà còn tiếp thu và cải tiến các nguyên tắc quy hoạch thành có sẵn. Trong Chiếu dời đô, Lý Thái Tổ đã thể hiện tầm nhìn sâu rộng với việc chọn lựa địa điểm

xây dựng thành: “Ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện hình thế nhìn sông dựa núi” [12, tr.240-241].

Tuy Đạo giáo có ảnh hưởng rất lớn trong thời kỳ xây dựng thành Đại La và thành Thăng Long đầu thời Lý. Đến thời Lý – Trần (thế kỷ XI – XV), đạo Phật chính là tư tưởng chi phối và để lại dấu ấn sâu đậm trên các hiện vật và cách thể hiện văn hóa của Hoàng thành. Các nhà Khảo cổ học tìm thấy tại khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu rất nhiều bằng chứng về ảnh hưởng của Phật giáo đối với Hoàng gia. Đó là các loại vật liệu xây dựng: các chân đế cột bằng đá tạc hình hoa sen, các họa tiết ngói lợp trang trí hình lá đề, hình tượng đạo Phật. Bên cạnh đó còn có nhiều loại gạch in hình tháp Phật hay những mảnh vỡ của mô hình tháp Phật bằng đất nung hoặc bằng sứ trắng trang trí hoa sen, tiên nữ. Đáng lưu ý là mảnh tháp sứ men trắng trang trí hình tiên nữ (Apsara) đang nhảy múa mang đậm phong cách nghệ thuật Chămpa, là một minh chứng sinh động về sự ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ đến Thăng Long vào thời Lý bằng con đường gián tiếp qua các nước Đông Nam Á trong đó có Chămpa. Những mô típ hoa văn mang phong cách Chămpa tương tự như hình ảnh chim thần (Garuda) hay nữ thần chim (Kinnari) xuất hiện đồng thời và hòa quyện với những mô típ hình rồng, hoa lá đặc trưng phong cách Việt, phản ánh rõ nét sự dung hợp giữa hai nền văn hóa và cho thấy mối quan hệ, sự ảnh hưởng sâu đậm của nghệ thuật Chămpa đến nghệ thuật Hoàng cung Thăng Long đương thời.

Nếu Đạo giáo, Phật giáo tạo nên dấu ấn đặc biệt thì vào thời Lê (1428 – 1527), Nho giáo lại được trọng dụng làm công cụ xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước. Từ thế kỷ XV, Nho giáo trở thành tư tưởng chính thống thay thế vai trò của Đạo Phật, tạo cho nhà vua những phương tiện để điều hành đất nước hiệu quả hơn. Đạo Khổng là một giáo lý ra đời tại Trung Hoa, được du nhập vào Việt Nam và biến hóa theo điều kiện bản địa. Nho giáo ủng hộ triệt để chế độ xã hội có tôn ti trật tự và đẳng cấp rõ rệt, trong đó Hoàng đế (vua) là người có quyền lực tối cao. Hình tượng đầy quyền uy của vua là con rồng.

Hình tượng rồng xuất hiện khắp nơi trong kiến trúc Hoàng thành và trên các hiện vật khảo cổ tìm thấy tại di tích Khảo cổ học 18 Hoàng Diệu. Nhưng con rồng các thời có sự thay đổi linh hoạt. Ví dụ, con rồng thời Lê sơ không uốn theo hình lá đề như thời Lý – Trần, chân có năm móng sắc nhọn, dấu hiệu biểu trưng của đẳng cấp và uy quyền của Hoàng đế. Thành Thăng Long thời Lê trên cơ sở của thành Thăng Long thời Lý – Trần, nhưng được xây dựng kiên cố, thành cao hào sâu và có sự ngăn cách nghiêm ngặt giữa các vòng thành. Điện chính giữa Cấm thành là nơi thiết triều đổi tên thành điện Kính Thiên mà ý nghĩa tên của nó thể hiện rõ tư tưởng Nho giáo – thế thiên hành đạo (thay trời hành đạo).

Tiêu chí (iii): Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội minh chứng cho truyền thống văn hóa lâu đời của cư dân Việt sinh sống ở vùng châu thổ sông Hồng. Đây là trung tâm quyền lực gần như liên tục từ thế kỷ VII đến ngày nay.

Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là một ví dụ nổi bật về một trung tâm chính trị, văn hóa đặc thù của một quốc gia vùng Đông Nam Á và Đông Á, vừa tiêu biểu cho quyền lực của các vương triều.

Khu Di sản còn có những dấu tích kiến trúc tồn tại trên mặt đất, có niên đại vào những thời kỳ gần đây hơn để củng cố cho tầm quan trọng của Hoàng thành với tư cách là môt trung tâm quyền lực. Những công trình này gồm có Đoan Môn, Hậu Lâu, Kỳ Đài, Bắc Môn. Những kiến trúc này góp phần thể hiện hình dáng của Hoàng thành một cách rõ ràng và đặc trưng. Những tòa nhà do người Pháp xây dựng và nhà D67 do Bộ Quốc phòng của Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng trong thời kỳ chiến tranh (1954 – 1975) ngay trong không gian thiêng của khu vực trung tâm, xoay quanh tâm điểm nền điện Kính Thiên đã nói lên rằng khu vực này giữ một vị trí quan trọng trong các giai đoạn lịch sử sau này.

Tiêu chí (vi): Với các chức năng chính trị và vai trò mang tính biểu tượng của mình, Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội có liên quan trực tiếp tới

rất nhiều sự kiện văn hóa và lịch sử quan trọng, những biểu đạt nghệ thuật cũng như các tư tưởng, luân lý, triết học và tôn giáo. Các sự kiện diễn ra tiếp nối nhau này đã đánh dấu quá trình hình thành và phát triển của một quốc gia độc lập trong suốt hơn một nghìn năm, bao gồm cả thời kỳ thuộc địa và hai cuộc chiến tranh giành độc lập và thống nhất Việt Nam thời hiện đại.

2.2.2. Một số nội dung tài liệu ở di sản Hoàng Thành Thăng Long có thể sử dụng trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 trường trung học phổ thông

Căn cứ vào mục đích, yêu cầu và nội dung kiến thức cơ bản của phân phối chương trình Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX (Lớp 10 – chương trình chuẩn), chúng tôi lựa chọn xác định một số hiện vật, di vật, công trình kiến trúc tiêu biểu giúp giáo viên sử dụng trong bài dạy Lịch sử Việt Nam.

Bảng 2.1. Nội dung các tài liệu về di sản Hoàng thành Thăng Long có thể sử dụng trong chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 10

Bài dạy

Những tài liệu di sản Hoàng thành Thăng Long

sử dụng trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10

Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)

- Di tích những móng trụ kiến trúc, bó nền nhà, gạch Giang Tây Quân, dấu tích kiến trúc nhà cửa, giếng nước, cống thoát nước, một số đồ gốm sứ Việt Nam, Trung Quốc và Tây Á… có niên đại từ

thế kỷ thứ VII đến thế kỷ IX.

Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)

- Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội) năm 1010.

- Một phần phía Tây của Cấm Thành thời Lý (khu 18 Hoàng Diệu), trong đó những di tích kiến trúc của các cung điện được xây chồng lên các di tích Đại La với các loại vật liệu xây dựng và đồ gốm sứ minh chứng cho một trình độ kỹ thuật cao và nghệ thuật tinh xảo; Thời Lý có đường gạch hoa chanh; thời Lê có Đoan Môn.

- Khu nền điện Kính Thiên (tức cung Càn Nguyên,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam Lớp 10 trường trung học phổ thông Nguyễn Bính, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định - 6

Thiên An thời Lý – Trần).

- Nhân vật lịch sử: Lý Công Uẩn

Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X – XV

- Các loại tượng đầu rồng, phượng trang trí trên mái kiến trúc cung điện thời Lý – Trần (thế kỉ XI – XIV).

- Vật liệu xây dựng: ngói ống, ngói diềm mái hiên, ngói úp nóc, gạch lát lối đi, các chân tảng đá kê cột trụ, các loại gạch.

- Gốm sứ Thăng Long (thời Lê sơ), (hình ảnh phụ lục).

- Kiến trúc tòa nhà nhiều gian.

(Ảnh phụ lục 4)

Bài 20: Xây dựng và phát

triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X – XV

- Đồ gốm sứ thời Lý – Trần – Lê sơ.

- Dấu tích thềm điện Kính Thiên, Hậu Lâu, Đoan Môn.

- Sự giao thoa văn hóa giữa Hoàng thành Thăng Long và các nước trong khu vực châu Á qua các di vật.

(Ảnh phụ lục 4)



Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)

Lý Công Uẩn dời đô: Tháng 7 năm Thuận Thiên nguyên niên (1010), Lý Thái Tổ khởi sự dời đô ra thành Đại La. Đoàn dời đô của nhà vua vừa đến đất Đại La, vua trông thấy có hình ảnh rồng vàng bay lên trời, bèn quyết định đặt tên cho vùng đất này là Thăng Long. Sau đó, nhà vua đổi tên Hoa Lư thành phủ Tràng An và Cổ Pháp (nơi nhà vua chào đời và được sư Vạn Hạnh nuôi dạy) thành phủ Thiên Đức.

Bắt đầu từ đây, Hoàng thành Thăng Long chính thức trở thành kinh đô của một nhà nước độc lập, thống nhất. Cũng vì thế mà năm 1010 trở thành

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 27/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí